Tiểu luận Công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Hiệu trưởng trường PTDTNT tỉnh Tây Ninh
(Bản scan)
1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở pháp lý
Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ngày 16 tháng 7 năm 1998 đã ra Nghị quyết số 03-NQ/TW về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nghị quyết nêu rõ “Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em”; bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức, lối sống và bản lĩnh dân tộc Việt Nam.
Ngày 27 tháng 7 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1270/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”, trong đề án đã đã khẳng định mục tiêu chung là “Huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm: Vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo”.
Thực hiện nhiệm vụ đặc thù của trường phổ thông, ngày 15 tháng 01 năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, tại Điều 3, quy chế nêu rõ “Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam...” là một trong những nhiệm của trường phổ thông dân tộc nội trú. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường phải thực hiện: “Sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, tham quan du lịch, lễ hội, tết dân tộc; giao lưu văn hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm giáo dục lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh”, động thời quy định nhiệm vụ của hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên nhà trường phải “Tích cực tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương”.
File đính kèm:
- tieu_luan_cong_tac_giu_gin_va_phat_huy_ban_sac_van_hoa_dan_t.pdf