Luận văn Đánh giá hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và giải pháp
Việt nam đã chuyển sang thời kỳ đổi mới kinh tế từ nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang nên kinh tế thị trường được hơn 10 năm. trong việc góp
phần đạt được các mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam có vai trò quan trọng trong
việc điều tiết lượng tiền cung ứng, kìm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.
Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong những năm gần đây
đã có sự phát triển đúng hướng và phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy
nhiên, bên cạnh đó việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia còn nhiều bất cập,
hạn chế, chưa tỏ ra nhạy bén và các chính sách của Ngân hàng nhà nước chưa
linh thoạt. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế ngày càng sôi động thì việc
điều hành chính sách tiền tệ từ các công cụ trực tiếp chuyển sang các công cụ
gián tiếp trong đó có việc áp dụng nghiệp vụ thị trường mở ngày càng trở nên
cấp bách. Điều này là phù hợp với quá trình cải cách hệ thống Ngân hàng, với
việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ trong giai đoạn mới. Nghiệp
vụ thị trường mở cho tới nay mới được thực hiện ở Việt Nam do các điều kiện
khách quan và chủ quan vừa chín muồi. Vì vậy đề tài “ áp dụng nghiệp vụ thị
trường mở trong thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam” là một đề tài hết sức
cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn để góp phần nâng cao hiệu qủa chính
sách tiền tệ. Đây cũng là một đề tài giúp cho các tổ chức tín dụng, các ngân hàng
thương mại, các sinh viên kinh tế trong việc tiếp cận nghiệp vụ thị trường mở.
Chính vì những lý do trên mà em đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu
quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân Hàng Nhà Nước Việt
Nam và giải pháp” với mong muốn đóng góp tiếng nói của mình vào việc sử
dụng Nghiệp vụ thị trường mở để ngày càng hoàn thiện chính sách tiền tệ quốc
gia. Đây là một vấn đề đang còn mới, do đó không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết và hạn chế, em mong được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô.
Đề tài này đưa ra một số cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường mở để
vận dụng Nghiệp vụ thị trường mở – một công cụ gián tiếp có hiệu qủa của
chính sách tiền tệ – vào tình hình thực tế ở Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao
hiệu quả của chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Đánh giá hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và giải pháp
§¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông c«ng cô thÞ trêng më cña NHNN ViÖt Nam va giai phap 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH Đề tài : Đánh giá hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giải pháp §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông c«ng cô thÞ trêng më cña NHNN ViÖt Nam va giai phap 2 Mục lục Trang Mở đầu:...........................................................................................2 Chương I: Lý luận nghiệp vụ thị trường mở. ............................................. 4 I. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở. ........................................................... 4 1. Sự ra đời và phát triển của thị trường mở. .................................................. 4 2. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở. .......................................................... 5 II. Cơ chế tác động nghiệp vụ thị trường mở ................................................. 6 1.Tác động về mặt lượng ................................................................................ 6 2.Tác động vể mặt giá .................................................................................... 6 III. Cơ chế hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở. ....................................... 7 1.Các nghịêp vụ thị trường mở. ...................................................................... 7 2.Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở. ................................. 9 3.Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở...................................................... 10 4.Những tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở. .......................................... 12 IV. Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở cùng với các công cụ chính sách tiền tệ .......................................................................................................... 13 Chương II: Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ thị trường mở.15 I. Sự phát triển của các loại giấy tờ có giá ngắn hạn ở Việt Nam. ................. 15 1.Tín phiếu kho bạc ...................................................................................... 15 2.Tín phiếu nhà nước.................................................................................... 16 II.Thực trạng hoạt đông thị trường mở ở Việt Nam trong những năm qua .... 17 III Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam ............ 22 Kết luận...................................................................................................... 26 Danh mục tài liệu tham khảo. ......................................................................27 §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông c«ng cô thÞ trêng më cña NHNN ViÖt Nam va giai phap 3 Mở đầu Việt nam đã chuyển sang thời kỳ đổi mới kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nên kinh tế thị trường được hơn 10 năm. trong việc góp phần đạt được các mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam có vai trò quan trọng trong §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông c«ng cô thÞ trêng më cña NHNN ViÖt Nam va giai phap 4 việc điều tiết lượng tiền cung ứng, kìm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển đúng hướng và phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa tỏ ra nhạy bén và các chính sách của Ngân hàng nhà nước chưa linh thoạt. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế ngày càng sôi động thì việc điều hành chính sách tiền tệ từ các công cụ trực tiếp chuyển sang các công cụ gián tiếp trong đó có việc áp dụng nghiệp vụ thị trường mở ngày càng trở nên cấp bách. Điều này là phù hợp với quá trình cải cách hệ thống Ngân hàng, với việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ trong giai đoạn mới. Nghiệp vụ thị trường mở cho tới nay mới được thực hiện ở Việt Nam do các điều kiện khách quan và chủ quan vừa chín muồi. Vì vậy đề tài “ áp dụng nghiệp vụ thị trường mở trong thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam” là một đề tài hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn để góp phần nâng cao hiệu qủa chính sách tiền tệ. Đây cũng là một đề tài giúp cho các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại, các sinh viên kinh tế trong việc tiếp cận nghiệp vụ thị trường mở. Chính vì những lý do trên mà em đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giải pháp” với mong muốn đóng góp tiếng nói của mình vào việc sử dụng Nghiệp vụ thị trường mở để ngày càng hoàn thiện chính sách tiền tệ quốc gia. Đây là một vấn đề đang còn mới, do đó không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế, em mong được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô. Đề tài này đưa ra một số cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường mở để vận dụng Nghiệp vụ thị trường mở – một công cụ gián tiếp có hiệu qủa của chính sách tiền tệ – vào tình hình thực tế ở Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay. §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông c«ng cô thÞ trêng më cña NHNN ViÖt Nam va giai phap 5 §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông c«ng cô thÞ trêng më cña NHNN ViÖt Nam va giai phap 6 Chương I: cơ sở lý luận nghiệp vụ thị trường mở I. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở. 1. Sự ra đời và phát triển của Nghiệp vụ thị trường mở. Nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng đầu tiên bởi Ngân hàng Anh từ những năm 30 của thế kỷ 19. Vào thời gian này, lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Anh được sử dụng như một công cụ chủ yếu để kiểm soát lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, công cụ này tỏ ra kém hiệu lực khi lãi suất thị trường tiền tệ giảm liên tục vượt khỏi sự chi phối của lãi suất tái chiết khấu. Điều này thúc đẩy Ngân hàng Anh tìm kiếm công cụ có hiệu quả hơn để điều chỉnh lãi suất thị trường theo hướng mong muốn. Cách thức đầu tiên được áp dụng để nhằm làm tăng lãi suất thị trường là: - Bán chứng khoán chính phủ đồng thời hứa mua lại nó vào một ngày xác định trong tương lai. -Vay trên thị trường _ thực chất là một khoản vay từ người chiết khấu hoặc từ người môi giới với đảm bảo bằng chứng khoán chính phủ. -Bán hẳn các chứng khoán chính phủ. -Vay từ các Ngân hàng thương mại. -Vay từ người gửi tiền đặc biệt. Bằng các cách này, lượng tiền trung ương giảm đi tương ứng với khối lượng vay hoặc bán chứng khoán, lãi suất thị trường vì thế tăng lên. Cùng thời gian này, Ngân hàng Trung Ương (NHTW ) Thuỵ Sỹ cũng sử dụng nghiệp vụ bán các chứng khoán chính phủ nhằm thu hút lượng vốn khả dụng dư thừa. Vào năm 1913, lúc đầu Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ cũng sử dụng Nghiệp vụ thị trường mở như một công cụ bổ xung cho chính sách tái chiết khấu. Tuy nhiên, trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Nghiệp vụ thị trường mở ở những nước này được sử dụng như công cụ để tài trợ cho các chi phí chiến §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông c«ng cô thÞ trêng më cña NHNN ViÖt Nam va giai phap 7 tranh và các hoạt động điều chỉnh kinh tế sau chiến tranh. Cùng với các hoạt động này, lượng chứng khoán chính phủ nằm trong tay các NHTW tăng lên. Đến năm 1920, Nghiệp vụ thị trường mở ở những nước này cũng vẫn chỉ được sử dụng như công cụ bổ trợ cho chính sách lãi suất tái chiết khấu và làm cho lãi suất tái chiết khấu trở nên hiệu quả. Nhưng sau đó, hiệu quả và tầm quan trọng của Nghiệp vụ thị trường mở ngày càng tăng lên, nó được sử dụng như công cụ chính sách tiền tệ ở ba nước ban đầu này và sau đó trở thành xu hướng ở hầu hết NHTW các nước khác. Điều này suất phát từ: hạn chế chính sách tái chiết khấu; sự mở rộng và hoàn thiện của hệ thống thị trường tái chính; sự tăng lên của lượng chứng khoán chính phủ và các chứng khoán có tính thanh khoản cao. Cho đến nay Nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng như một công cụ Chính sách tiền tệ hiệu quả nhất ở hầu hết các NHTW của các nước. 2. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở. Theo nghĩa gốc thì cụm từ “Nghiệp vụ thị trường mở” chỉ các hoạt động giao dịch chứng khoá của các NHTW trên thị trường mở. Thông qua hành vi mua , bán chứng khoán này, NHTW có thể tác động trực tiếp đến dự trữ của hệ thống Ngân hàng và gián tiếp đến lãi suất thị trường, từ đó mà có thể ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng thông qua tác động cả về mặt lượng và về mặt giá. Về lý thuyết, các chứng khoán là đối tượng giao dịch của NHTW, có thể là chứng khoán chính phủ, các chứng khoán được phát hành bởi các doanh nghiệp hoặc Ngân hàng gồm cả chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Các chủ thể trong giao dịch Nghiệp vụ thị trường mở có thể là Ngân hàng, các doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi tài chính khác. Về mặt thực tế, Nghiệp vụ thị trường mở là hành vi giao dịch của NHTW trên thị trường mở. Xét về hình thức thì thị trường mở là thị trường giao dịch các chứng khoán nợ ngắn và dài hạn. Tuy nhiên, khác với các khái niệm có phạm vi và công cụ giao dịch rõ ràng như thị trường chứng khoán hay thị trường tiền tệ, §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông c«ng cô thÞ trêng më cña NHNN ViÖt Nam va giai phap 8 thị trường mở ở các nước khác nhau về phạm vi, về loại hình công cụ và thời hạn của các công cụ giao dịch trên thị trường. Chẳng hạn, thị trường mở của Nhật Bản chỉ bao gồm các chứng khoán nợ ngắn hạn và những người tham gia chỉ gồm các tổ chức tín dụng. Như vậy, ở Nhật thị trường mở là một bộ phận của thị trường tiền tệ. Ngược lại ở Mỹ hoặc Đức cho phép giao dịch cả các chứng khoán dài hạn trên thị trường mở . Xét theo thời hạn của chứng khoán nợ thì thị trường mở ở những nước này bao gồm cả một phần của thị trường chứng khoán. Theo cách này, khái niệm “ Nghiệp vụ thị trường mở” có ý nghĩa kinh tế khi nó gắn với cụm từ “Nghiệp vụ thị trường mở”. Có nghĩa là, các giới hạn khác nhau về đối tượng và các chr thể giao dịch của NHTW trong nghiệp vụ thị trường mở sẽ quyết định khái niệm cụ thể về thị trường mở ở từng nước II. Cơ chế tác động của Nghiệp vụ thị trường mở. 1. Tác động về mặt lượng (Tác động vào cơ số tiền tệ) Hành vi mua, bán các chứng khoán trên thị trường mở của NHTW có ảnh hưởng ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các Ngân hàng thương mại (NHTM) thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi của các Ngân hàng thương mại tại NHTW, và tiền gửi khách hàng tại NHTM từ đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng cho vay của NHTM khi đó nó sẽ tác động đến hệ số nhân tiền và sẽ tác động đến mức cung tiền. Bằng việc bán các chứng khoán, NHTW có thể giảm bớt đi một khối lượng tiền dự trữ tương ứng (với điều kiện các nhân tố khác không đổi) dù người mua là NHTM hay khách hàng của nó, số tiền thanh toán cho lượng chứng khoán này được ghi nợ vào tài khoản của Ngân hàng tại NHTW. Trong trường hợp người mua là khách hàng của NHTM thì số tiền mua chứng khoán sẽ giảm số dư tiền gửi của khách hàng đó tại NHTM. Sự giảm xuống của dự trữ sẽ làm giảm khả năng cho vay của hệ thống Ngân hàng và vì thế giảm khối lượng tiền cung ... Öt Nam va giai phap 25 Qua thực tế hoạt động của thị trường mở trong 2 năm qua và qua kinh nghiệm của các nước, để thị trường mở ở Việt Nam thực sự trở thành một công cụ gián tiếp đắc lực góp phần đổi mới, hoàn thiện việc điều hành Chính sách tiền tệ và phát triển thị trường tiền tệ, có một số giải pháp như sau: Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các thành viên. Theo quyết định số 85/2000/QĐ - NHNN14 ngày 9/3/2000 của thống đốc NHNN ban hành quy chế Nghiệp vụ thị trường mở, thành viên tham gia trước hết phải là TCTD có đủ các điều kiện mở tài khoản tiền gửi tại NHNN, có hệ thống mạng vi tính kết nối với NHNN và phải đựơc NHNN cấp giấy công nhận thành viên. Cần tập huấn chi tiết, đi vào từng nghiệp vụ cụ thể giúp các thành viên thấy rõ được vai trò, tác dụng và sự linh hoạt của Nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành Chính sách tiền tệ của NHNN, cũng như hiệu quả đạt được của TCTD trong việc điều hành vốn của mình từ đó mới thu hút đông đảo các thành viên tham gia thị trường mở. ở giai đoạn đầu thành viên thị trường mở chủ yếu là các TCTD là phù hợp. Tuy nhiên, các tổ chức này chưa thực sự cần đến thị trường mở để điều tiết vốn khả dụng của mình và NHNN cũng chưa có biện pháp thích hợp chỉ huy nghiệp vụ này. Các TCTD chưa đầu tư nhiều vào giấy tờ có giá ngắn hạn. Các NHTM quốc doanh được vay theo chỉ định nên có nhiều lợi thế trong giao dịch trên thị trường mở nhờ được vay với giá rẻ để mua giấy tờ có giá, có lãi suất lớn hơn. các NHTM cổ phần, NH liên doanh , quỹ tín dụng ít có ưu thế này. điều này không kích cầu tín dụng tạo sự phân biệt đáng kể trên thị trường. Như thế, để cho các TCTD ngoài quốc doanh tham gia vào thị trường mở một cách thực sự thì hủ đạo của No cho họ sự bình đẳng, tức là giảm cho vay theo chỉ định, phân biệt rõ ràng tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. NHNN cần phải có sự phối hợp giữa các công cụ và biện pháp điều hành Chính sách tiền tệ khác với Nghiệp vụ thị trường mở. Để cho Nghiệp vụ thị trường mở trở thành một công cụ Chính sách tiền tệ chủ yểu đương nhiên các công cụ khác phải đóng vai trò kém quan trọng hơn, đặc biệt là cửa sổ chiết §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông c«ng cô thÞ trêng më cña NHNN ViÖt Nam va giai phap 26 khấu, nơi các NHTM có thể chủ động có được tiền cơ bản thông qua việc vay NHNN. Do vậy, cửa sổ chiết khấu cần được thiết kế nhằm làm cho việc vay NHNN qua cửa sổ này kém hấp dẫn, có thể bằng cách áp dụng lãi suất phạt (cao hơn qua thị trường mở )hoặc đưa ra hạn mức cho vay qua cửa sổ này thấp. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới là áp dụng cơ cấu lãi suất kép bao gồm lãi suất chiết khấu cơ bản cộng với lãi suất phạt để khuyến khích các NHTM vay vốn qua kênh này. Tuy nhiên phải thận trọng khi đưa ra các biện pháp hạn chế vay vốn qua các cửa sổ chiết khấu,vì nếu lãi suất quá cao so với điều kiện hiện có của thị trường thì thị trường không phản ứng kịp thời với nhu cầu thanh khoản bất thường. Hạn chế này phải đảm bảo được sự điều chỉnh cần thiết khi thiếu hụt khả năng thanh toán tạm thời. Tại Việt Nam, lãi suất chiết khấu và tải cấp vốn thường thấp hơn lãi suất trên thị trường mở. NHNN cần nghiên cứu để điều chỉnh các mức lãi suất trên thị trường mở, lãi suất chiết khấu, lãi suất tải cấp vốn hài hoà hơn, NHNN cần hạn chế khả năng vay vốn của NHTM qua cửa sổ chiết khấu. Nếu không có hạn chế đối với cửa sổ chiết khấu thì Nghiệp vụ thị trường mở không thể trở thành công cụ chính sách chủ yếu để kiểm soát tiền cung ứng được. Bên cạnh đó NHNN cũng phải có biện pháp để củng cố và phát triển thị trường tiền tệ, đặc biệt cần phải hỗ trợ cho sự phát triển thị trường tiền tệliên NH, nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu kho bạc, hoạt động mua bán giấy tờ giả. NHNN cần nghiên cứu, mở rộng thêm hàng hoá cho thị trường mở ; hàng hoá cho sự hoạt động của Nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay cầm cố của NHNN được quy định hiện hành trong luật NHNN và luật các TCTD là các “giấy tờ có giá ngắn hạn” tức là “giấy tờ có giá có thời hạn dưới 1 năm”. Như vậychỉ có các loại tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thường phiếu được phép giao dịch còn các giấy tờ có giá dài hạn như trái phiếu, kỳ phiếu không được giao dịch trên thị trường mở, quy định này đã hạn chế sự phát triển của thị trường mở. Tài sản được giao dịch trên thị trường mở phải đảm bảo khả năng thanh khoản cao, đảm bảo quản lý dễ dàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông c«ng cô thÞ trêng më cña NHNN ViÖt Nam va giai phap 27 điều hành nghiệp vụ này nhanh nhạy, chính xác và đạt được ý mong muốn. Vậy ngoài giấy tờ có giá trị ngắn hạn thì các giấy tờ có giá trị dài hạn cũng được chấp nhận nhưng thời hạn còn lại dưới 1 năm có thể làm hàng hoá cho thị trường mở. Việc đa dạng hoá chủng loại hàng hoá trong các giao dịch repos có thể thực hiện được. Ngoài tín phiếu kho bạc, có thể sử dụng cả các khế ước tiền vay của các TCTD đã được thẩm định về chất lượng tín dụng. Bằng cách này, NHNN có thể tiếp cận được tất cả các đối tác được lựa chọn, góp phần tăng cường tính tích cực của Nghiệp vụ thị trường mở và hiệu quả can thiệp của NHNN. Trong thực tế, từ 7/2002, NHNN đã thực hiện 98 phiên đấu thầu Nghiệp vụ thị trường mở, trong đó có 81/98 phiên là giao dịch có kỳ hạn. Đây là điều kiện tốt cho phép sử dụng loại hàng hoá bổ sung và thay thế, dành tín phiếu kho bạc cho các hoạt động mua bán hẳn khi cần thiết. Do vậy cần sớm trình Quốc hội sửa đổi luật NHNN để hình thành hành lang pháp lý vững chắc, tạo điều kiện đa dạng hoá các loại hàng hoá giao dịch trên thị trường mở . Cần nâng cao vai trò của NHNN, NHNN cần đưa ra các chính sách biện pháp thúc đẩy hoạt động của thị trường mở như đưa ra biện pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường liên ngân hàng, thiết kế các công cụ thị trường, hình thành cơ sở hạ tàng của thị trường , cung cấp các thể thức tài chính, thiết lập các tiêu chí kinh doanh với NHTM trên TTM, thu thập và phổ biến các thông tin, số liệu thống kê thị trường. NHNN cần phối hợp với kho bạc NN khuyến khích các thông lệ thị trường mang tính kinh doanh cạnh tranh. NHNN có thể sử dụng hệ thống đấu thầu các loại giấy tờ có giá một cách tự động. Để đảm bảo tính minh bạch của thị trường, kho bạc NN và NHNN không nên khuyến khích việc mua bán các loại giấy tờ có giá ngoài phạm vi thị trường đã thiết lập, kho bạc NN cần quan tâm đến việc mua bán giấy tờ có giá một cách cạnh tranh để tăng tính thanh khoản để giấy tờ có giá. Một nội dung góp phần không nhỏ để Nghiệp vụ thị trường mở hoạt động có hiệu quả đó là công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán. Việc kết nối theo một chương trình phần mềm hiện đại trong nỗi bộ NHNN, giữa trưởng ban điều §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông c«ng cô thÞ trêng më cña NHNN ViÖt Nam va giai phap 28 hành Nghiệp vụ thị trường mở các uỷ viên và người trực tiếp điều hành sàn giao dịch; giữa NHNN với các NH thành viên, đảm bảo thực hiện các công đoạn giao dịch từ khi công nhận thành viên, đăng ký chữ điện tử, thông báo mời thầu, đăng ký giấy tờ có giá, xét thầu, thông báo kết quả đấu thầu, tạo lập và ký hợp đồng mua lại, đến khâu thanh toán chuyển tiền và làm các loại thông báo, báo cáo Cần nâng cao trách nhiệm của các NHTM tham gia thị trường mở, NHTM phải cùng với NHNN tích cực xây dựng thị trường mở. Phương cách điều hành Nghiệp vụ thị trường mở cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường. Để có phương cách điều hành tốt, NHNN phải thu thập số liệu về cung cầu tiền cơ bản, nắm được số dư tiền gửi của NHTM. Có được số liệu kịp thời về tiền gửi sẽ giúp NHNN có được những dự báo tốt hơn về nhu cầu đối với tiền cơ bản. NHNN cũng phải dự báo về các yếu tố khác có tác động đến cung tiền như tiền gửi của kho bạc, tiền trong lưu thông, ngoại hối và cả nguồn vốn phát sinh do sự chênh lệch về thời gian trong thanh toán bù trừ của NHNN. Mức độ dự báo chính xác cầu tiền dựa vào thông tin về lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Chính mức lãi suất trên thị trường này thể hiện nhu cầu hay áp lực đối với khả năng thanh toán của hệ thống. Để diễn giải được các thông tin này, cán bộ của bộ phận Nghiệp vụ thị trường mở phải liên tục tiếp xúc với thị trường, nắm bắt kịp thời các thông tin từ các thành viên thị trường nhằm hiểu được các yếu tố tác động đến thị trường. NHNN cần cải tiến phương thức điều hành thị trường mở , cho phép người điều hành trực tiếp điều hành thị trường mở hàng ngày có sự linh hoạt hơn trên cơ sở các chủ trương quyết định và khuôn khổ điều hành do ban điều hành đưa ra. §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông c«ng cô thÞ trêng më cña NHNN ViÖt Nam va giai phap 29 Kết luận Nghiệp vụ thị trường mở của NHNNVN là hoạt động hoàn toàn mới cả về lý luận và nội dung hoạt động đối với Việt Nam. Điều kiện phát huy và vận hành Nghiệp vụ thị trường mở là điều không dễ dàng. Nghiệp vụ thị trường mở là một trong các công cụ tái cấp vốn của NHNN và có thể nói nó là một công cụ tái cấp vốn có hiệu quả nhất của Chính sách tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ gián tiếp của Chính sách tiền tệ thông qua việc mua, bán các giấy tờ có giá giữa NHNN và các chủ thể có liên quan nhằm tác động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng và gián tiếp tới lãi suất trên thị trường vốn ngắn hạn. Để Nghiệp vụ thị trường mở thực sự phát huy hiệu quả thì phải có các yếu tố cần thiết như số lượng và chất lượng các giấy tờ có giá, các thành viên tham gia thị trường, cơ chế giao dịch, sự phối kết hợp giữa các công cụ của Chính sách tiền tệ cũng như giữa các thị trường và các tổ chức có liên quan. Hiện nay việc áp dụng Nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành chính sách tiền tệ ở nước ta là hợp lý , phù hợp với sự phát triển kinh tế khi xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Vì thị trường mở bước đầu mới đi vào hoạt động nên nó chưa thực sự sôi động và cần phải có các giải pháp hỗ trợ để nó trở thành công cụ đầy quyền lực của Chính sách tiền tệ. Em hy vọng rằng trong những năm tới việc áp dụng Nghiệp vụ thị trường mở sẽ được áp dụng rộng rãi và thu được kết qủa cao. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này và mong được sự ý kiến chỉ bảo của thầy cô! §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông c«ng cô thÞ trêng më cña NHNN ViÖt Nam va giai phap 30 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng trung ương – Học viện ngân hàng. 2. Tiền tệ và hoạt động ngân hàng – Lê Vinh Danh – NXB chính trị quốc gia 1997. 3. Phân tích thị trường tài chính – David Blacke – NXB Tp Hồ Chí Minh. 4. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại – David Cox. 5. Tiền tệ ngân hàng và hoạt động tài chính – Frederic S. Mishkin. 6. Tạp chí ngân hàng số 9/2001, 6/2001, 10/2002, 3/2003. 7. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 2, số 3, số 4 năm 2001. 8. Thời báo ngân hàng 9. Thị trường chứng khoán số 12/2002. 10. Tạp chí tài chính tiền tệ.
File đính kèm:
- luan_van_danh_gia_hieu_qua_hoat_dong_nghiep_vu_thi_truong_mo.pdf