Luận văn Dự kiến ngân quỹ và dự báo tình hình tài chính của Công ty Vật liệu và Công nghệ năm 2003

Chương I

Cơ sở lý luận của đề tài

I.1. Sự cần thiết của đề tài và hướng giải quyết của đồ án

I.1.1. Sự cần thiết và giới hạn của đề tài

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường với tốc độ biến động chóng mặt và

đầy những yếu tố rủi ro, các nhà quản lý doanh nghiệp luôn phải cẩn trọng khi ra

quyết định. Bởi chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến doanh nghiệp phải trả

một giá rất đắt. Vậy các nhà quản lý phải dựa vào đâu để ra quyết định phù hợp

nhất. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý phải thu thập và xử lý những thông tin

hiện có để dự kiến những xu hướng biến động trong tương lai. Một trong các

công cụ để có được kết quả đó chính là dự báo trên cơ sở các phân tích định tính

và các mô hình toán học.

Dự báo là công cụ trợ giúp đắc lực để ra quyết định và lập kế hoạch trong

mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, một mặt hoạt

động có nhiều rủi ro mà không thể thiếu dự báo đó hoạt động tài chính. Dự báo

tài chính là công cụ rất hữu ích cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định tài

chính như: huy động vốn, đầu tư tài sản, điều chỉnh lưu lượng tiền mặt, .

Là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường Công ty Vật

liệu và Công nghệ muốn cạnh tranh và đứng vững, Công ty cũng cần phải có

những quyết định phù hợp kịp thời để nắm bắt thời cơ và giảm thiểu rủi ro trong

hoạt động, đặc biệt là trong quản lý tài chính. Trong những năm gần đây hoạt

động của Công ty có nhiều biến động và không ổn định do đặc điểm sản xuất

kinh doanh nhiều nghành nghề và không có sản phẩm truyền thống. Điều đó

cũng dẫn đến những rủi ro trong hoạt động tài chính của Công ty. Với lý do đó

em xin chọn đề tài “Dự kiến ngân quỹ và dự báo tình hình tài chính của

Công ty Vật liệu và Công nghệ năm 2003”.TrÇn H÷u B×nh

Giới hạn của đề tài là tiến hành dự báo ngân quỹ, huy động ngân quỹ và dự

báo tình hình tài chính của công ty trong năm tới qua phân tích các báo cáo tài

chính dự kiến. Các dự báo ở đây chỉ tiến hành cho 1 năm tới đây, tức là trong

phạm vi trung hạn và ngắn hạn.

pdf 73 trang chauphong 12400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Dự kiến ngân quỹ và dự báo tình hình tài chính của Công ty Vật liệu và Công nghệ năm 2003", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Dự kiến ngân quỹ và dự báo tình hình tài chính của Công ty Vật liệu và Công nghệ năm 2003

Luận văn Dự kiến ngân quỹ và dự báo tình hình tài chính của Công ty Vật liệu và Công nghệ năm 2003
TrÇn H÷u B×nh 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 
KHOA 
KINH TẾ - TÀI CHÍNH 
Đề tài: Dự kiến ngân quỹ và dự báo tình hình tài chính của 
Công ty Vật liệu và Công nghệ năm 2003 
TrÇn H÷u B×nh 
Chương I 
Cơ sở lý luận của đề tài 
I.1. Sự cần thiết của đề tài và hướng giải quyết của đồ án 
I.1.1. Sự cần thiết và giới hạn của đề tài 
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường với tốc độ biến động chóng mặt và 
đầy những yếu tố rủi ro, các nhà quản lý doanh nghiệp luôn phải cẩn trọng khi ra 
quyết định. Bởi chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến doanh nghiệp phải trả 
một giá rất đắt. Vậy các nhà quản lý phải dựa vào đâu để ra quyết định phù hợp 
nhất. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý phải thu thập và xử lý những thông tin 
hiện có để dự kiến những xu hướng biến động trong tương lai. Một trong các 
công cụ để có được kết quả đó chính là dự báo trên cơ sở các phân tích định tính 
và các mô hình toán học. 
Dự báo là công cụ trợ giúp đắc lực để ra quyết định và lập kế hoạch trong 
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, một mặt hoạt 
động có nhiều rủi ro mà không thể thiếu dự báo đó hoạt động tài chính. Dự báo 
tài chính là công cụ rất hữu ích cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định tài 
chính như: huy động vốn, đầu tư tài sản, điều chỉnh lưu lượng tiền mặt, ... 
Là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường Công ty Vật 
liệu và Công nghệ muốn cạnh tranh và đứng vững, Công ty cũng cần phải có 
những quyết định phù hợp kịp thời để nắm bắt thời cơ và giảm thiểu rủi ro trong 
hoạt động, đặc biệt là trong quản lý tài chính. Trong những năm gần đây hoạt 
động của Công ty có nhiều biến động và không ổn định do đặc điểm sản xuất 
kinh doanh nhiều nghành nghề và không có sản phẩm truyền thống. Điều đó 
cũng dẫn đến những rủi ro trong hoạt động tài chính của Công ty. Với lý do đó 
em xin chọn đề tài “Dự kiến ngân quỹ và dự báo tình hình tài chính của 
Công ty Vật liệu và Công nghệ năm 2003”. 
TrÇn H÷u B×nh 
Giới hạn của đề tài là tiến hành dự báo ngân quỹ, huy động ngân quỹ và dự 
báo tình hình tài chính của công ty trong năm tới qua phân tích các báo cáo tài 
chính dự kiến. Các dự báo ở đây chỉ tiến hành cho 1 năm tới đây, tức là trong 
phạm vi trung hạn và ngắn hạn. 
I.1.2. Hướng giải quyết của đồ án 
Với mục tiêu nhằm dự báo trước xu hướng biến động về tình hình tài chính 
trong kỳ tới của Công ty thông qua dự kiến kế hoạch hoạt động sản xuất kinh 
doanh cho năm dự kiến, các bước thực hiện của đồ án như sau: 
 Phân tích sơ lược và đánh giá thực trạng tài chính của Công ty ở hiện tại 
và làm cơ sở so sánh để đánh giá tình hình tài chính dự báo. 
 Thực hiện dự báo doanh thu của Công ty trong năm tới phục vụ cho dự 
kiến kế hoạch kinh doanh. 
 Lập kế hoạch kinh doanh dự kiến trên cơ sở doanh thu đã dự báo và nhịp 
tiêu thụ bình quân các tháng. Điều chỉnh và huy động ngân quỹ sản xuất 
kinh doanh dự kiến của Công ty. 
 Lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán kỳ tới theo 
kế hoạch kinh doanh đã dự kiến. 
 Đánh giá tình hình tài chính dự kiến của Công ty qua phân tích 2 báo cáo 
tài chính dự kiến đã lập. 
I.2. Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính 
I.2.1. Báo cáo tài chính và ý nghĩa của báo cáo tài chính 
I.2.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính 
Các báo cáo tài chính là hình ảnh tổng quát, toàn diện nhất về tình hình tài 
sản, nguồn vốn, công nợ và kết quả hoạt động kinh doanh, ... của doanh nghiệp 
trong quá khứ. 
TrÇn H÷u B×nh 
Hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp gồm: bảng cân đối kế toán, 
báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh tài 
chính. Trong đó, thường được quan tâm và sử dụng nhiều nhất là bảng cân đối 
kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh. 
 Bảng cân đối kế toán 
Bảng cân đối kế toán là bản báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách 
tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai góc độ là tài sản và 
nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Do đó, kết cấu của bảng cân 
đối kế toán gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. 
Phần tài sản: phản ánh giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp. Về mặt kinh 
tế, đây là phần phản ánh quy mô và kết cấu của các loại tài sản dưới hình thái 
vật chất (tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu, tài sản cố định). Về mặt pháp 
lý, số liệu ở phần này phản ánh số tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. 
Phần nguồn vốn: phản ánh các nguồn hình thành nên các loại tài sản của 
doanh nghiệp. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu ở phần này phản ánh quy mô và 
kết cấu của các nguồn vốn đã được doanh nghiệp đầu tư và huy động vào sản 
xuất kinh doanh (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu). Còn về mặt pháp lý, 
các chỉ tiêu này phản ánh trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp 
đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp (nhà nước, các cổ đông, ngân 
hàng, nhà cung cấp, người lao động ...). 
Bảng cân đối kế toán tuân thủ nguyên tắc cân đối (tổng tài sản bằng tổng 
nguồn vốn) và trình tự sắp xếp các khoản mục là giảm dần theo khả năng thanh 
khoản (độ hoá lỏng) bên tài sản và giảm dần của kỳ hạn thanh toán (tính cấp 
thiết phải hoàn trả) bên nguồn vốn. 
 Báo cáo kết quả kinh doanh 
TrÇn H÷u B×nh 
Báo cáo kết quả kinh doanh là bản báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tóm 
lược tình hình doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại 
hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ. 
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho biết phương thức kinh doanh và khả 
năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng các tiềm năng vốn, kỹ thuật, lao động 
vào sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận, cho biết doanh nghiệp có tạo ra lợi 
nhuận hay bị lỗ vốn. 
I.2.1.2. ý nghĩa của báo cáo tài chính 
Đối với các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp: các nhà đầu tư, các cổ đông, 
ngân hàng, các nhà cung cấp, cán bộ công nhân viên, ... báo cáo tài chính là 
nguồn cung cấp thông tin cần thiết để phân tích và ra quyết định đầu tư, cho vay, 
cho nợ, ... ở hiện tại và trong tương lai. 
Đối với doanh nghiệp, các báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng về các 
mặt sau: 
Đó là nguồn cung cấp thông tin quan trọng để phân tích tổng hợp tình hình 
tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài 
chính của doanh nghiệp. 
Đó cũng là nguồn thông tin thường xuyên để giám sát, kiểm tra tình hình 
hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách, chế độ kế toán – tài 
chính của doanh nghiệp. 
Quan trọng hơn hết, các báo cáo tài chính còn cung cấp những cơ sở số liệu 
đầy đủ và hệ thống để doanh nghiệp phân tích và thấy được được xu hướng phát 
triển, tiềm năng và những hạn chế về kinh tế – tài chính của mình giúp cho việc 
dự báo và lập kế hoạch tài chính trong ngắn hạn cũng như dài hạn. 
I.2.2. Mục đích và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 
Phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính nhằm đánh giá thực trạng, khả 
năng, tiềm lực của doanh nghiệp; thấy được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên 
TrÇn H÷u B×nh 
nhân của nó. Để từ đó giúp những người quan tâm có quyết định tài chính đúng 
đắn đối với doanh nghiệp. 
Phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cả những 
người có liên quan hoặc quan tâm tới Công ty. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào vị trí 
của mỗi người mà có mục đích và có ý nghĩa cụ thể khác nhau: 
Đối với nhà quản trị và các chủ doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của 
họ là tìm kiếm lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận cũng như giá trị của doanh 
nghiệp. Ngoài ra, còn có các mục tiêu khác như tạo uy tín trên thị trường, phúc 
lợi xã hội, .... Do đó mục tiêu của họ là cần quyết định đầu tư, tài trợ như thế 
nào. Cho nên phân tích báo cáo tài chính giúp họ đánh giá, kiểm soát được tình 
hình tài chính của doanh nghiệp để có quyết định đầu tư kinh doanh, lựa chọn tài 
trợ đúng đắn. 
Đối với ngân hàng và những người cho vay tín dụng, vấn đề quan tâm chủ 
yếu là rủi ro cho nên họ chú trọng tới xem xét khả năng thanh toán của doanh 
nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính là cách để họ có được thông tin này. 
Đối với các nhà cung cấp, nhờ phân tích báo cáo tài chính, họ sẽ đánh giá 
được khả năng thanh toán của doanh nghiệp để có chính sách bán chịu, cho trả 
chậm phù hợp. 
Đối với các nhà đầu tư, họ quan tâm tới tính an toàn và hiệu quả khi đầu tư 
vào doanh nghiệp cho nên họ cần phân tích báo cáo tài chính để biết khả năng 
thanh toán nợ và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. 
I.2.3. Nguyên tắc chuyển bảng cân đối kế toán thành bảng cân đối 
tài chính 
Bảng cân đối kế toán là nguồn số liệu khá chi tiết về tình hình tài sản và 
nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phân tích và đánh giá 
một cách chân thực trạng thái tài chính của doanh nghiệp cần thiết phải cấu trúc 
lại bảng cân đối kế toán: chuyển về dạng những khối lớn và có một số những 
TrÇn H÷u B×nh 
điều chỉnh nhất định ở một số khoản mục. Bảng đã điều chỉnh này gọi là bảng 
cân đối tài chính. 
Các điểu chỉnh bảng cân đối kế toán thành bảng cân đối tài chính được liệt 
kê trong bảng sau: 
Bảng I.1: Nguyên tắc điều chỉnh bảng cân đối kế toán thành bảng cân đối tài 
chính. 
STT Điều chỉnh Bên Tài sản Bên Nguồn vốn 
1 Loại bỏ 
- TSCĐ vô hình: các chi phí 
phân bổ cho nhiều niên độ 
(chi phí thành lập, chi phí 
nghiên cứu và triển khai). 
- Đầu tư tài chính dài hạn: 
thưởng thanh toán của trài 
phiếu (nếu có). 
- Chi phí xây dựng cơ bản dở 
dang. 
- Các khoản ký quỹ, ký cược 
dài hạn. 
Nguồn vốn chủ sở hữu: 
giảm tương ứng với tổng giá 
trị tài sản loại bỏ. 
2 Bổ sung 
Phải thu của khách hàng: thêm 
hạn mức tín dụng. 
Vay ngắn hạn: thêm hạn 
mức tín dụng. 
3 Bóc tách 
TSCĐ thuê tài chính. - Nợ dài hạn đến hạn trả: 
tăng thêm khoản ứng với 
số tiền thuê phải trả. 
- Nợ dài hạn: giảm đi 
khoản ứng với số tiền thuê 
phải trả. 
4 Sắp xếp lại - TSCĐ: chuyển các tài TSCĐ 
TrÇn H÷u B×nh 
có thời gian sử dụng còn lại 
dưới 1 năm lên phần TSLĐ. 
- TSLĐ: chuyển các TSLĐ ở 
dạng dự trữ bảo hiểm. 
5 Xử ký khác 
Khấu hao và các khoản dự 
phòng: loại bỏ khấu hao và các 
khoản dự phòng (ghi âm). 
- Nguồn vốn chủ sở hữu: 
ghi tăng ứng với giá trị 
khấu hao bị loại bỏ. 
- Nợ ngắn hạn: ghi tăng 
ứng với giá trị dự phòng 
bị loại bỏ. 
I.2.4. Các tỷ số tài chính cơ bản 
Có nhiều phương pháp phân tích báo cáo tài chính: phương pháp so sánh, 
phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp cân đối, phương pháp phân tích tỷ 
số ... Trong đó, cơ bản nhất và thường được sử dụng nhiều nhất là phương pháp 
phân tích tỷ số. 
Phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp cho biết mối quan hệ giữa các 
khoản mục trong báo cáo tài chính và cho phép so sánh kỳ hiện tại với các kỳ 
trước hoặc với các giá trị trung bình nghành để có kết luận khá chính xác về tình 
hình tài chính (trạng thái tài chính) của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Để 
việc phân tích hệ số thực sự có ý nghĩa, khi phân tích cần thiết phải đặt các tỷ số 
trong mối liên hệ với nhau. 
TrÇn H÷u B×nh 
I.2.4.1 ... n năm 2003 như sau: 
Bảng Cân đối kế toán dự kiến 31/12/2002 
 Đơn vị: nghìn đồng 
Tài sản Mã số Đầu năm Cuối năm 
A-TS lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 4.462.832 5.672.995 
I.Tiền mặt 110 508.812 889.584 
II.Các khoản đầu tư t/chính ngắn hạn 120 0 0 
III. Phải thu 130 2.014.473 3.107.367 
IV. Hàng tồn kho 140 1.627.903 1.364.400 
V. Tài sản lưu động khác 150 311.643 311.643 
B-TS cố định và đầu tư dài hạn 200 717.634 596.892 
 I. Tài sản cố định 210 717.634 596.892 
1. Nguyên giá 1.486.698 1.486.698 
2. Khấu hao luỹ kế (769.064) (889.806) 
 II. Các khoản đầu tư t/chính dài hạn 220 - - 
Tổng TS 250 5.180.466 6.269.887 
Nguồn vốn Đầu năm Cuối năm 
A. Nợ phải trả 300 2.782.916 3.569.141 
 I. Nợ ngắn hạn 310 2.782.916 3.569.141 
1. Vay ngắn hạn 311 0 2.034.718 
2. Phải trả nhà cung cấp 313 614.629 1.207.037 
3. Khách hàng ứng trước 314 1.840.901 
4. Phải nộp khác 327.387 327.387 
 II. Nợ dài hạn 320 - - 
Bảng III.19: 
TrÇn H÷u B×nh 
B-Vốn chủ sơ hữu 400 2.397.550 2.700.746 
1. Nguồn vốn, quỹ 410 2.136.323 2.439.519 
2. Nguồn vốn, quỹ khác 420 261.227 261.227 
Tổng NV 5.180.466 6.269.887 
Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến năm 2003 
 Đơn vị: nghìn đồng 
Chỉ tiêu Năm 2003 
1. Thu 18,636,139 
Doanh thu 19,210,903 
Chênh lệch TK SP -574,764 
2. Chi 18,332,943 
Chi phí NVL 17,069,356 
Chênh lệch TK NVL -311,261 
Chi phí SX (không NVL) 700,798 
Chi phí lưu thông 432,377 
Chi phí QLDN 316,211 
Trả lãi vay ngắn hạn 125,461 
3. Lãi chịu thuế 303,196 
 4. Thuế TN 97,023 
 5. Lãi sau thuế 206,173 
III.1.4.1. Cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư 
Bảng III.21: Cấu trúc tài sản và nguồn vốn Công ty VL & CN năm 2003 
Kết cấu tài sản (%) Đầu năm Cuối năm 
T1 (Tỷ trọng TSCĐ - Hệ số đầu tư) 12,06% 9,52% 
T2 (Tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn ) 0% 0% 
T3 (Tỷ trọng hàng tồn kho) 27,36% 21,76% 
T4 (Tỷ trọng khoản phải thu) 33,86% 49,56% 
T5 (Tỷ trọng tiền & đầu tư t/c ngắn hạn) 8,55% 14,19% 
Bảng III.20: 
TrÇn H÷u B×nh 
Kết cấu nguồn vốn (%) Đầu năm Cuối năm 
Độ ổn định của nguồn tài trợ 
 V1 (Tỷ trọng VTX/Tổng NV) 53,22% 43,07% 
 V2 (Tỷ trọng Nợ ngắn hạn/Tổng NV) 46,78% 56,93% 
Độ tự chủ tài chính tổng quát 
 V3 (Tỷ trọng Vốn chủ/Tổng NV) 53,22% 43,07% 
 V4 (Tỷ trọng Nợ phải trả/Tổng NV) 46,78% 56,93% 
Độ tự chủ tài chính dài hạn 
 V5 (Tỷ trọng Vốn chủ/VTX) 100% 100% 
 V6 (Tỷ trọng Nợ dài hạn/VTX) 0% 0% 
V7 (Hệ số đòn bẩy tài chính) 0% 0% 
Từ bảng cấu trúc tài sản và nguồn vốn của Công ty ở trên, ta có đánh giá như 
sau: 
Về tài sản cố định: do Công ty không dự kiến đầu tư cho TSCĐ trong năm 
tới nên tỷ trọng TSCĐ (giá trị còn lại) giảm so với năm 2002 từ 15,27% xuống 
còn 9.52% năm 2003. 
Tài sản lưu động tăng mạnh: chủ yếu là khoản phải thu tăng (do doanh thu 
tăng và chính sách bán hàng), tiền mặt tăng lên (từ 8,55% lên 14,19%) làm tăng 
khả năng thanh toán nhờ xác định mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu lớn, hàng tồn kho 
giảm. 
Nguồn vốn dài hạn (chỉ có vốn chủ sở hữu) giảm xuống từ 53,22% năm 
2002 chỉ còn 43,07% năm 2003. Điều này làm giảm khả năng tự chủ và độ ổn 
định của Công ty. Có tình trạng này là do muốn tăng doanh thu Công ty phải đầu 
tư thêm cho tài sản (chủ yếu là tài sản lưu động). Do đó nhu cầu vốn để đầu tư 
cho tài sản tăng và theo kế hoạch dự kiến thì Công ty đã vay ngân hàng làm tăng 
nợ ngắn hạn từ 46,78% lên 56,93%. Như vậy, với dự kiến kinh doanh như trên 
thì năm tới Công ty sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn vào nợ làm tăng tính rủi ro. 
Tuy nhiên, do không đầu tư thêm vào tài sản cố định nên nguồn vốn chủ vẫn 
chiếm rất lớn, thừa để đảm bảo tài trợ cho các tài sản dài hạn (TSCĐ). 
III.1.4.2. Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 
TrÇn H÷u B×nh 
Cần thiết phải đánh giá khả năng thanh toán của Công ty sau kế hoạch kinh 
doanh dự kiến vì nó cho biết kế hoạch đó có tác đông tốt hay xấu tới tình hình 
và khả năng thanh toán của Công ty để có điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp hơn. 
Tình hình và khả năng thanh toán dự báo của Công ty năm 2003 thể hiện ở bảng 
sau: 
Bảng III.22: Tình hình và khả năng thanh toán của Công ty VL & CN 
Chỉ tiêu Đầu 
năm 
Cuối 
năm 
Trong 
năm 
Tình hình thanh toán 
 Hệ số công nợ (Phải thu/Phải trả) 0,72 0,87 
 Số vòng quay khoản phải thu (lần) 6,18 
 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 58,23 
 Số vòng luân chuyển khoản phải trả (lần) 5,40 
 Thời hạn luân chuyển các khoản phải trả (ngày) 66,69 
Khả năng thanh toán 
 Ht1 (Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn) 1,60 1,59 
 Ht2 (Khả năng thanh toán nhanh) 0,91 1,12 
 Ht3 (Khả năng thanh toán tức thời) 0,18 0,25 
Sau kế hoạch kinh doanh và huy động ngân quỹ, tình hình khả năng thanh 
toán của Công ty có những thay đổi sau: 
Công ty vẫn chiếm dụng vốn nhiều hơn bị chiếm dụng (mặc dù khoản phải 
thu chiếm tỷ trọng khá cao), chiều hướng này vẫn tiếp tục tăng lên tạo thuận lợi 
cho Công ty trong thanh toán. 
Do phải thu tăng nên vòng quay các khoản phải thu giảm từ 6,92 vòng/năm 
xuống còn 6,18 vòng/năm (kỳ thu tiền chậm hơn từ 52 ngày lên 58 ngày), trong 
khi đó kỳ trả nợ bình quân khẩn cấp hơn từ 77 ngày xuống còn hơn 66 ngày. 
TrÇn H÷u B×nh 
Điều này sẽ có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của Công ty. Tuy 
nhiên Công ty kỳ thu tiền bình quân nhanh hơn là kỳ hạn phải trả nợ bình quân. 
Về khả năng thanh toán: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn sẽ giảm đi rất ít so 
với năm 2002. Trong khi đó, khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời 
lại tăng lên. Điều này lại thuận lợi cho Công ty trong thanh toán. Khả năng 
thanh toán nhanh tăng là do chủ yếu được đảm bảo bằng khoản phải thu. Điều 
này đòi hỏi cần phải xem xet khoản phải thu. Tuy nhiên như ở trên đã nói, kỳ 
thu tiền vẫn phù hợp với kỳ trả tiền bình quân. Do đó khả năng thanh toán nhanh 
sẽ chỉ bị xấu đi nếu trong các khoản phải thu kỳ tới phát sinh nhiều khoản khó 
đòi. 
III.1.4.3. Phân tích khả năng hoạt động 
Bảng III.23: Tính các hệ số khả năng hoạt động Công ty Vật liệu Công nghệ 
Khả năng hoạt động Năm trước 
(2002) 
Năm dự 
báo (2003) 
Số vòng quay vốn lưu động (lần) 3,08 3,39 
Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động (ngày) 116,91 106,31 
Số vòng quay hàng tồn kho (lần) 8,92 13,22 
Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho (ngày) 40,35 27,24 
Số vòng quay các khoản phải thu (lần) 6,92 6,18 
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 52,04 58,23 
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản 2,28 3,06 
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 8,76 26,77 
Nói chung, khả năng hoạt động của Công ty sẽ khá hơn nếu thực hiện được 
kế hoạch dự kiến. Khả năng quay vòng hàng tồn kho tăng rất mạnh từ 8,92 
vòng/năm lên 13,22 vòng/1 năm (số ngày quay 1 vòng giảm từ 40,35 ngày 
xuống còn 27,24 ngày), hiệu quả sử dụng tài sản và tài sản cố định đều tăng 
nhanh. Chỉ có vòng quay vốn lưu động và vòng quay phải thu tăng lên chút ít. 
III.1.4.4. Phân tích khả năng sinh lợi 
Khả năng sinh lợi nhuận là yếu tố được tất cả các đối tượng quan tâm đặc 
biệt là những người đầu tư vào doanh nghiệp và các chủ sở hữu. Khả năng sinh 
TrÇn H÷u B×nh 
lợi cao chính là mục tiêu của hầu hết các các doanh nghiệp. Để xem khả năng 
sinh lợi sẽ thay đổi như thế nào sau dự kiến kế hoạch kinh doanh, xem xét các 
chỉ số trong bảng sau: 
Bảng III.24: Tính toán khả năng sinh lợi của Công ty Vật liệu và Công nghệ 
Khả năng sinh lợi Năm trước 
(2002) 
Năm dự báo 
(2003) 
Tỷ suất doanh lợi doanh thu 1,104% 1,07% 
Tỷ suất thu hồi tổng tài sản (ROA) 2,516% 3,29% 
Tỷ suất thu hồi vốn cổ phần (ROE) 4,745% 7,63% 
Phương trình DUPONT: 
 ROE = Lợi nhuận biên Hiệu quả sử dụng tài sản Đòn bẩy tài chính 
Năm 2002: ROE = 1,104% 2,278 1,886 = 4,745% 
Năm 2003 (dự báo): ROE = 1,07% 3,06 2,33 = 7,63% 
Bảng trên cho thấy, khả năng sinh lợi của Công ty trong năm tới cũng tăng 
lên (nhất là khả năng sinh lợi của chủ sở hữu tăng mạnh từ 4,745% lên 7,63%). 
Kết luận về tình hình tài chính dự báo của Công ty sau kế hoạch 
kinh doanh dự kiến 
- Năm 2003 Công ty sẽ bị giảm độ tự chủ và độ ổn định về vốn không có 
thay đổi gì mới so với kế hoạch dự kiến. Tuy nhiên với cơ cấu tài chính 
này Công ty vẫn đảm bảo cân bằng tài chính. 
- Công ty sẽ có khả năng thanh toán tốt hơn, tuy nhiên còn phải xem xét 
khối lượng các khoản phải thu khó đòi sẽ phát sinh, điều này tuỳ thuộc 
vào mối quan hệ với khách hàng của Công ty. 
- Hiệu quả sử dụng tài sản sẽ tăng lên. 
- Khả năng sinh lợi sẽ tăng mạnh so với năm nay. 
TrÇn H÷u B×nh 
Chương I ............................................................................................................ 1 
Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................................... 1 
I.1. Sự cần thiết của đề tài và hướng giải quyết của đồ án................................... 2 
I.1.1. Sự cần thiết và giới hạn của đề tài 
I.1.2. Hướng giải quyết của đồ án 
I.2. Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính 
I.2.2. Mục đích và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính................................. 5 
I.2.3. Nguyên tắc chuyển bảng cân đối kế toán thành bảng cân đối tài chính...... 6 
I.2.4.1. Các tỷ số thời điểm ..................................................................... 9 
Các tỷ số thời điểm là các tỷ số đánh giá tình hình tài chính của doanh 
nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính (thường là cuối tháng, cuối 
quý, hoặc cuối năm)................................................................................ 9 
a) Các tỷ số về kết cấu tài sản và nguồn vốn ........................................... 9 
b) Các tỷ số đánh giá khả năng thanh toán ........................................... 11 
a) Các tỷ số đánh giá khả năng hoạt động ............................................ 13 
b) Các tỷ số về khả năng sinh lời........................................................... 16 
I.3.1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của dự báo, dự báo tài chính ..... 18 
I.3.1.1. Khái niệm dự báo, dự báo tài chính .......................................... 18 
I.3.2.2.1. Dòng thời gian và các tính chất của nó............................... 21 
I.3.2.2.2. Các phương pháp dự báo định lượng ................................. 22 
I.3.3.2. Vận dụng lý thuyết dự báo trong dự báo doanh thu .................. 28 
Đối với dự báo doanh thu, dòng thời gian là số liệu doanh thu thực tế qua 
từng thời kỳ. Việc dự báo được thực hiện bằng cách áp dụng các mô hình 
dự báo trên dòng số liệu này. Các bước tiến hành dự báo như sau: ....... 28 
Chương II ................................................................................................. 34 
đặc điểm sản xuất kinh doanh và ThựC trạng tài chính của công ty vật liệu và 
công nghệ ..................................................................................................... 34 
II.1. Giới thiệu khái quát về công ty vật liệu và công nghệ ................... 34 
Chương III................................................................................................ 58 
III.1. Dự báo doanh thu năm 2003 ........................................................ 58 
TrÇn H÷u B×nh 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_du_kien_ngan_quy_va_du_bao_tinh_hinh_tai_chinh_cua.pdf