Luận văn Nghiên cứu các cấu trúc hải dương phục vụ dự báo ngư trường vùng biển khơi miền Trung Việt Nam

Như đã biết, những điều kiện luôn thay đổi của môi trường bên ngoài đóng vai

trò quyết định đối với sự di cư theo mùa, di cư không theo chu kỳ và sự phân bố của

cá. Ngoài ra các điều kiện của môi trường và những thay đổi của chúng có ảnh

hưởng tới khả năng bổ sung, sự sinh tồn và sinh trưởng của cá. Môi trường bên

ngoài còn tác động cả đến những quá trình sinh học như đẻ trứng và sinh trưởng.

Mặc dù có những đặc điểm phức tạp trong phân bố và biến động các đàn cá

biển nhiệt đới Việt Nam so với các khu vực khác trên thế giới, nhưng các quy luật

rút ra được trong thực tế nghiên cứu đã cho thấy có sự tồn tại mối tương quan giữa

phân bố và biến động các đàn cá (mùa vụ, độ sâu tập trung, các bãi cá v.v.) với các

đặc trưng thuỷ động lực và môi trường biển. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các

đàn cá kinh tế chủ yếu (ví dụ cá ngừ đại dương) thường tập trung tại các khu vực có

liên quan tới các cấu trúc hải dương đặc thù như các dải front, lớp đồng nhất trên,

tầng đột biến nhiệt-muối.

Các cấu trúc hải dương đặc trưng quy mô lớn (vùng hoạt động nước trồi, các

front, lớp đột biến nhiệt-muối .) trong biển luôn biến động dưới ảnh hưởng của các

quá trình hải dương quy mô vừa và nhỏ (cấu trúc nhỏ theo độ sâu của nhiệt độ, độ

muối, sóng nội, các tác động thời tiết). Các kết quả nghiên cứu những quá trình này

ở nhiều vùng đại dương thế giới đã được ứng dụng có hiệu quả trong các mô hình

tính toán và dự báo các cấu trúc nhiệt muối, hoàn lưu và môi trường, góp phần nâng

cao hiệu quả công tác dự báo và đánh giá dự báo cá biển khơi.

Đối với Biển Đông và vùng biển Việt Nam, do hạn chế về độ chính xác trong

xác định ngư trường cũng như các cấu trúc hải dương có liên quan nên chúng ta

chưa thiết lập được mối quan hệ giữa các cấu trúc khí tượng-hải văn đặc trưng (như

các đới front, vùng hoạt động nước trồi, vùng hội tụ và phân kỳ dòng chảy, lớp đột

biến nhiệt muối ) với khả năng tập trung, phân tán, di cư, bắt mồi của các đối

tượng cá nổi lớn đại dương. Mặt khác, trong thực tế, phạm vi hoạt động khai thác

của các tàu thuyền cũng như khu vực tập trung cá và phạm vi thể hiện các cấu trúc8

hải văn lại thường giới hạn trong quy mô vừa và nhỏ (từ 1-2 km đến 20-30 km).

Hiện tại, những thông tin này còn chưa được quan tâm đầy đủ nên chưa thể có được

các dự báo ngư trường quy mô vừa và nhỏ phục vụ điều hành sản xuất

Việc nghiên cứu các yếu tố môi trường và mối quan hệ cá-môi trường

thường gặp rất nhiều khó khăn vì tính chất phức tạp trong quá trình hình thành,

phân bố và biến động của các yếu tố ngoại cảnh cũng như các tác động lẫn nhau

giữa chúng và ảnh hưởng về mặt sinh học, sinh thái học do chúng gây ra. Chính vì

vậy các nhà hải dương học nghề cá thường phải nghiên cứu tác động của các yếu tố

môi trường ở mức độ nhất định, trong đó có thể tách riêng khảo sát sự tác động của

một hoặc một số yếu tố chứ không thể khảo sát tổ hợp toàn bộ chúng.

Ở đây chúng tôi lựa chọn nghiên cứu cấu trúc nhiệt ở vùng biển xa bờ miền

trung, bởi nhiệt độ nước biển là một trong những nhân tố quan trọng nhất của môi

trường bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tập tính của cá. Trong

môi trường biển, những thay đổi của nhiệt độ thường kèm theo những thay đổi của

các yếu tố khác mà tác động trực tiếp của chúng có thể là rất lớn, thí dụ như sự thay

đổi của hải lưu. Trong đa số các trường hợp, nhiệt độ được xem là chỉ tiêu quan

trọng nhất của các điều kiện sinh thái trội và luôn thay đổi.

pdf 69 trang chauphong 19/08/2022 10220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu các cấu trúc hải dương phục vụ dự báo ngư trường vùng biển khơi miền Trung Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Nghiên cứu các cấu trúc hải dương phục vụ dự báo ngư trường vùng biển khơi miền Trung Việt Nam

Luận văn Nghiên cứu các cấu trúc hải dương phục vụ dự báo ngư trường vùng biển khơi miền Trung Việt Nam
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
= = = = = = == = = = = 
BÙI THANH HÙNG 
NGHIÊN CỨU CÁC CẤU TRÚC HẢI DƯƠNG 
 PHỤC VỤ DỰ BÁO NGƯ TRƯỜNG VÙNG BIỂN KHƠI 
 MIỀN TRUNG VIỆT NAM 
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC 
HÀ NỘI, 2010 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
BÙI THANH HÙNG 
NGHIÊN CỨU CÁC CẤU TRÚC HẢI DƯƠNG 
PHỤC VỤ DỰ BÁO NGƯ TRƯỜNG VÙNG BIỂN KHƠI 
MIỀN TRUNG VIỆT NAM 
Chuyên ngành: Hải Dương học 
Mã số: 60. 44. 97 
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN VĂN BỘ 
HÀ NỘI, 2010 
Lời cảm ơn 
Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới 
PGS.TS. Đoàn Văn Bộ - bộ môn Hải duơng học- nguời đã định huớng, trực tiếp hướng dẫn và 
tận tình giúp đỡ em về nhiều mặt. 
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Khí tượng -Thuỷ văn và Hải 
dương học, các bạn cùng lớp, các đồng nghiệp và lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản đã có 
những chỉ dẫn và giải đáp quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá luận. 
Trong quá trình thực hiện, luận văn chắc chắn không tránh khỏi có nhiều thiếu sót, vì 
vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn có thể 
hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2010 
 Học Viên 
 Bùi Thanh Hùng 
1 
MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 3 
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ 3 
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................... 4 
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 7 
Chương 1. Giới thiệu vùng biển nghiên cứu và phương pháp sử dụng............... 9 
1.1. Một số điều kiện tự nhiên vùng biển nghiên cứu.............................................9 
1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 9 
1.1.2. Điều kiện khí tượng ................................................................................. 10 
1.1.2.1. Nhiệt độ không khí .............................................................................10 
1.1.2.2. Trường áp suất khí quyển ..................................................................11 
1.1.2.3. Trường gió .........................................................................................13 
1.1.3. Đặc điểm các trường hải dương học ........................................................ 16 
1.1.3.1. Trường dòng chảy biển......................................................................16 
1.1.3.2. Hàm lượng Ôxy hoà tan ...................................................................19 
1.1.3.3. Chỉ số pH ...........................................................................................20 
1.1.4. Các front ở vùng biển nghiên cứu........................................................... 21 
1.2.Vai trò sinh thái của một số yếu tố môi trường biển đối với đời sống một số 
loài cá ngừ đại dương ............................................................................................24 
1.2.1. Đối với cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) ........................................ 24 
1.2.2. Đối với cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) ................................................. 25 
1.2.3. Đối với cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) .............................................. 27 
1.3.Tài liệu và phương pháp..................................................................................28 
2 
1.3.1. Cơ sở dữ liệu hải dương học .................................................................... 28 
1.3.2. Cơ sở dữ liệu cá Vietfish base ................................................................. 31 
1.3.2. Phương pháp ............................................................................................ 34 
Chương 2. Một số cấu trúc hải dương đặc trưng tại vùng biển nghiên cứu..35 
2.1. Phân bố và biến động trường nhiệt độ nước biển tầng mặt............................35 
2.2. Dị thường nhiệt độ tầng mặt...........................................................................38 
2.3. Cấu trúc nhiệt độ thẳng đứng .........................................................................40 
2.4. Độ dày lớp đồng nhất nhiệt độ bề mặt ...........................................................45 
2.5. Phân bố và biến động độ sâu mặt đẳng nhiệt 240C ........................................48 
2.6. Phân bố và biến động độ sâu mặt đẳng nhiệt 200C ........................................51 
2.7. Phân bố và biến động độ sâu biên dưới tầng đột biến nhiệt độ......................54 
2.8. Phân bố và biến động của các front ...............................................................55 
Chương 3. Quan hệ giữa năng suất đánh bắt với một số cấu trúc hải dương đặc trưng58 
3.1. Mối liên quan định tính giữa ngư trường và một số cấu trúc hải dương........58 
3.2. Mối liên quan định lượng năng suất đánh bắt và các yếu tố môi trường.....61 
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 64 
KIẾN NGHỊ............................................................................................................. 65 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 66 
3 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
CSDL Cơ sở dữ liệu 
ĐNTM Đồng nhất tầng mặt 
HTNĐ Hội tụ nhiệt đới 
XBMT&GBĐ Xa bờ miền trung và giữa Biển Đông 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Bảng 1. Giá trị trung bình một số yếu tố hóa học-môi trường .................................20 
Bảng 2. Đặc trưng nhiệt muối các khối nước mùa đông (Đề tài KT03-10) .............23 
Bảng 3. Đặc trưng nhiệt muối các khối nước mùa hè (Đề tài KT03-10) .................23 
Bảng 4. Nguồn số liệu nghề câu vàng ......................................................................31 
Bảng 5. Nguồn số liệu nghề lưới rê ..........................................................................32 
Bảng 6. Nguồn số liệu nghề lưới vây ........................................................................32 
Bảng 7. Số bản ghi theo thành phần loài và theo trạm trong CSDL nghề cá .........33 
Bảng 8. Thống kê số lượng trạm và tỷ lệ số lượng trạm theo nghề trong CSDL 
nghề cá vùng biển XBMT&GBĐ ......................................................................33 
Bảng 9. Biến thiên độ dày lớp đồng nhất nhiệt độ(m) trong mùa đông giữa các năm 
tại điểm 112 độ kinh đông, 12 độ vĩ bắc...........................................................46 
Bảng 10. Các giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất độ dày lớp ĐNTM (m) toàn 
vùng biển nghiên cứu theo tháng ......................................................................47 
Bảng 11. Danh mục các cấu trúc nhiệt biển được chọn làm biến độc lập ...............61 
Bảng 12. Tổng hợp một số thông tin cơ bản của phương trình tương quan đối với 
nghề câu ............................................................................................................62 
Bảng 13. Tổng hợp một số thông tin cơ bản của phương trình tương quan đối với 
nghề Rê .............................................................................................................63 
Bảng 14. Tổng hợp một số thông tin cơ bản của phương trình tương quan đối với 
nghề Vây ...........................................................................................................63 
4 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
Hình 1. Vùng biển nghiên cứu ....................................................................................9 
Hình 2. Biến trình năm nhiệt độ không khí tại một số khu vực trong vùng biển nghiên cứu.10 
Hình 3. Bản đồ trường áp trung bình tháng 1(trái) và tháng 7(phải) trên Biển Đông...........11 
Hình 4. Bản đồ trường ứng suất gió trung binh tháng 1 (trái) và tháng 7 (phải) trên 
mặt Biển Đông ..................................................................................................14 
Hình 5. Trường roto ứng suất gió (dyn/cm3)trên mặt biển trung bình tháng 1(trái) và tháng 
7(phải) tính theo trường ứng suất gió của Halleman and Rosenstein (1983)...........15 
Hình 6. Hệ thống dòng chảy tầng mặt trên Biển Đông (Atlat quốc gia)..................16 
Hình 7. Phân bố nồng độ DO(ml/l) trung bình tầng mặt trong mùa đông (trái) và 
mùa hè (phải) ....................................................................................................19 
Hình 8. Sơ đồ phân bố front trong biển Đông (theo Belkin I.M)[6] ........................21 
Hình 9. Các front SST chu kỳ dài Biển Đông tháng hai giai đoạn 1985- 1996[5] ..21 
Hình 10. Bản đồ phân bố các khối nước và front trên mặt biển theo hai mùa gió ..22 
Hình 11. Phân bô số lượng trạm lịch sử có thu thập nhiệt độ nước biển ................30 
Hình 12. Mật độ các trạm nghề câu trong CSDL nghề cá xa bờ .............................33 
Hình 13. Mật độ các trạm nghề rê trong CSDL nghề cá xa bờ................................33 
Hình 14. Mật độ các trạm nghề vây trong CSDL nghề cá xa bờ .............................33 
Hình 15. Phân bố trung bình nhiều năm nhiệt độ nước biển tầng mặt (0C) tháng 
1(bên trái) và tháng 4 (bên phải)......................................................................35 
Hình 16. Phân bố trung bình nhiều năm nhiệt độ nước biển tầng mặt (0C) tháng 
7(bên trái) và tháng 10 (bên phải)....................................................................36 
Hình 17. Biến trình trung bình nhiệt độ nước tầng mặt toàn vùng biển nghiên cứu36 
Hình 18. Biến trình năm nhiệt độ nước bỉên ở các tầng tại điểm (109,25 và 10,25)37 
Hình 19. Biến trình năm nhiệt độ nước biển ở các tầng tại điểm (110,75 và 15,75)37 
Hình 20. Biến trình năm nhiệt độ nước biển ở các tầng tại điểm (113,25 và 13,25)38 
5 
Hình 21. Phân bố trung bình nhiều năm dị thường nhiệt độ tầng mặt(0C) tháng 1 
(bên trái) và tháng 4 (bên phải)........................................................................39 
Hình 22. Phân bố trung bình nhiều năm dị thường nhiệt độ tầng mặt (0C) tháng 7 
(bên trái) và tháng 10 (bên phải)......................................................................39 
Hình 23. Phân bố thẳng đứng nhiệt độ nước tại điểm 112oE , 12 oN.......................41 
Hình 24. Phân bố nhiệt độ trên mặt cắt vĩ tuyến 16,25oN tháng 1 (trái), tháng 4 (phải) ..42 
Hình 25.Phân bố nhiệt độ trên mặt cắt vĩ tuyến 16,25oN tháng 7 (trái ), tháng 10(phải)..42 
Hình 26 .Phân bố nhiệt độ trên mặt cắt vĩ tuyến 11,75oN tháng 1 (trái) tháng 4 (phải)...43 
Hình 27. Phân bố nhiệt độ trên mặt cắt vĩ tuyến 11,75oN tháng 7 (trái ) tháng10 (phải) .43 
Hình 28 . Phân bố nhiệt độ trên mặt cắt kinh tuyến 110,25oE trong tháng 1 ..........43 
Hình 29. Phân bố nhiệt độ trên mặt cắt kinh tuyến 1 ... ùng có năng 
suất đánh bắt bằng nghề câu vàng lớn hơn 6 kg/100 lưỡi câu thường tập trung ở khu 
vực có cấu trúc nhiệt ổn định hơn. Tuy nhiên, lượng số liệu khảo sát chưa đủ lớn, và 
chưa đầy đủ theo các tháng để đánh giá được sự di chuyển ngư trường một cách liên 
tục theo không gian và thời gian. 
Hình 48. Biến động trung bình năng suất đánh bắt nghề câu vàng theo 
phương kinh tuyến trên vùng biển nghiên cứu 
59 
Hình 49. Biến động nhiệt độ nước biển trung bình nhiều năm các tháng theo 
phương kinh tuyến trên vùng biển nghiên cứu 
 Theo phương vĩ tuyến, năng suất đánh bắt khu vực ven bờ vào tháng 5 và 
tháng 9 có năng suất đánh bắt khá cao (15- 20kg/100 lưỡi câu). Riêng trong tháng 7 
năng suất đánh bắt vùng ngoài kinh tuyến 111,5 có năng suất đánh bắt cao hơn rất 
nhiều so với các tháng khác (xấp xỉ 30kg/100 lưỡi câu). Những biến động năng suất 
đánh bắt bằng nghề câu vàng theo phương vĩ tuyến (hình 50) là khá trùng khớp về 
mặt thời gian hoạt động của vùng nước trồi Nam Trung Bộ và liên quan đến các 
vùng front xung quanh vùng biên nước trồi này. 
 Như đã biết, hiện tượng nước trồi mang theo rất nhiều các chất hữu cơ hoà 
tan và các chất khoáng vi lượng quan trọng đối với đời sống thuỷ sinh vật. Nhưng 
các tầng nước tầng sâu và khu vực tâm nước trồi thường có hàm lượng ôxy hoà tan 
thấp do bị các chất hữu cơ lắng lắng đọng ở đáy làm tiêu hao. Mặt khác những chất 
hữu cơ..vv chưa được các sinh vật bậc cao sử dụng ngay mà chỉ tạo điều kiện cho 
các sinh vật bậc thấp sinh sống như thực vật phù và động vật phù du, từ đó sản sinh 
ra cả ôxy.Chính vì vậy các loài cá nổi lớn ăn các loài cá bé thường tập trung kiếm 
mồi ngoài vùng nước dâng. Như trên hình vẽ 50 và 51 chó thấy theo phương vĩ 
tuyến vùng có năng suất đánh bắt cao vào tháng 7 là ngoài vùng front nhiệt của khu 
vực nước trồi Nam Trung Bộ 
60 
Hình 50. Biến động trung bình năng suất đánh bắt nghề câu vàng theo 
phương vĩ tuyến trên vùng biển nghiên cứu 
Hình 51. Các khu vực có gradienT ≥ 0,20C/10km tháng 7 
61 
3.2. Mối liên quan định lượng năng suất đánh bắt và các yếu tố môi trường 
Bằng phân tích tương quan nhiều biến, mối liên quan giữa năng suất đánh 
bắt chung của các nghề khai thác câu, rê, vây và các đặc trưng cấu trúc nhiệt biển 
được thể hiện trong các bảng 12, 13 và 14. 
Các cấu trúc nhiệt biển đặc trưng được chọn phân tích tương quan với năng 
suất đánh bắt được trình bày trong bảng 11. 
Bảng 11. Danh mục các cấu trúc nhiệt biển được chọn làm biến độc lập 
TT Ký hiệu Đơn vị đo Tên biến 
1 T0 0C Nhiệt độ nước biển bề mặt 
2 Ano 0C Dị thường nhiệt độ nước biển bề mặt 
3 H0 m Độ dày lớp tựa đồng nhất trên 
4 T1 0C Nhiệt độ biên dưới lớp đột biến 
5 H1 m Độ sâu biên dưới lớp đột biến 
6 H0H1 m Độ dày lớp đột biến 
7 Gradz 0C/m Gradien nhiệt trung bình trong lớp đột biến 
8 H15 m Độ sâu mặt đẳng nhiệt 150C 
9 H20 m Độ sâu mặt đẳng nhiệt 200C 
10 H24 m Độ sâu mặt đẳng nhiệt 240C 
11 H15-20 m Khoảng cách 2 mặt đẳng nhiệt 15-20 0C 
12 H20-24 m Khoảng cách 2 mặt đẳng nhiệt 20-24 0C 
13 Grad0 0C/10Km Gradien cực đại theo phưong ngang nhiệt bề mặt 
14 Grad25 0C/10Km Gradien cực đại theo phưong ngang nhiệt tầng 25m 
15 Grad50 0C/10Km Gradien cực đại theo phưong ngang nhiệt tầng 50m 
16 Grad75 0C/10Km Gradien cực đại theo phưong ngang nhiệt tầng 75m 
17 Grad100 0C/10Km Gradien cực đại theo phưong ngang nhiệt tầng 100m 
18 Grad150 0C/10Km Gradien cực đại theo phưong ngang nhiệt tầng 150m 
62 
Đối với nghề câu lượng số liệu tương đối dài (gồm cả ba nguồn Logbook, 
Survey, Observer) nên đã xác lập được mối tương quan trong 12 tháng và hai vụ 
Bắc và Nam. Như đã biết mối quan hệ cá – môi trường – khai thác được xem là có 
ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác nhau, tuy nhiên xét riêng tương quan với 
các yếu tố cấu trúc hai dương cho thấy hệ số tương quan chung giữa năng suất đánh 
bắt trung bình và các cấu trúc nhiệt biển đều đạt trên 0,53. 
Bảng 12. Tổng hợp một số thông tin cơ bản của phương trình 
tương quan đối với nghề câu 
Tháng R chung Sai số cho phép Độ bảo đảm (%) Độ dài chuỗi 
Tháng 1 0,59 5,15 78 95 
Tháng 2 0,7 5,02 77 144 
Tháng 3 0,6 5,44 84 156 
Tháng 4 0,6 6,5 91 194 
Tháng 5 0,57 5,36 90 144 
Tháng 6 0,58 4,24 89 138 
Tháng 7 0,74 5,05 75 155 
Tháng 12 0,59 3,43 95 129 
Vụ Bắc 0,53 4,58 80 167 
Vụ Nam 0,57 5,02 82 165 
 Đối với nghề rê, lượng số liệu rất ít nên việc xác lập mối tương quan giữa 
năng suất đánh bắt với các cấu trúc hải dương không được đầy đủ như nghề câu. 
Tuy nhiên hệ số tương quan chung giữa năng suất đánh bắt và các cấu trúc hải 
dương trong các tháng 5, 6 và 7 đều cho thấy khá cao (trên 0,67- Bảng 12). Đây có 
thể do phân bố mạng trạm của nghề rê khá hẹp (hình 13) và chủ yếu ở những khu 
vực thường có các front nhiệt nên hệ số tương quan chung cao hơn so với nghề câu. 
63 
Bảng 13. Tổng hợp một số thông tin cơ bản của phương trình 
tương quan đối với nghề Rê 
Tháng R chung Sai số cho phép Độ bảo đảm (%) n 
Tháng 5 0,72 8,19 77 98 
Tháng 6 0,78 10,88 84 67 
Tháng 7 0,67 12,68 88 88 
 Lượng số liệu của nghề vây còn ít hơn so với nghề rê. Mối tương quan giữa 
năng suất đánh bắt và các cấu trúc hải dương chỉ được xác lập trong hai tháng là 
tháng 5 và 6. Tuy có đặc thù là một nghề mang tính chủ động: thấy khu vực có cá 
tập trung cao thì tiến hành vây bắt, trên thực tế những khu vực này thường do các 
ngư dân dựng nên các chà rạo, trong đèn dùng ánh sáng để dụ cá đến hoặc có các 
vật trôi nổi tự nhiên trên mặt biển, là nơi tập trung lượng lớn các loại sinh vật khác 
nhau làm thức ăn cho cá. Vì vậy năng suất đánh bắt của nghề vây rất có thể chịu 
ảnh hưởng nhiều của thức ăn hơn so với ảnh hưởng của các cấu trúc hải dương. 
Bảng 14. Tổng hợp một số thông tin cơ bản của phương trình 
tương quan đối với nghề Vây 
Tháng R chung Sai số cho phép Độ bảo đảm (%) n 
Tháng 5 0.64 307.44 91 85 
Tháng 6 0.58 294.22 71 72 
64 
KẾT LUẬN 
Luận văn đã thu thập được các tài liệu khí tượng hải dương liên quan đến lĩnh 
vực hải dương học nghề cá và có nghiên cứu những yếu tố (nhiệt độ không khí, gió, 
dòng chảy..) ảnh hưởng đến sự phân bố cấu trúc nhiệt trong vùng biển nghiên cứu. 
Nhiệt độ nước biển tầng mặt thể hiện hai xu thế phân bố cơ bản. Trong các 
tháng mùa đông thường tồn tại một lưỡi nước lạnh xâm nhập vào vùng biển từ phía 
đông bắc. Lưỡi nước lạnh này thường có bề rộng lớn hơn ở gần cửa vịnh Bắc Bộ và 
kết thúc ở thềm lục địa Nam Trung Bộ. Trong các tháng chính hè (tháng 7, 8) vùng 
nước trồi gần bờ Trung và Nam Trung Bộ phát triển mạnh. Biến trình năm nhiệt độ 
nước tầng mặt có một cực đại chính và một cực đại phụ. 
Dị thường nhiệt độ vào các tháng mùa đông dị thường âm chiếm phần lớn bề 
mặt biển. Trong các tháng mùa hè hầu như có dị thường dương, riêng khu vực ngoài 
khơi Nam trung bộ, nơi có hiện thượng nước trồi khí gió mùa tây nam hoạt động 
mạnh trong thời kỳ này xảy ra dị thường âm. 
Cấu trúc nhiệt thẳng đứng nhiệt độ thể hiện sự phân tầng rõ nét: tầng đồng 
nhất bề mặt, lớp nêm nhiệt mùa, lớp nêm nhiệt chính (cố định). 
Độ dày lớp đồng nhất tầng mặt dao động trong khoảng 10 đến 60m. Biến động 
độ dày lớp ĐNTM theo các tháng có sự khác nhau giữa hai khu vực phía bắc và 
phía nam vùng biển nghiên cứu và có hai kiểu biến động đặc trưng. 
Phân bố độ sâu của tầng đẳng nhiệt độ 200C và 240C, lớp đột biến nhiệt độ thể 
hiện tính chất mùa rõ rệt với hai mùa chính là đông bắc và tây nam. 
Các Front nhiêt lớp mặt biến động mạnh theo các tháng trong năm, vào mùa 
đông bắc thể hiện rõ vùng biên nước lạnh từ phía bắc xuống, vào mùa gió tây nam 
thể hiện vùng biên vùng nước trồi. Các tháng giao thời front phân bố rải rác trên 
toàn vùng biển. ở các tầng sâu, front nhiệt phân bố liên tục thành các dải có bề 
ngang rộng hơn và xu thế áp sát vào phía tây hơn. 
Có mối liên quan định tính và định lượng giữa năng suất đánh bắt với các cấu 
trúc nhiệt đặc trưng trong vùng biển nghiên cứu (đặc biệt với nghề câu vàng). hệ số 
tương quan có thể chấp nhận được trong phương trình dự báo. 
65 
KIẾN NGHỊ 
1. Cần tiến hành thu thập số liệu liên bổ tục hơn đáp ứng cho việc nghiên cứu các 
cấu trúc đặc biệt vùng biển Quần đảo Trường Sa, vì chuỗi số liệu theo tháng (cả 
về năng suất đánh bắt và số liệu hải dương học) của các ô lưới 0,5x0,5độ tại khu 
vực biển này còn rất hạn chế. 
2. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học sinh thái cá ngừ, đặc 
biệt là tập tính di cư và bắt mồi của chúng theo không gian và thời gian ngay 
trên vùng biển nghiên cứu để tìm ra những cấu trúc hải dương đặc trưng như là 
chỉ thị đối với từng loài cá để đáp ứng phục vụ công tác dự báo ngư trường một 
cách hiệu quả hơn. 
3. Cần có sự quan tâm, ứng dụng các trường cấu trúc hải dương vào công tác dự 
báo ngư trường, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của các bản dự báo hiện 
đang chỉ sử dụng số liệu năng suất đánh bắt. 
66 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tham khảo tiếng việt 
1. Báo cáo tổng kết đề tài số 1 chương trình biển Thuận Hải – Minh Hải, 1981. 
2. Võ Văn Lành, Phạm Văn Huấn, 1979. Biến trình năm của nhiệt độ nước ở một 
vùng biển khơi miền trung Việt Nam. Tuyển tập Nghiên cứu biển, Viện nghiên 
cứu biển - Viện khoa học Việt Nam, tập 1, phần 2. 
3. Võ Văn Lành, Phạm Văn Huấn, Hà Xuân Hùng. cấu trúc và biến trình nhiệt độ 
ở các tâm nước trồi mạnh trong vùng biển đông nam việt nam, tuyển tập nghiên 
cứu biển IV – trang 30- 43 (1992) 
4. Nguyễn Viết Nghĩa và ctv (2006). Dự báo khai thác cá và một số loài hải sản vụ 
Bắc và vụ Nam. Viện Nghiên cứu Hải sản. 
5. Lê Đức Tố (1995). Luận chứng khoa học cho việc dự báo biến động sản lượng và 
phân bố nguồn lợi cá. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Nhà nước KT.03-10. 
6. Lê Đức Tố và ctv (1999). Khả năng dự báo cá khai thác ở các vùng biển Việt 
Nam. Tuyển tập Hội nghị khoa học công nghệ biển toàn quốc lần thứ 4, tập 2: 
Sinh học, nguồn lợi, sinh thái, môi trường biển. NXB Thống kê. tr 1186-1199. 
7. Đinh Văn Ưu (1995). Chế độ khí tượng và hải dương Biển Đông và khả năng 
dự báo nguồn lợi hải sản. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 12. tr 25-30. 
8. Chu Tiến Vĩnh, và ctv (1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005). 
Dự báo khai thác cá và một số loài hải sản vụ Bắc và vụ Nam. Viện Nghiên cứu 
Hải sản. 
Tài liệu tham khảo tiếng anh 
9. Belkin I.M, 2003. (Graduate School of Oceanography, University of Rhode 
Island). Front Encyclopedia, Interdisciplinary Encyclopedia of Marine Sciences. 
10. Belkin I.M, Cornillon P. (2003). SST fronts of the Pacific coastal and marginal 
seas, Physical Oceanography, Vol. 1, No. 2, 
11. Belkin I.M, Cornillon Peter C., and Kenneth Sherman (2008). Fronts in Large 
Marine Ecosystems of the World Ocean, Re-submitted to the Progress in 
Oceanography’ Special Issue on Large Marine Ecosystems. 
12. He la, I and T. Laevastu. 1962 Fisheries hydrography, London, Fishing New 
Books, Ltd. :137pp 
13. Lae vastu.T and Ilmo Hela. 1970 Fisheries Oceanography London, Fishing 
New Books, Ltd. :238pp 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_cac_cau_truc_hai_duong_phuc_vu_du_bao_ng.pdf