Tiểu luận Phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lĩnh vực hải quan
Hoạt động phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Hải quan là
một khâu công tác nghiệp vụ của quy trình thủ tục hải quan, tiến hành kiểm tra mẫu
hang hóa bằng nghiệp vụ kỹ thuật trong Phòng thí nghiệm hải quan, nhằm xác định
chính xác tên hang, mã số của hang hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Biểu thuế xuất
khẩu, Biểu thuế nhập khẩu và theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa ( gọi
tắt là Danh mục HS ).
Việc xác định đúng mã số thuế hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu luôn có một vai trò quan trọng đặc biệt. Nó giúp
cho cơ quan hải quan ( kết hợp với các yếu tố về giá, về số lượng, trọng lượng, xuất xứ
của hàng hóa ) xác định đúng số thuế phải nộp, xác định hàng hóa đó có vi phạm chính
sách quản lý nhà nước hay không; kết hợp với kết luận kiểm tra của cơ quan quản lý
nhà nước về chất lượng chuyên ngành khác xác định được hàng hóa đó có đáp ứng
được các yêu cầu về chất lượng không, đảm bảo chính xác hơn số liệu thống kê hải
quan theo cơ cấu mặt hàng.
Tuy nhiên việc xác định đúng tên hàng, mã số thuế trong biểu thuế xuất khẩu,
nhập khẩu của hàng hóa xuất nhập khẩu luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với những
mặt hàng có tính chất phức tạp như hóa chất, thực phẩm, các mặt hàng công nghệ cao
mới xuất hiện trên thị trường. Đối với những mặt hàng như vậy thì việc nắm vững các
qui tắc phân loại hàng hóa theo công ước HS hoặc của pháp luật về thuế chưa đủ mà
phải biết được tính chất hóa lý, thành phần cấu tạo của hàng hóa thì mới có thể xác
định được đúng mã số hàng hóa theo HS cũng như theo Biểu thuế xuất khẩu, nhập
khẩu. Những phân tích như vậy chỉ có thể thực hiện được thông qua công tác phân tích
hàng hóa bằng các phương tiện máy móc chuyên dùng. Các Trung tâm phân tích phân
loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc, miền Trung, miền Nam được thành lập
theo Quyết định 32/2003/QĐ/BTC, ngày 17/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã
giải quyết được một phần lớn khó khăn trong công tác này.3
Với thực trạng hiện nay, kim ngạch XNK của Việt Nam tăng bình quân từ 13%
đến 16% năm. Tổng kim ngạch XK hàng hóa và dịch vụ tới năm 2010 sẽ đạt khoảng
58 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu và dịch vụ tới năm 2010 là 57,14 tỷ USD, các
hoạt động XNK và xuất nhập cảnh tăng lên phong phú và đa dạng. Theo đó, các thủ
đoạn buôn lậu gian lận thương mại cũng tinh vi và phát triển lên rất nhiều.
Một trong các công cụ rất có hiệu lực, hiệu quả của ngành Hải quan sử dụng
nhằm phát hiện, ngăn chặn và góp phần giảm bớt các hiện tượng gian lận thương mại,
tránh thất thu thuế cho nhà nước là hoạt động phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu trong ngành Hải quan.
Các Trung tâm phân tích phân loại đã hỗ trợ đắc lực, thực sự trở thành một địa chỉ
đáng tin cậy cho Hải quan địa phương trong công tác kiểm tra thực tế hàng hóa và đã
tham mưu trách nhiệm, tích cực, có chất lượng trong việc phân loại mã số hàng hóa
xuất khẩu. nhập khẩu. Các Trung tâm còn góp phần chấn chỉnh lại một số kết quả giám
định không chính xác và trở thành đối trọng với các đơn vị giám định khác
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lĩnh vực hải quan
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU LUẬN Phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lĩnh vực hải quan 2 LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Hải quan là một khâu công tác nghiệp vụ của quy trình thủ tục hải quan, tiến hành kiểm tra mẫu hang hóa bằng nghiệp vụ kỹ thuật trong Phòng thí nghiệm hải quan, nhằm xác định chính xác tên hang, mã số của hang hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu và theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa ( gọi tắt là Danh mục HS ). Việc xác định đúng mã số thuế hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu luôn có một vai trò quan trọng đặc biệt. Nó giúp cho cơ quan hải quan ( kết hợp với các yếu tố về giá, về số lượng, trọng lượng, xuất xứ của hàng hóa ) xác định đúng số thuế phải nộp, xác định hàng hóa đó có vi phạm chính sách quản lý nhà nước hay không; kết hợp với kết luận kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng chuyên ngành khác xác định được hàng hóa đó có đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng không, đảm bảo chính xác hơn số liệu thống kê hải quan theo cơ cấu mặt hàng. Tuy nhiên việc xác định đúng tên hàng, mã số thuế trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa xuất nhập khẩu luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với những mặt hàng có tính chất phức tạp như hóa chất, thực phẩm, các mặt hàng công nghệ cao mới xuất hiện trên thị trường. Đối với những mặt hàng như vậy thì việc nắm vững các qui tắc phân loại hàng hóa theo công ước HS hoặc của pháp luật về thuế chưa đủ mà phải biết được tính chất hóa lý, thành phần cấu tạo của hàng hóa thì mới có thể xác định được đúng mã số hàng hóa theo HS cũng như theo Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Những phân tích như vậy chỉ có thể thực hiện được thông qua công tác phân tích hàng hóa bằng các phương tiện máy móc chuyên dùng. Các Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc, miền Trung, miền Nam được thành lập theo Quyết định 32/2003/QĐ/BTC, ngày 17/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã giải quyết được một phần lớn khó khăn trong công tác này. 3 Với thực trạng hiện nay, kim ngạch XNK của Việt Nam tăng bình quân từ 13% đến 16% năm. Tổng kim ngạch XK hàng hóa và dịch vụ tới năm 2010 sẽ đạt khoảng 58 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu và dịch vụ tới năm 2010 là 57,14 tỷ USD, các hoạt động XNK và xuất nhập cảnh tăng lên phong phú và đa dạng. Theo đó, các thủ đoạn buôn lậu gian lận thương mại cũng tinh vi và phát triển lên rất nhiều. Một trong các công cụ rất có hiệu lực, hiệu quả của ngành Hải quan sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và góp phần giảm bớt các hiện tượng gian lận thương mại, tránh thất thu thuế cho nhà nước là hoạt động phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong ngành Hải quan. Các Trung tâm phân tích phân loại đã hỗ trợ đắc lực, thực sự trở thành một địa chỉ đáng tin cậy cho Hải quan địa phương trong công tác kiểm tra thực tế hàng hóa và đã tham mưu trách nhiệm, tích cực, có chất lượng trong việc phân loại mã số hàng hóa xuất khẩu. nhập khẩu. Các Trung tâm còn góp phần chấn chỉnh lại một số kết quả giám định không chính xác và trở thành đối trọng với các đơn vị giám định khác. 4 A- TÌNH HUỐNG Xử lý tình huống Công ty TNHH Thương mại Việt Thắng khiếu nại Chi cục Hải quan AH áp mã thuế nhập khẩu Gạch lát nền bằng bột đá ép. I.Hoàn cảnh ra đời Tình huống xảy ra năm 2008 liên quan tới vấn đề áp mã số thuế nhập khẩu vật liệu xây dựng của Công ty TNHH Thương mại Việt Thắng. II. Diễn biến tình huống Ngày 12/04/2008 Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Miền Bắc nhận được yêu cầu phân tích phân loại 01 mặt hàng nhập khẩu theo khai báo là Gạch lát nền bằng bột đá ép của chi cục Hải quan AH miền Bắc thuộc tờ khai 204/NK/KD/AH ngày 2/3/2008 do công ty TNHH thương mại Việt Thắng nhập khẩu với mã số thuế hàng hóa tự khai báo là 6810.19.10 với thuế suất 30%. Trung tâm đã tiến hành phân tích xác định các thông số kỹ thuật của mẫu gạch trên, so sánh đối chiếu với các mẫu gạch thực tế sản xuất được trong nước kết luận mẫu phân tích là Gạch lát nền bằng gốm Granit. Do có sự sai khác giữa khai báo của chủ hàng với kết quả phân tích phân loại nên Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc đã gửi mẫu trên đến Viện khoa học Công nghệ vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng để trưng cầu giám định thêm. Ngày 04/05/2008 Viện KHCN Vật liệu xây dựng đã kết luận : 1. Các chỉ tiêu cơ lý STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết luận Ghi chú 1 Độ cứng Mohs 7 2 Độ hút nước % 3,2 3 Nhiệt độ nung oC 1000 2.Nhận xét - Mẫu gạch đã được nung đến nhiệt độ 100oC song không bị phá hủy, chứng tỏ gạch không có liên kết bằng xi măng pooclăng hay chất hữu cơ. 5 - Độ cứng bề mặt tốt ( 7Mohs ) tương đương độ cứng đá thạch anh. - Độ hút nước còn khá lớn ( 3,2% ) tuy nhiên với độ hút nước này gạch đã kết khối. Kết luận : Qua các chỉ tiêu kỹ thuật đã xác định cho thấy mẫu gạch là loại gạch gốm Granit đã nung tới nhiệt độ kết khối, bề mặt gạch được mài và đánh bóng. Mẫu gạch không phải là gạch bột đá ép không nung. Căn cứ vào các kết quả phân tích trên ngày 20/05/2008 Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc đã ra Thông báo kết quả phân tích phân loại hàng hóa số 3264/TCHQ/PTPLMB gửi chi cục Hải quan AH miền Bắc với nội dung như sau : Mẫu phân tích phân loại là gạch lát nền bằng gốm Granit, đã nung tới nhiệt độ kết khối, bề mặt gạch được mài và đánh bóng, mã số thuế 6907.90.10 với thuế suất 50%.Chi cục Hải quan AH miền Bắc đã ra quyết định truy thu thuế với lô hàng nhập khẩu trên. Doanh nghiệp không đồng ý với quyết định trên nên đã gửi đơn khiếu nại lên Cục Hải quan AH miền Bắc, lên Tổng cục Hải quan, lên Bộ Tài chính về việc áp mã tính thuế lô hàng Gạch lát nền bằng bột đá. Trong đơn khiếu nại doanh nghiệp có gửi kèm các chứng thư giám định của các cơ quan giám định khác do doanh nghiệp tự đi trưng cầu như sau : a.Chứng thư giám định về chủng loại số 245/NĐ/2008E ngày 21/04/2008 của HAVICONTROL : Theo yêu cầu của công ty TNHH Thương mại Việt Thắng, chúng tôi HAVICONTROL đã tiến hành xác định chủng loại của 01 viên gạch lát nền kích thức (20x10) cm có dán niêm phong bằng giấy của chi cục Hải quan AH miền Bắc ký ngày 08/04/2008 ( do khách hàng đem đến ). Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế và quy trình sản xuất gạch Granit, chúng tôi xác định rằng : - Viên gạch ốp lát (20x10)cm nêu trên được làm từ bột đá ép có nhuộm màu và được qua công đoạn mài bóng bề mặt. - Mã số thuế theo Quyết định số 110/2003/QĐ/BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 25/07/2007 : 6810.19.10 6 b. Chứng thư của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật số 132/KT2/K4-TBKQ , ngày 04/06/2008 : Kết quả thử nghiệm TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Phương pháp Kết luận 1 Kích thước + Chiều dài mm TCVN 6074 : 1995 600 + Chiều rộng mm 600 + Chiều dày mm 9,4 2 Độ hút nước % TCVN6355-3: 1995 0,078 3 Độ cứng Mohs TCVN 6415 : 1998 7 4 Độ bền hóa với dung dịch axit HCl 5% TCVN 6415 : 1998 Không bị phá hủy 5 Khả năng chịu nhiệt nung ở to = 1000oC Không bị biến dạng 6 Thành phần hóa + SiO2 % 65,92 + Al2O3 % 20,87 7 Độ mài mòn g/cm2 TCVN 6065 : 1995 0,30 Sau khi tiến hành thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật của mẫu gạch nói trên, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật xin thông báo như sau : - Qua quan sát bằng trực quan cho thấy mẫu gạch được kiểm tra là loại đá ốp lát nhân tạo qua ép tạo hình và qua nung. - Kết quả các chỉ tiêu đã kiểm tra cho thấy mẫu được nung kết khối rắn chắc và không phải là đá bột ép chưa qua nung. 7 - Kết quả phân tích thành phần khoáng cho thấy thành phần chủ yếu của gạch là SiO2 và khoáng ( 3Al2O3.SiO2 ) đã hình thành trong quá trình nung tạo ra liên kết bền vững và có độ cứng bề mặt cũng như độ bền cơ học cao. Kết luận : Mẫu gạch đá lát nền đã được kiểm tra có kích thước (600x600)mm không phải là đá Granit tự nhiên. Đây là mẫu đá Granit nhân tạo. Thuộc nhóm mã hàng 6810.19.10 theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2003. Đơn khiếu nại cùng các chứng thư trên đã được Lãnh đạo Bộ Tài chính và Lãnh đạo Tổng cục Hải quan chuyển cho Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc kiểm tra, nghiên cứu, báo cáo và đề xuất Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục Hải quan hướng giải quyết. B. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG I/ Xác định mục tiêu xử lý tình huống Hiện nay, có 3 loại hình hoạt động cơ bản liên quan trực tiếp đến việc phân tích xác định bản chất hàng hóa XNK, đó là hoạt động giám định thương mại, hoạt động kiểm tra chất lượng nhà nước đối với hàng hóa NK, hoạt động phân tích phân loại hàng hóa của Hải quan. Ở đây có một số điểm đáng lưu ý như sau : - Các tổ chức giám định thương mại chủ yếu phục vụ cho mục đích thương mại, các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật chủ yếu phục vụ cho mục đích quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành. Các tổ chức giám định, đơn vị kiểm tra hàng hóa chuyên ngành đều không có chức năng phân loại áp mã số hàng hóa XK, NK theo Danh mục HS và Biểu thuế XK, NK. - Một số chứng thư giám định không đáp ứng được yêu cầu phục vụ việc phân loại, áp mã số hàng hóa của cơ quan hải quan, thậm chí có cả những chứng thư không bảo đảm tính khách quan, trung thực hoặc hàng hóa bị từ chối giám định với nhiều lý do khác nhau.Chức năng của hoạt động phân tích phân loại của Hải quan là xác định tên và mã số hàng hóa theo hệ thống HS và Biểu thuế trên cơ sở kết quả phân tích hàng hóa trong phòng thí nghiệm hải quan. 8 Tuy nhiên, trước kia các cơ quan Hải quan thường căn cứ vào chứng thư giám định về thành phần, bản chất, tính năng, thông số kỹ thuật của các cơ quan bên ngoài để tiến hành phân loại áp mã hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu. Hiện nay, tuy đã có các Trung tâm phân tích phân loại hải quan nhưng trong thực tế các Trung tâm phân tích phân loại cũng không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu giám định phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của ngành Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho nên trong Luật Hải quan sửa tại khoản 4 điều 27 quy định : Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hàng hóa; sử dụng kết quả phân tích, kết quả giám định để xác định mã số và chất lượng hàng hóa. Như vậy theo Luật Hải quan cơ quan Hải quan các địa phương sẽ là người quyết định kết quả phân loại áp mã đối với hàng hóa XNK và tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình sau khi tham khảo kết quả giám định. Chính vì vậy, những bất đồng trong hoạt động phân loại áp mã đối với hàng xuất nhập khẩu giữa cơ quan Hải quan với các doanh nghiệp hoặc giữa các cơ quan hải quan trong ngành là lẽ đương nhiên, đây cung là nguồn gốc phát sinh những vụ việc khiếu kiện về phân loại áp mã hàng hóa giữa doanh nghiệp và các cơ quan Hải quan. Đối với vụ việc Gạch lát nền bằng bột đá ép trên do có các kết luận khác ... và quyền hạn sau đây: Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hàng hóa, sử dụng kết quả phân tích, kết quả giám định để xác định đúng mã số và chất lượng hàng hóa”. Như vậy, việc phân tích phân loại hàng hóa là quyền đương nhiên của mọi công chức hải quan chứ không phải của riêng Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc. Việc Trung tâm ra thông báo 2960/TCHQ/PTPLMB tạm thời dừng chưa tiếp nhận một số loại mẫu do kinh phí cấp phát và biên chế chưa đủ để tiếp nhận giải quyết một số loại mẫu. 18 e. Chứng thư giám định số 245/NĐ/2008E ngày 21/04/2004 của Havicontrol kết luận : Viên gạch ốp lát (20x10)cm nêu trên được làm từ bột đá ép có nhuộm màu và được qua công đoạn màu đánh bóng bề mặt. Mã số thuế 6810.18.10 Kết quả giám định trên của Havicontrol là không đúng với bản chất của hàng hóa vì đây là loại gạch làm từ bột đá ép được nung đến nhiệt độ tạo kết khối và trái với kết quả phân tích của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật do chính Doanh nghiệp trưng cầu lần2. g. Việc phân loại hàng hóa căn cứ vào bản chất hàng hóa, Biểu thuế nhập khẩu, chú giải HS và các qui định khác nếu có. Chương 69 qui định cho các mặt hàng đồ gốm, sứ nên chỉ có các loại gạch được tạo hình và nung đến nhiệt độ kết khối ( còn gọi là những sản phẩm đồ gốm, sứ ). Tên hàng “ Đá Granit nhân tạo mà công ty viện dẫn trong công văn thực chất là tên gọi thương mại ( không nói lên được bản chất của hàng hóa ) dùng để chỉ loại đá Granit làm giả đá tự nhiên chứ không phải tên gọi của sản phẩm hàng hóa ở từng chương và phân chương để áp dụng theo nguyên tắc 1, phụ lục 1 trong Thông tư 85/2003/NĐ-CP ngày 22/01/2003 quy định. h. Trong Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ngày 25/7/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không hề có điểu khoản nào quy định về nung và không nung đối với gạch Granit nhân tạo. k. Thông báo kết quả phân tích phân loại số 3264/TCHQ/PTPLMB ngày 20/5/2008 của Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc chỉ có giá trị với mẫu yêu cầu phân tích phân loại đối với lô hàng thuộc tờ khai số 204/NK/KD/AH ngày 02/03/2008 việc sử dụng kết quả thông báo này đối với lô hàng thuộc tờ khai 80/NK/KD/AH là thuộc thẩm quyền của chi cục Hải quan AH miền Bắc dựa trên kết quả kiểm tra hàng hóa thực nhập. Trung tâm trình bày quan điểm về loại mặt hàng nêu trên và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo Tổng cục. Bước III : Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 790/TCHQ-GSQL ngày 03/03/2009 hướng dẫn về việc phân loại mặt hàng gạch lát nền bằng bột đá ép như sau : Kính gửi : CỤC HẢI QUAN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ 19 Tổng cục Hải quan nhận được Công văn số 939/HQĐNg-Ttra ngày 15/09/2008 của Cục Hải quan AH miền Bắc phản ánh vướng mắc liên quan đến việc phân loại mặt hàng gạch lát nền bằng gốm Granit. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Căn cứ Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được ban hành kèm theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ngày 25/7/2003; Thông tư 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, biểu thuế xuất khẩu. Tham khảo chú giải chi tiết chương 68, chương 69 của Tổ chức Hải quan thế giới thì : Mặt hàng gạch gốm Granit đã qua nung, không tráng men, kích thước 60x60cm, bề mặt đã được mài và đánh bóng thuộc nhóm 6970, mã số 6907.90.10. Mặt hàng gạch lát nền bằng đá Granit nhân tạo ( gạch làm bằng phương pháp ép bột đá granit ), đã hoặc chưa mài hoặc đánh bóng thuộc nhóm 6810, mã số 6810.19.10 Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra lại việc phân loại mặt hàng nên trên nhập khẩu tại đơn vị. Nếu đã thu thuế nhập khẩu khác với hướng dẫn trên thì tổng hợp báo cáo về Tổng cục để Tổng cục nghiên cứu hướng dẫn xử lý. KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN Phó tổng cục trưởng C. KIẾN NGHỊ Công tác phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu là một lĩnh vực rất quan trọng nó liên quan trực tiếp đến Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phân tích phân loại hàng hóa XNK chính là làm cho Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò quản lý vĩ mô toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu, huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện và cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các cam kết quốc tế. Việc xây dựng, hoàn thiện Danh mục và Biểu thuế 20 CNK Việt nam, việc ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật hướng dẫn việc phân loại áp mã hàng hóa XNK là các yếu tố quyết định đảm bảo cho công tác phân tích phân loại đạt hiệu quả cao trong thực tế. Những giải pháp nhằm hỗ trợ cho công tác phân tích phân loại ở giác độ chính sách là : Thứ nhất : Biểu thuế nhập khẩu - Rà soát toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu, giảm thiểu việc quy định mức thuế chênh lệch lớn giữa những mặt hàng có tính chất gần giống nhau để hạn chế tình trạng cố tình khai báo vào dòng thuế có mức thuế suất thấp hơnPhát hiện những bất hợp lý về mặt Danh mục để kiến nghị với Ban thư ký ASEAN sửa lại Danh mục AHTN. - Vụ Chính sách thuế phối hợp với Tổng cục Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành xây dựng tiêu chuẩn để phân biệt một số chủng loại hàng trong quá trình phân loại ( chẳng hạn giữa dây điện và cáp điện, máy lọc nước dùng trong gia đình và máy lọc nước không dùng trong gia đình ) Thứ hai: Việc biên dịch và phát hành các tài liệu của Tổ chức Hải quan thế giới WCO phục vụ cho phân loại hàng hóa : Hiện nay Tổng cục Hải quan đã biên dịch và phát hành bản dịch chú giải HS, phiên bản 1996. Tuy nhiên bản dịch này còn nhiều sai sót, hơn nữa Biểu thuế hiện hành được xây dựng trên cơ sở Danh mục HS, phiên bản 2001 (HS2K), do vậy cần phải biên dịch, hiệu đính phát hành rộng rãi chú giải HS2K. Ngoài chú giải HS2K, WCO còn ban hành cơ sở dữ liệu hàng hóa, liệt kê chi tiết các mặt hàng trong từng nhóm HS. Đây là một tài liệu rất hữu ích trong việc phân loại hàng hóa vì nhiều mặt hàng nếu chỉ tra Danh mục và chú giải thì chưa rõ rang nhưng nếu sử dụng tài liệu này thì có thể xác định được ngay mặt hàng. Vì vậy, về lâu dài nên tổ chức dịch và phát hành cơ sở dữ liệu này. Thứ ba : Hệ thống thông tin 21 Trong quá trình thực hiện Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cũng như Hải quan các địa phương xử lý rất nhiều kiến nghị về phân loại áp mã. Vì vậy nên lập một trang Wed riêng về phân tích phân loại và đưa ra các nội dung các văn bản trả lời về phân tích phân loại hàng hóa lên trang Wed này để tất cả các hải quan địa phương tham khảo và có ý kiến phản hồi về nội dung trả lời nếu thầy chưa thỏa đáng. Nghiên cứu ban hành sổ tay nghiệp vụ về phân loại hàng hóa, trong đó đưa ra nhiều ví dụ về những mặt hàng khó phân loại và thường gặp vướng mắc trong quá trình phân loại để cán bộ hải quan nắm bắt kịp thời. Thứ tư : Mối quan hệ phối thuộc Củng cố tăng cường mối quan hệ phối thuộc giữa các đơn vị trong ngành hải quan về phân loại hàng hóa XNK, quy chế về phân tích phân loại hàng hóa XNK, rà soát sửa đổi các qui định không phù hợp với thực tiễn. Xây dựng kế hoạch thường xuyên mở các lớp tập huấn về nguyên tắc phân loại hàng hóa đối với một số mặt hàng nhạy cảm, khó phân tích phân loại cho hải quan các địa phương. Cần có kế hoạch phối thuộc chặt chẽ giữa các Trung tâm phân tích phân loại với các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật chuyên ngành để đáp ứng các yêu cầu phân tích phân loại hàng hóa XNK của hải quan các cửa khẩu. Thứ năm : Hiện đại hóa ngành Hải quan Thực hiện kế hoạch hiện đại hóa ngành Hải quan, Tổng cục Hải quan cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc và đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ cao cho các Trung tâm; phân theo chương trình ngắn hạn, dài hạn tiến tới đáp ứng tiểu chuẩn Phòng thí nghiệm của Tổ chức Hải quan Thế giới ( WCO). Tăng cương năng lực, khả năng phân tích phân loại hàng hóa, thực sự là chỗ dựa vững chắc cho công tác kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu, là nhân tố đẩy nhanh thông quan hàng hóa. 22 KẾT LUẬN Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong ngành Hải quan sẽ đóng góp phần tạo nên những hiệu quả to lớn trên nhiều phương diện I. Hiệu quả về quản lý nhà nước Chủ động trong việc trực tiếp giải quyết cơ bản các khó khăn về phân loại xác định tên gọi và mã số hàng hóa cho hải quan và doanh nghiệp bằng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong phòng thí nghiệm hải quan và việc vận dụng các quy tắc phân loại hết sức khoa học của Hệ thống hài hòa về mô tả và mã hóa hàng hóa của Công ước HS. Thông qua việc xác định đúng tên hàng và mã số hàng hóa bằng “Hàng rào kỹ thuật” góp phần tăng cường quản lý cơ chế điều hành XK, NK của Nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế cho Nhà nước. Góp phần bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến hàng hóa XNK. II. Hiệu quả về chính trị - xã hội – kinh tế Góp phần tự động hóa và hiện đại hóa ngành Hải quan để thực hiện cải cách hành chính về Hải quan, tạo điều kiện thông thoáng hoạt động XK, NK tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Góp phần giải quyết các tranh chấp về mã hàng, Biểu thuế giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp thông qua việc xác định đúng tên hàng, mã hàng, bằng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, đồng thời cũng bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp bằng việc tạo cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho việc thu đúng, thu đủ thuế XK, NK. 23 Góp phần bảo vệ an ninh xã hội thông qua việc phân tích phát hiện tiền chất và ma túy, bảo vệ môi trường thiên nhiên của đất nước thông qua việc phân tích chất lượng hàng nhập khẩu theo các tiêu chuẩn Việt Nam. Góp phần tạo ra môi trường thực thi công vụ lành mạnh của Hải quan, chống tiêu cực, tham nhũng. Góp phần hạn chế những sơ hở về chính sách, pháp luật, tăng cường công tác đấu tranh chống gian lận thương mại, chống buôn lậu có hiệu quả. Mặc dù đã rất cố gắng bám sát vào nội dung và tình huống trong thực tế để phân tích, đánh giá, và đề xuất các kiến nghị cho công tác xử lý các vướng mắc trong phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lĩnh vực hải quan. Tuy nhiên, do thời gian hạn chế nên trong nội dung tiểu luận không tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của các thầy cô và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!. 24 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu... . 2 A TÌNH HUỐNG ..... 4 I. Hoàn cảnh ra đời .. 4 II. Diễn biến tình huống ...4 B, PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ... 7 I. Xác định mục tiêu xử lý tình huống .. 7 II. Cơ sở lý luận ... 9 III. Phân tích tình huống 10 IV. Phương án giải quyết ...... 12 C. KIẾN NGHỊ ....... 19 Kết luận ... 22
File đính kèm:
- tieu_luan_phan_tich_phan_loai_hang_hoa_xuat_khau_nhap_khau_t.pdf