Khóa luận Hiện thực đời sống và thân phận con người trong tiểu thuyết bến không chồng của Dương Hướng
Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, nhưng đề tài về chiến tranh vẫn được các nhà văn thời hậu chiến dành cho nhiều ưu ái. Các nhà văn đã dồn bút lực của mình để dựng lại cho hậu thế bối cảnh của hiện thực đời sống, xã hội Việt Nam trong những năm tháng trong và sau chiến tranh cũng như những nỗi thống khổ của con người thời chiến. Số lượng tác phẩm viết về chiến tranh ngày càng tăng từ sau năm 1986. Cuộc đời và con người được soi chiếu dưới những góc nhìn đa dạng, với những cảm hứng mới mẻ.
Dương Hướng là một trong những nhà văn thời hậu chiến có tác phẩm viết về chiến tranh. Ông thuộc thế hệ nhà văn cùng thời với Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn… Nhưng phải đến khi ngoài 40 tuổi, danh tiếng của ông mới được bạn đọc biết đến qua tập truyện ngắn đầu tay “Gót son” (1989). Dường như, ông đến với văn chương khá chậm nhưng “chậm mà chắc”. Ông sáng tác không nhiều. Tuy nhiên, bằng tài năng văn chương của mình, Dương Hướng đã có vị trí vững vàng trong đội ngũ các nhà văn tên tuổi giai đoạn đầu đổi mới. Nhắc đến nhà văn Dương Hướng độc giả nghĩ ngay tới tác phẩm Bến không chồng. Tiểu thuyết này đã đem lại cho nhà văn người Thái Bình giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991. Bến không chồng tái hiện lại khung cảnh làng Đông – vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đó có sông Đình, có cầu Đá Bạc, có những người lính bước ra từ chiến tranh với bao mất mát, hi sinh và có cả những người phụ nữ mòn mỏi, cô đơn, chịu nhiều nỗi bất hạnh, gian truân. Những hình ảnh đó, con người đó ám ảnh não cân và tâm khảm của bạn đọc bao thế hệ. Đó chính là lí do, là động lực khiến chúng tôi lựa chọn đề tài: “Hiện thực đời sống và thân phận con người trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Hiện thực đời sống và thân phận con người trong tiểu thuyết bến không chồng của Dương Hướng

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ----------------------------- NGUYỄN THỊ TUYẾN HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ THÂN PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƢƠNG HƢỚNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ----------------------------- NGUYỄN THỊ TUYẾN HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ THÂN PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƢƠNG HƢỚNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo - Tiến Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đặc biệt là các thầy, cô trong tổ Văn học Việt Nam - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong 4 năm học nói chung và trong quá trình nghiên cứu khóa luận nói riêng. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ và kiến thức còn hạn chế của người viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Tuyến LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy, cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh. Trong quá trình làm khóa luận, tôi có tham khảo những tài liệu có liên quan đã được hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo. Khóa luận Hiện thực đời sống và thân phận con người trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng không có sự trùng lặp với các khóa luận khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5, năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Tuyến MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 5 7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 6 Chƣơng 1. TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ............................................ 7 1.1. Quan niệm về tiểu thuyết ........................................................................... 7 1.2. Thể loại tiểu thuyết trong đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại ........... 8 1.3. Tác giả Dương Hướng và tiểu thuyết Bến không chồng .......................... 11 1.3.1. Tác giả Dương Hướng .................................................................... 11 1.3.2. Tác phẩm Bến không chồng ............................................................ 13 Chƣơng 2. BỨC TRANH HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ THÂN PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƢƠNG HƢỚNG ................................................................ 16 2.1. Hiện thực đời sống ................................................................................... 16 2.1.1. Đời sống nông thôn thời hậu chiến ................................................. 16 2.1.2. Đời sống nông thôn với nhiều hủ tục nặng nề ................................ 20 2.2. Thân phận con người ................................................................................ 27 2.2.1. Thân phận người lính thời hậu chiến .............................................. 27 2.2.2. Thân phận người phụ nữ ................................................................. 35 Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ THÂN PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƢƠNG HƢỚNG .......... 49 3.1. Sử dụng những biểu tượng có giá trị nghệ thuật cao ............................... 49 3.1.1 Biểu tượng “bến” ............................................................................. 49 3.1.2. Biểu tượng “ngôi từ đường họ Nguyễn” ........................................ 52 3.1.3. Biểu tượng “vạt cỏ bằng” ............................................................... 52 3.2. Giọng điệu cảm thương, xót xa ................................................................ 53 KẾT LUẬN .................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, nhưng đề tài về chiến tranh vẫn được các nhà văn thời hậu chiến dành cho nhiều ưu ái. Các nhà văn đã dồn bút lực của mình để dựng lại cho hậu thế bối cảnh của hiện thực đời sống, xã hội Việt Nam trong những năm tháng trong và sau chiến tranh cũng như những nỗi thống khổ của con người thời chiến. Số lượng tác phẩm viết về chiến tranh ngày càng tăng từ sau năm 1986. Cuộc đời và con người được soi chiếu dưới những góc nhìn đa dạng, với những cảm hứng mới mẻ. Dương Hướng là một trong những nhà văn thời hậu chiến có tác phẩm viết về chiến tranh. Ông thuộc thế hệ nhà văn cùng thời với Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn Nhưng phải đến khi ngoài 40 tuổi, danh tiếng của ông mới được bạn đọc biết đến qua tập truyện ngắn đầu tay “Gót son” (1989). Dường như, ông đến với văn chương khá chậm nhưng “chậm mà chắc”. Ông sáng tác không nhiều. Tuy nhiên, bằng tài năng văn chương của mình, Dương Hướng đã có vị trí vững vàng trong đội ngũ các nhà văn tên tuổi giai đoạn đầu đổi mới. Nhắc đến nhà văn Dương Hướng độc giả nghĩ ngay tới tác phẩm Bến không chồng. Tiểu thuyết này đã đem lại cho nhà văn người Thái Bình giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991. Bến không chồng tái hiện lại khung cảnh làng Đông – vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đó có sông Đình, có cầu Đá Bạc, có những người lính bước ra từ chiến tranh với bao mất mát, hi sinh và có cả những người phụ nữ mòn mỏi, cô đơn, chịu nhiều nỗi bất hạnh, gian truân. Những hình ảnh đó, con người đó ám ảnh não cân và tâm khảm của bạn đọc bao thế hệ. Đó chính là lí do, là động lực khiến chúng tôi lựa chọn đề tài: “Hiện thực đời sống và thân phận con người trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng”. 1 Hi vọng khóa luận này sẽ đem lại cho bạn đọc yêu văn thời hậu chiến nói chung và tác phẩm Bến không chồng của Dương Hướng nói riêng cảm nhận sâu sắc về những nỗi thống khổ của con người trong đêm trước Đổi mới. 2. Lịch sử vấn đề Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng được in năm 1991 do nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành. Ngay sau đó, tác phẩm đã đoạt giải A – giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Từ đó đến nay, Bến không chồng là cái tên được nhắc tới khá nhiều trong giới nghiên cứu, phê bình văn học. Nhà văn Nguyên Ngọc nhấn mạnh: “Đến Bến không chồng của Dương Hướng thì tiếng kêu thét của cá nhân bị vùi dập càng mạnh mẽ, thống thiết hơn” và “Dương Hướng là ngòi bút có tình khi nói về nỗi đau của con người” [18, 13 - 14]. Lời nhận xét của tác giả đầy xúc động, chân thành đã phần nào nói lên sự đồng tình, ủng hộ của độc giả với Bến không chồng ngay từ ngày đầu ra mắt. Tiếp sau đó, Nguyễn Văn Long cũng có bài phê bình về tác phẩm Bến không chồng. Theo tác giả thì nông thôn trong Bến không chồng không chỉ được khai thác sâu ở phương diện các phong trào cách mạng, các vấn đề của đời sống chính trị xã hội mà tập trung vào việc làm rõ ý thức và tập quán từ họ tộc tới số phận con người. Nguyễn Văn Long đã nhìn ra một “bản sắc” riêng biệt, chứa ẩn trong Bến không chồng. Theo thời gian, người đọc thấy rằng, sức hấp dẫn của Bến không chồng chính là sự chân thực và cách nhìn cảm thông, nhân đạo với số phận con người nhất là người phụ nữ của Dương Hướng. Năm 2009, trên Tạp chí sông Hương số 248, giáo sư Phong Lê cho rằng: “Bến không chồng, ở thời điểm mở đầu 90, quả đã góp được một cái nhìn mới về bức tranh đất nước thời chiến và hậu chiến với gánh nặng không phải chỉ là chiến tranh, về phía khách quan, mà còn là những lầm lạc của con người trong bối cảnh có quá nhiều biến động và thử thách, mà tất cả những ai do lịch 2 sử để lại không đủ tầm và sức để vượt qua Bến không chồng lại có được một vẻ đẹp khác trong khuôn hình cổ điển, mộc mạc và chân phương trong cốt truyện, trong cách dẫn dắt và ngôn từ - một ngôn từ không lấp lánh tài hoa, mà giản dị, tự nhiên ” [10, 75 – 80]. Phong Lê cũng lí giải căn nguyên đổ vỡ, khổ đau của những thân phận người trong tác phẩm là “do lịch sử để lại”, một lịch sử quá nghiệt ngã với con người làng Đông, bởi tất cả những mất mát, hi sinh, dữ dằn và khốc liệt của chiến tranh đã chà xát tâm hồn họ, đẩy họ tới tận cùng của bi kịch, đau thương. Điều đáng chú ý, tác giả đã nhìn nhận, tìm hiểu và đánh giá về Bến không chồng đặt trong hành trình văn nghiệp của Dương Hướng, để thấy sự tiếp nối, kế thừa những đặc điểm của tác phẩm này ở những tác phẩm sau đó của nhà văn. Cùng thời điểm này, năm 2009, trên website của nhà văn Dương Hướng duownghuongqn.vnwebblogs.com, tác giả Nguyễn Duy Liễm trong bài viết: “Dương Hướng người ghi mốc son cho văn học thời kì đổi mới” có bàn luận: “Viết về Bến không chồng Dương Hướng đã nghiễm nhiên rẽ ngoặt. Tác phẩm của anh là một nhát gạch chéo vào cái lối mòn rỗng tuếch mà nhàm nhẵn ấy ( ). Đọc Bến không chồng, vẫn làm ta lặng đi suy ngẫm về sự “xé rào” táo tợn của anh [11]. Tạ Duy Liễm đã coi Bến không chồng là một trong dấu mốc đánh dấu sự thay đổi của nền văn học, từ nền văn học chỉ biết “thuyết trình và minh họa” sang một nền văn học với những đào sâu và tìm tòi, những trải nghiệm và đúc rút sâu xa về số phận của cá nhân mỗi con người. Trên thực tế, Bến không chồng không phải là tác phẩm mở đầu cho phong trào đổi mới trong văn học, nhưng nó cũng được coi là một trong những sáng tác ưu tú góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách văn học cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 của thế kỉ trước. Mặc dù thời gian ra đời cho đến nay chưa phải là quá dài đới với “số phận” của một tác phẩm văn học, nhưng Bến không chồng đã gây được sự chú 3 ý của đông đảo dư luận bạn đọc cũng như giới thẩm bình. Nhìn chung, đa phần các nhìn nhận, đánh giá về tác phẩm này đều hướng tới tính tích cực mà nó thể hiện. Công sức và tâm huyết của Dương Hướng cũng được các nhà nghiên cứu, phê bình ghi nhận. Không chỉ là điểm chú ý trên lĩnh vực phê bình văn học, ở lĩnh vực điện ảnh, tiểu thuyết Bến không chồng còn được đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể khá nhuần nhuyễn trong bộ phim cùng tên. Bộ phim thực sự lôi cuốn người xem bởi toàn cảnh bức tranh làng Đông được tái hiện một cách sinh động. Cùng với việc nổi danh ở lĩnh vực điện ảnh, tác phẩm còn được dịch ra tiếng Ý, Pháp, cho tới nay đã được xuất bản 11 lần. Điều đó càng khẳng định chỗ đứng của Bến không chồng trong lòng độc giả trong và ngoài nước. Những ý kiến, những công trình nghiên cứu của những người đi trước như những chiếc chìa khóa dẫn dắt, định hướng và gợi mở quan trọng cho chúng tôi. Từ đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiện thực đời sống và thân phận con người trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng”. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là tiểu thuyết Bến không chồng và trong một chừng mực nhất định có thể có sự so sánh đối chiếu với những tác phẩm khác để làm rõ đối tượng nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Xuất phát từ nội dung cụ thể của đề tài và “tính vừa sức” của một khóa luận tốt nghiệp Đại học, chúng tôi không tìm hiểu toàn bộ những vấn đề trong tiểu thuyết Bến không chồng mà chỉ tập trung vào những bình diện cơ bản sau: - Tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng trong đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại. Nghĩa là xem xét mối quan hệ, những điều kiện chi 4
File đính kèm:
khoa_luan_hien_thuc_doi_song_va_than_phan_con_nguoi_trong_ti.pdf