Tiểu luận Nâng cao kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường Tiểu học Hàm Tân, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - Năm học 2018-2019
1.Lý do chọn chủ đề tiểu luận:
1.1. Lý do pháp lý:
Căn cứ vào thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng trường
Tiểu học, trường THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học quy định:
- Xây dựng được tầm nhìn,sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự
phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục
của nhà trường.
- Tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường, công khai mục tiêu, chương
trình giáo dục, kết quả đánh giá giáo dục chất lượng Giáo dục và hệ thống văn
bằng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát
triển nhà trường.
Căn cứ vào Điều 19 của Điều lệ trường Trung học phổ thông và trường Phổ
thông có nhiều cấp học, ban hành kèm Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 03 năm 2011 về của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về
nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
- Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng đồng trường được quy định tại
khoản 3 Điều 20 của điều lệ này;
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong
nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
- Quản lí giáo viên, nhân viên, quản lí chuyên môn, phân công công tác, kiểm
tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng,
kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; kí hợp đồnglao động; tiếp nhận, điều
động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực
hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường.5
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên nhằm góp phần hoàn thành sứ mạng và
mục tiêu giáo dục của nhà trường. Đòi hỏi người Hiệu trưởng không chỉ có
những năng lực về chuyên môn, năng lực về quản lý mà cần có kỹ năng đàm
phán để thiết lập tốt các mối quan hệ với các thành viên trong nhà trường cũng
như các đối tác khác có liên quan đồng thời giải quyết các tình huống có thể nảy
sinh trong quá trình công tác nên người Hiệu trưởng cần nâng cao kĩ năng đàm
phán là việc làm không thể thiếu trong công tác quản lí.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nâng cao kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường Tiểu học Hàm Tân, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - Năm học 2018-2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TPHCM Tên Tiểu Luận NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀM TÂN, XÃ HÀM TÂN, HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH NĂM HỌC 2018 – 2019. Hoïc vieân : TRẦM THỊ ANH ĐÀO ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀM TÂN, XÃ HÀM TÂN, HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH TRÀ CÚ, THÁNG 06/2018 2 LỜI CÁM ƠN Sau thời gian được học lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục trường mầm non – phổ thông. Được sự giảng dạy nhiệt tình, phương pháp tích cực của các thầy cô Trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Thành Phố Hồ Chí Minh, bản thân em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, giúp em áp dụng vào điều kiện thực tế quản lý tại đơn vị mình. Những bài giảng sinh động, hấp dẫn cùng với sự nhiệt tình tâm huyết với bài dạy của giảng viên đã giúp em rất nhiều trong việc hoàn thành bài tiểu luận. Trong quá trình làm tiểu luận do điều kiện công tác, thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu có hạn để tiểu luận được hoàn thành mang tính khả thi. Em kính mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến quý báu của thầy cô giáo giúp em hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Cuối cùng em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô Trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Thành Phố Hồ Chí Minh, tập thể lớp CBQL Trà Cú đã đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình trong suốt khóa học, quý lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo huyện Trà Cú đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và đã hoàn thành khoá học .Kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong mọi lĩnh vực. Em xin chân thành cảm ơn! Trà Cú, ngày 25 tháng 6 năm 2018 Người viết Trầm Thị Anh Đào MỤC LỤC 3 Lời cảm ơn 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................... 1 1.1 Lý do pháp lý............................................................................. 1 1.2 Lý do về lý luận......................................................................... 2 1.3 Lý do thực tiển........................................................................... 3 2 THỰC TRẠNG VỀ KĨ NĂNG ĐÀM PHÁN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀM TÂN...................... 4 2.1 Khái quát về tình hình nhà trường ............................................ 4 2.2 Thực trạng kĩ năng đàmphán của Hiệu trưởng trường Tiểu học Hàm Tân:.......................................................................... 5 2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới kĩ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường Tiểu học Hàm Tân. 7 Điểm mạnh................................................................................ 7 Điểm yếu.................................................................................... 8 Cơ hội........................................................................................ 8 3 2.4 Thành công/ chưa thành công của Hiệu trưởng trong việc vận dụng kĩ năng đàm phán trong nhà trường : ............................. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG................................................... 9 10 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................. 15 4.1 Kết luận.................................................................................... 15 4.2 Kiến nghị.................................................................................. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀM TÂN NĂM HỌC 2018-2019 1.Lý do chọn chủ đề tiểu luận: 1.1. Lý do pháp lý: Căn cứ vào thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học, trường THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học quy định: - Xây dựng được tầm nhìn,sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường. - Tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường, công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá giáo dục chất lượng Giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường. Căn cứ vào Điều 19 của Điều lệ trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011 về của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng như sau: - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; - Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của điều lệ này; - Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; - Quản lí giáo viên, nhân viên, quản lí chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; kí hợp đồnglao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; - Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường. 5 Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên nhằm góp phần hoàn thành sứ mạng và mục tiêu giáo dục của nhà trường. Đòi hỏi người Hiệu trưởng không chỉ có những năng lực về chuyên môn, năng lực về quản lý mà cần có kỹ năng đàm phán để thiết lập tốt các mối quan hệ với các thành viên trong nhà trường cũng như các đối tác khác có liên quan đồng thời giải quyết các tình huống có thể nảy sinh trong quá trình công tác nên người Hiệu trưởng cần nâng cao kĩ năng đàm phán là việc làm không thể thiếu trong công tác quản lí. 1.2.Lý do về lý luận: Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhằm thỏa thuận trong khi giữa ta và bên kia có những quyền lợi có thể chia sẻ và có những quyền lợi đối kháng. Nhà đàm phán giỏi còn phải biết tự chế ngự mình để thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác để tránh bị mắc vào chủ định, thậm chí bẫy của đối tác, tránh buột miệng nói những lời chưa kịp nghĩ và không bị chi phối bởi định kiến chủ quan. Một nhà đàm phán giỏi phải là người mềm dẻo như ngọn cỏ và cũng phải cứng rắn như một khối đá. Người đó phải có phản xạ ứng xử nhanh nhậy và phải là người biết lắng nghe, lịch sự và có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho đối tác. Song đồng thời cũng phải biết tranh luận, thuyết phục bằng cách biết hé lộ, đưa ra những thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác. Qua quá trình học tập và nghiên cứu chuyên đề: “ Kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp”, tôi nhận thấy rằng đàm phán là một kỹ năng rất quan trọng, được con người sử dụng thường xuyên, liên tục trong đời sống hằng ngày, trong gia đình, ngoài xã hộiTrong quá trình quản lí nhà trường, hiệu trưởng luôn thực hiện các cuộc đàm phán với: giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, chính quyền đia phương,Đàm phán là một khâu quan trọng trong cuộc sống, trong công tác quản lí của hiệu trưởng. Vậy đàm phán được hiểu là một quá trình giao tiếp giữa các bên, mà trong đó người ta muốn điều hòa mối quan hệ giữa họ thông qua quá trình trao đổi thông tin và thuyết phục nhằm đạt được một thỏa thuận về những vấn đề ngăn cách trong khi giữa họ có những quyền lợi có thể chia sẻ và 6 những quyền lợi đối kháng. Có ba kiểu đàm phán khác nhau: Đàm phán kiểu mềm, đàm phán kiểu cứng và đàm phán có nguyên tắc, mỗi kiểu đàm phán có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó, mỗi kiểu đàm phán chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện và đối tượng nhất định. Sau đây là một số kỹ năng đàm phán không thể thiếu giúp Hiệu trưởng đàm phán thành công: - Kỹ năng thuyết phục - Kỹ năng điều chỉnh mục tiêu ban đầu - Kỹ năng xử lý nhượng bộ trong đàm phán - Kỹ năng lắng nghe - Kỹ năng đặt câu hỏi - Kỹ năng xử lý bế tắc trong đàm phán Tuy nhiên Hiệu trưởng phải biết sử dụng linh hoạt, thuần thục các kỹ năng đàm phán trên. Để đàm phán có hiệu quả, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố sau: Mục đích của đàm phán: Cần xác định rõ mục đích của đàm phán, đàm phán để làm gì, tại sao phải đàm phán? Cần đạt được đều gì trong cuộc đàm phán này; Đối tượng đàm phán: Đàm phán với ai xác định vị trí của mình và đối tác trong cuộc đàm phán. Trong cuộc đàm phán này chúng ta cần trao đổi những nội dung gi? Cần giải quyết những vấn đề nào? Cần kết luận thỏa thuận thống nhất được cái gì? Chọn cách thức, phương pháp đàm phán, giao tiếp nào có hiệu quả nhất Tóm lại kỹ năng đàm phán sẽ phát huy tối đa thế và lực nếu người Hiệu trưởng biết sử dụng linh hoạt các kiểu đàm phán cũng như các kỹ năng đàm phán trong các tình huống cụ thể. Do đó, việc nghiên cứu lý luận để nâng cao kỹ năng đàm phán nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học Hàm Tân có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian tới . 1.3.Lý do thực tiển: Mỗi chúng ta hỏi ai không một lần đàm phán. Do vậy đàm phán đóng vai trò rất quan trọng là yếu tố tích cực giúp chúng ta giải quyết được những mâu thuẫn, bình đẳng hơn trong xã hội. 7 Trong quá trình quản lí người Hiệu trưởng muốn hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra Hiệu trưởng đã thực hiện các cuộc đàm phán với các đối tác như: Lãnh đạo cấp trên, Các Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương, các mạnh thường quân, nhìn chung các cuộc đàm phán đều thành công nhưng chưa tạo ra được sự thoải mái tự nguyện của đối tượng đàm phán hoặc đàm phán kéo dài mất nhiều thời gian, có một số cuộc đàm phán thất bại. Qua học tập chuyên đề về kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp và sự hướng dẫn tận tình của giáo viên, tôi đã nhận thấy rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của đàm phán chưa đạt kết quả như dự kiến là do người Hiệu Trưởng chưa được bồi dưỡng kĩ năng đàm phán một cách khoa học, phù hợp với thực tiển và đối tác đàm phán. Vì Vậy tôi chọn đề tài “ Nâng cao kĩ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường Tiểu học Hàm Tân” nhằm để nghiên cứu khắc phục những khó khăn cũng như những hạn chế, nâng cao hơn nữa kĩ năng đàm phán của Hiệu trưởng nhà trường, thực hiện đạt hiệu quả cao hơn đúng dự kiến trong các cuộc đàm phán, từng bước đưa nhà trường phát triển tốt hơn trong tương lai. 2.Thực trạng về kĩ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường Tiểu học Hàm Tân 2.1. Khái quát về tình hình nhà trường Hàm Tân là xã vùng nông thôn cách trung tâm huyện Trà Cú 09 km theo quốc lộ 53, có 8 ấp. Là một xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển theo quyết định của Chính phủ. Toàn xã có 2253 hộ với 9963 nhân khẩu, dân tộc Khmer chiếm 77,4 % dân số. Đời sống của người dân chủ yếu bằng nghề nông và làm thuê, có trình độ thấp. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã nhìn chung ổn định.Tuy nhiên vẫn cỏn mộ số trường hợp chạy xe lạn lách, đánh võng làm cho ảnh hưởng đến một số ngư ... trưởng còn hơi nóng vội trong xử lí công việc. Chưa tìm hiểu rõ hoàn cảnh đối tượng trước khi thực hiện cuộc đàm phán. Chưa chọn thời gian thích hợp khi tiếng hành cuộc đàm phán. Qua cả ba tình huống đàm phán nêu trên cho thấy Hiệu trưởng là người có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí. Đã và đang vận dụng khá linh hoạt các kĩ năng đàm phám. Tuy nhiên Hiệu trưởng đôi lúc chưa thật sự cương quyết trong xử lí công việc, xử lí công việc đôi lúc chưa khoa học nên dẫn đến cuộc đàm phán của Hiệu trưởng chưa thành công. 13 Để công tác quản lí đạt hiệu quả cao người hiệu trưởng cần vận dụng tốt các kĩ năng đàm phán, giúp cho các cuộc đàm phán luôn thành công, bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Luôn trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như các kỹ năng đàm phán. Phải tạo ra môi trường lành mạnh, đoàn kết trong tập thể. Luôn luôn lắng nghe, chọn lọc các ý kiến để chọn kiểu đàm phán cho phù hợp, để cuộc đàm phán xảy ra nhẹ nhàng dẫn đến sự thành công đúng dự kiến như mục đích đề ra cũng như sự thành công trong công tác quản lí. Không nói áp đặc, hù dọa hoặc nói không cơ sơ, luôn hòa nhã, điềm tĩnh trong xử lí công việc. Không vội vã chấp nhận một đề nghị dù cho đề nghị đó hấp dẫn. Đôi khi cần nhượng bộ trong đàm phán, nếu sự nhượng bộ đó mang lại lợi ích cho tập thể. Trước khi đàm phán cần có sự chuẩn bị tôt về các yếu tố: đối tượng, mục đích, nội dung, phương pháp, thời gian, địa điểm,và yếu tố phản hồi để cuộc đàm phán luôn thành công tốt đẹp. Kết thúc cuộc đàm phán thành công hay không luôn tạo ra bầu không khí vui vẻ, thân thiện,cho đối tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán tiếp theo. Sau cuộc đàm phán rút ra được bài học cho bản thân, để tìm giải pháp thích hợp cho những cuộc đàm phán tiếp theo. 3. Kế hoạch hành động Sau đây là các hoạt động dự kiến thực hiện trong thời gian từ tháng 8/ 2018 đến hết tháng 01/ 2019 của năm học 2018-2019: Nội dung công việc Mục tiêu/kết quả cần đạt Người thực hiện/ phối hợp Điều kiện thực hiện Cách thức thực hiện Dự kiến khó khăn, rủi ro Biện pháp khắc phục 14 1 Nghiê n cứu tài liệu có liên quan đến kỹ năng đàm phán Nắm vững, hiểu sâu nội dung lý luận về đàm phán đó trong nhà trường - Hiệu trưởng - Tài liệu -Thời gian thực hiện - Bản thân tự nghiên cứu - Không có thời gian - Tranh thủ mọi lúc mọi nơi 2- Đàm phán với giáo viên về phân chuyê n môn Giáo viên chấp nhận sự phân công và thoải mái chấp nhận - Hiệu trưởng - Phó hiệu trưởng - Công đoàn - Giáo viên - Xây dựng kế hoạch cụ thể - Nắm vững tình hình nhân sự và công việc Gặp giáo viên trao đổi trực tiếp Giáo viên không chấp nhận đàm phán Chuẩn bị kỹ nội dung đàm phán, dự trù nhiều phương án mang tính thuyết phục đối với giáo viên 3- Đàm phán với giáo 100% giáo viên đồng tình - Hiệu trưởng - Phó hiệu trưởng - Quy chế của cơ quan đơn vị. - Thông qua họp liên tịch, họp hội đồng, họp - Các tổ thảo luận các nội dung - Họp - Một số giáo viên không đồng thuận Chuẩn bị kỹ nội dung cho cuộc đàm phán - thuyết 15 viên cam kết thực hiện đúng nội quy quy chế của cơ quan đơn vị chấp nhận - Công đoàn - Giáo viên chuyên môn triển khai cụ thể rõ ràng chuyên môn, hội đồng cùng nhau thảo luận - Chưa có những giải pháp phù hợp và hiệu quả phục giáo viên thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề - Lắng nghe tôn trọng ý kiến của giáo viên 4- Đàm phán với chính quyền địa phươ ng Về việc đảm bảo an Được sự đồng thuận hỗ trợ nhiệt tình của Chính quyền địa phương. - Hiệu trưởng - Phó hiệu trưởng - Công đoàn - Trợ lí thanh niên - Mối quan hệ tốt giữa nhà trường với chính quyền địa phương - Có kế hoach cụ thể khả thi. - Sự hỗ trợ từ phái chính quyền địa phương. - Tăng cường mối quan hệ giũa nhà trường với chính quyền đại phương. - Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thiết thực -Sự việc xảy ra bên ngoài nhà trường khó kiểm soát - Một số học sinh - Phân công bảo vệ phối hợp với chính quyền địa phương trực ở điểm quan trọng. - Giáo viên chủ nhiệm nắm rõ tình hình học sinh lớp mình chủ 16 ninh trật tự trước cổng trườn g trước và sau giờ ra chơi, giờ tan học. cụ thể và khả thi. - Chủ động trao đổi trực tiếp với chính quyền địa phương để được sự thống nhất. cá biệt có liên quan đến các thành phần xấu bên ngoài. nhiệm. -Giáo dục ý thức cho các em học sinh -Tuyên truyền an toàn giao thông 5. Đàm phán với Ban đại diện cha mẹ học sinh về việc khen thưởn Huy động được kinh phí phát thưởng cho học sinh của trường Tiểu học Hàm Tân đúng với mục - Hiệu trưởng - Phó hiệu trưởng - Công đoàn - Giáo viên chủ nhiệm - Ban đại diện - Có kế hoạch cụ thể,phù hợp, khả thi. - Sự đồng thuận của Ban đại diện cha mẹ học sinh và lực lượng cha mẹ học sinh. -Giáo viên chủ nhiệm từng lớp xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, có tính khả thi. - Thông qua Ban giám hiệu và Ban đại diện - Một số phụ huynh không đồng thuận. - Kinh phí huy động không đủ. - Chuẩn bị tốt nội dung đàm phán, vận dụng linh hoạt các kĩ năng đàm phán. -Tăng cường huy động các mạnh thường 17 g học sinh tiêu đề ra. cha mẹ học sinh. - Cha mẹ học sinh của trường . cha mẹ học sinh. - Lấy ý kiến cha mẹ học sinh. quân khác. 6.Tổ chức tập huấn kỹ năng đàm phán cho đội ngũ cốt cán trong nhà trườn -Phát triển kĩ năng đàm phán cho đội ngũ cốt cán của nhà trường. - Hiệu trưởng - Phó hiệu trưởng - Công đoàn - Các Tổ trưởng tổ chuyê n môn -Liên hệ với báo cáo viên. - Chuẩn bị điều kiện về tài chính, cơ sơ vật chất. - Thái độ của các thành viên tham dự tập huấn. -Đánh giá tình hình thực tế nhà trường. -Thu thập nội dung cần tập huấn. -Đánh giá sau buổi tập huấn. -Vấn đề tài chính. -Cơ sở vật chất không đáp ứng nhu cầu. -Không có thời gian. - Một số thành viên trong nhóm chưa nghiêm -Có kế hoạch ngân sách cho phí đào tạo ngay từ đầu. -Tổ chức tập huấn ngay từ đầu năm. Có biện pháp xử lí kịp thời các thành viên có những hành vi không 18 túc khitham gia tập huấn. nghiêm túc, đồng thời tăng cường công tácvận động thuyết phục 7. Sơ tổng kết các cuộc đàm phán đã thực hiện Đánh giá được hiệu quả của cuộc đàm phán, rút kinh nghiệm cho ban thân. -Hiệu trưởng -Phó Hiệu trưởng Đội ngũ cốt cán của trường Thái độ tự đánh giá trung thực và cầu thị của Hiệu trưởng. Thái độ góp ý xây dựng của các thành viên. Hiệu trưởng viết bản tự đánh giá các cuộc đàm phán đã thực hiện. Họp để trình bày và nghe góp ý. Rút kinh nghiệm. Không bố trí được thời gian. Các đồng nghiệp ngại góp ý Tranh thủ bố trí thời gian hợp lí. Thuyết phục mọi người nhận Thức ý nghĩacủa việc đánh giá rút kinh Nghiệm. 4. Kết luận và kiến nghị Kết luận Trường học là một tập thể lớn, trong đó có bộ phận lãnh đạo nhà trường là cao nhất cùng với một tập thể cán bộ giáoviên, công nhân viên mà mỗi người ở đây có hoàn cảnh, tính cách, nhu cầu, sở thích khác nhau nhưng cùng sống chung một mái nhà. Vì vậy để chan hòa mọi người trong một tập thể lớn này rất quan trọng chính là nhờ tài của hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải được học, nắm kỹ 19 các phương pháp, học thuyết quản lý để làm sao cho tập thể lớn này không ngừng phát triển, ngày càng có văn hóa, văn minh hơn. Điều này đòi hỏi người hiệu trưởng phải linh hoạt trong vận dụng cũng như xử lý tình huống phải khoa học và nghệ thuật. Qua học tập chuyên đề này, kết hợp với thực tế công tác đã giúp cho Hiệu trưởng nhận thấy muốn cuộc đàm phán thành công thì người Hiệu trưởng phải không ngừng học tập, nghiên cứu và trao dồi kiến thức, kỹ năng đàm phán, vận dụng linh hoạt các kiểu đàm phán trong từng trường hợp. Ngoài ra phải tuyên truyền các kĩ năng đàm phán cũng như các kinh nghiệm của bản thân về kĩ năng đàm phán cho tập thể sư phạm nhà trường, nhằm nâng cao hiệu quả quản lí cũng như hiệu quả công tác trong nhà trường. Kiến nghị Đối với Phòng giáo duc: Hằng năm, ngoài việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cần tổ chức tập huấn kĩ năng đàm phán cho cán bộ giáo viên, các đoàn thể, để cùng lãnh đạo nhà trường xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường ngày càng tốt hơn. Đối với chính quyền địa phương: Cần quan tâm hơn nữa về việc đảm bảo an qwninh của học sinh trước và sau giờ về. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 21/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học, trường THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học quy định: 3. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Phổ thông lưu hành nội bộ của trường cán bộ quản lý. 4. Một số đề tài, tiểu luận của các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý khóa trước. 21 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT NGHIÊN CỨU THỰC TẾ 1- Người nhận xét Lãnh đạo: Cao Minh Hải Chức vụ: Hiệu trưởng 2- Người được nhận xét: - Họ và tên: Trầm Thị Anh Đào - Năm sinh: 25/12 /1980 - Học viên lớp: Cán bộ quản lý Trà Cú năm 2018 - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hàm Tân 3- Nội dung nghiên cứu thực tế: Nâng cao kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường Tiểu học Hàm Tân năm học 2018-2019 4- Nhận xét: 4.1- Tinh thần, thái độ nghiên cứu Học viên Trầm Thị Anh Đào nghiên cứu đề tài thực tế tại trường với tinh thần trách nhiệm cao, thái độ nghiên cứu, làm việc tích cực, nghiêm túc. 4.2- Tính chính xác của thông tin Các thông tin dữ liệu chỉ số trong đề tài lấy từ thực tế ở trường được kiểm tra và có tính chính xác. 4.3- Đảm bảo kế hoạch thời gian Thời gian nghiên cứu thực tế đảm bảo đúng thời gian quy định từ ngày 14/6/2018 đến ngày 28/6/2018. 5- Đánh giá chung: Đạt yêu cầu Trà Cú, ngày 05 tháng 7 năm 2018 (ký tên, đóng dấu)
File đính kèm:
- tieu_luan_nang_cao_ky_nang_dam_phan_cua_hieu_truong_truong_t.pdf