Luận văn Tìm hiểu về nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2, đi sâu nghiên cứu bộ tự động điều chỉnh điện áp cho máy phát

CHƢƠNG1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH 1TV

NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ.

1.1 Khái quát chung.

Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang thực hiện công cuộc công

nghiệp hoá - hiện đại hoá đât nước. Chính vì vậy cần rất nhiều năng lượng để

phục vụ cho công cuộc đó, đặc biệt là năng lượng điện.

Trước tình hình thực tế là thiếu năng lượng cũng như sự lạc hậu của một

số nhà máy điện được xây dựng từ thập niên 60. Chính vì vậy Chính phủ đã

giao cho Tổng công ty LILAMA làm tổng thầu EPC dự án nhà máy nhiệt điên

UÔNG BÍ mở rộng với công suất 300 MW với hình thức chìa khoá trao tay

và đây là doanh nghiêp đầu tiên của VIỆT NAM thực hiện theo hình thức

này.

Sau một thời gian chuẩn bị và xây dựng ( từ 2001-2006 ) nhà máy đã

được hoàn thành trong niền vui sướng của tập thể cán bộ công nhân viên tổng

công ty LILAMA cũng như nhân dân cả nước. Với thành tích này đánh giá sự

phát triển vượt bậc của ngành lắp máy Việt Nam. Với thành tích đó đã ảnh

hưởng và có sự biến đổi về chất đưa Lilama từ người làm thuê đã đứng lên

làm chủ và lợi nhuận ( tiền và kinh nghiệm tri thức) đã ở lại VN.

Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng với số vốn đầu tư 300 triệu USD,

đây là nhà máy được xây dựng với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Ở đây hội tụ

nhiều công nghệ hiện đại của các nước như Nga, Nhật, Canada, Ý môi4

trường làm việc tại đây là môi trường làm việc quốc tế ( là sự kết hợp giữa

cán bộ, kỹ sư, công nhân Lilama với các chuyên gia nước ngoài).

Hình 1.1: Toàn cảnh nhà máy nhiệt điện Uông Bí.

1.2. Công ty TNHH 1TV nhiệt điện Uông Bí.

Tên gọi bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH 1TV NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ.

Tên gọi bằng tiếng Anh: UONGBI THERMAL POWER COMPANY LIMITER.

Tên viết tắt: EVNTPC UONG BI (UPC)

Địa chỉ: Phường Quang Trung – Thành Phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh.

Điện thoại: 033 3854284 ; FAX: 033 3854181

Email: Uongbi_ nmd @ evn.com.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5700548601 cấp ngày 02 tháng

11 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp.5

Tài khoản số: 102010000225115 Ngân hàng CP Công thương Uông Bí.

Diện tích đất đang quản lý: 407.665,8 m2

Diện tích đất đang sử dụng trong kinh doanh: 391.950,3 m2

pdf 110 trang chauphong 14520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tìm hiểu về nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2, đi sâu nghiên cứu bộ tự động điều chỉnh điện áp cho máy phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Tìm hiểu về nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2, đi sâu nghiên cứu bộ tự động điều chỉnh điện áp cho máy phát

Luận văn Tìm hiểu về nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2, đi sâu nghiên cứu bộ tự động điều chỉnh điện áp cho máy phát
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG 
Luận văn 
Tìm hiểu về nhà máy nhiệt điện Uông 
Bí 2, đi sâu nghiên cứu bộ tự động 
điều chỉnh điện áp cho máy phát 
 1 
 MỤC LỤC 
Trang 
Mở đầu ..................................................................................................................... 1 
Chƣơng 1 - Giới thiệu chung về công ty TNHH 1TV 
 nhiệt điện Uông Bí ............................................................................. 2 
1.1. Khái quát chung ........................................................................................ 2 
1.2.Công ty TNHH 1TV nhiệt điện Uông Bí ................................................. 3 
1.3. Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty ..................................... 4 
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ .................................................................... 4 
1.3.2. Bộ máy tổ chức quản lý ................................................................ 4 
1.4. Quy trình sản xuất điện năng của công ty ................................................. 7 
1.4.1. Vai trò của điện năng .................................................................... 8 
1.4.2. Phân loại nhà máy điện ................................................................ 9 
1.4.3. Quy trình sản xuất điện năng của công ty 9 
1.5. Một số sơ đồ nối điện chính .................................................................... 13 
1.5.1. Sơ đồ nhất thứ hệ thống thanh cái 220kV .................................... 13 
1.5.2. Sơ đồ tự dùng trạm 220kV ............................................................ 16 
Chƣơng 2 – Máy phát điện và các đặc điểm hệ thống phụ của nó ...................... 18 
2.1. Giới thiệu máy phát điện kiểu TBB-320-2T3 dùng 
trong nhà máy ................................................................................................... 18 
2.2.1. Đặc điểm cơ bản và thông số kỹ thuật ......................................... 18 
2.2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc ..................................................... 20 
2.2.3. Các chế độ vận hành của máy phát .............................................. 33 
2.2.4. Khởi động và đưa máy phát vào làm việc..................................... 41 
2.3. Các hệ thống phụ của máy phát điện ......................................................... 51 
2.3.1. Hệ thống kích từ máy phát ............................................................ 51 
2.3.2. Hệ thống cung cấp khí và các thông số định 
 mức của hydro trong thân máy phát....................................................... 55 
2.3.3. Hệ thống làm mát cuộn dây stator và thông 
số định mức của nước cất ........................................................................ 56 
2.3.4. Hệ thống làm mát nước cất, làm mát hydro và 
số kỹ thuật của chúng .............................................................................. 57 
2.3.5. Hệ thống dầu chèn trục máy phát và thông số 
Kỹ thuật của chúng ................................................................................. 59 
Chƣơng 3 – Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp máy phát ............................... 61 
3.1. Các phương pháp ổn định điện áp cho máy phát ...................................... 61 
 3.1.1. Nguyên lý điều chỉnh theo sai lệch ................................................ 61 
3.1.2 Nguyên lý điều chỉnh theo nhiễu .................................................. 62 
3.1.3. Nguyên lý điều chỉnh theo nguyên tắc kết hợp ............................. 65 
3.1.3. Nguyên lý điều chỉnh thích nghi .................................................. 65 
 3.2. Hệ thống điều khiển và điều chỉnh máy phát ............................................. 68 
 3.2.1. Chức năng của hệ thống điều khiển và điều chỉnh .......................... 68 
 3.2.2. Các thiết bị lắp đặt trong hệ thống điều khiển 
 và điều chỉnh ............................................................................................. 69 
 3.2.3. Nguyên lý hoạt động ........................................................................ 71 
 3.2.4. Giới thiệu mạch điều khiển Thyristor .............................................. 79 
 3.3. Bộ tự động điều chỉnh điện áp AVR .......................................................... 91 
3.3.1. Tính năng và tác dụng .................................................................... 92 
3.3.2. Giới thiệu các loại bộ tự động điều chỉnh điện áp ......................... 100 
 2 
Kết luận .................................................................................................................... 105 
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 106 
 LỜI MỞ ĐẦU 
Đất nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá 
trình này điện năng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Điện không những 
cung cấp cho các ngành công nghiệp mà nhu cầu sinh hoạt của người dân 
cũng ngày một tăng lên. Chính vì lý do đó nên ngành điện luôn là ngành mũi 
nhọn của đất nước. Đó chính là niềm vinh dự và cũng là trọng trách cho 
những ai công tác, làm việc trong ngành. Bản thân em cũng rất tự hào khi 
mình là một sinh viên ngành điện. 
Sau 4 năm học tập tại trường em đã được giao đề tài tốt nghiệp: “ Tìm 
hiểu về nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2, đi sâu nghiên cứu bộ tự động điều 
chỉnh điện áp cho máy phát ”. Do PGS.TS Nguyễn Tiến Ban trực tiếp hướng 
dẫn. 
Đồ án gồm các phần chính sau: 
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHN 1TV nhiệt điện UÔNG BÍ. 
 Chương 2: Máy phát điện và đặc điểm hệ thống phụ của nó. 
Chương 3: Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp máy phát điện. 
 Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Điện – Điện tử 
trường đại học dân lập Hải Phòng. Đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Nguyễn 
Tiến Ban, thầy giáo đã giúp đỡ để em hoàn thành tốt đồ án này. Tuy nhiên, do 
thời gian và kiến thức còn hạn chế nên việc trình bày không thể tránh khỏi 
những thiếu sót. Kính mong nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô và các 
bạn. 
 3 
 Em xin chân thành cảm ơn! 
CHƢƠNG1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH 1TV 
NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ. 
1.1 Khái quát chung. 
 Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang thực hiện công cuộc công 
nghiệp hoá - hiện đại hoá đât nước. Chính vì vậy cần rất nhiều năng lượng để 
phục vụ cho công cuộc đó, đặc biệt là năng lượng điện. 
Trước tình hình thực tế là thiếu năng lượng cũng như sự lạc hậu của một 
số nhà máy điện được xây dựng từ thập niên 60. Chính vì vậy Chính phủ đã 
giao cho Tổng công ty LILAMA làm tổng thầu EPC dự án nhà máy nhiệt điên 
UÔNG BÍ mở rộng với công suất 300 MW với hình thức chìa khoá trao tay 
và đây là doanh nghiêp đầu tiên của VIỆT NAM thực hiện theo hình thức 
này. 
 Sau một thời gian chuẩn bị và xây dựng ( từ 2001-2006 ) nhà máy đã 
được hoàn thành trong niền vui sướng của tập thể cán bộ công nhân viên tổng 
công ty LILAMA cũng như nhân dân cả nước. Với thành tích này đánh giá sự 
phát triển vượt bậc của ngành lắp máy Việt Nam. Với thành tích đó đã ảnh 
hưởng và có sự biến đổi về chất đưa Lilama từ người làm thuê đã đứng lên 
làm chủ và lợi nhuận ( tiền và kinh nghiệm tri thức) đã ở lại VN. 
 Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng với số vốn đầu tư 300 triệu USD, 
đây là nhà máy được xây dựng với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Ở đây hội tụ 
nhiều công nghệ hiện đại của các nước như Nga, Nhật, Canada, Ý môi 
 4 
trường làm việc tại đây là môi trường làm việc quốc tế ( là sự kết hợp giữa 
cán bộ, kỹ sư, công nhân Lilama với các chuyên gia nước ngoài). 
Hình 1.1: Toàn cảnh nhà máy nhiệt điện Uông Bí. 
1.2. Công ty TNHH 1TV nhiệt điện Uông Bí. 
 Tên gọi bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH 1TV NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ. 
Tên gọi bằng tiếng Anh: UONGBI THERMAL POWER COMPANY LIMITER. 
Tên viết tắt: EVNTPC UONG BI (UPC) 
Địa chỉ: Phường Quang Trung – Thành Phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. 
Điện thoại: 033 3854284 ; FAX: 033 3854181 
Email: Uongbi_ nmd @ evn.com.vn 
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5700548601 cấp ngày 02 tháng 
11 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp. 
 5 
Tài khoản số: 102010000225115 Ngân hàng CP Công thương Uông Bí. 
Diện tích đất đang quản lý: 407.665,8 m2 
Diện tích đất đang sử dụng trong kinh doanh: 391.950,3 m2 
1.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty nhiệt 
điện Uông Bí. 
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty nhiệt điện Uông Bí. 
Từ khi ngành điện phát triển, nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện có công 
suất lớn ra đời, công ty nhiệt điện Uông Bí sản xuất góp phần cung cấp điện 
cho hệ thống lưới điện quốc gia, góp phần cùng với tập đoàn điện lực Việt 
Nam giải quyết việc thiếu điện nghiêm trọng đặc biệt trong các đợt nắng 
nóng, có nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch tập đoàn điện lực Việt Nam giao. Bên 
cạnh việc sản xuất điện, công ty còn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh 
doanh về xây lắp điện, thực hiện việc cung cấp dịch vụ hàng hóa như kinh 
doanh nhà khách, khách sạn, thực hiện các hoạt động tài chính như cho thuê 
tài sàn để thu thêm lợi nhuận. 
1.3.2. Bộ máy tổ chức quàn lý. 
Công ty nhiệt điện Uông Bí là doanh nghiệp tổ chức theo chế độ một thủ 
trưởng với kiểu quàn lý hỗn hợp - trực tuyến và được thể hiện qua hình 1-2. 
* Giám đốc nhà máy: Là người đứng đầu, đại diện cho công ty và chịu 
trách nhiệm trước EVN và người lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh 
doanh của công ty. Giám đốc do tổng Giám đốc tập đoàn điện lực Việt Nam 
bổ nhiệm. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban 
nghiệp vụ. 
Bộ máy quàn lý của công ty bao gồm: 
 6 
 * Các phó giám đốc : Là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp phụ 
trách các phòng ban, phân xưởng hoặc một khâu sản xuất kinh doang của 
công ty. Các phó giám đốc do tập đoàn diện lực Việt Nam (EVN) bổ nhiệm. 
Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền giải quyết các công việc của công ty 
theo chuyên môn nghiệp vụ được phân công: 
 - Phó giám đốc kỹ thuật. 
 - Phó giám đốc phục vụ đầu tư. 
* Kế toán trưởng: Theo dõi, chỉ đạo, giám sát, thực hiện công tác nghiệp 
vụ của phòng tài chính – kế toán. Kế toán trưởng có nhiệm vụ báo cáo tài 
chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm của công ty cho EVN, cục thuế Quảng 
Ninh, cục thống kê. 
- Phòng tổng hợp sản xuất và phân xưởng vận hành 2: có nhiệm vụ đào 
tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án phục vụ quản lý và vận hành sau khi 
được bàn giao đưa vào vận hành. 
* Khối sản xuất chính : gồm phân xưởng nhiên liệu, phân xưởng lò – 
máy, phân xưởng kiểm nhiệt, phân xưởng điện, phân xưởng hóa, phân xưởng 
vận hành 1, phân xưởng vận hành 2. Các phân xưởng có 2 lực lượng công 
nhân chính là công nhân vạn hành và công nhân sửa chữa được tổ chức theo 
hệ thống ca của công ty. 
- Phân xưởng nhiên liệu: Có nhiệm vụ nhận than, vạn chuyển than, cung 
cấp đủ số lượng than vào kho than nguyên. 
- Phân xưởng lò – máy: có nhiệm vụ chính là vận hành, sửa chữa lò hơi và 
máy tua bin, cung cấp tiếp nhận hơi vào máy tua bin. 
- Phân ... a khi thay đổi hằng 
số thời gian của mạch R17C7. tín hiệu được khuếch đại bằng Q3, tải của Q3 là biến 
áp xung được gửi đến điều khiển thyristor SCR. Trong mạch thực tế, tín hiệu sau 
khuếch đại Q1 được Q3 khuếch đại rồi đưa đến nạp cho tụ C10 và hằng số thời gian 
của R17 với C10 sẽ tạo nên hoạt động cho transitor một tiếp giáp Q5. Tụ điện C10 
còn được can thiệp bởi Q4 từ mạch điều khiển đồng bộ gửi đến nếu Q4 dẫn, thì Q5 
không còn khả năng phát xung nữa. Bến áp xung là tải trực tiếp của Q5, biến áp 
xung có 2 cuộn dây thứ cấp để điều khiển cho hai thyristor G1 và G2. 
CH1
SCR
 D7
 D8
ZD5
R21 ZD4
 C8
R20
R25
C7
Ic
R18
Q2
R19 Q1
R17
R16
D6
IB
C4
D3
D4
R26
Hình 3-13. Mạch điều khiển pha 
d, Mạch điều khiển đồng bộ 
 Mạch điều khiển đồng bộ (Hình 3-10) được xây dựng tren cơ sở mạch khueehs đại 
thuật toán Q2, tín hiệu điều khiển chính là điện áp kích từ phía xoay chiều lấy qua 
cuộn thứ cấp CD của biến áp, tín hiệu đo được hạn chế bởi diode zener Z6. Trên 
cửa ra của của Q2 tín hiệu này được so sánh với tín hiệu chuẩn do Z5 tạo ngưỡng. 
Như vậy, tín hiệu đồng bộ pha can thiệp đến khả năng phát xung Q5 thông qua 
mức dẫn của Q4. Thực chất là điều khiển thời gian nạp của tụ C10 một cách tự 
 19 
động. Ngưỡng của Z5 tạo ra trên cơ sở tính toán theo giá trị điện áp định mức của 
máy phát. Mạch đồng bộ sẽ tạo nên cơ chế phối hợp nhịp nhàng của độ lớn cũng 
như pha của điện áp kích từ (gây ra bởi dong tải của máy phát) để tạo ra một phản 
hồi âm làm chất lượng cho lưới điện được cải thiện hơn khi chưa có bộ AVR.. 
HÌnh 3-14. Thời gian được tạo nên trên cơ sở hằng số thời gian của mạch 
e, Mạch thyristor. 
 Mạch thyristor (Hình 3-10) bao gồm G1 và G2 được mắc đối nhau làm việc cả 
hai nửa chu kỳ điều khiển, tăng khả năng phản ứng nhanh của hệ thống tạo nên 
một dòng kích từ có phản ứng lập tức khi cần thiết giống như sườn trước của một 
xung điều chỉnh, giảm hoàn toàn quá trình quá độ, rút ngắn thời gian quá độ. Cuộn 
L1 vừa là tải kháng, vừa đóng vai trò như một mắt lọc để tránh điều khiển cực đoan 
khi các thyristor mở hoàn toàn đúng lúc điện áp kích từ xoay chiều đang đạt giá trị 
mức cao. 
3.3.3. Giới thiệu các loại bộ tự động điều chỉnh điện áp. 
Mỗi hệ thống kích từ của máy phát được trang bị một bộ tự động điều chỉnh 
điện áp (Automatic Voltage Regulator - AVR). Bộ AVR được đấu nối với các biến 
điện áp một pha ll0V riêng biệt nhau nằm trong tủ thiết bị đóng cắt máy phát. Bộ 
Vc 
 t1 
t2 
t3 
t4 
t 
 20 
AVR đáp ứng được thành phần pha thứ tự thuận của điện áp máy phát và không 
phụ thuộc vào tần số. Bộ AVR là loại điện tử kỹ thuật số, nhận tín hiệu đầu vào là 
điện áp 3-pha tại đầu cực máy phát, sử dụng nguyên lý điều chỉnh PID theo độ lệch 
điện áp đầu cực máy phát, nó cũng có chức năng điều chỉnh hằng số hệ số công 
suất và hằng số dòng điện trường. Một bộ cài đặt điện áp được sử dụng, thiết bị này 
thích hợp với việc vận hành bằng tay tại tủ điều chỉnh điện áp và tại tủ điều khiển 
tại chỗ tổ máy. Bộ cài đặt này có khả năng đặt dải điện áp đầu cực máy phát trong 
khoảng ±50% giá trị điện áp định mức. Tất cả các bộ cài đặt giá trị vận hành đều là 
kiểu điện tử kỹ thuật số. Bộ cài đặt giá trị điện áp vận hành bằng tay và bộ cài đặt 
giá trị điện áp mẫu phải tự động đặt về giá trị nhỏ nhất khi tổ máy dừng. Bộ AVR 
điều khiển tự động đóng hoặc mở mạch mồi kích từ ban đầu trong quá trình khởi 
động tổ máy. Chức năng bù điện kháng được thiết kế kèm theo các phương pháp 
điều chỉnh để có thể bù điện kháng trong khoảng lớn nhất là 20%. Chức năng bù 
dòng giữa các tổ máy được thiết kế để đảm bảo điện kháng được phân bổ ổn định 
giữa các máy phát. Có biện pháp ngăn ngừa quá kích từ máy phát trong quá trình 
khởi động và dừng bình thường của tổmáy. Bộ AVR cùng với trang thiết bị phụ 
được đặt trong tủ độc lập trên sàn máy phát, phù hợp với các tủ khác của hệ thống 
kích từ. Tất cả trang thiết bị cho vận hành và điều khiển được lắp trên mặt trước 
của tủ. Các mạch tổ hợp được thiết kế với độ tin cậy lớn nhất có thể và có kết cấu 
dự phòng phù hợp để sự cố ở một vài phần tử điều khiển sẽ không làm hệ thống 
kích từ gặp nguy hiểm hay không vận hành. Tất cả các bộ phận sẽ phù hợp với điều 
kiện làm việc liên tục và dài hạn dưới điều kiện nhiệt độ 00C-700C và độ ẩm tới 
95%. 
 Mỗi cầu nắn dòng thyristor được trang bị riêng một mạch điều khiển xung. 
Mạch điều khiển xung có khả năng vận hành tự động và không tự động. 
Các cổng tín hiệu vào và ra có thể bị ảnh hưởng do các nhiễu loạn trong mạch điều 
khiển, do đó được bảo vệ bằng các bộ lọc nhiễu hoặc bằng các rơ le thích hợp. 
 21 
Độ tin cậy và chính xác của góc pha mạch điều khiển xung phải đảm bảo sao cho 
các bộ chỉnh lưu hoạt động trong toàn bộ phạm vi áp xoay chiều là 30% - 150% giá 
trị định mức và tần số là 90%- 145% giá trị định mức, thậm chí cả khi sóng điện áp 
bị méo ( không là hình sin). Bộ AVR cơ bản gồm có một vòng lặp điều chỉnh áp 
bằng các tín hiệu tích phân tải để đạt được sự ổn định tạm thời và ổn định động. Đo 
lường điện áp máy phát được thực hiện trên cả ba pha. Độ chính xác của điện áp 
điều chỉnh nằm trong trong khoảng 0.5% giá trị cài đặt, trong các chế độ vận hành 
từ không tải tới đầy tải. Một tín hiệu điều khiển từ bên ngoài được tác động vào bộ 
AVR để thay đổi liên tục giá trị điều chỉnh mẫu mà không cần bất cứ một bộ phận 
quay nào. Một mạch cản có thể được sử dụng để hạn chế độ dốc của tín hiệu bên 
ngoài, nếu cần thiết. Bộ AVR được cung cấp cùng với các bộ giới hạn giá trị kích 
từ min, max và có thể điều chỉnh; bộ giới hạn cho phép tổ máy vận hành an toàn và 
ổn định, thậm chí tại các giá trị giới hạn trên và dưới kích từ. Bộ giới hạn hoạt động 
sẽ tác động điều chỉnh góc mở các thyristor. Nó có khả năng đưa đường cong vận 
hành của các bộ giới hạn càng gần với đường cong công suất của tổ máy. Do sự 
xuất hiện sụt áp tức thời hoặc do ngắn mạch ngoài, bộ giới hạn quá kích từ sẽ 
không phản ứng trong khoảng 1s để cho phép chính xác lại dòng kích từ cưỡng 
bức. Các giá trị đo lường thích hợp như đo tính trễ của mạng được lấy để đưa vào 
phục vụ chế độ vận hành dưới kích từ. Một Mạch khoá giữ ổn định mạng (hoặc 
chống dao động) - switchable stabilizing network được trang bị để góp phần dập 
dao dộng của tổ máy bằng cách điều khiển thích hợp bộ kích từ. Tín hiệu ổn định 
được giới hạn sao cho nó không thể làm bộ kích từ thay đổi quá l0% giá trị bình 
thường trong bất cứ trường hợp nào. Tín hiệu ổn định sẽ tự động cắt khi dòng tác 
dụng nhỏ hơn giá trị đã xác định. Nó có khả năng xác định các giá trị từ 10-30% 
giá trị dòng tác dụng bình thường và điều chỉnh tín hiệu đầu ra của khoá Giữ ổn 
định mạng theo thực tế với các giá trị liên tục từ 0 tới giá trị lớn nhất của nó. Các 
thông số ổn định được dựa vào thành phần tích phân của biến đổi công suất tác 
 22 
dụng. Tín hiệu công suất đầu vào được lọc thích hợp để không sinh ra giá trị bù 
điện áp cố định. Bộ AVR được trang bị bộ điều khiển áp đường dây và mạch bù 
dòng tổ máy để phân bố tải giữa các máy phát. 
 Bộ điều khiển tự động bán dẫn hoặc kỹ thuật số. 
Ngày nay, bộ điều khiển thường cấu tạo trên kỹ thuật số-vi xử lý. Màn hình 
cảm ứng (Touch-screen) được kết nối để có thể cài đặt tham số, thuật toán điều 
khiển và đo lường các giá trị tức thời. Một số bộ điều tốc cho các máy phát cớ lớn 
(>15MW) bộ điều khiển có thể kết nối đến hệ thống giám sát SCADA trong nhà 
máy để giám sát các thông số tức thời, biểu đồ vận hành quá khứ (trent) hoặc các 
sự kiện bởi các giao thức và mạng thông tin phổ thông hoặc chuyên biệt của nhà 
sản xuất (Modbus, CAN bus,...) 
 Bộ điều chỉnh điện áp bằng tay. 
Bộ điều chỉnh điện áp bằng tay có khả năng điều chỉnh góc mở thyristor bằng 
một mạch độc lập. Để chỉ báo sự khác nhau giữa điều khiển bằng tay và điều khiển 
tự động, sẽ trang bị một mạch cân bằng. Trong trường hợp bộ điều chỉnh tự động 
gặp sự cố thì điều chỉnh bằng tay phải sẵn sàng để tổ máy tiếp tục vận hành. Một 
mạch chuyển tiếp phải được cung cấp để cho phép chuyển từ chế độ tự động sang 
chế độ bằng tay mà không có sự thay đổi nào cho bộ kích từ.Các thiết bị phục vụ 
điều khiển bằng tay được cung cấp cho mỗi hệ thống kích từ máy phát. Trang thiết 
bị khóa chế độ, chuyển mạch được thiết kế cho tủ kích từ tại các tủ điều khiển tổ 
máy tại chỗ và tại phòng điều khiển để có thể chọn lựa chế độ vận hành của hệ 
thống kích từ là tự động điều chỉnh điện áp (AVR) hoặc diều chỉnh bằng tay. 
Một bộ điều khiển chuyển tiếp cũng phải được thiết kế để chuyển tiếp điều khiển 
kích từ từ chế độ AVR sang chế độ điều chỉnh bằng tay trong trường hợp mất tín 
hiệu từ một vài thiết bị đo áp hoặc nguồn vận hành DC, AC của hệ thống AVR. Bộ 
 23 
phát hiện tín hiệu áp xoay chiều sẽ phân biệt được giữa sự cố của mạch áp thứ cấp 
(đứt mạch, mất pha..) hoặc sự sụt áp của mạch sơ cấp gây ra bởi các sự cố ngắn 
mạch. 
Trang thiết bị điều khiển bằng tay được thiết kế để liên tục và tự động đặt tại các vị 
trí tương ứng với các giá trị mà bộ AVR đạt được sao cho không có sự thay đổi về 
dòng kích từ nào xảy ra khi chuyển từ chế độ AVR sang điều khiển bằng tay hoặc 
do chọn chế độ vận hành hoặc do bộ điều khiển chuyển tiếp tác động. 
 24 
KẾT LUẬN 
Sau thời gian 3 tháng làm đồ án với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: PGS-
TS Nguyễn Tiến Ban. Em đã hoàn thành đề tài được giao “ tìm hiểu nhà máy nhiệt 
điện Uông Bí 2, đi sâu nghiên cứu bộ tự động điều chỉnh điện áp máy phát điện”. 
Quá trình thực hiện đồ án đã giúp em củng cố lại những kiến thức mà mình đã 
học. Ngoài ra qua quá trình tìm hiểu thực tế bên ngoài để hoàn thành đồ án đã giúp 
em có thêm những kiến thức thực tế rất quý báu. Đề tài em đã giải quyết được 
những vấn đề sau: 
1. Tìm hiểu tổng quan về nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2. 
2. Máy phát điện và các hệ thống phụ phục vụ vận hành khi thao tác. 
3. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp cho máy phát điện. 
 Mặc dù đã rất cố gắng và nhận được sự giúp đỡ của thầy PGS-TS Nguyến Tiến 
Ban và các thầy cô giáo trong bộ môn. Nhưng với lượng kiến thức và thời gian có 
hạn của mình nên không tránh khỏi những thiếu sót. 
Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo để đồ án của 
em được hoàn thiện hơn. 
 Em xin chân thành cảm ơn ! 
 Hải phòng ngày tháng năm 2011. 
Sinh viên: 
Phạm Văn Chính. 
 25 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. GS-TSKH Thân Ngọc Hoàn, Máy điện – nhà xuất bản Xây Dựng Hà Nội 
(2005). 
[2]. Phạm Văn Chới, Bùi Tiến Hữu, Nguyễn Tiến Tôn, Khí cụ điện – Nhà xuất bản 
Khoa học-Kỹ thuật Hà Nội ( 2006 ). 
[3]. Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm, Thiết kế cấp điện – Nhà xuất bản Khoa học-
Kỹ thuật Hà Nội (2006). 
[4]. GS-TSKH Thân Ngọc Hoàn, Cơ sở lý thuyết mạch điện – Nhà xuất bản Hà Nội 
(2003). 
[5]. Phạm Công Ngô , Lý thuyết tự động điều khiển – Nhà xuất bản Khoa học- Kỹ 
thuật (2001). 
[6]. GS-TSKH Thân Ngọc Hoàn, PGS-TS Nguyễn Tiến Ban, Trạm phát và lưới 
điện tàu thủy – Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_tim_hieu_ve_nha_may_nhiet_dien_uong_bi_2_di_sau_ngh.pdf