Tiểu luận Công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh về giáo dục học sinh ở trường Tiểu học Cam Phú, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - Năm học 2018-2019
1.1 . Lý do pháp lý
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục và luôn coi “Giáo dục
là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”( Đại hội
Đảng lần thứ VIII), đặc biệt trong công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh
học sinh về giáo dục học sinh được thể hiện qua các văn bản sau:
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI tiếp tục khẳng định quan điểm: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo là đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản
trị của các cơ sở giáo dục và đào tạo việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và
bản thân người học.”
Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường (ban hành kèm theo
Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000) tại điều 16 – Quan hệ nhà
trường đối với chính quyền địa phương, quy định: “Hiệu trưởng nhà trường có trách
nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền sở tại để phối hợp,
quyết định những công việc liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường và
chăm lo quyền lợi học tập của người học.”
Ngày 23/12/2008 Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ thị số 71/2008/CTBGDĐT về tăng cường phối hợp nhà trường và gia đình, xã hội trong công tác chăm
sóc giáo dục học sinh trong đó nêu rõ: Đối với cơ sở giáo dục phổ thông cần phối hợp
với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ
chức có liên quan trong việc giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường.
Thông tư 55/ 2011/TT-BGDĐT, ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh,
Điều 8, khoản 1, Trách nhiệm của cha mẹ học sinh: “Phối hợp với nhà trường trong
việc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ
học sinh đề ra.”
Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 31/8/2007, tại chương 1, Điều 3 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của trường tiểu
học: “ Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng để thực hiện
hoạt động giáo dục”. Trong Điều 47, Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội,
khoản 1, ghi rõ: “Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương, Ban đại
diện cha mẹ học sinh của trường, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên
quan nhằm: Huy động mọi lực lượng nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng cơ
sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây
dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để
học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi.”3
Đây là những cơ sở pháp lý để nhà trường thực hiện công tác phối hợp giữa nhà
trường và phụ huynh học sinh về giáo dục học sinh trong trường phổ thông.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh về giáo dục học sinh ở trường Tiểu học Cam Phú, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - Năm học 2018-2019
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH ---------- TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông TÊN TIỀU LUẬN: CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH VỀ GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM PHÚ, THÀNH PHỐ CAM RANH, TỈNH KHÁNH HÒA. NĂM HỌC: 2018-2019 Học viên: TRẦN THỊ KIM TIỀN Đơn vị công tác:Trường Tiểu học Cam Phú, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa CAM RANH, THÁNG 9/2018 2 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 . Lý do pháp lý Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục và luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”( Đại hội Đảng lần thứ VIII), đặc biệt trong công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh về giáo dục học sinh được thể hiện qua các văn bản sau: Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tiếp tục khẳng định quan điểm: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục và đào tạo việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học.” Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường (ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000) tại điều 16 – Quan hệ nhà trường đối với chính quyền địa phương, quy định: “Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền sở tại để phối hợp, quyết định những công việc liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường và chăm lo quyền lợi học tập của người học.” Ngày 23/12/2008 Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ thị số 71/2008/CT- BGDĐT về tăng cường phối hợp nhà trường và gia đình, xã hội trong công tác chăm sóc giáo dục học sinh trong đó nêu rõ: Đối với cơ sở giáo dục phổ thông cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức có liên quan trong việc giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường. Thông tư 55/ 2011/TT-BGDĐT, ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, Điều 8, khoản 1, Trách nhiệm của cha mẹ học sinh: “Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra.” Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007, tại chương 1, Điều 3 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của trường tiểu học: “ Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng để thực hiện hoạt động giáo dục”. Trong Điều 47, Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, khoản 1, ghi rõ: “Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm: Huy động mọi lực lượng nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi.” 3 Đây là những cơ sở pháp lý để nhà trường thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh về giáo dục học sinh trong trường phổ thông. 1.2. Lý do lý luận Xây dựng và phát triển mối quan hệ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng khá nhiều và tích cực đến kết quả cuối cùng của mỗi nhà trường. Mối quan hệ ấy tạo một sức mạnh cộng hưởng như dân gian đã đúc kết “ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Việc giáo dục học sinh không chỉ giới hạn trong nhà trường “Sản phẩm” của giáo dục tức là nhân cách của học sinh không phải chỉ do quá trình rèn giũa, dưỡng dục trong nhà trường, mà nó là kết quả tổng hợp của một quá trình tôi luyện trong các môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Mối quan hệ và cách thức hoạt động giữa nhà trường với cha mẹ học sinh để trao đổi thông tin và thảo luận về các khả năng phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện học sinh, giúp các em trở thành những người công dân tốt trong tương lai. Vai trò của mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình là mối quan hệ biện chứng trong sự nghiệp “trồng người” còn nhớ lời Bác Hồ đã căn dặn “Giáo dục nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục của gia đình và xã hội để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn” ( Hồ Chí Minh toàn tập Nxb, chính trị quốc gia Hà Nội, 2008, t8, tr.81).Yếu tố gia đình và yếu tố trường học đều ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của học sinh, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thực hiện hoạt động giáo dục là tất yếu. Nhà trường muốn phát triển và có sự ủng hộ nhiệt tình từ phía phụ huynh, thì nhà trường cần xây dựng mối quan hệ với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường. Đây là nhiệm vụ cần thiết tạo sự liên kết và thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ học sinh cả về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức để thực hiện mục tiêu giáo dục. Thông qua việc phối hợp với phụ huynh đây sẽ là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức giáo dục học sinh cho các bậc phụ huynh nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mỹ, ứng xử trong giao tiếp góp phần vào mục tiêu phục vụ giảng dạy và học tập mà nhiệm vụ năm học đề ra. Qua thực tế cho thấy nếu gia đình và nhà trường có sự kết hợp chặt chẽ thì sẽ tạo nên một mối quan hệ gần gũi, cởi mở giữa hai bên và hai bên sẽ nhận được đóng góp rất thiết thục và quý báu trong qúa trình giáo dục học sinh. Việc phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm đi đến mục tiêu cuối cùng là thống nhất được quan điểm, nội dung và phương pháp cách thức giáo dục học sinh ở trường cũng như ở gia đình. Chính vì vậy, nhà trường cần xác định rõ việc phối 4 hợp với cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh như thế nào? Trách nhiệm của hai bên ra sao và phải làm gì để đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó, có mối liên hệ chặt chẽ, cùng hỗ trợ tạo nên một môi trường giáo dục gia đình, nhà trường hài hòa, phát triển. 1.3. Lý do thực tiễn Trong nhiều năm qua, công tác phối hợp giữa trường tiểu học Cam Phú và cha mẹ học sinh vẫn được thực hiện và duy trì đạt được những kết quả ban đầu như: về công tác xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực cho giáo dục, phòng chống bạo lực học đường, an toàn giao thông, giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh, hạn chế học sinh bỏ học,... Tuy nhiên việc phối hợp ấy vẫn còn hạn chế chưa mang lại kết quả như mong đợi và chưa đề ra được mục tiêu cụ thể, đôi khi chưa tạo được sự gắn kết giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Có rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan làm cho công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh. Trước hết phải nói đến yếu tố khách quan, trường thuộc vùng đô thị nhưng địa bàn khó khăn, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nuôi trồng thủy sản, văn hóa đô thị chưa cao, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ý thức học tập chưa tự giác. Phong trào học tập ở các khu dân cư chưa mạnh, chưa đều, thiếu sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh, vì vậy cũng ảnh hưởng nhiều đến việc phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh. Một số phụ huynh không quan tâm đến chủ trương của Nhà trường, của lớp. Thậm chí ngay cả họp phụ huynh cũng không tham gia để nắm bắt tình hình các hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, thì công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh đôi lúc vẫn chưa được hiệu trưởng cũng như tập thể sư phạm nhà trường quan tâm, chú ý đến. Nhà trường xây dựng và tổ chức công tác phối hợp chưa thật sâu sát, chưa phát huy được vai trò của họ, nội dung và hình thức hoạt động tuyên truyền đến phụ huynh chưa phong phú. Qua học tập nhiên cứu của lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa tôi nhận thấy, công tác quản lý nhà trường rất quan trọng, trong đó công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh về giáo dục học sinh là rất cần thiết, bên cạnh đó với điều kiện thực tiễn của trường nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh về giáo dục học sinh ở trường tiểu học Cam Phú, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, năm học 2018-2019.”Với mong muốn góp phần tạo lòng tin cho phụ huynh, tạo nên một môi trường giáo dục chất lượng hài hòa và phát triển phục vụ cho giảng dạy ở trường tốt hơn trong thời gian tới. 5 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ “ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH VỀ GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM PHÚ”. 2.1. Giới thiệu khái quát về trường tiểu học Cam Phú. 2.1.1 Đặc điểm tình hình địa phương nơi trường đóng. Phường Cam Phú là một trong mười lăm đơn vị hành chính của thành phố Cam Ranh, là phường trung tâm của thành phố Cam Ranh. Phía Tây giáp phường Cam Lộc, phía Đông giáp Vịnh Cam Ranh, phía Bắc giáp phường Cam Phúc Nam và phường Cam Phúc Bắc, phía Nam giáp phường Cam Thuận. Phường được thành lập vào ngày 07 tháng 7 năm 2000, gồm có 7 tổ dân phố. Cơ cấu kinh tế của phường gồm nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, cuộc sống của người dân phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. 2.1.2 Đặc điểm tình hình nhà trường . Trường tiểu học Cam Phú tọa lạc tại 1878 Đại lộ Hùng Vương, phường Cam Phú, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Trường tiểu học Cam Phú nguyên là trường tiểu học cộng đồng Linh Phong được thành lập năm 1970. Sau năm 1975 đổi thành trường phổ thông cơ sở Cam Thuận. Năm 1990 cấp 2 tách ra giao toàn bộ cơ sở cho cấp 1 quản lý, sử dụng lấy tên trường là trường phổ thông cấp 1 Cam Thuận theo quyết định số 578 ngày 20 tháng 8 năm 1990 của Chủ tịch UBND huyện Cam Ranh.Từ tháng 10/1991-8/2001 đổi tên là trường tiểu học Ba Ngòi 2. Đến tháng 9/2001 lại đổi tên là trường tiểu học Cam Phú. Qua nhiều năm xây dựng phấn đấu, đến nay trường đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, đạt trường học thân thiện học sinh tích cực cấp tỉnh. Với sự đoàn kết và quyết tâm cao của Chi bộ, Ban giám hiệu, tập thể hội đồng sư phạm nhà trường, các khó khăn đã dần được khắc phục. Các hoạt động của nhà trường đã từng bước đi vào ổn định, chất lượng dạy học và giáo dục ngày càng được nâng cao. - Về đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trườngnăm học 2017-2018 . Nhà trường đã có chi bộ Đảng gồm 22 đảng viên ( 21 chính thức ; 01 dự bị ), sinh hoạt trực thuộc Đảng bộ phường Cam Phú, có Công đoàn cơ sở gồm 55 công đoàn viên, Liên đội, Chi đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có 11 đoàn viên. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 55/50 nữ. Trong đó: cán bộ quản lý nhà trường 3/3nữ: đều đạt tiêu chuẩn quy định theo Điều lệ trường tiểu học: 03 tốt nghiệ ... hiện vào ngày thứ hai: tuần đầu của tháng 8. - Tổ chức mít tinh. - Thu nhận, bàn giao và vận động học sinh. - Học sinh đến trường không đầy đủ. - Lập danh sách và tham mưu với địa phương vận động học sinh đến trường, phối hợp với Hội khuyến hoc, Ban đại diện CMHS hỗ trợ học sinh nghèo. 4.Tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm. - Thành lập được Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và của trường. - Thực hiện được kế hoạch phối hợp giáo dục học sinh. - Nhà trường. - Công Đoàn - Đoàn ,Đội. - Giáo viên. - Ban đại diện CMHS. -Cha mẹ học sinh. - Thực hiện vào tháng 9. - Nhà trường lập kế hoạch chung tham mưu Ủy ban nhân dân phường. - Thư - Các lớp tiến hành bầu Ban đại diên cha mẹ học sinh của lớp. - Chọn thành viên tiêu biểu của lớp để bầu vào Ban đại diện cha mẹ - Phụ huynh đến tham dự không đầy đủ. - Giáo viên chủ nhiệm nhờ học sinh gửi thư mời đến gia đình và giải thích rõ tầm quan 18 mời. - Hội trường. - Dự kiến số lượng nhân sự của từng Ban đại diện. học sinh của trường. ( của lớp 3 thành viên, của trường 7 thành viên) trọng của việc gặp mặt này cho học sinh hiểu để học sinh truyền đạt tới phụ huynh và họ sẽ tham dự đầy đủ. 5.Phối hợp ba môi trường giáo dục: Nhà trường- Gia đình- Xã hội. - Học sinh có nề nếp, hành vi đạo đức tốt, xuất hiện nhiều gương thật, có ý chí, ý thức tự quản. - Tập thể nhà trường, cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể trên địa bàn. - Triển khai trong cuộc họp cha mẹ học sinh. - Thực hiện sổ liên lạc, hộp thư góp ý, hộp thư điện tử. - Báo cáo kịp thời khi có học sinh vi phạm nội quy trường lớp. - Đến gặp gia đinh học sinh trao đổi. - Một số phụ huynh còn lơ là trong trong việc giáo dục con em mình. - Kết hợp với địa phương mở các cuộc họp dân tuyên truyền giáo dục đạo đức cho các bậc phụ huynh. 6. Phối hợp với phụ huynh học sinh để hưởng ứng “ Tháng an toàn giao thông”. - Giáo dục cho học sinh ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông và vận động mọi người cùng thực hiện tốt. - Đoàn , Đội. - Giáo viên. - Công an phường. - Ủy ban phường. - Băng rôn, biểu ngữ về an toàn giao thông . - Hệ thống loa di động. 1/9/2015 đến 30/9/2015. - Tổ chức mít tinh trong địa bàn phường. - Dạy các tiết an toàn giao thông theo quy định. -Giáo dục - Ùn tắt giao thông. - Thiếu sách, tài liệu. - Học sinh không tham ,gia đông đủ - Giáo viên kết hợp với công an phường hướng dẫn diễu hành. - Bổ sung 19 lồng ghép trên lớp. Giáo dục ngoài giờ lên lớp. -Tổ chức thi tìm hiểu về an toàn giao thông ( như vẽ, viết bài,..). thêm sách , tài liệu kịp thời. - Tuyên truyền về ý nghĩa của cuộc thi. 7.Phối hợp với phụ huynh học sinh để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản, những hiểu biết về cuộc sống xung quanh. - Giúp học sinh tự tin hơn trong hoạt động góp phần giáo dục toàn diện cho các em. - Nhà trường. - Ban đại diện CMHS. - Tổng phụ trách Đội. - Giáo viên. - Xây dựng kế hoạch bài dạy. - Phương tiện hỗ trợ cho bài dạy. - Thực hiện trái buổi đối với lớp dạy 2 buổi/ngày. - Giáo viên chủ nhiệm dạy lồng ghép vào tiết sinh hoạt lớp. - Nội dung chưa phù hợp. - Nộp kế hoạch bài dạy cho nhà trường duyệt trước khi thực hiện. 8.Phối hợp với phụ huynh học sinh để tổ chức lễ - Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo cho học sinh. - Học sinh - Nhà trường. - Ban đại diện cha mẹ học sinh. - Đoàn , Đội. - Công Đoàn. - Hội khuyến - Xây dựng chương trình. - Hệ thống âm thanh. - Thực hiện theo chương trình buổi lễ: phát biểu ý nghĩa, văn nghệ, học sinh tặng - Chương trình diễn ra không đúng kế hoạch vì trời mưa. - Chuẩn bị khung rạp có mái che cho đại biểu và học sinh. 20 kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. yêu mến thầy cô, biết tôn trọng và lễ phép với thầy cô. học trường, của phường. - Chính quyền địa phương. - Các tiết mục văn nghệ. - Hoa tươi. -Phần thưởng cho học sinh, giáo viên đạt thành tích trong đợt thi đua. - Quà cho học sinh nghèo. - Thời gian tổ chức vào buổi sáng ngày 20/11. hoa cho thầy cô, tặng quà cho học sinh nghèo - Ban đại diện cha mẹ học sinh kêu gọi phụ huynh quan tâm con em, chính quyền địa phương phát biểu. 9. Phối hợp với phụ huynh học sinh để tổ chức Hội trại 26/3. - Giúp học sinh trải nghiệm về các hoạt động tập thể. - Hình thành đức tính đoàn kết, yêu thương. - Nhà trường. - Ban đại diện CMHS - Đoàn, Đội. - Giáo viên chủ nhiệm. - Các dụng cụ dựng trại. - Bài tuyên truyền cổ động. - Các trò chơi dân gian. - Các tiết mục văn nghệ. - Thực hiện trong tháng 3. - Tổ chức Hội thi cắm trại cho khối lớp 3,4,5. - Tổ chức văn nghệ, thi các trò chơi dân gian. - Đốt lửa trại, sinh hoạt tập thể. Không giữ được nề nếp trật tự khi diễn ra các hoạt động. - Phân công giáo viên khối lớp 1,2, giáo viên bộ môn hỗ trợ cho các trại. 21 10. Họp phụ huynh học sinh. - Thông báo với gia đình về tình hình học tập cũng như vấn đề đạo đức của học sinh ở cuối kỳ, cuối năm học. Từ đó có biện pháp phối hợp, giáo dục các em kịp thời. - Nhà trường. - Giáo viên. - Phụ huynh học sinh - Thư mời - Sổ liên lạc. - Sổ ghi chép thành tích của học sinh, hành vi học sinh cá biệt. - Báo cáo kết quả học tập rèn luyện của học sinh. - Nêu ra giải pháp trong thời gian tới. - Phụ huynh không dự họp đầy đủ. - Giáo viên gửi thư mời trực tiếp cho phụ huynh học sinh. 11. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh về giáo dục học sinh . - Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt được. - Nhà trường. - Ban đại diện CMHS. - Phụ huynh học sinh . - Giáo viên, học sinh. -Cả năm - Căn cứ vào kế hoạch phối hợp đề ra tổng kết đánh giá các hoạt động đã thực hiện. -Phát huy những kết quả đạt được. -Khắc phục những tồn tại -Đánh giá không sát với thực tế -Số liệu không chính xác. - Kiểm chứng lại thông tin. - Kiểm tra đánh giá 22 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận: Công tác phối hợp để giáo dục cho học sinh là một vấn đề cấp bách của toàn xã xội, nhằm hoàn thiện và phát triển những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ kinh tế hội nhập. Những chuẩn mực về đạo đức phải được xây dựng ngay từ thế hệ trẻ và đặc biệt đối với học sinh tiểu học. Qua công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh về giáo dục học sinh ở trường tiểu học Cam Phú, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.Tôi nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của người cán bộ quản lý trong công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh xây dựng và phát triển nhà trường để hoàn thiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Muốn thực hiện được mục tiêu đó người hiệu trưởng phải có trách nhiệm chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Phải tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ cán bộ giáo viên hiểu được vai trò tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh và chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên, nhân viên phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Hiệu trưởng phải là người thực hiện tiếng nói tham mưu thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu hút thêm nguồn nhân lực, vật lực. Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Vấn đề này không hề đơn giản nhưng cũng không phải là không giải quyết được. Đây là cả một quả trình gian khổ cần có sự kiên trì bền bỉ đối với những người có trách nhiệm thì mới đạt được mục tiêu đã đề ra. Cho nên các đoàn thể, các ngành các cấp, các tổ chức xã hội địa phương , Ban đại diện cha mẹ học sinh phải hỗ trợ và phối hợp tích cực với nhà trường trong việc giáo dục cho học sinh. Muốn chất lượng giáo dục địa phương tiến bộ thì chúng ta phải biết tạo sức mạnh tổng hợp từ nhà trường, gia đình và xã hội. Đây là nhân tố then chốt quyết định đến sự thắng lợi cho sự nghiệp giáo dục. 4.2. Kiến nghị Trước thực trạng về công tác phối hợp để giáo dục học sinh tại đơn vị, trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh về giáo dục học sinh đã nảy sinh nhiều khó khăn chưa tháo gỡ được. Muốn làm được việc này tôi cần có sự giúp đỡ ở cấp trên : - Đối với Ủy Ban nhân dân thành phố: giải quyết về hồ sơ đất của trường để tiến hành xây hàng rào phía Bắc đảm bảo an ninh trường học. - Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: cung cấp cho đơn vị thêm trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục, phối hợp với ban ngành đoàn thể thành phố hỗ trợ kịp thời cho học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến trường 23 nhằm hạn chế học sinh bỏ học và vi phạm tệ nạn xã hội. Xem xét xây thêm 6 phòng học để thanh lý 6 phòng học đã xuống cấp. - Đối với chính quyền địa phương: kết hợp với ngành Văn hóa kiểm tra thường xuyên giờ giấc các dịch vụ Internet trên địa bàn, kiểm tra chặt chẽ các trò chơi dịch vụ trá hình thu hút học sinh nghiện ngập, sa ngã. - Đối với Hội khuyến học: cần phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường có kế hoạch hỗ trợ cho học sinh nghèo ngay từ đầu mỗi năm học./. 24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 04/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 01tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.” 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ Ban đại diện CMHS, ban hành theo Thông tư số 55/2011/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011. 3. Điều lệ Trường tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT- BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Thạc sĩ. GVC. Đỗ Thiết Thạch, Thạc sĩ Trần Thị Hảo: Chuyên đề 13: Xây dựng và phát triển các mối quan hệ của các trường phổ thông. 5. Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh ( 2013), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông.
File đính kèm:
- tieu_luan_cong_tac_phoi_hop_giua_nha_truong_va_phu_huynh_hoc.pdf