Tiểu luận Công tác quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị ở trường THPT Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở pháp lý2

Phát triển giáo dục là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển

bền vững nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và đầu tư cho giáo

dục là đầu tư cho phát triển toàn diện của đất nước. Vì thế cho nên muốn đất nước phát

triển thì nhất định phải có sự đầu tư toàn diện cho giáo dục, trong đó sự đầu tư về cơ sở vật

chất, trang thiết bị nhất thiết không thể thiếu được.

Tầm quan trọng của cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục nói

chung, ở các trường THPT nói riêng được khẳng định từ: Văn kiện Đại Hội Đảng toàn

quốc đến các văn bản Quốc hội, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo như: Quyết định số

27/2001/QĐ-BGDĐT ban hành điều lệ trường phổ thông; Công văn 4381/BGDĐTCSVCTBTH, ngày 6 tháng 7 năm 2011 đã khẳng định cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy

học là phương tiện lao động của các nhà giáo và học sinh, là một trong các điều kiện thiết

yến để tiến hành quá trình dạy học- giáo dục trong nhà trường, thiếu điều kiện này thì quá

trình đó diễn ra ở dạng không hoàn thiện.

Theo Điều 3, Luật giáo dục: “ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí

học đi đôi với hành, giáo dục được kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực

tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”.

Nghị quyết 40/2000/QH10, ngày 9 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X đã nêu: “

Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực

hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học ”

Nghị quyết số 29-NQ/TW về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng

yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ”, trong đó đã khắng định đổi mới công tác quản

lí cơ sở vât chất và trang thiết bị dạy học là yêu cầu cần thiết, góp phần quan trọng cho cả

quá trình đổi mới.

1.2. Cơ sở lí luận

Trong những năm gần đây các trường THPT trong tỉnh Trà Vinh luôn tăng cường đẩy

mạnh việc “ Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

gắn với cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”,

phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” thật sự đi vào

chiều sâu. Đồng thời đẩy mạnh phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt ”. Trên tinh thần đó,

hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo đều tiến hành kiểm tra, rà soát và bổ sung cơ sở vật

chất, trang thiết bị dạy học cho các đơn vị trường học. Song song đó nhu cầu cấp thiết đặt

ra: việc quản lí và sử dụng trang thiết bị như thế nào đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất

lượng dạy và học, đồng thời thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục.

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục: Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy

học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học mới, nó là cầu nối giữa

lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành, là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất

lượng dạy học bởi không thể nói đến giáo dục toàn diện một khi không có cơ sở vật chất

trang thiết bị dạy học ở trường học.

1.3. Cơ sở thực tiễn

Thực tế tại trường THPT Đại An trong những năm học qua đã được sự quan tâm của

cấp ủy, chính quyền, địa phương; sự chỉ đạo của Sở, Ban, ngành thực hiện kiên cố trường

lớp đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đã đưa trường tôi trở thành một

trong những trường kiên cố, đầy đủ cơ sở vật chất hiện nay. Ngoài ra còn có sân chơi, bãi

tập, với cảnh quan sư phạm “Xanh-Sạch-Đẹp” thu hút học sinh vui chơi giải trí sau giờ3

học. Trang thiết bị dùng chung được cung ứng đầy đủ cho việc dạy và học. Xuất phát từ

nhu cầu thực tế, khi thiết bị dạy học dần được đầu tư trang bị đầy đủ đúng theo tinh thần

của Nghị Quyết, từ đó đặt ra: Việc quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị như thế nào?

Làm thế nào để đưa trang thiết bị và cơ sở vật chất vào sử dụng đúng mục đích và có hiệu

quả đây không còn là vấn đề đơn thuần của một cá nhân nào nữa mà là vấn đề nan giải của

người quản lí, của tập thể người làm công tác giáo dục. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài

tiểu luận: “Công tác quản lí cơ sở vật chất và trang thiết bị ở trường THPT Đại An, huyện

Trà Cú, tỉnh Trà Vinh”.

pdf 15 trang chauphong 14320
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Công tác quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị ở trường THPT Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Công tác quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị ở trường THPT Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Tiểu luận Công tác quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị ở trường THPT Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG QUẢN LÝ CÁN BỘ GIÁO DỤC TP.HỒ CHÍ MINH 
----------  ---------- 
TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ 
Tên đề tài: 
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ 
TRANG THIẾT BỊ Ở TRƯỜNG THPT ĐẠI AN, 
HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH 
 Giáo viên thực hiện: Dương Vạn An 
 Ngày sinh: 16/10/1987 
 Đơn vị: trường THPT Đại An 
 Lớp: Bồi dưỡng CBQL trường THPT tại Trà Vinh 
Trà Vinh, tháng 9 năm 2018 
LỜI CẢM ƠN 
 Trong một thời gian ngắn được học tập và rèn luyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ 
quản lý giáo dục khóa năm 2018 tại tỉnh Trà Vinh, được sự quan tâm của ban 
giám hiệu, các thầy cô giáo của trường Quản lý cán bộ giáo dục thành phố Hồ Chí 
Minh, bản thân tôi đã tiếp thu được những kiến thức và kinh nghiệm quản lý giáo 
dục. 
 Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo cô giáo trong ban giám 
hiệu, cùng các thầy cô giáo của trường Quản lý cán bộ giáo dục thành phố Hồ Chí 
Minh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời 
gian học tập nghiên cứu. 
 Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới thầy cô giáo, giảng viên phụ 
trách chuyên đề 12 đã hỗ trợ và giúp tôi hoàn thành đề tài “ Công tác quản lý cơ 
sở vật chất và trang thiết bị ở trường THPT Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” 
 Tôi xin trân thành cảm ơn sự cộng tác, giúp đỡ của ban giám hiệu, các bạn 
đồng nghiệp trường THPT Đại An. 
 Dù đã có nhiều cố gắng, song đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong 
nhận được sự chỉ bảo ân cần, những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô 
giáo, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. 
Xin trân thành cảm ơn ! 
MỤC LỤC 
BÌA PHỤ 
LỜI CẢM ƠN 
 Trang 
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 1 
1.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................. 1 
1.2. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 2 
1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 2 
2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ......................................................................... 3 
2.1. Giới thiệu khái quát về trường .................................................................... 3 
2.2. Thực trạng công tác quản lí ......................................................................... 3 
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong đổi mới và nâng 
cao chất lượng quản lí và sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ... 4 
2.3.1. Điểm mạnh: .............................................................................................. 4 
2.3.2. Điểm yếu: ................................................................................................. 4 
2.3.3. Cơ hội: ...................................................................................................... 5 
2.3.4. Thách thức: .............................................................................................. 5 
2.4. Những kinh nghiệm thực tế, những việc đã làm của bản thân trong đổi 
mới và nâng cao chất lượng quản lí và sử dụng Cở sở vật chất và trang thiết 
bị dạy học .............................................................................................................. 5 
2.4.1. Một số kết quả đạt được: .......................................................................... 5 
2.4.2. Một số tồn tại: .......................................................................................... 6 
2.4.3. Một số vấn đề rút ra trong quản lý và sử dụng cơ sở vật chất và trang 
thiết bị dạy học: .................................................................................................. 7 
3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG 
THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT ĐẠI AN ...................................... 7 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 12 
4.1. Kết luận ........................................................................................................ 12 
4.2. Đề xuất và kiến nghị .................................................................................... 12 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 13 
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 1.1. Cơ sở pháp lý 
 2 
 Phát triển giáo dục là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển 
bền vững nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và đầu tư cho giáo 
dục là đầu tư cho phát triển toàn diện của đất nước. Vì thế cho nên muốn đất nước phát 
triển thì nhất định phải có sự đầu tư toàn diện cho giáo dục, trong đó sự đầu tư về cơ sở vật 
chất, trang thiết bị nhất thiết không thể thiếu được. 
 Tầm quan trọng của cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục nói 
chung, ở các trường THPT nói riêng được khẳng định từ: Văn kiện Đại Hội Đảng toàn 
quốc đến các văn bản Quốc hội, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo như: Quyết định số 
27/2001/QĐ-BGDĐT ban hành điều lệ trường phổ thông; Công văn 4381/BGDĐT-
CSVCTBTH, ngày 6 tháng 7 năm 2011 đã khẳng định cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy 
học là phương tiện lao động của các nhà giáo và học sinh, là một trong các điều kiện thiết 
yến để tiến hành quá trình dạy học- giáo dục trong nhà trường, thiếu điều kiện này thì quá 
trình đó diễn ra ở dạng không hoàn thiện. 
 Theo Điều 3, Luật giáo dục: “ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí 
học đi đôi với hành, giáo dục được kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực 
tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”. 
 Nghị quyết 40/2000/QH10, ngày 9 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X đã nêu: “ 
Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực 
hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học” 
 Nghị quyết số 29-NQ/TW về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng 
yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ”, trong đó đã khắng định đổi mới công tác quản 
lí cơ sở vât chất và trang thiết bị dạy học là yêu cầu cần thiết, góp phần quan trọng cho cả 
quá trình đổi mới. 
 1.2. Cơ sở lí luận 
 Trong những năm gần đây các trường THPT trong tỉnh Trà Vinh luôn tăng cường đẩy 
mạnh việc “ Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” 
gắn với cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, 
phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” thật sự đi vào 
chiều sâu. Đồng thời đẩy mạnh phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt ”. Trên tinh thần đó, 
hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo đều tiến hành kiểm tra, rà soát và bổ sung cơ sở vật 
chất, trang thiết bị dạy học cho các đơn vị trường học. Song song đó nhu cầu cấp thiết đặt 
ra: việc quản lí và sử dụng trang thiết bị như thế nào đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất 
lượng dạy và học, đồng thời thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục. 
 Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục: Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy 
học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học mới, nó là cầu nối giữa 
lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành, là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất 
lượng dạy học bởi không thể nói đến giáo dục toàn diện một khi không có cơ sở vật chất 
trang thiết bị dạy học ở trường học. 
 1.3. Cơ sở thực tiễn 
 Thực tế tại trường THPT Đại An trong những năm học qua đã được sự quan tâm của 
cấp ủy, chính quyền, địa phương; sự chỉ đạo của Sở, Ban, ngành thực hiện kiên cố trường 
lớp đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đã đưa trường tôi trở thành một 
trong những trường kiên cố, đầy đủ cơ sở vật chất hiện nay. Ngoài ra còn có sân chơi, bãi 
tập, với cảnh quan sư phạm “Xanh-Sạch-Đẹp” thu hút học sinh vui chơi giải trí sau giờ 
 3 
học. Trang thiết bị dùng chung được cung ứng đầy đủ cho việc dạy và học. Xuất phát từ 
nhu cầu thực tế, khi thiết bị dạy học dần được đầu tư trang bị đầy đủ đúng theo tinh thần 
của Nghị Quyết, từ đó đặt ra: Việc quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị như thế nào? 
Làm thế nào để đưa trang thiết bị và cơ sở vật chất vào sử dụng đúng mục đích và có hiệu 
quả đây không còn là vấn đề đơn thuần của một cá nhân nào nữa mà là vấn đề nan giải của 
người quản lí, của tập thể người làm công tác giáo dục. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài 
tiểu luận: “Công tác quản lí cơ sở vật chất và trang thiết bị ở trường THPT Đại An, huyện 
Trà Cú, tỉnh Trà Vinh”. 
2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 
 2.1. Giới thiệu khái quát về trường 
 Trường chúng tôi được thành lập năm 1990 với tên là trường PTTH Đại An (gồm cả cấp 
THCS và cấp THPT) thuộc ấp Chợ, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Trường được 
thành lập trong điều kiện có nhiều khó khăn, sau hơn 13 năm hoạt động đến năm 2013 
trường được tách thành 2 trường là: trường THPT Đại An và trường THCS Đại An vì vậy 
cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nhưng tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường và học 
sinh đã khắc phục mọi khó khăn, vươn lên mạnh mẽ trở thành trường có chất lượng giáo 
dục của tỉnh Trà Vinh, nhiều năm đạt danh hiệu trường học tiên tiến, tạo được lòng tin 
trong lãnh đạo địa phương, phụ huynh và học sinh, trường cũng nhận được sự quan tâm 
của cấp uỷ Đảng, chính quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo và cơ sở vật chất và trang thiết bị 
của trường đang từng bước được cải thiện. Năm học 2018–2019, nhà trường có 19 lớp với 
671 học sinh, đội ngũ cán bộ-giáo viên-nhân viên có 43 người, trong đó: cán bộ quản lí: 1 
người, giáo viên: 39 người, nhân viên: 3 người. 
 2.2. Thực trạng công tác quản lí 
 Nhờ sự năng động, tâm huyết và sáng tạo của đội ngũ quản lí, Hội đồng nhà trường, sự 
ủng hộ nhiệt tình của Ban Đại diện cha mẹ học sinh, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Sở 
Giáo dục và Đào tạo, của chính quyền địa phương nhà trường đã xây dựng được cơ sở vật 
chất và mua sắm, trang bị số lượng thiết bị dạy học đáng kể, song so với nhu cầu phát triển 
nhà trường trong giai đoạn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì còn thiếu nhiều, chưa được 
đồng bộ, đặc biệt vấn đề quản lí sử dụng chưa thật hiệu quả, cần nổ lực hơn nữa trong quản 
lí, sử dụng bảo quản và tăng cường mua sắm, bổ sung để đáp ứng yêu cầu chiến lược phát 
triển. 
 Bảng thống kê: 
CƠ SỞ VẬT CHẤT-THIẾT BỊ DẠY HỌC NĂM HỌC 2017-2018 
TT DANH MỤC ĐƠN VỊ 
CẦN BỔ 
SUNG 
GHI CHÚ 
số lượn m2 m2/học sinh 
I. CƠ SỞ VẬT CHẤT: 
1 Tổng diện tích toàn trường 1 5000 4000 8,3 
2 Phòng học 17 1584 2 phòng 1,05 
3 Phòng học tin 2 96 1 phòng 0,29 
8 Thư viện 1 69 mở rộng 0,045 
9 Phòng giám hiệu 2 30 mở rộng 0,39 
10 Văn phòng 1 15 mở rộng 
12 Phòng Đoàn, Công Đoàn, 
Hành Chính 
3 90 1 phòng 
 4 
13 Phòng Y tế 1 23 mở rộng 
15 Kho thiết bị 2 96 1 kho 
16 Nhà vệ sinh 6 110 2 khu V ... n đổi mới phương pháp học tập, nâng cao chất lượng giáo dục của 
trường. 
 - Tăng cường sự quản lý nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản hiện có cũng như 
bảo quản, sửa chữa tài sản kịp thời phục vụ công tác giảng dạy, tránh thất thoát, lãng phí 
tài sản của nhà trường. 
 2. Mục tiêu cụ thể 
 - Huy động các nguồn kinh phí để nâng cấp sân trường phục vụ công tác giảng dạy và 
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Từng bước tạo dựng một ngôi trường xanh sạch 
đẹp và an toàn. 
 - Đầu tư bổ sung thiết bị công nghệ thông tin như máy chiếu Projector, máy tính , mạng 
internet, mạng wireless phục vụ công tác giảng dạy. 
 - Sử dụng phần mềm VEMIS, PEMIS và các phần mềm quản lý khác nhằm nâng cao 
hiệu quả quản lý. 
 - Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện, khuyến khích giáo viên, học sinh đến thư viện 
đọc sách. 
 - Tham mưu xây dựng một số công trình thiết yếu (như: công trình vệ sinh, nhà tập đa 
năng). 
 9 
III. BIỆN PHÁP 
 - Đầu năm học phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất phối hợp với các tổ trưởng 
chuyên môn, Đoàn Thanh niên, Công Đoàn, cán bộ thư viện, kế toán, giáo viên kiêm 
nhiệm của trường lập kế hoạch sử dụng, phát triển và bảo quản cơ sở vật chất trang thiết bị 
dạy học của trường trong năm học, sau đó trình lên Hiệu trưởng phê duyệt. 
 - Tích cực liên hệ, thuyết phục, động viện cấp ủy chính quyền, phụ huynh để huy động 
được nguồn kinh phí cần thiết. 
 - Sau khi Hiệu trưởng phê duyệt, kế hoạch phải được thông qua Hội đồng sư phạm nhà 
trường để các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ của mình. 
 - Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, Phó hiệu trưởng phụ trách về cơ sở 
vật chất có trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đề xuất với hiệu trưởng 
những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện. 
 - Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn 
tài sản chung của trường, lớp bằng nhiều hình thức như: trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, 
sinh hoạt chủ nhiệm, các hoạt động ngoại khóa, các phong trào, các buổi sinh hoạt của 
Đoàn Thanh niên. 
 - Các tổ chuyên môn có thiết bị dạy học như: tổ Văn-Sử-Giáo dục công dân, tổ Toán-
Tin, tổ Lý-Hóa-Công Nghệ, tổ Sinh-Thể dục-GDQPAN, tổ Tiếng Anh-Địa...phải có sổ 
theo dõi thiết bị, sổ mượn. Định kỳ hàng tháng có kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị 
dạy học trong giảng dạy. 
IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHI TIẾT VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ 
THIẾT BỊ DẠY HỌC NĂM HỌC 2018-2019 
THÁNG NỘI DUNG CÔNG VIỆC NGƯỜI PHỤ TRÁCH 
9/2018 
- Kiểm tra chất lượng bàn ghế, thiết bị phòng học, 
bàn giao cho trưởng lớp quản lý theo nội quy. 
- Tổng vệ sinh khu vực, khuôn viên trường học, 
phòng học, khu vực xung quanh trường. 
- Kiểm tra, sửa chữa, lắp đặt lại các hệ thống điện, 
đèn, quạt...phòng làm việc, phòng thiết bị. 
- Hợp đồng xử lý, cung cấp nước sạch 
- Sắp xếp thiết bị phòng thực hành, thí nghiệm. kho 
thiết bị, thiết bị bộ môn, tập huấn nghiệp vụ. 
- Tham mưu huy động vốn, nhất là từ phụ huynh 
học sinh. 
- Phó Hiệu trưởng, giáo 
viên chủ nhiệm, học 
sinh, bảo vệ. 
- Đoàn Thanh niên, giáo 
viên chủ nhiệm và học 
sinh. 
- Phó Hiệu trưởng, nhân 
viên hành chính, hợp 
đồng. 
- Phó Hiệu trưởng, Kế 
toán. 
- Phó Hiệu trưởng, Tổ 
trưởng chuyên môn. 
nhân viên chuyên trách. 
- Ban giám hiệu. 
10/2018 
- Nâng cấp sân chơi, bãi tập. 
- Đóng bàn ghế HS theo chuẩn mới để thay thế dần. 
- Kiểm tra thiết bị dạy học các bộ môn, nếu đề xuất 
mua bổ sung ngay. 
- Phó Hiệu trưởng, Kế 
toán hợp đồng nâng cấp. 
- Phó Hiệu trưởng, kế 
toán hợp đồng. 
- Tổ Lí-Hóa-Công nghệ; 
Toán-Tin học; Sinh-Thể 
 10 
- Tạo cơ sở dữ liệu quản lý thiết bị, thư viện bằng 
phần mềm VEMIS. 
- Theo dõi việc bảo quản, giao nhận thiết bị giảng 
dạy, thường xuyên kiểm tra công tác thư viện, thiết 
bị về sổ sách, về bảo quản thiết bị (thực hiện đúng 
quy định nhà trường). 
dục-GDQP. 
- Nhóm Tin học-Công 
nghệ. 
- Phó Hiệu trưởng, giáo 
viên kiêm nhiệm, nhân 
viên phụ trách, giáo viên 
bộ môn, giáo viên chủ 
nhiệm. 
11/2018 
- Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học 
phục vụ thao giảng chào mừng ngày Việt Nam 
20/10. 
- Quản lý sổ sách, tình trạng cơ sở vật chất nhà 
trường. 
- Thường xuyên tổng vệ sinh trường lớp. 
- Mua máy vi tính bổ sung phòng máy, thiết bị 
phục vụ dạy tiếng Anh. 
- Phó Hiệu trưởng, Đoàn 
Thanh niên, nhân viên 
hành chính. 
- Nhân viên phụ trách. 
- Giáo viên chủ nhiệm 
và học sinh các lớp. 
- Phó Hiệu trưởng, kế 
toán hợp đồng. 
12/2018 
- Giáo dục học sinh ý thức giữa gìn nhà trường 
thông qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt 
đoàn, sinh hoạt đầu tuần. 
- Sửa chữa hư hỏng cơ sở vật chất. 
- Xây dựng công trình mới (khi có kinh phí). 
- Phó hiệu trưởng, Đoàn 
Thanh niên, Công đoàn, 
giáo viên chủ nhiệm, học 
sinh. 
- Phó Hiệu trưởng hợp 
đồng. 
- Ban giám hiệu, hợp 
đồng. 
1/2019 
- Lập kế hoạch phân công kiểm kê tài sản giữa năm 
học 2018 - 2019. 
- Kiểm kê tài sản tăng, giảm trong năm 2018; Báo 
cáo lên cơ quan chủ quản. 
- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi học kì I. 
- Ban giám hiệu, Ban 
Thanh tra nhân dân, kế 
toán trường. 
 - Phó Hiệu trưởng, bộ 
phận kiểm kê. 
- Phó Hiệu trưởng, Tổ 
trưởng Chuyên môn, Tổ 
văn phòng, giáo viên chủ 
nhiệm. 
2/2019 
- Theo dõi việc sử dụng đồ dùng, thiết bị giảng dạy 
của giáo viên. 
- Vệ sinh khuôn viên, trường lớp, kiểm tra lại cơ sở 
vật chất trước khi nghỉ Tết Nguyên đán. 
- Phân công trực ban, giữ gìn, bảo quản tài sản nhà 
trường trong thời gian nghỉ Tết 
 - Phó Hiệu trưởng, Tổ 
trưởng Chuyên môn, Tổ 
văn phòng- nhân viên 
văn thư. 
- Phó Hiệu trưởng , 
Đoàn Thanh niên, giáo 
viên chủ nhiệm, học 
sinh. 
- Ban giám hiệu, thành 
phần liên quan. 
3/2019 - Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa cơ sở vật chất - Phó Hiệu trưởng, hợp 
 11 
hư hỏng, đảm bảo tốt cho công tác dạy – học. 
 - Chỉ đạo tổng vệ sinh trường lớp, chăm sóc và 
trồng cây xanh. 
- Giáo dục Kỹ năng sống về phòng, tránh hỏa hoạn. 
đồng. 
 - Phó Hiệu trưởng, 
Đoàn Thanh niên, giáo 
viên chủ nhiệm, học 
sinh. 
- Đoàn Thanh niên. 
4/2019 
- Theo dõi tình hình cảnh quan môi trường. 
- Nâng cấp một số công trình vệ sinh, cơ sở vật 
chất đảm bảo các tiêu chí trường chuẩn quốc gia. 
- Kiểm tra thư viện (việc sắp xếp, bố trí, trang trí, 
vệ sinh, sổ sách, bảo quản, phân loại, tinh thần thái 
độ làm việc,...) 
- Đoàn Thanh niên. 
- Phó Hiệu trưởng, Hợp 
đồng. 
- Phó Hiệu trưởng, nhân 
viên thư viện. 
5/2019 
- Kiểm tra tình hình quản lý cơ sở vật chất các lớp, 
có biện pháp giải quyết những vi phạm. 
- Kiểm kê, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học 
(quan sát, trao đổi với cán bộ phụ trách thiết bị). 
- Chuẩn bi cơ sở vật chất và trang hiết bị phục vụ 
thi tuyển sinh lớp 10. 
- Phó Hiệu trưởng, Đoàn 
Thanh niên, giáo viên 
chủ nhiệm, học sinh. 
- Phó Hiệu trưởng, tổ 
trưởng chuyên môn, 
nhân viên thiết bị. 
- Phó Hiệu trưởng, giáo 
viên, Học sinh. 
6/2019 
- Triển khai kế hoạch bảo quản, bảo vệ cơ sở vật 
chất và trang thiết bị dạy học. 
- Lập, trình duyệt kế hoạch tu sửa, nâng cấp cơ sở 
vật chất-thiết bị dạy học. 
- Triển khai kế hoạch: Kiểm tra sửa chữa thiết bị 
điện các phòng học, Hợp đồng nâng cấp nhà để xe 
học sinh, sửa chữa hư hỏng khác. 
- Bố trí cơ sở vật chất phục vụ kì thi THPT Quốc 
gia năm 2019. 
 - Phó Hiệu trưởng (Phụ 
trách) 
- Bảo vệ, nhân viên thiết 
bị. 
- Phó Hiệu trưởng. 
- Ban giám hiệu, Ban 
thanh tra nhân dân. Phó 
Hiệu trưởng, nhân viên 
hành chính, giáo viên 
chủ nhiệm và học sinh 
các lớp 12. 
7/2019 
- Kiểm tra tiến trình nâng cấp nhà để xe học sinh. 
- Bố trí cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng, ôn tập 
hè. 
- Bồi dưỡng nghiệp vụ (theo kế hoạch của Sở Giáo 
dục và Đào tạo). 
- Bố trí cơ sở vật chất phục vụ kì thi tuyển sinh lớp 
10. 
- Phó Hiệu trưởng 
- Phó Hiệu trưởng, giáo 
viên, học sinh. 
- Nhân sự liên quan. 
- Ban giám hiệu, Ban 
thanh tra nhân dân. Phó 
Hiệu trưởng, nhân viên 
hành chính, giáo viên 
chủ nhiệm và học sinh 
các lớp 12. 
 12 
8/2019 
- Kiểm tra, nghiệm thu công trình nâng cấp, 
- Lao động, kiểm tra, bố trí, sắp xếp cơ sở vật chất, 
thiết bị phục vụ năm học mới. 
- Dự thảo, trình kế hoạch, dự toán kinh phí cho 
Hiệu trưởng. 
- Các bên liên quan. 
- Phó Hiệu trưởng, Tổ 
trưởng Chuyên môn, 
giáo viên chủ nhiệm, Tổ 
văn phòng và học sinh. 
- Ban giám hiệu, Hội 
đồng, Ban Đại diện cha 
mẹ học sinh. 
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 
 - Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp duy trì cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học 
hàng năm. 
 - Phối hợp các bộ phận liên quan thực hiện dự án. 
 - Huy động hỗ trợ từ phụ huynh và các nhà tài trợ. Tổng khoảng 150 triệu đồng. 
VI. KHÓ KHĂN, TRỞ NGẠI, HƯỚNG KHẮC PHỤC 
 - Nguồn tài chính có thể không đạt 150 triệu đồng và sự biến động về giá cả. 
 - Một số sự cố có thể xảy ra không lường trước. 
 - Trước tình hình đó cần điều chỉnh kế hoạch, ưu tiên những công việc thiết yếu nhất, 
thực hiện vốn vay khi cần, báo cáo chính quyền địa phương và Sở Giáo dục và Đào tạo hỗ 
trợ. 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 4.1. Kết luận 
 - Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là điều kiện để thực hiện mọi hoạt động của 
nhà trường, quan trọng hơn đó là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả quá trình 
dạy học và giáo dục. Việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy 
học co hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của hiệu trưởng mà là trách nhiệm của tất cả cán 
bộ, giáo viên, nhân viên va học sinh nhà trường. 
 - Để có được một hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đáp ứng được nhu 
cầu phát triển nhà trường, cần phát huy và huy động mọi tiềm năng trong và ngoài trường. 
 - Người quản lý cần thực sự coi trọng công tác quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị 
dạy học, xác định công tác đó vừa là nghệ thuật, vừa là khoa học và cả một quá trình có sự 
kế thừa và không ngừng thay đổi để thích ứng. 
 4.2. Đề xuất và kiến nghị 
 - Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên 
chuyên trách thiết bị dạy học cũng như bồi dưỡng giáo viên đứng lớp và bố trí đủ, đúng 
nhân viên chuyên trách cho các trường. 
 - Hàng năm tổ chức thi tay nghề cho nhân viên phụ trách, giáo viên sử dụng giỏi thiết bị 
dạy học, có đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng. 
 - Học viện quản lý giáo dục và trường Cán bộ quản lý giáo dục ban hành bộ tài liệu về 
khoa học quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học và các biểu mẫu quản lý, lưu trữ 
hồ sơ. 
 13 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
*** 
1. Văn kiện Đảng về phát triển kinh tế - xã hội từ đổi mới năm 1986 đến nay 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2014. 
2. Luật giáo dục. Nxb chính trị quốc gia, Hà nội, năm 2005. 
3. Chiến lược phát triển giáo dục 2011–2020. 
4. Trích nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào 
tạo. 
5. Học viện Quản lý giáo dục (2012), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường 
Trung học phổ thông. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_cong_tac_quan_ly_co_so_vat_chat_va_trang_thiet_bi.pdf