Luận văn Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo - Thực trạng & Giải pháp
Chương I
Kinh tế thị trường và các kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo ở nước ta
1.1. Kinh tế thị trường và những ưu khuyết tật của nó.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá đã phát triển tới trình
độ cao, khi mà các quan hệ tiền tệ, giá cả, thị trường trở thành yếu tố
chủ đạo cấu thành cơ chế vận hành của nền kinh tế và kể cả xã hội; ở
đây quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá được vận động tự do bởi
thống trị của nguyên tắc tự do cạnh tranh.
Có thể nói kinh tế thị trường là sản phẩm cao cấp của sự tiến hoá
lịch sử nhân loại. Quả thật trong lịch sử phát triển kinh tế, kinh tế thị
trường đã phát huy đến mức cao nhất mọi tiềm năng, tiền vốn, công
nghệ để sản xuất một cách có hiệu quả cao. Với tư cách đó, nó chứa
đựng nhiều ưu điểm so với các hình thái và tổ chức kinh tế trước nó.
Phải kể đến là các ưu điểm sau.
Một là: Kinh tế thị trường với điều kiện tồn tại các chủ thể kinh tế
độc lập là tạo khả năng chủ động lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh
khả dĩ, nếu xét tổng quát nền kinh tế lâu dài thì đây là yếu tố nội sinh
thúc đẩy hiệu quả kinh tế toàn xã hội và từng cá nhân tăng lên.
Hai là: Kinh tế thị trường với điều kiện trình độ phân công lao
động xã hội tăng lên, theo đó làm tăng trình độ xã hội hoá nền sản xuất
và thúc đẩy hiệu quả sản xuất tăng lên
Ba là: Kinh tế thị trường với mục đích tối thượng là lợi nhuận
trong mọi hoạt động kinh tế, theo đó tự nó đã thúc đẩy sản xuất mạnh
mẽ so với các nền kinh tế trước đó. Bởi vì để giải quyết được 3 vấn đề
(sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai) trong sản xuất
của nền kinh tế thị trường, buộc từng chủ thể kinh tế phải tăng cường
cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất phải thoả mãn nhu cầu của xã hội.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên, kinh tế thị trường tuyệt
nhiên không phải là một công cụ vạn năng để giải quyết hữu hiệu tất cả
mọi vấn đề của nền kinh tế, mà kinh tế thị trường luôn hàm chứa trong
đó không ít khuyết tật, cụ thể là:
Thứ nhất: Kinh tế thị trường khi mà mục đích tối thượng là lợi
nhuận, thì các chủ thể kinh tế chỉ quan tâm tới hiệu quả sản xuất thuần
tuý như "người dùng chanh chỉ biết vắt hết nước" thì có thể gây ra một
hậu quả nghiêm trọng đối với tiến trình phương pháp kinh tế, xã hội lâu
dài. Điều này đã được minh chứng rõ khi con người khai thác tài
nguyên, chặt cây, phá rừng đến một mức như huỷ diệt thì sự trả giá là
không nhỏ tý nào từ môi trường sinh thái cân bằng cho sự phát triển đã
trở thành môi trường đang bị huỷ diệt.
Thứ hai: Sự cạnh tranh tự do vốn có của nền kinh tế thị trường sẽ
dẫn đến độc quyền và chính sự độc quyền là nguyên nhân lũng đoạn nền
kinh tế theo hướng thu lợi riêng quá mức trên những tổn hại chung của5
xã hội. Cạnh tranh tự do (hơn nữa là tự phát) là nguồn gốc tự nhiên, trực
tiếp của tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội.
Đối với nước ta nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo
điều kiện cho một số doanh nghiệp và cá nhân có tiền vốn kỹ thuật.
làm ăn có hiệu quả, được khuyến khích làm giàu chính đáng, tuy nhiên,
cạnh tranh nảy sinh trong cơ chế thị trường có thể dẫn đến những hậu quả
xấu, nếu không có sự điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh sẽ dẫn đến tìm
mọi mánh khoé làm ăn theo hướng "mạnh được, yếu thua" thậm chí "cá
lớn nuốt cá bé" từ đó dẫn đến kinh doanh trốn thuế, mua bán ép giá, lừa
gạt, triệt tiêu lẫn nhau. đều làm cho thị trường tăng rối loạn. Cạnh tranh
như thế, một số giàu lên nhanh chóng, song cũng không ít người rơi vào
làm ăn thua lỗ, phá sản cơ nghiệp làm cho nền kinh tế bị kìm hãm và thất
nghiệp, phân hoá thu nhập. và giàu nghèo cũng có nguồn gốc từ đây.
Như vậy, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường luôn tồn tại
hai thái cực: một bên là tích cực đã thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển,
một bên là tiêu cực sẽ kìm hãm phát triển kinh tế xã hội và phân hoá đời
sống các tâng lớp dân cư. Để thúc đẩy mặt tích cực, đồng thời hạn chế
mặt tiêu cực thì đòi hỏi phải có vai trò điều tiết của Nhà nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo - Thực trạng & Giải pháp
1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA KINH TẾ TÀI CHÍNH Đề tài: Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp 2 Lời nói đầu Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, mục tiêu xoá đói giảm nghèo không chỉ có ở nước ta mà còn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nghèo đói không chỉ làm cho hàng triệu người không có cơ hội được hưởng thụ thành quả văn minh tiến bộ của loài người mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về vấn đề kinh tế xã hội đối với sự phát triển, sự tàn phá môi trường sinh thái. Vấn đề nghèo đói không được giải quyết thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế cũng như quốc gia định ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hoà bình ổn định, đảm bảo các quyền con người được thực hiện. Đặc biệt ở nước ta, quá trình chuyển sang kinh tế thị trường với xuất phát điểm nghèo nàn và lạc hậu thì tình trạng đói nghèo càng không thể tránh khỏi. Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện nay cả nước có khoảng trên 2 triệu hộ nghèo đói chiếm 11% tổng số hộ trong cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói nhưng phải kể hơn cả là thiếu vốn và kỹ thuật làm ăn. Vốn cho người nghèo đang là một nghị sự nóng hổi trên diễn đàn kinh tế. Giải quyết vốn cho người nghèo để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Trong các năm qua, tuy đã có nhiều biện pháp hỗ trợ vốn cho người nghèo nhưng thực trạng mà đánh giá vốn chuyển tải đến người nghèo chưa được là bao nhiêu và hiệu quả sử dụng chưa cao. Tuy vậy nhìn tổng thể và trước những yêu cầu đặt ra thì quả thực còn nhiều mặt cần được đề cập để đi đến đưa ra những giải pháp cơ bản, lâu dài cho việc hỗ trợ vốn làm ăn tới người nghèo ở nước ta. Sau một thời gian thực tập tại vụ bảo trợ xã hội - Bộ Lao động Thương binh và xã hội, được sự tận tình hướng dẫn của thầy giáo Phạm Văn Liên và các đồng chí lãnh đạo, tập thể cán bộ vụ bảo trợ xã hội, kho bạc Nhà nước Trung ương, Ngân hàng phục vụ người nghèo, uỷ ban dân tộc miền núi... với ý thức mong muốn góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của đất nước. Em mạnh dạn lựa chọn đề tài "Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp". Là vô cùng cần thiết. 3 1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích những vấn đề cơ bản: kinh tế thị trường và tính tất yếu nghèo đói trong nền kinh tế, vốn cho người nghèo và các kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo về mặt lý luận cũng như thực tiễn ở nước ta thời gian vừa qua. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp về vốn hỗ trợ người nghèo ở nước ta hiện nay. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài lấy vấn đề về vốn và sự vận động của vốn cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nước ta làm đối tượng nghiên cứu. 3. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử có kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, xử lý hệ thống mô hình hoá, thực chứng và các phương pháp khác của nghiên cứu khoa học kinh tế. 4. Kết cấu đề tài: ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình trong 3 chương. Chương 1 - Kinh tế thị trường và các kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo ở nước ta. Chương 2 - Thực trạng việc tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ cho người nghèo ở nước ta trong thời gian vừa qua. Chương 3 - Một số giải pháp tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ người nghèo trong giai đoạn hiện nay. 4 Chương I Kinh tế thị trường và các kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo ở nước ta 1.1. Kinh tế thị trường và những ưu khuyết tật của nó. Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá đã phát triển tới trình độ cao, khi mà các quan hệ tiền tệ, giá cả, thị trường trở thành yếu tố chủ đạo cấu thành cơ chế vận hành của nền kinh tế và kể cả xã hội; ở đây quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá được vận động tự do bởi thống trị của nguyên tắc tự do cạnh tranh. Có thể nói kinh tế thị trường là sản phẩm cao cấp của sự tiến hoá lịch sử nhân loại. Quả thật trong lịch sử phát triển kinh tế, kinh tế thị trường đã phát huy đến mức cao nhất mọi tiềm năng, tiền vốn, công nghệ để sản xuất một cách có hiệu quả cao. Với tư cách đó, nó chứa đựng nhiều ưu điểm so với các hình thái và tổ chức kinh tế trước nó. Phải kể đến là các ưu điểm sau. Một là: Kinh tế thị trường với điều kiện tồn tại các chủ thể kinh tế độc lập là tạo khả năng chủ động lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh khả dĩ, nếu xét tổng quát nền kinh tế lâu dài thì đây là yếu tố nội sinh thúc đẩy hiệu quả kinh tế toàn xã hội và từng cá nhân tăng lên. Hai là: Kinh tế thị trường với điều kiện trình độ phân công lao động xã hội tăng lên, theo đó làm tăng trình độ xã hội hoá nền sản xuất và thúc đẩy hiệu quả sản xuất tăng lên Ba là: Kinh tế thị trường với mục đích tối thượng là lợi nhuận trong mọi hoạt động kinh tế, theo đó tự nó đã thúc đẩy sản xuất mạnh mẽ so với các nền kinh tế trước đó. Bởi vì để giải quyết được 3 vấn đề (sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai) trong sản xuất của nền kinh tế thị trường, buộc từng chủ thể kinh tế phải tăng cường cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất phải thoả mãn nhu cầu của xã hội... Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên, kinh tế thị trường tuyệt nhiên không phải là một công cụ vạn năng để giải quyết hữu hiệu tất cả mọi vấn đề của nền kinh tế, mà kinh tế thị trường luôn hàm chứa trong đó không ít khuyết tật, cụ thể là: Thứ nhất: Kinh tế thị trường khi mà mục đích tối thượng là lợi nhuận, thì các chủ thể kinh tế chỉ quan tâm tới hiệu quả sản xuất thuần tuý như "người dùng chanh chỉ biết vắt hết nước" thì có thể gây ra một hậu quả nghiêm trọng đối với tiến trình phương pháp kinh tế, xã hội lâu dài. Điều này đã được minh chứng rõ khi con người khai thác tài nguyên, chặt cây, phá rừng đến một mức như huỷ diệt thì sự trả giá là không nhỏ tý nào từ môi trường sinh thái cân bằng cho sự phát triển đã trở thành môi trường đang bị huỷ diệt. Thứ hai: Sự cạnh tranh tự do vốn có của nền kinh tế thị trường sẽ dẫn đến độc quyền và chính sự độc quyền là nguyên nhân lũng đoạn nền kinh tế theo hướng thu lợi riêng quá mức trên những tổn hại chung của 5 xã hội. Cạnh tranh tự do (hơn nữa là tự phát) là nguồn gốc tự nhiên, trực tiếp của tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội... Đối với nước ta nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp và cá nhân có tiền vốn kỹ thuật... làm ăn có hiệu quả, được khuyến khích làm giàu chính đáng, tuy nhiên, cạnh tranh nảy sinh trong cơ chế thị trường có thể dẫn đến những hậu quả xấu, nếu không có sự điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh sẽ dẫn đến tìm mọi mánh khoé làm ăn theo hướng "mạnh được, yếu thua" thậm chí "cá lớn nuốt cá bé" từ đó dẫn đến kinh doanh trốn thuế, mua bán ép giá, lừa gạt, triệt tiêu lẫn nhau... đều làm cho thị trường tăng rối loạn. Cạnh tranh như thế, một số giàu lên nhanh chóng, song cũng không ít người rơi vào làm ăn thua lỗ, phá sản cơ nghiệp làm cho nền kinh tế bị kìm hãm và thất nghiệp, phân hoá thu nhập... và giàu nghèo cũng có nguồn gốc từ đây. Như vậy, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường luôn tồn tại hai thái cực: một bên là tích cực đã thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, một bên là tiêu cực sẽ kìm hãm phát triển kinh tế xã hội và phân hoá đời sống các tâng lớp dân cư. Để thúc đẩy mặt tích cực, đồng thời hạn chế mặt tiêu cực thì đòi hỏi phải có vai trò điều tiết của Nhà nước. 1.2. Vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường. Như trên đã phân tích, về thực chất, cơ chế thị trường tự nó không đủ khả năng điều chỉnh, khắc phục những khuyết tật do nó gây ra. Đó là lý do cần phải có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình vận hành của hệ thống thị trường trong mọi giai đoạn phát triển của nó. Đương nhiên sự can thiệp của Nhà nước phải có một định hướng rõ ràng, hơn nữa được thể hiện trên các chức năng nhất định. Chúng ta có thể nhìn nhận chức năng của Nhà nước thông qua các vấn đề sau (1) Một là: Với các công cụ chính sách, Nhà nước thực hiện điều tiết các quá trình kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường vĩ mô cho phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội. Thuộc hệ công cụ chính sách này như: chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, chính sách phát triển nông thôn, chính sách xoá đói giảm nghèo... Hai là: Nhà nước tạo tập và duy trì một hành lang pháp lý để điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện chức năng này Nhà nước có thể hạn chế những tiêu cực trong hoạt động kinh tế xã hội do cạnh tranh hoặc độc quyền gây ra. Ba là: Với tư cách là bộ máy quyền lực tập trung để điều chỉnh sự phát triển của xã hội thì Nhà nước không thể không có chức năng định hướng kinh tế để hướng hoạt động thị trường vào cơ cấu kinh tế và mục tiêu theo hướng đã chọn. Bởi vì chỉ có sự can thiệp của Nhà nước thông qua các định hướng phát triển và có giải pháp để thực hiện chúng thì nền kinh tế mới có thể phát triển đạt hiệu quả cao và lâu bền. Bốn là: Nhà nước có chức năng điều tiết và phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Đây không chỉ là chức năng kinh tế mà cả chức năng xã hội của Nhà nước. Điều này được lý giải bởi: bên cạnh những vấn đề kinh tế, nền kinh tế thị trường còn phát sinh nhiều vấn đề 6 xã hội to lớn cần được giải quyết như tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng về tài sản, thu nhập mà còn có kéo theo phân hoá xã hội như học vấn, văn hoá, lối sống, tệ nạn xã hội... nếu không có sự hạn chế bằng điều tiết của Nhà nước thì nó ngày một gia tăng hơn. Chỉ có Nhà nước, với tư cách là cơ quan quyền lực tối cao của xã hội mới đủ khả năng điều chỉnh thông qua sử dụng các công cụ chính sách của mình. Tuy nhiên sự tác động của Nhà nước có hiệu quả đến mức độ nào còn tuỳ thuộc vào tính hữu hiệu của các công cụ, chính sách đã đề ra. Song trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì tác động của Nhà nước để đạt tới sự bình đẳng và công bằng tuyệt đối là khó có được, nếu không muốn nói đó là "giấc mơ". Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hay kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì tình trạng thất nghiệp và đói nghèo vẫn luôn bám chặt trong cơ thể "xã hội". Tỷ lệ đói nghèo gia tăng hay giảm xuống phụ thuộc nhiều yếu tố, song chỉ có kết quả khi có bài thuốc đủ liều của Nhà nước. 1.3. Sự tồn tại khách quan của đói nghèo và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. 1.3.1. Sự tồn tại khách quan của nghèo đói trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Cho dù phát triển là một thách thức cấp bách trước loài người và nhờ phát triển có thể tạo ra những cơ hội tăng trưởng, song hiện nay vẫn còn có 1,12tỷ người đang sống ở mức nghèo khổ. Đặc biệt đối với nước ta quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường với xuất phát điểm nghèo nà ... ước có nhiều biện pháp khác nhau để hỗ trợ nguồn tài chính cho các hộ nghèo tạo lập nhà ở, nhưng có 2 cách đang làm có nhiều kết quả cần phải tăng cường và mở rộng đó là: Ngân hàng cho vay làm nhà với lãi suất thấp và thế chấp bằng chính ngôi nhà đó. Đối với những vùng nghèo và thiên tai, việc áp dụng lãi suất thấp để cho vay làm nhà sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho ngân hàng. Chính quyền sở tại với tư cách thay mặt Nhà nước tại địa phương, thông qua các hội và đoàn thể kêu gọi các cơ quan, cá nhân... tài trợ cho các hộ nghèo làm nhà, có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật. 3.3.6. Thực hiện chính sách khuyến nông. Mục đích chủ yếu của khuyến nông là đưa vào vùng nông thôn những hiểu biết, kỹ thuật mới để kích thích sự tiến bộ trong sản xuất và cải thiện đời sống của những nông dân, gia đình họ và cộng đồng của họ. Đây là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng, bởi thiếu nó người nông dân sẽ bị lệ thuộc vào nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và làm ăn. Bởi vậy về khuyến nông phải đảm bảo chuyển giao đến hộ nông dân kịp thời và chính xác thông tin về kỹ thuật, các nguồn thông tin đa dạng khác tạo điều kiện để nông dân được tiếp cận trực tiếp với thị trường. Chương trình khuyến nông phải tập trung vào: chuyển dịch cơ cấu cây trồng và mùa vụ, mở mang các giống mới, bảo vệ sản xuất muà màng... Để khuyến nông thực sự là một dịch vụ quyết định năng suất cây trồng, vật nuôi, ngành nghề nông nghiệp thì tổ chức này cần được tăng cường cả chiều rộng và chiều sâu. Nhà nước phải có những hỗ trợ về mặt tài chính để tổ chức này hoạt động có hiệu quả mặt khác nó được xem như 69 một dịch vụ cho nông dân nhưng cần có quy định là dịch vụ miễn phí cho các đối tượng nông dân nghèo. Kết luận Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo là vấn đề thời sự nóng hổi song nhiều khó khăn hiện nay ở nước ta. Qua toàn bộ những luận đề được trình bày, đề tài đã giải quyết các yêu cầu đặt ra, thể hiện trên các nội dung sau. 1. Khái quát hoá những vấn đề lý luận về kinh tế thị trường bao gồm: Khái niệm về kinh tế thị trường và ưu khuyết tật của nó, vai trò điều tiết của Nhà nước. Từ sự phân tích đi đến kết luận: đói nghèo là tất yếu khách quan ở nước ta hiện nay và có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói song suy cho cùng là do thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Phân tích các kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo, đề tài chỉ rõ để sử dụng vốn cho người nghèo hiệu quả thì mọi nguồn vốn phải qua tác động của kênh tính dụng. 2. Phân tích đánh giá thực trạng đói nghèo và việc hỗ trợ vốn cho người nghèo thời gian vừa qua trên cả 2 phương thức cấp phát và cho vay từ các loại nguồn: ngân sách, tín dụng ngân hàng, nguồn của các tổ chức cộng đồng, và nguồn hợp tác quốc tế. Đề tài đã chỉ rõ hiệu quả, một số tồn tại và nguyên nhân dẫn đến của từng kênh tài trợ. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ vốn cho người nghèo ở một số nước trong khu vực và sự vận dụng vào Việt Nam. 3. Trình bày và phân tích rõ hệ thống các quan điểm hỗ trợ vốn cho người nghèo. Các quan điểm này được đặt ra trên cơ sở các luận cứ khoa học cũng như điều kiện thực tiễn nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường ở nước ta. Đề xuất các giải pháp tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo trong điều kiện hiện nay ở nước ta, bao gồm 2 giải pháp lớn: Khai thác và sử dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ người nghèo thông qua các chương trình dự án quốc gia, hoàn thiện và phát triển ngân hàng phục vụ người nghèo lên một cấp độ mới. Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo là một vấn đề bức thiết trên diễn đàn kinh tế. Chúng ta không thể hy vọng một sớm một chiều có thể giải quyết được. Bởi vậy để góp phần sớm giải được bài toán về 70 vốn cho người nghèo, tôi hy vọng các giải pháp đề xuất sớm được nghiên cứu và áp dụng. 71 tài liệu tham khảo 1. Lịch sử các học thuyết kinh tế. NXB Giáo dục - Hà Nội 1993, trang 178 - 191. 2. Về chương trình XĐGN ở nước ta từ nay đến năm 2000, quan điểm - chính sách - giải pháp, chuyên luận của Hoàng Chí Bảo, viện Chủ nghĩa xã hội khoa học năm 1998. 3. Việt Nam quá độ sang kinh tế thị trường - Báo cáo kinh tế của ngân hàng thế giới. 4. Nguyễn Thị Hằng - Bước tiến mới của sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. 5. Phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải tại hội nghị sơ kết năm 1999 và triển khai kế hoạch 2000 chương trình quốc gia XĐNG. 6. Báo cáo thường niên từ 1992 -2000 của kho bạc Nhà nước Việt Nam. 7. Báo cáo tổng kết 2 năm (1998-2000) thực hiện chương trình 135 - vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ. 8. Báo cáo thực hiện chương trình 135 - Sở lao động thương bình và xã hội tỉnh Cao Bằng. 9. Đánh giá thực hiện chương trình 327 - Bộ Tài chính 10. Những điển hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn - Bộ kế hoạch đầu tư. 11. Báo cáo thường niên của Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam 1996 - 2000 12. Báo cáo thường nhiên của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 1996 - 2000. 13. Báo cáo tại hội nghị giải quyết vấn đề nghèo đói trên thế giới - Oasingtơn. 14. C.Marx: tư bản quyển 1, 2, 3,-NXB sự thất Hà Nội 1993 15. Kinh tế thị trường lý thuyết và thực tiễn. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và quỹ hoà bình Savakawa xuất bản 1993 từ tập 1 đến tập 3. 16. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1996. 17. Đề tài KX-07-95 (Do PGS.TS. Đỗ Nguyên Phương chủ trì): Về phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo và xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay. 18. Tổng hợp tình hình thu chi ngân sách 1996 - 2000. Báo cáo vụ ngân sách - Bộ tài chính. 19. Đổi mới ngân sách Nhà nước NXB thống kê Hà Nội 1996. 20. Hoàn thiện cơ chế tín dụng Nhà nước ở Việt Nam và việc áp dụng nó trong hệ thống kho bạc Nhà nước. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ tài chính và kho bạc Nhà nước TW thực hiện. 72 21. Việt Nam tấn công đói nghèo - Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000. 22. Michael Todaro Kinh tế học cho thế giới thứ 3. NXB Giáo dục 1998. 23. Frederec S.Mishkin: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính - NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội. 24. Nghị quyết 10-nghị quyết trung ương của Bộ chính trị. 25. Báo cáo khảo sát mô hình Graeen Bank ở Bagladesh của đoàn chuyên gia ngân hàng Nhà nước Việt Nam . 26. Báo cáo hội thảo về chương trình tín dụng có kiểm soát do ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện. 27. Bộ lao động - Thương binh và xã hội: Xoá đói giảm nghèo 1992- 2000 và phương hướng nhiệm vụ 2001-2010 28. Luật ngân sách Nhà nước. NXB Chính trị quốc gia 1998 29. Luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng. NXB Thống kê năm 2000 30. Nguyễn Thị Hằng - Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1997. 31. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về xoá đói giảm nghèo - NXB Lao động 2000. 32. Báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với chương trình xoá đói giảm nghèo. 33. Những kết quả và kinh nghiệm thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của Hội nông dân Việt Nam. 34. Các tạp chí lao động xã hội, thời báo kinh tế, tạp chí tài chính, tạp chí ngân hàng. 73 Mục lục Lời nói đầu Chương I: Kinh tế thị trường và vốn hỗ trợ cho người nghèo trong điều kiện hiện nay ở nước ta ............................................................................ 4 1.1. Kinh tế thị trường và những ưu khuyết tật của nó. ....................... 4 1.2. Vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường. ............ 5 1.3. Sự tồn tại khách quan của đói nghèo và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. ..........6 1.3.1. Sự tồn tại khách quan của nghèo đói trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở nước ta................................................................... 6 1.3.2. Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.................................... 7 1.4. Khái niệm và những chuẩn mực về đói nghèo. .......................... 10 1.4.1. Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá nghèo đói của thế giới ................. 10 1.4.2. Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá hộ đói nghèo ở Việt Nam............ 12 1.5. Các kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo trong điều kiện ở nước ta. 13 1.5.1. Tổng quan về vốn. ............................................................... 13 1.5.2. Vốn cho người nghèo và kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo.................. 14 Chương II: Thực trạng việc tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ do người nghèo ở nước ta trong thời gian vừa qua - kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho người nghèo vay vốn và sự vận dụng vào Việt Nam . .............................. 17 2.1. Thực trạng đói nghèo ở nước ta. .............................................. 17 2.2. Tình hình tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo ở nước ta trong thời gian vừa qua.......................................................................... 14 2.2.1. Hỗ trợ vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước. ............................. 18 2.2.2. Hỗ trợ vốn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng. ......................... 27 2.2.3. Một số hình thức tín dụng cho người nghèo không chính thức ngoài kênh tín dụng ngân hàng....................................................... 36 2.2.4. Nguồn hợp tác quốc tế. ........................................................ 39 74 2.3. Một số kết luận rút ra sau khi nghiên cứu các kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo ở nước ta. ................................................................. 41 2.4. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho người nghèo vay vốn......... 41 2.4.1. Kinh nghiệm của Bangladesh cho người nghèo vay vốn. ............... 42 2.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan cho vay đối với nông dân nghèo. ... 43 2.4.3. Những vấn đề có khả năng vận dụng vào Việt Nam sau khi nghiên cứu tín dụng đối với người nghèo tại một số nước...............................37 Chương III: các giải pháp tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ cho người nghèo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay........................................................ 45 3.1. Các quan điểm tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo............. 45 3.2. Các giải pháp chủ yếu về vốn hỗ trợ người nghèo...................... 47 3.3. Những điều kiện để thực hiện các giải pháp về tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ người nghèo. Kết luận tài liệu tham khảo 75 Biểu số 1: Kết quả cho vay từ nguồn vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm giai đoạn 1992-2000. Chỉ tiêu Đ.vị tính 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số - Từ nguồn vốn được ngân sách Nhà nước cấp. Tỷ đồng 218 205 237 249 208 79 32 92 94 1414 - Tổng số tiền cho vay Tỷ đồng 36 354 327 454 600 550 580 610 750 4261 - Dư nợ cuối năm Tỷ đồng 362 494 650 880 860 1000 1080 1200 Trong đó: Nợ quá hạn Tỷ đồng 22 43 90 120 150 140 165 Số lao động thu hút Người 20.000 400.000 480.000 823.602 390.000 330.000 400.000 314.000 349.000 3.506.602 Bình quân suất vốn đầu tư cho việc làm mới Tr đồng 1.300.000 Nguồn [6]
File đính kèm:
- luan_van_tao_lap_va_su_dung_von_cho_nguoi_ngheo_thuc_trang_g.pdf