Đề tài Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát nhìn từ lý thuyết và thực tiễn Việt Nam giai đoạn 2004-2008

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở

Việt Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự

nghiệp phát triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được thực

hiện bởi nhiều nàh kinh tế trên nhiều nước. Càng ngày cùng với sự phát triển đa dạng

và phong phú của nền kinh tế, nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp.

Tình hình lạm phát năm 2010 (11,75%) và bốn tháng đầu năm 2011 (9,64%) ở nước ta

đã và đang đặt ra đòi hỏi làm thế nào để kiểm soát được lạm phát, đưa tỷ lệ lạm phát

xuống thấp ở mức có thể chấp nhận được. Nguyên nhân gây ra lạm phát thì có nhiều,

nhưng trong bài viết này chỉ tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa bội chi ngân

sách nhà nước (NSNN) với lạm phát ở nước ta hiện nay, nhằm tìm ra một lời giải nhỏ

trong lời giải tổng thể cho kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế.3

1. Cơ sở lý luận

1.1. Ngân sách nhà nước và vấn đề bội chi ngân sách nhà nước

1.1.1. Ngân sách Nhà nước

Căn cứ luật ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002, được sửa đổi và có

hiệu lực từ 01/01/2004 thì Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà

nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong

một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

1.1.2. Bội chi ngân sách nhà nước

1.1.2.1. Thế nào là bội chi ngân sách nhà nước

Bội chi Ngân sách Nhà nước trong một thời kỳ (1 năm, 1 chu kỳ kinh tế) là số

chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của thời kỳ đó.

Bội chi ngân sách Nhà nước có thể do ngoài tầm kiểm soát nhưng cũng có thể nằm

trong chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ

mô.

Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về Ngân sách Nhà nước hằng năm

như sau:

pdf 22 trang chauphong 20/08/2022 16160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát nhìn từ lý thuyết và thực tiễn Việt Nam giai đoạn 2004-2008", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát nhìn từ lý thuyết và thực tiễn Việt Nam giai đoạn 2004-2008

Đề tài Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát nhìn từ lý thuyết và thực tiễn Việt Nam giai đoạn 2004-2008
0 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT 
-----XoOoW---- 
ĐỀ TÀI 
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Luân 
 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Luân 
 Sinh viên thực hiện đề tài: 
 Nguyễn Hữu Trường K084010091 
TP.HCM, Tháng 06/2011 
MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI CHI NGÂN 
SÁCH VÀ LẠM PHÁT NHÌN TỪ LÝ 
THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM 
GIAI ĐOẠN 2004-2008 
1 
MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................2 
1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3 
1.1. Ngân sách nhà nước và vấn đề bội chi ngân sách nhà nước.....................3 
1.1.1. Ngân sách Nhà nước ..............................................................................3 
1.1.2. Bội chi ngân sách nhà nước ..................................................................3 
1.1.2.1. Thế nào là bội chi ngân sách nhà nước ...............................................3 
1.1.2.2. Nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước ...........................................4 
1.1.2.3. Các giải pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước .................................4 
1.2. Lạm phát .......................................................................................................6 
1.2.1. Khái niệm lạm phát.................................................................................6 
1.2.2. Cách tính lạm phát..................................................................................6 
1.2.3. Nguyên nhân lạm phát ...........................................................................7 
1.3. Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát ......................................8 
2. Thực tiễn tại Việt Nam giai đoạn 2004-2008.....................................................9 
2.1. Thực trạng lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2004-2008...........................9 
2.2. Tình hình bội chi ngân sách tại Việt Nam giai đoạn 2004-2008...............9 
2.3. Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát ....................................13 
3. Những vấn đề đặt ra về xử lý bội chi NSNN nhằm kiềm chế lạm phát tại 
Việt Nam ...................................................................................................................16 
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................20 
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................21 
2 
MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI CHI NGÂN SÁCH VÀ LẠM PHÁT NHÌN TỪ LÝ 
THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2008 
-----F×G----- 
LỜI MỞ ĐẦU 
 Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở 
Việt Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự 
nghiệp phát triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được thực 
hiện bởi nhiều nàh kinh tế trên nhiều nước. Càng ngày cùng với sự phát triển đa dạng 
và phong phú của nền kinh tế, nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. 
Tình hình lạm phát năm 2010 (11,75%) và bốn tháng đầu năm 2011 (9,64%) ở nước ta 
đã và đang đặt ra đòi hỏi làm thế nào để kiểm soát được lạm phát, đưa tỷ lệ lạm phát 
xuống thấp ở mức có thể chấp nhận được. Nguyên nhân gây ra lạm phát thì có nhiều, 
nhưng trong bài viết này chỉ tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa bội chi ngân 
sách nhà nước (NSNN) với lạm phát ở nước ta hiện nay, nhằm tìm ra một lời giải nhỏ 
trong lời giải tổng thể cho kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. 
3 
1. Cơ sở lý luận 
1.1. Ngân sách nhà nước và vấn đề bội chi ngân sách nhà nước 
1.1.1. Ngân sách Nhà nước 
 Căn cứ luật ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002, được sửa đổi và có 
hiệu lực từ 01/01/2004 thì Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà 
nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 
một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 
1.1.2. Bội chi ngân sách nhà nước 
1.1.2.1. Thế nào là bội chi ngân sách nhà nước 
Bội chi Ngân sách Nhà nước trong một thời kỳ (1 năm, 1 chu kỳ kinh tế) là số 
chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của thời kỳ đó. 
Bội chi ngân sách Nhà nước có thể do ngoài tầm kiểm soát nhưng cũng có thể nằm 
trong chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ 
mô. 
Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về Ngân sách Nhà nước hằng năm 
như sau: 
Bảng: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm 
Tổng Thu Tổng Chi 
A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí). 
B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước). 
D. Chi thường xuyên. 
E. Chi đầu tư. 
F. Cho vay thuần (= cho vay mới - thu nợ 
gốc). 
C. Bù đắp thâm hụt 
- Viện trợ. 
- Lấy từ nguồn dự trữ. 
- Vay thuần (= vay mới - trả nợ gốc). 
4 
Nguyên tắc cân bằng ngân sách là: A + B +C = D + E + F 
Công thức tính bội chi Ngân sách Nhà nước của một năm sẽ như sau: 
Bội chi Ngân sách Nhà nước = Tổng chi - Tổng thu = (D + E + F) - (A + B) = C 
(khoản bù đắp thâm hụt). 
1.1.2.2. Nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước 
Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi NSNN: 
- Do tác động của chu kỳ kinh doanh: 
Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng 
lên nhằm giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức 
bội chi NSNN tăng lên. Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, 
trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức 
bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ. 
- Do tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực 
hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. 
Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội 
chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra 
được gọi là bội chi cơ cấu. 
Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn,...), 
tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN. 
1.1.2.3. Các giải pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước 
Để duy trì sự phát triển bền vững và duy trì được tốc độ tăng trưởng của nền kinh 
tế thì chắc chắn cần có sự can thiệp của nhà nước bằng các chính sách, trong đó chính 
sách tài khóa. Tuy nhiên do nguồn lực có hạn vì vậy đòi hỏi phải có chính sách tài 
khóa phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương lai. Từ sự lựa 
chọn này sẽ đưa ra mức bội chi "hợp lý", bảo đảm nhu cầu tài trợ cho chi tiêu cũng 
như đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở mức hợp lý. 
Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, 
lệ phí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành tiền để 
bù đắp chi tiêu;... Sử dụng phương cách nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh 
5 
tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Tuy nhiên mỗi 
giải pháp bù đắp bội chi ngân sách nhà nước đều có sự tác động đến nền kinh tế vĩ mô. 
Về cơ bản, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các giải pháp chủ yếu nhằm 
xử lý bội chi NSNN như sau: 
Thứ nhất: Nhà nước phát hành thêm tiền. Việc xử lý bội chi NSNN có thể thông 
qua việc nhà nước phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên, giải pháp này 
sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi 
NSNN. Đặc biệt, khi nguyên nhân bội chi NSNN là do thiếu hụt các nguồn vốn đối 
ứng để đầu tư cho phát triển gây "tăng trưởng nóng" và không cân đối với khả năng tài 
chính của quốc gia. 
Thứ hai: Vay nợ cả trong và ngoài nước. Để bù đắp thâm hụt NSNN, nhà nước có 
thể vay nợ nước ngoài và trong nước. Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo 
vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối 
quá nhiều khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ 
trong nước sẽ làm tăng lãi suất, và cái vòng nợ - trả lãi - bội chi sẽ làm tăng mạnh các 
khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau... 
Thứ ba: Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế. Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là 
thuế có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên, đây 
không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thuế không hợp 
lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống 
nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các 
ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với 
các nước trong khu vực và trên thế giới. 
Thứ tư: Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ NSNN. 
Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc 
gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư 
công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra 
những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc 
không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt 
để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan 
6 
nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự 
cần thiết. 
Thứ năm: Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định 
chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để 
thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ 
quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết 
các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa 
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi 
trường v.v.. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các 
nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với quản lý NSNN 
nói chung và xử lý bội chi NSNN nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết. 
1.2. Lạm phát 
1.2.1. Khái niệm lạm phát 
Trong kinh tế học, thuật ngữ “lạm phát” được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời 
gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm một năm 
trước đó. Như vậy tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của một 
loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng không thay đổi. 
Khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng 
tiền giảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua được số lượng 
hàng hoá ít hơn so với năm trước. 
Có nhiều dạng lạm phát khác nhau, như lạm phát một con số (single-digit 
inflat ... hà nước. Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ thứ 
4, quốc hội khóa XII ngày 16/10/2008, trong năm 2008 Chính phủ đã đình hoãn, giãn 
tiến độ thi công trên 3.100 công trình dự án với khoảng 31.000 tỷ đồng vốn từ nguồn 
ngân sách và vốn của doanh nghiệp nhà nước, cắt giảm khoảng 9.000 tỷ đồng vốn trái 
phiếu chính phủ, tiết kiệm 2.700 tỷ đồng chi thường xuyên của các cơ quan đơn vị thụ 
hưởng ngân sách. Những động thái này đã góp phần làm cho tỷ lệ lạm phát 3 tháng 
cuối năm 2008 giảm so với những tháng giữa năm 2008. 
16 
3. Những vấn đề đặt ra về xử lý bội chi NSNN nhằm kiềm chế lạm phát tại 
Việt Nam 
Thực tế trong những năm qua (2004-2008), chúng ta đã kiểm soát được mức bội 
chi NSNN ở giới hạn cho phép (không quá 5% GDP/năm) và nguồn vay chủ yếu chi 
đầu tư phát triển. Ngoài ra, chúng ta cũng tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế, 
phí, lệ phí chi đầu tư phát triển. Đây là những thành công bước đầu đáng ghi nhận 
trong công tác quản lý cân đối NSNN cũng như kiểm soát vấn đề bội chi NSNN. Tuy 
nhiên, trong quá trình xử lý bội chi NSNN, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi vấn đề 
lạm phát đang gây ra những khó khăn rất lớn cho nền kinh tế và đời sống nhân dân, 
chúng ta cần lưu ý đến những vấn đề sau trong việc xử lý bội chi NSNN: 
- Sự thiếu hụt ngân sách do nhu cầu vốn tài trợ cho sự phát triển nền kinh tế quá 
lớn đòi hỏi phải đi vay để bù đắp. Điều này được thể hiện qua việc chúng ta chỉ vay để 
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích 
phát triển của đất nước. Nhưng, trên thực tế số tiền vay, đặc biệt của nước ngoài, chưa 
được quản lý chặt chẽ. Tình trạng đầu tư dàn trải ở các địa phương vẫn chưa được 
khắc phục triệt để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và 
thiếu hiệu quả. Chính vì vậy, các khoản đầu tư phát triển lấy từ nguồn vốn vay (cả 
trong và ngoài nước) cần bảo đảm các quy định của Luật NSNN và mức bội chi cho 
phép hằng năm do Quốc hội quyết định. 
- Sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua được sử dụng như một công cụ 
trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Chúng ta có thể dễ dàng 
nhận ra điều này thông qua cân đối NSNN hằng năm. Về nguyên tắc, sau khi lấy tổng 
thu trừ đi tổng chi trong năm sẽ xác định được số thặng dư hoặc thiếu hụt ngân sách 
trong năm. Tuy nhiên, khi cân đối ngân sách chúng ta thường xác định số bội chi trước 
(thông thường tương đương với mức Quốc hội cho phép) và nguồn còn lại được Quốc 
hội cho phép chuyển nguồn sang năm sau. Đây là chính sách ngân sách thận trọng khi 
áp dụng lý thuyết bội chi một cách chủ động và điều đó không gây xáo trộn trong 
chính sách kinh tế vĩ mô, nhưng phải cân nhắc và kiểm tra xem toàn bộ số bội chi có 
được sử dụng để chi đầu tư phát triển cho các dự án trọng điểm và hiệu quả qua đó tạo 
thêm công ăn việc làm, tạo đà cho nền kinh tế phát triển, tăng khả năng thu NSNN 
trong tương lai hay không. 
17 
- Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Đây 
là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội chi ngân sách 
(nhất là ngân sách các địa phương). Chúng ta có thể thấy, thông qua cơ chế phân cấp 
nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp 
trên cho ngân sách cấp dưới. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với 
các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách hằng năm. Vì 
vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên 
để bố trí cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng 
như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó 
luôn tạo sự căng thẳng về ngân sách, để công trình vận hành và phát huy tác dụng, 
luôn phải đòi hỏi nhu cầu kinh phí cho hoạt động. Để có nguồn kinh phí này hoặc phải 
đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp 
đều tạo áp lực bội chi NSNN. 
- Liệu có tồn tại vấn đề bội chi ngân sách địa phương ở Việt Nam hay không? 
Biện pháp xử lý ra sao? Quản lý vấn đề này thế nào? Đó là những vấn đề cần được 
xem xét kỹ càng hơn. Theo khoản 3, Điều 8, Luật NSNN năm 1996, ngân sách địa 
phương được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu, trường 
hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thì được 
phép huy động vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải cân đối vào 
ngân sách địa phương để trả nợ khi đến hạn. Luật NSNN sửa đổi năm 2002 mở rộng 
thêm quyền chủ động trong việc huy động vốn của ngân sách địa phương. Vay vốn 
đầu tư thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm do hội đồng nhân dân tỉnh quyết 
định (không phải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định như trước đây). 
Như vậy, mặc dù chúng ta chấp nhận về nguyên tắc là không có việc bội chi ngân sách 
địa phương nhưng thực tế lại vẫn cho phép địa phương vay để đầu tư. 
 Vấn đề là ở chỗ, hiện nay, các địa phương vay vốn để đầu tư theo quy định tại 
khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN tương đối lớn và chưa được quản lý một cách chặt 
chẽ. Với nhiều địa phương đây là điều kiện để tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều kiện 
phát triển kinh tế. Điều đáng lưu ý là trong khi nguồn vốn ngân sách hiện có chưa tận 
dụng hết, các địa phương vẫn tiến hành vay vốn; tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ trọng khá lớn 
trong tổng chi đầu tư phát triển. Trong khi phải đi vay thì ngân sách địa phương lại để 
18 
kết dư lớn, có tỉnh cuối năm kết dư bằng 78,5% số bổ sung từ ngân sách trung ương và 
bằng 24,9 % so với tổng chi ngân sách địa phương. Mặt khác, còn một số khoản vay 
không cân đối vào ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo nên khoản thu 
chi ngoài ngân sách và khi đến hạn, ngân sách địa phương không có nguồn để thanh 
toán gốc và lãi. 
Thực chất các khoản vay của ngân sách địa phương chính là bội chi NSNN. Một 
trong những nguyên tắc quản lý NSNN ở Việt Nam là tuân theo theo nguyên tắc thống 
nhất, tổng thể NSNN bao gồm ngân sách các cấp, điều đó đòi hỏi các khoản bội chi 
của ngân sách địa phương phải được tổng hợp để tính bội chi NSNN. Tuy nhiên khi 
vay, các địa phương phải cân đối ngân sách nên không thể hiện đầy đủ bội chi khi 
quyết toán NSNN. Mức bội chi NSNN hằng năm trình Quốc hội mới chỉ phản ánh 
được mức bội chi của ngân sách trung ương. Đây là một trong những mắt xích cần 
phải được giải quyết trong việc xử lý bội chi NSNN. 
Để giải quyết tổng thể vấn đề bội chi NSNN ở Việt Nam theo có lẽ cần thiết phải 
có những quy định chặt chẽ hơn, theo đó có thể áp dụng các giải pháp sau: 
Thứ nhất, tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhận. Các nhu cầu đầu tư 
của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thực 
hiện như vậy tránh được đầu tư tràn lan, kém hiệu quả và để tồn ngân sách quá lớn và 
quản lý chặt chẽ số bội chi NSNN. Hiện tại, chúng ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa 
nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển với nguồn lực hạn hẹp. Nếu thực hiện thắt chặt, hạn 
chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vốn rất 
cao. Nhưng nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ của NSNN, nhất 
là vay của ngân sách địa phương, thì nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc 
gia, sự bền vững của NSNN. Thực hiện đầu tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát 
triển hài hoà, cân đối giữa các vùng, miền trong toàn quốc. Kinh nghiệm của Trung 
Quốc: nghiêm cấm ngân sách các địa phương vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào, các 
khoản chi đầu tư của địa phương được xem xét tính toán và bổ sung từ ngân sách trung 
ương. 
Thứ hai, giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, 
nhất là ngân sách các địa phương. Do vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư, sẽ 
kiên quyết không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành các công trình khi 
19 
hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, 
làm giảm hiệu quả đầu tư. Có như vậy, các địa phương phải tự cân đối nguồn kinh phí 
này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách. 
Thứ ba, nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương thì cần quản lý và giám sát 
chặt chẽ việc vay vốn. Các khoản vốn vay chỉ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát 
triển các cơ sở kinh tế. Các khoản vay của ngân sách địa phương cần được tổng hợp và 
báo cáo Quốc hội để tổng hợp số bội chi NSNN hằng năm. Vấn đề vay vốn của các địa 
phương không được kiểm soát chặt chẽ chẳng những tạo ra nguy cơ vay vốn tràn lan, 
đầu tư kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tính bền vững của NSNN trong tương lai. 
Bội chi NSNN hằng năm không được kiểm soát chặt chẽ trước khi trình Quốc hội, 
mức bội chi thực tế khác với mức bội chi báo cáo cáo Quốc hội. Điều đó tạo nên gánh 
nặng nợ cho NSNN, bởi NSNN là một thể thống nhất và đa số các địa phương trông 
chờ chủ yếu vào ngân sách trung ương, do vậy suy cho cùng, các khoản nợ của ngân 
sách địa phương sẽ là gánh nợ của NSNN trong khi việc đầu tư lại dàn trải, kém hiệu 
quả. 
20 
KẾT LUẬN 
Nhìn lại toàn bộ quá trình nhiều năm qua cho thấy, mối quan hệ giữa bội chi 
NSNN với lạm phát có thể rút ra một số kết luận sau: 
- NSNN có mối quan hệ nhân quả với lạm phát. Nếu thâm hụt NSNN quá mức có 
thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt, nếu bù đắp thâm hụt NSNN bằng việc phát hành 
tiền sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát. 
- Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kích thích đầu 
tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng 
chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt NSNN quá cao và để 
bù đắp thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn thì sẽ đưa đến gánh nặng nợ. Kết quả là 
đưa đến kích thích tiêu dùng (kích cầu quá mức) thì ở chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm phát, 
mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư phát triển và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm 
tăng trưởng. Như vậy, thực tế ở đây là cần có liều lượng của chi tiêu NSNN ở mức cho 
phép nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển tăng lên và tiếp theo là đưa tăng trưởng kinh tế 
lên cao mà không kéo theo lạm phát cao. 
21 
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] PGS.TS Nguyễn Văn Luân (2011), “Giáo trình Kinh tế Vĩ mô”, Trường ĐH Kinh 
Tế - Luật. 
[2] Paul A Samuelson, Wiliam D. Nordhalls (2007), “Kinh Tế Học tập 2”, Nhà xuất 
bản Tài Chính. 
[3] Nguyễn Văn Ngọc (2009), “Lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng và 
chính sách tiền tệ”, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân. 
[4] Tổng cục thống kê (2011), “Lạm phát tăng cao trong 4 tháng đầu năm” 
[5] PGS.TS Lê Quốc Lý (2008), “Bội chi ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với 
lạm phát ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí ngân hàng số 10 năm 2008. 
[6] Báo cáo hội thảo “Bội chi ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với lạm phát ở 
Việt Nam” do Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và Chương trình phát triển 
Liên hiệp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 5/5. 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_moi_quan_he_giua_boi_chi_ngan_sach_va_lam_phat_nhin_t.pdf