Tài liệu Nhập môn khi luận về Triết học
I. KHI LUẬN TRIẾT HỌC
1. Triết học và đối tượng của triết học
Tư tưởng triết học ra đời từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VII Tr. CN tại
Trung Quốc, Ấn Độ và sau đó là Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ “Triết học”*
xuất phát từ tiếng Hy Lạp philosophia (với sự kết hợp phileo) – yêu thích,
và sophia – thông thái, có nghĩa là “yêu thích sự thông thái”, “yu mến sự
thơng thi”, “khát vọng vươn đến sự thông thái”.
Theo nghĩa rộng thuật ngữ “triết học” thể hiện: - khát vọng vươn đến
tri thức, sự hiểu biết, thông thái, - “thế tục hóa” sự thông thái thần linh. Khi
tự xem mình là “người yêu thích sự thông thái “(philosophos) Pythagoras
(nửa sau thế kỷ thứ VI - đầu thế kỷ V Tr.CN) đã nhấn mạnh ý nghĩa của
triết học là khát vọng vươn tới tri thức, tìm kiếm chân ly1. Platon (427 – 347
tr.CN) và Aristoteles (384 – 322 tr. CN) là những người đã phân biệt tri thức
triết học với các lĩnh vực khác của nhận thức, xác định nhiệm vụ của triết
học là nhận thức các chân lý vĩnh cửu và tuyệt đối (Platon), hay vươn tới cái
phổ quát (universaly) trong thế giới, suy ra, đối tượng của triết học là cơ sở
ban đầu và nguyên nhân của tồn tại. Như vậy triết học ở thời kỳ đầu tiên
được xem như tri thức lý luận phổ quát duy nhất, bao trùm là “ khoa học của
các khoa học”.
Từ thế kỷ XV trở đi quá trình chuyên biệt hóa tri thức đưa đến sự ra
đời các ngành khoa học cụ thể, với hệ thống lý luận chuyên biệt của
mình.Quan niệm truyền thống xem triết học là “khoa học của các khoa học”
trên thực tế đã không thể hiện được bức tranh chung và lôgíc nội tại của sự
phát triển tri thức. Định nghĩa triết học, do lệ thuộc vào các yếu tố khác nhau
như đặc thù của từng khu vực (phương Đông, phương Tây), sự mở rộng
không ngừng các lĩnh vực nghiên cứu, những biến đổi chính trị – xã hội,
cách tiếp cận chủ quan của từng nhà triết học nên cũng không đạt được sự
nhất trí hoàn toàn. Mặc dù vậy vẫn có thể chú ý đến các điểm chung nhất
trong đối tượng nghiên cứu của triết học với tính cách là hình thái đặc thù
của ý thức xã hội và dạng nhận thức tổng quát như sau:
+ Nghiên cứu những vấn đề chung nhất của tồn tại, hay khía cạnh
bản thể luận * của triết học.
+ Nghiên cứu những vấn đề chung nhất của nhận thức, hay khía
cạnh nhận thức luận * của triết học.
+ Nghiên cứu những vấn đề chung nhất của sự vận động và phát
triển xã hội, hay triết học xã hội.
+ Nghiên cứu những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất của con
người, do con người tạo ra trong quá trình sáng tạo lịch sử, hay nhân học
triết học* , triết học về con người.
Tóm lại, triết học là học thuyết về những vấn đề và những nguyên lý
chung nhất của giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người, mối quan hệ giữa
con người với con người và với thế giới chung quanh, vị trí của con người
trong thế giới
Một cách cô đọng, có thể hình dung các bộ phận của triết học là học
thuyết về tồn tại (hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này), học thuyết về nhận
thức, học thuyết về giá trị, thông qua đó làm sáng tỏ yếu tố nhận thức và
yếu tố đánh giá trong mọi hệ thống triết học. Là sản phẩm tất yếu của sự
phát triển và hoàn thiện của xã hội, triết học còn được xem như thành tố
không tách rời của văn hóa tinh thần, tinh hoa tinh thần của mỗi thời đại và
mỗi dân tộc trên những chặng đường nhất định.
Triết học luôn được trình bày dưới dạng lý luận, trong đó thể hiện hệ
thống các nguyên lý, các phạm trù, các quy luật, các phương pháp nghiên
cứu; chúng mang tính chất chung nhất, được phổ biến vào tự nhiên, xã hội,
con người (tư duy về tư duy) – đó là đặc trưng của lý luận triết học. Nói cách
khác, triết học xem xét thế giới như nội dung chỉnh thể và xác lập quan niệm
có tính hệ thống về chỉnh thể đó.
C.Mc xem mọi triết học chân chính như tinh hoa về mặt tinh thần của
thời đại mình, l linh hồn sống của văn hóa2. Nhận định ấy là một chỉ dẫn
quan trọng đối với việc tìm hiểu, đánh giá các học thuyết triết học trong quá
khứ, với sự kết hợp tinh tế cách tiếp cận tri thức – thế giới quan và cách tiếp
cận giá trị - văn hóa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Nhập môn khi luận về Triết học
1 LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DNG CHO HV CAO HỌC KHƠNG THUỘC CN TRIẾT HỌC (BI SOẠN CHO HỌC VIN CAO HỌC KHƠNG CHUYN NGNH TRIẾT) Đinh Ngọc Thạch, Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG-HCM (Tài liệu tham khảo lưu hành nội bộ) NHẬP MÔN KHI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC 2 I. KHI LUẬN TRIẾT HỌC 1. Triết học và đối tượng của triết học Tư tưởng triết học ra đời từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VII Tr. CN tại Trung Quốc, Ấn Độ và sau đó là Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ “Triết học”* xuất phát từ tiếng Hy Lạp philosophia (với sự kết hợp phileo) – yêu thích, và sophia – thông thái, có nghĩa là “yêu thích sự thông thái”, “yu mến sự thơng thi”, “khát vọng vươn đến sự thông thái”. Theo nghĩa rộng thuật ngữ “triết học” thể hiện: - khát vọng vươn đến tri thức, sự hiểu biết, thông thái, - “thế tục hóa” sự thông thái thần linh. Khi tự xem mình là “người yêu thích sự thông thái “(philosophos) Pythagoras (nửa sau thế kỷ thứ VI - đầu thế kỷ V Tr.CN) đã nhấn mạnh ý nghĩa của triết học là khát vọng vươn tới tri thức, tìm kiếm chân ly1. Platon (427 – 347 tr.CN) và Aristoteles (384 – 322 tr. CN) là những người đã phân biệt tri thức triết học với các lĩnh vực khác của nhận thức, xác định nhiệm vụ của triết học là nhận thức các chân lý vĩnh cửu và tuyệt đối (Platon), hay vươn tới cái phổ quát (universaly) trong thế giới, suy ra, đối tượng của triết học là cơ sở ban đầu và nguyên nhân của tồn tại. Như vậy triết học ở thời kỳ đầu tiên được xem như tri thức lý luận phổ quát duy nhất, bao trùm là “ khoa học của các khoa học”. Từ thế kỷ XV trở đi quá trình chuyên biệt hóa tri thức đưa đến sự ra đời các ngành khoa học cụ thể, với hệ thống lý luận chuyên biệt của mình.Quan niệm truyền thống xem triết học là “khoa học của các khoa học” trên thực tế đã không thể hiện được bức tranh chung và lôgíc nội tại của sự phát triển tri thức. Định nghĩa triết học, do lệ thuộc vào các yếu tố khác nhau như đặc thù của từng khu vực (phương Đông, phương Tây), sự mở rộng không ngừng các lĩnh vực nghiên cứu, những biến đổi chính trị – xã hội, cách tiếp cận chủ quan của từng nhà triết học nên cũng không đạt được sự nhất trí hoàn toàn. Mặc dù vậy vẫn có thể chú ý đến các điểm chung nhất trong đối tượng nghiên cứu của triết học với tính cách là hình thái đặc thù của ý thức xã hội và dạng nhận thức tổng quát như sau: + Nghiên cứu những vấn đề chung nhất của tồn tại, hay khía cạnh bản thể luận * của triết học. + Nghiên cứu những vấn đề chung nhất của nhận thức, hay khía cạnh nhận thức luận * của triết học. + Nghiên cứu những vấn đề chung nhất của sự vận động và phát triển xã hội, hay triết học xã hội. 1 Nhiều nh nghin cứu cho rằng Hraclít (Heraklitos) mới là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ” philosophos”, sau đó hình thnh thuật ngữ “philosophia”. 3 + Nghiên cứu những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất của con người, do con người tạo ra trong quá trình sáng tạo lịch sử, hay nhân học triết học* , triết học về con người. Tóm lại, triết học là học thuyết về những vấn đề và những nguyên lý chung nhất của giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người, mối quan hệ giữa con người với con người và với thế giới chung quanh, vị trí của con người trong thế giới Một cách cô đọng, có thể hình dung các bộ phận của triết học là học thuyết về tồn tại (hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này), học thuyết về nhận thức, học thuyết về giá trị, thông qua đó làm sáng tỏ yếu tố nhận thức và yếu tố đánh giá trong mọi hệ thống triết học. Là sản phẩm tất yếu của sự phát triển và hoàn thiện của xã hội, triết học còn được xem như thành tố không tách rời của văn hóa tinh thần, tinh hoa tinh thần của mỗi thời đại và mỗi dân tộc trên những chặng đường nhất định. Triết học luôn được trình bày dưới dạng lý luận, trong đó thể hiện hệ thống các nguyên lý, các phạm trù, các quy luật, các phương pháp nghiên cứu; chúng mang tính chất chung nhất, được phổ biến vào tự nhiên, xã hội, con người (tư duy về tư duy) – đó là đặc trưng của lý luận triết học. Nói cách khác, triết học xem xét thế giới như nội dung chỉnh thể và xác lập quan niệm có tính hệ thống về chỉnh thể đó. C.Mc xem mọi triết học chân chính như tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại mình, l linh hồn sống của văn hóa2. Nhận định ấy là một chỉ dẫn quan trọng đối với việc tìm hiểu, đánh giá các học thuyết triết học trong quá khứ, với sự kết hợp tinh tế cách tiếp cận tri thức – thế giới quan và cách tiếp cận giá trị - văn hóa. 2. Triết học và thế giới quan Mọi triết học đều là thế giới quan, tức hệ thống các quan điểm về thế giới khách quan, về vị trí con người trong thế giới, về quan hệ của con người với thế giới xung quanh và với chính mình, kể cả thái độ sống của con người, chính kiến, lý tưởng, nguyên tắc nhận thức và hoạt động, định hướng giá trị, chịu sự chế định của những quan niệm ấy. Khái niệm “thế giới quan” rộng hơn khái niệm “triết học”, nghĩa là triết học cũng là một dạng thế giới quan, có thể so sánh với các thế giới quan khác như thế giới quan thần thoại, thế giới quan nghệ thuật, thế giới quan tôn giáo Thế giới quan là kết quả phản ánh thế giới. Nó có thể diễn ra ở cấp độ đời thường, chịu tác động trực tiếp của điều kiện sống và kinh nghiệm của 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.1; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 157 4 con người, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cấp độ này của thế giới tồn tại dưới hình thức các quan niệm tự phát, thiếu hệ thống về thế giới. Sự phản ánh thông quan các khái niệm, vạch ra được tính quy luật, bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình, là sự phản ánh ở cấp độ cao, gắn với tư duy trừu tượng và tri thức lý luận. Triết học thuộc về cấp độ này của thế giới quan. Thế giới quan triết học thể hiện dưới hình thức khái niệm, phạm trù, dựa vào các thành tựu của khoa học chuyên biệt, cụ thể về tự nhiên, xã hội và con người như chất liệu sống cho những luận giải mang tính khái quát lý luận cao của mình. Ở phương diện lịch sử thế giới quan triết học xuất hiện muộn hơn thần thoại và tôn giáo. Theo các dữ liệu khoa học hiện đại tôn giáo xuất hiện vào khoảng hơn năm mươi ngàn năm trước đây, vào thời kỳ chớm bắt đầu tan rã của công xã nguyên thủy, còn thần thoại thì ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người đã trở thành hình thái ý thức chủ đạo, là thế giới quan của người nguyên thủy. Thần thoại là sự đối thoại đầu tiên, đầy tính hoang tưởng, của con người với thế giới xung quanh. Người nguyên thủy bị vây bọc trong quyền lực của xúc cảm và của trí tưởng tượng; những quan niệm của họ về sự vật còn mơ hồ, rời rạc, phi lôgíc. Các yếu tố tư tưởng và tính cảm, tri thức và nghệ thuật, tinh thần và vật chất, khách quan và chủ quan, hiện thực và suy tưởng, tự nhiên và siêu nhiên chưa bị phân đôi. Triết học ra đời chính là sự vượt qua tư duy dưới hình thức hình tượng cảm tính và tự phát bằng tư duy lý luận, hay tư duy dưới hình thức các khái niệm, xác lập bức tranh về thế giới một cách có hệ thống. Triết học là trình độ tự giác trong quá trình phát triển của thế giới quan. Tóm lại, triết học là cấp độ cao nhất của thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới. Theo nghĩa đó triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan; nó có chức năng tìm hiểu và vạch ra ý nghĩa hợp lý và các quy luật phổ biến của sự tồn tại và phát triển của thế giới và con người. II VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC 1. Thế nào là vấn đề cơ bản của triết học? Với tính cách là tri thức lý luận có hệ thống luôn được làm giàu thêm qua mỗi chặng đường phát triển của lịch sử, triết học đứng trước hàng loạt các vấn đề cần giải đáp, trong đó có vấn đề vừa nêu trên: triết học là gì? Các nhà triết học căn cứ vào việc giải quyết vấn đề đó mà hình thành quan điểm của mình, xác nhận những nội dung cụ thể và sử dụng những phạm trù thích hợp để làm sáng tỏ điều cần quan tâm. Mỗi học thuyết triết học thường đặt ra một vấn đề chính xuyên suốt, thông qua đó bày tỏ quan điểm chủ đạo của mình. Các vấn đề khác đều xoay quanh cái trục chính đó. Thời đại lịch sử 5 cũng vậy: những đổi thay của xã hội, sự mở rộng không ngừng chân trời nhận thức của con người, sự phát triển ngày càng phong phú các lĩnh vực tri thức đưa đến sự điều chỉnh các vấn đề triết học. Cái hôm qua đóng vai trò chủ đạo ,hôm nay có thể biến thành thứ yếu,, nhược lại cái cá biệt, do sự vận động tiếp theo của lịch sử, có thể trở thành cái phổ biến. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn vấn đề chung, quy định bản chất của tư duy triết học, đó là vấn đề về quan hệ giữa tư duy và tồn tại, hay “ tâm” và “vật”, ý thức và vật chất. Đó là vấn đề cơ bản lớn của triết học, bởi lẽ việc giải quyết nó là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác, đồng thời cho phép xác định tính khuynh hướng thế giới quan của các học thuyết triết học, mà tính khuynh hướng đó, xét đến cùng, tập trung ở chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, cùng các biến thái của chúng. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: 1. Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước (mang tính thứ nhất), cái nào có sau (tính thứ hai, phi sinh) và cái nào là quyết định? 2. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không, va nhận thức như thế nào? 2. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đưa đến sự hình thành hai khuynh hướng lớn trong lịch sử triết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Các nhà duy vật giải thích mọi thứ từ vật chất, xem vật chất là cái có trước (ci mang tính thứ nhất), xuất phát và quyết định ý thức. Ngược lại, các nhà duy tâm giải thích mọi thứ trên cơ sở một bản nguyên tinh thần nào đó, xem tinh thần là cái có trước và quyết định trong quan hệ với thế giới vật chất. Sự phân cực thế giới quan như vậy được thực hiện ngay từ thời cổ đại, và xuyên suốt quá trình phát triển của triết học, tạo nên xung lực của sự phát triển tư tưởng triết học. Chủ nghĩa duy tâm đối lập với chủ nghĩa duy vật ở khía cạnh thế giới quan, nhưng cũng là sản phẩm tất yếu của lịch sử, gắn liền với những vấn đề bản thể luận, nhận thức luận và giá trị - văn hóa. Chủ nghĩa duy tâm trong nhiều trường hợp thể hiện sự ngạc nhiên thú vị trước cái “siêu phàm”, cái “thần tính” của con người, để phân biệt với cái “không thuộc về thần linh”, không “siêu phàm”, tức thế giới không-phải-con-người. Vì thế m nhn đọc Socrates, Plato, Hegel, V.I.Lênin nhấn mạnh:”Chủ nghĩa duy tâm thông minh gần với chủ nghĩa duy vật thơng minh hơn chủ nghĩa duy vật ngu xuẩn”3 3 V.I.Lnin: Ttồn tập, t.29, Nxb Chính trị Quốc gia, H Nội, 2006, tr. 293. 6 + Trong quá trình phát sinh và phát triển của mình chủ nghĩa duy vật trải qua các hình thức cơ bản sau: 1) Chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ (CNDV tự phát, xét theo cơ sở, qu trình hình thnh lẫn trình độ của nó) tại các nước phương Đông(Ấn Độ, Trung Quốc) và Hy Lạp, La Mã cổ đại là hình thức đầu tiên của ... nh, tiết chế dục vọng, tránh mọi thái quá ở đời, trở về trạng thái thuần phát phi giai cấp. Thái độ thản nhiên trước mọi giới chính là nhằm vượt qua khỏi giới hạn của sự tách chia tương đối con người – vũ trụ, chủ quan – khách quan, làm cho tâm hồn trở nên vũ trụ hóa. Xu hướng xuất thế, thoát tục cực đoan của Lão Tử và Lão gia nói chung là sự phản ứng trước những nhiễu loạn của thời đại. c) Mặc gia Người sáng lập trường phái này là Mặc Tử (khoảng 479 – 381 tr. CN). Thời kỳ dầu Mặc Tử theo Nho gia, nhưng sau đó lập trường phái riêng. Tư tưởng chủ đạo của Mặc gia là “Kiêm ái” và “Công lợi”. + “Kiêm ái” là yêu thương hết thảy mọi người, không phân biệt đia vị, quan hệ tông tộc, quốc gia. Kiêm ái, cũng như Nhân Nghĩa, là cơ sở của xã hội thái bình, thịnh trị, trên dưới thuận hòa, nói cách khác, Kiêm ái hợp với ý Trời. Để thực hiện Kiêm ái nhà nước cần thống nhất tư tưởng và hành động của mọi người trong xã hội theo nguyên tắc “Thượng đồng” và “ Thượng hiền”. Thượng đồng: dưới thuận ý trên, mà cao nhất là ý Trời, nhằm đưa những cái tản mát về một mối, “kẻ trên người dưới, tình ý thông đạt”. Thượng hiền: chọn lựa và trọng dụng những người hiền tài để trị nước, an dân, bất kể họ xuất thân từ tầng lớp xã hội nào. Mục đích cao nhất của thực hiện Kiêm ái là làm lợi cho muôn dân. + “Công lợi” đi đôi với “Kiêm ái”. Trong triết lý đạo đức của Mặc gia nghĩa và lợi không tách rời nhau: làm điều lợi cho thiên hạ cũng là thực hiện “ nghĩa”; nghĩa là danh, lợi là thực. Mặc gia chú trọng đến tính hiệu quả của công việc (công dụng), và xác định “Tam biểu” như tiêu chuẩn đánh giá nhận thức và hành vi con người. Tam biểu là gốc, nguyên, dụng, trong đó Gốc căn cứ vào tấm gương của các bậc thánh vương xưa, Nguyên là sự đánh giá căn cứ vào”tai mắt trăm họ”, Dụng là sự đánh giá căn cứ vào tính hiệu quả đối với trăm họ , muôn nhà. Trong ba tiêu chuẩn đó thì tiêu chuẩn thứ ba là quan trọng nhất, bởi lẽ xét đến cùng lợi ích mới là cái mà con người hướng đến. Không phải lý luận dài dòng, vô bổ, mà hoạt động lao động có định hướng thực tế, theo Mặc gia, mới là điều cần thiết cho tất cả. 190 Triết học của Mặc gia mang tính chất duy tâm, song ý trời ở đây không biểu thị thuyết thiên mệnh tuyệt đối như ở Nho gia Khổng Mạnh, mà được sử dụng như cái giá đỡ để nhấn mạnh tư tưởng chủ đạo của mình. Quan điểm của Khổng Tử mang tính áp đặt, quá câu nệ vào Lễ, quan điểm của Mặc gắn với sự khẳng định tính tích cực của con người, mong muốn thay đổi trật tự xã hội hiện tồn. d) Pháp gia Sự hình thành của Pháp gia diễn ra trong cuộc đấu tranh chống Nho gia tiên Tần. Mặc dầu cả phái này lẫn phái kia đều mong muốn thành lập một nhà nước hùng mạnh, thịnh trị, song các luận chứng, các nguyên tắc và các phương pháp sử dụng khác nhau. Nho gia xuất phát từ tố chất đạo đức của con người, chú trọng đến vai trò và vị trí của Lễ, các chuẩn mực ứng xử trong việc củng cố trật tự xã hội và các nguyên tắc cai trị. Các đại biểu của Pháp gia, ngược lại, xuất phát từ luật pháp và tuyên bố rằng chính trị không tương thích với đạo đức. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Quản Trọng (thế kỷ VI TCN) là người mở đường cho Pháp gia. Những yếu tố php trị hình thnh r nt ở Thn Bất Hại (401 – 337 TCN) với chủ trương đề cao “thuật” trong phép trị nước, Thận Đáo (370 – 290 TCN) với quan điểm trị nước dựa vào “thế”, Thương Ưởng (? – 338 TCN) với việc đề cao “pháp”. Đại biểu xuất sắc của Pháp gia là Hàn Phi Tử (khoảng 280 – 233 tr. CN) người đã hệ thống hóa các tư tưởng có xu hướng phát triển để phát triển thành một học thuyết hoàn chỉnh, có uy tín lớn trong lịch sử Trung Hoa, nhất là ở buổi giao thời giữa cổ đại và trung đại. Tc phẩm chính – Hn Phi Tử. Pháp trị là sự tổng hợp “pháp”, “thế” và “thuật”, trong đó “pháp” là nội dung của chính sách cai trị (luật pháp), “thế” là vị thế, quyền uy của người đứng đầu nhà nước, “thuật” là phương pháp, thủ thuật, mưu lược điều hành công việc và dùng người. Người lãnh đạo tạo ảnh hưởng đến quần chúng trước hết nhờ thực hiện thưởng và phạt, trong đó phạt là giải pháp chính, nhằm kịp thời ngăn chặn cái ác. Theo Hàn Phi, luật pháp do con người làm ra. Có thể thay đổi phù hợp với hoàn cảnh mới. Để phép trị nước thực sự tác dụng cần thực hiện “tham nghiệm”, rà soát các luật lệ, các chuẩn mực, các quy tắc, kịp thời điều chỉnh chúng cho sát với thực tế. Tư tưởng có giá trị nổi bật của Pháp gia là thượng tôn pháp luật. Lần dầu tiên “php”, “thuật” v “thế” khơng cịn l những thuật php ring lẽ, m thống nhất thnh một chủ trương, một đường lối trị nước được luận chứng chặt chẽ. Php gia bc bỏ hết thảy mọi cầu viện từ thần thnh, m quỷ, bĩi tốn trong trị quốc, l những diều m Nho, Lo, Mặc gia vẫn mắc phải. 191 Tinh thần biện chứng trong nội dung học thuyết pháp trị là nét đặc sắc của nó. Các yếu tố “pháp”, “thế”, “thuật” có mối liên hệ hữu cơ, thẩm thấu vào nhau, thâm nhập vào nhau trong một tổng thể thống nhất. Quan điểm “thời biến pháp biến” phù hợp với điều kiện lịch sử nhiều biến động. Php gia cố gắng giải thích sự pht triển của x hội trn cơ sở thế giới quan duy vật. Lợi ích vật chất được xem là cơ sở của các quan hệ x hội v hnh vi của con người, dân số và của cải là nguồn gốc của mọi phân chia giai cấp trong x hội. Php gia l trường phái đầu tiên đặt kinh tế vào vị trí động lực của tiến trình lịch sử - x hội. Pháp gia là trường phái đầu tiên đặt thực tiễn vào đúng vai trị của nĩ đối với nhận thức. Thực tiễn, hay cái “lý” của thời đại là viên gạch đầu tiên xây nên phép trị nước một cách vững chắc. Phương pháp trị nước phải tuân theo cái lý đang biến đổi, chứ khơng theo ci lý cổ xưa. Quan điểm nệ cổ của Nho gia tỏ ra không thích hợp. Hàn Phi cũng kết án nhân trị (đức trị) của Nho gia là giả dối, vì thời nay con người tranh nhau vì lợi chứ khơng phục tng lễ, nghĩa, tín như thời Nghiêu, Thuấn. Pháp gia cho rằng khi có sự xung đột giữa nhà và nước thì bỏ nh theo nước; chứ khyông như Nho gia bỏ nước theo nhà. Hạn chế lịch sử của Pháp gia thể hiện ở những điểm sau: - Quá nhấn mạnh đến pháp luật, thần thánh hóa pháp luật mà quên giáo hóa con người về đạo đức, tính tự giác, bác bỏ hẳn nhân nghĩa, đạo lý. Nói khác đi, Pháp gia xem nhân tố con người là thứ yếu. - Coi khinh người lao động, thiên về áp bức, hình phạt nặng; - Chủ trương mọi người bình đẳng trước pháp luật, nhưng trừ vua chúa, vì vua cha đứng cao hơn php luật - Chủ trương độc tài, trọng vũ lực, chú trọng “nước mạnh” mà quên “dân giàu” là điều kiện để “nước mạnh”. Quan điểm nhà nước của Pháp gia chú trọng đến vấn đề tập trung quyền lực. Trước pháp luật tất cả đều bình đẳng (vua, tôi, trên, dưới, sang, hèn đều tuân theo pháp luật). Tuy nhiên sự tuyệt đối hóa các chuẩn mực pháp lý (nhà vua sáng suốt không cần văn chương sử sách, chỉ cần pháp luật để làm theo) dẫn đến sự cấm đoán, độc tài, thủ tiêu tự do cá nhân, trong đó có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. Chính Pháp gia đóng vai trò quyết định trong việc hình thành hệ thống cai trị quan liêu – mệnh lệnh, tồn tại khá lâu dài. Đường lối pháp trị của Pháp gia đã được sử dụng trong quá trình xác lập nền quân chủ tập quyền ở Trung Hoa, bắt đầu từ Tần Thủy Hoàng. Người Trung Hoa sau này dung hợp một phần đường lối pháp trị với lý tưởng đức trị, thể hiện tinh thần dẫn đạo trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị căn cứ trên sự hiểu biết bản chất con người. 192 Php trị ở Việt Nam: Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly, Gia Long, Minh Mạng Chỉ thành công khi biết dựa vào dân. Ngược lại, dù cải cách mà không hợp lịng dn sẽ khơng trnh khỏi thất bại (Hồ Quý Ly). Ngày nay vấn đề “đức trị hay pháp trị?” không cịn đặt ra nữa, nhưng ý nghĩa của cuộc tranh luận xưa về hai đường lối gợi mở nhiều điều bổ ích trong quá trình xy dựng nh nước pháp quyền XHCN Việt Nam. e) Danh gia Danh gia l tro lưu triết học thời Chiến quốc do Huệ Thi (khoảng 370 – 310 tr. CN) và Công Tôn Long (khoảng 320 – 250 tr. CN) sáng lập. Đối tượng của nó là mối tương quan giữa “danh” (tên gọi, khái niệm) và “thực”, giữa khái niệm và cái được phản ánh trong khái niệm. Do sử dụng “danh” và “thực” như phương tiện phê phán tri thức, nên các đại biểu Danh gia được xem như những biện giả, những người đem các chứng lý lạ đời, trái ngược với quan niệm thông thường (hư ngụy), nhằm gợi mở những suy nghĩ mới, vượt qua thói quen cũ xưa. Huệ Thi xét đoán sự vật từ chủ nghĩa tương đối, nghĩa là nhấn mạnh tính biến đổi của sự vật, từ đó đi đến phủ nhận khả năng con người có thể nhận thức được bản chất sự vật và chỉ ra sự khác nhau về chất của chúng. Công Tôn Long, ngược lại, xét đoán sự vật từ chủ nghĩa duy khái niệm, nghĩa là nhấn mạnh “danh” phổ quát, hàm chứa những đặc tính chung nhất, bất biến, tuyệt đối của tồn tại, không lệ thuộc vào tính nhất thời và tính biến đổi của các sự vật đơn nhất, đồng thời chú trọng “ chính danh thực” (cái danh đã chính thì cái kia phải nhất định vào cái kia, cái này phải nhất định vào cái này). Ra đời trong bối cảnh khủng hoảng xã hội và khủng hoảng lòng tin, phái Danh gia dùng lý trí, óc hoài nghi, phê phán để vạch ra giới hạn của tri thức và mong muốn tìm kiếm tiêu chuẩn lý tưởng cho hoạt động của con người . 3. Kết luận về triết học TrungHoa cổ đại. * Xuất hiện vào thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến với những biến động xã hội phức tạp, phần lớn các học thuyết triết học Trung Hoa quan tâm đến các vấn đề đạo đức, chính trị, bản tính con người, tìm kiếm những phương thức giải quyết chúng nhằm dưa đất nước từ loạn thành trị. Triết học Trung Hoa về cơ bản là triết học nhân bản , lấy con người và các vấn đề liên quan trực tiếp đến con người làm nề tảng. Việc tìm hiểu thế giới cũng nhằm vào mục tiêu lớn nhất đó. * Các học thuyết triết học Trung Hoa thể hiện tinh hoa văn hóa của dân tộc mình, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển các giá trị nhân loại chung thông qua quá trình giao lưu văn hóa, thực hiện sự tiếp biến văn 193 hóa dưới tác động của quá trình này. Tính bền vững về sự sàng lọc các giá trị từ Nho gia, Pháp gia, Lão gia, sự du nhập của Phật giáo vào Trung Hoa, khả năng thích ứng của triết học trong đời sống chính trị và minh chứng về tác dụng của triết học ở những thời kỳ lịch sử khác nhau. Hàng loạt tư tưởng triết học Trung Hoa cổ, trung đại đã trở thành các chuẩn mực chính trị – đạo đức phương Đông và vẫn còn ảnh hưởng đến thế giới hiện đại. * Xét về thế giới quan phần lớn các học thuyết triết học Trung Hoa cổ, trung đại có tính chất duy tâm. Tuy nhiên sự phân cực duy vật – duy tâm không gay gắt như ở phương Tây, mà thường gắn liền với yếu tố văn hóa tâm linh đặc trưng. Quan niệm về Am – Dương, Ngũ hành, về sự biến dịch của vũ trụ đằng sau lớp vỏ thần bí đã ẩn chứa các yếu tố duy vật và biện chứng chất phác, những gợi mở khoa học có giá trị, đến nay vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của xã hội. ***
File đính kèm:
- tai_lieu_nhap_mon_khi_luan_ve_triet_hoc.pdf