Chuyên đề Tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng VPBANK

Chương I

Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư

tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

I. Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

Ngân hàng VP Bank hay còn gọi là Ngân hàng thương mại cổ phần các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép hoạt

động số 0042/ NH- GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày

12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt

động từ ngày 4 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535 / QĐ-UBB

ngày 4 tháng 9

Là một ngân hàng cổ phần quy mô trung bình, tăng trưởng cao qua các năm,

nhưng vẫn là ngân hàng nhỏ so với NHQD hoặc NHNN.Cơ cấu nguồn vốn từ tiết

kiệm là chính nên chi phí huy động cao, vốn tự có nhỏ nên phù hợp với các khoản

vay cỡ vừa.

Các chức năng hoạt động chủ yếu của vpbank bao gồm: huy động vốn ngắn

hạn, trung và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn,

trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của

ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; Dịch vụ thanh toán quốc tế; Chiết khấu thương

phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền

trong nước và quốc tế; Cung cấp các dịch vụ giữa các khách hàng và các dịch vụ

ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam

* Về vốn điều lệ

Ban đầu khi thành lập vốn điều lệ của ngân hàng là 20 tỷ VNĐ. Sau đó, do

nhu cầu phát triển, VP Bank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VNĐ theo quyết

định số 193/QĐ - NH5 ngày 12/9/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ VNĐ năm

1996. Đến cuối năm 2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho VP

Bank được nâng vốn điệu lệ lên 198,4 tỷ đồng. Trong quý 1 năm 2005, VP Bank

đã được phép nâng vốn điều lệ lên 243,7 tỷ đồng. Với số vốn điều lệ này, VPBank

đã trở thành một trong những ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất cả nước

* Về mạng lưới chi nhánh

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VP Bank luôn chú ý đến việc

mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động ở các thành phố lớn. Cuối năm

1993, thống đốc NHNN đã chấp thuận cho VP bank mở chi nhánh tại TP Hồ Chí

Minh. Năm 1994, VP bank mở thêm chi nhánh tại Hải Phòng và chi nhánh Đà

Nẵng. Đến cuối năm 2004, chi nhánh Hà Nội, Huế, Sài Gòn được thành lập. Đầu

năm 2005,VP bank tiếp tục mở bốn chi nhánh cấp 1 khác là chi nhánh Cần Thơ,

chi nhánh Quảng Ninh, chi nhánh Vĩnh Phúc và chi nhánh Bắc Giang

Tính đến tháng 7 năm 2005, hệ thống VP bank có tổng cộng 30 điểm giao

dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 10 chi nhánh cấp 1 tại các tỉnh, thành phố

của đất nước là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ, Đà Nẵng,

Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, 15 chi nhánh cấp 2 và 4 phòng giao dịch.

Trong năm 2006, VP bank dự kiến sẽ mở thêm khoảng 20 điểm giao dịch mới tại

các tỉnh, thành là trọng điểm kinh tế của cả nước

pdf 93 trang chauphong 20/08/2022 17400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng VPBANK", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng VPBANK

Chuyên đề Tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng VPBANK
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 
KHOA 
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 
Đề tài: "Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm 
định dự án đầu tư của Ngân hàng VPBANK". 
Sinh viên: Trần Vân Anh 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
Lời nói đầu 
 Nền kinh tế sẽ không thể phát triển nếu không có hoạt động kinh doanh đầu 
tư. Hoạt động đầu tư được coi như chìa khoá, tiền đề cho sự phát triển. Hoạt động 
đầu tư có rất nhiều hướng, trong đó kế hoạch hoá đầu tư đã cụ thể hoá các kế hoạch 
đầu tư là một hướng quan trọng. Dự án đầu tư là một hình thức cụ thể hoá các kế 
hoạch đầu tư. Đầu tư theo dự án được xem như là một hình thức đầu tư có căn bản 
nhất và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, phòng ngừa được những rủi ro. Như vậy dự 
án đầu tư có vai trò quyết định việc thực hiện các hoạt động đầu tư. Thẩm định dự 
án đầu tư là một khâu trọng yếu trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Sự thành bại của 
hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn của các quyết định đầu tư và giấy phép 
đầu tư. Việc ra quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư phụ thuộc vào công tác 
thẩm định có chất lượng cao mà khâu quan trọng nhất xuyên suốt dự án đầu tư là 
thẩm định tài chính dự án. Như vậy chất lượng thẩm định tài chính của công tác 
thẩm định sẽ trực tiếp tác động lên các quyết định đầu tư là cấp phép đầu tư và tới 
hiệu quả đầu tư.Trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư, thẩm định tài chính dự án 
đầu tư trở thành một khâu không thể thiếu được trước khi ra quyết định đầu tư và 
cấp giấy phép đầu tư. 
Hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động của Ngân hàng thương 
mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam nói riêng là rất cần 
thiết và quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta. Với hoạt động đi vay để cho 
vay các ngân hàng đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ 
chức, đơn vị hoạt động kinh doanh để cho các đơn vị, tổ chức cần vốn vay để tiến 
hành các hoạt động của mình. 
Tuy nhiên, hoạt động trong ngành ngân hàng có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn vậy 
cần có những biện pháp tốt hơn để giải quyết những rủi ro đó. Một trong các biện 
pháp đó là nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư 
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã quyết định chọn đề tài: 
"Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân 
hàng VPBANK". Chuyên đề được chia làm hai phần: 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng 
Thương nghiệp cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 
Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án 
đầu tư tại Ngân hàng. 
Trong quá trình phân tích, do còn thiếu kinh nghiệm và hạn chế về mặt nhận 
thức, Chuyên đề thực tập của em chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận 
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để Chuyên đề của em được hoàn thiện 
hơn. 
Em rất cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn, đặc biệt là cô 
Nguyễn Thị ái Liên đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề. 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
Chương I 
Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư 
tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 
I. Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 
 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng 
 Ngân hàng VP Bank hay còn gọi là Ngân hàng thương mại cổ phần các 
doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép hoạt 
động số 0042/ NH- GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 
12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt 
động từ ngày 4 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535 / QĐ-UBB 
ngày 4 tháng 9 
 Là một ngân hàng cổ phần quy mô trung bình, tăng trưởng cao qua các năm, 
nhưng vẫn là ngân hàng nhỏ so với NHQD hoặc NHNN.Cơ cấu nguồn vốn từ tiết 
kiệm là chính nên chi phí huy động cao, vốn tự có nhỏ nên phù hợp với các khoản 
vay cỡ vừa. 
 Các chức năng hoạt động chủ yếu của vpbank bao gồm: huy động vốn ngắn 
hạn, trung và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, 
trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của 
ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; Dịch vụ thanh toán quốc tế; Chiết khấu thương 
phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền 
trong nước và quốc tế; Cung cấp các dịch vụ giữa các khách hàng và các dịch vụ 
ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam 
 * Về vốn điều lệ 
 Ban đầu khi thành lập vốn điều lệ của ngân hàng là 20 tỷ VNĐ. Sau đó, do 
nhu cầu phát triển, VP Bank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VNĐ theo quyết 
định số 193/QĐ - NH5 ngày 12/9/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ VNĐ năm 
1996. Đến cuối năm 2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho VP 
Bank được nâng vốn điệu lệ lên 198,4 tỷ đồng. Trong quý 1 năm 2005, VP Bank 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
đã được phép nâng vốn điều lệ lên 243,7 tỷ đồng. Với số vốn điều lệ này, VPBank 
đã trở thành một trong những ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất cả nước 
 * Về mạng lưới chi nhánh 
 Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VP Bank luôn chú ý đến việc 
mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động ở các thành phố lớn. Cuối năm 
1993, thống đốc NHNN đã chấp thuận cho VP bank mở chi nhánh tại TP Hồ Chí 
Minh. Năm 1994, VP bank mở thêm chi nhánh tại Hải Phòng và chi nhánh Đà 
Nẵng. Đến cuối năm 2004, chi nhánh Hà Nội, Huế, Sài Gòn được thành lập. Đầu 
năm 2005,VP bank tiếp tục mở bốn chi nhánh cấp 1 khác là chi nhánh Cần Thơ, 
chi nhánh Quảng Ninh, chi nhánh Vĩnh Phúc và chi nhánh Bắc Giang 
 Tính đến tháng 7 năm 2005, hệ thống VP bank có tổng cộng 30 điểm giao 
dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 10 chi nhánh cấp 1 tại các tỉnh, thành phố 
của đất nước là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ, Đà Nẵng, 
Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, 15 chi nhánh cấp 2 và 4 phòng giao dịch. 
Trong năm 2006, VP bank dự kiến sẽ mở thêm khoảng 20 điểm giao dịch mới tại 
các tỉnh, thành là trọng điểm kinh tế của cả nước. 
 * Mạng lưới ngân hàng đại lý 
 Hiện nay, có trên 200 ngân hàng thuộc nhiều nước trên thế giới và sẽ tiếp 
tục tăng trong những năm tới. 
 * Về đội ngũ cán bộ 
 Số lượng cán bộ, nhân viên của VP bank trên toàn hệ thống tính đến nay là 
gần 700 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ Đại học và 
trên Đại học (chiếm 87%). Với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, năng động và 
có trình độ nghiệp vụ cao, nguồn nhân lực của VP bank luôn được đánh giá cao và 
là một trong những tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai. 
 Những năm 1994-1996 là giai đoạn phát triển năng động của 
VPBank.Trong giai đoạn này ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tỷ 
suất lợi nhuận/vốn cổ phần đạt 36%/năm (95-96) chất lượng tín dụng đảm bảo, các 
hoạt động dịch vụ phát triển nhanh chóng.Tuy nhiên do một phần ảnh hưởng của 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á, một phần do những sai lầm về mặt chủ quan, 
thời kì tiếp theo NH đã phải đương đầu với cuộc khủng hoảng nặng nề. Từ năm 
1997 tới nay được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng và NHNN tình hình đã có 
nhiều chuyển biến thuận lợi, NH đã dần bước vào giai đoạn củng cố và tạo tiền đề 
phát triển cho giai đoạn mới. 
 Với phương châm xây dựng VPBank trở thành Ngân Hàng bán lẻ hàng đầu 
khu vực phía Bắc và cả nước” khách hàng tiềm năng của VPBank là các doanh 
nghiệp ngoài quốc doanh quy mô vừa và nhỏ và tầng lớp dân cư trung lưu ở đô thị. 
NH đang phấn đấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời phấn đấu hết để 
phục vụ khách hàng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất 
nước. 
 1.2. Sơ đồ tổ chức, cơ cấu chức năng các phòng ban 
Hội đồng tín 
dụng 
Hội đồng quản 
trị Ban kiểm soát 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
 - Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên trong đó có 3 uỷ viên thường trực gồm 
Chủ tịch, phó chủ tịch, thứ nhất và một uỷ viên thường trực kiêm tổng giám đốc. 
Các ban tín dụng 
Ban điều hành 
Phòng kiểm tra 
kiểm toán nội bộ 
Hội sở 
Phòng kế toán 
 Các chi 
nhánh cấp 1 
Phòng ngân quỹ 
Phòng tổng hơp và Quản lí 
hành chính 
Phòng thanh toán quốc tế và 
kiều hối 
Phòng thu hồi nợ 
Văn phòng VPBank 
Trung tâm tin học 
Trung tâm kiều hối phát 
chuyển tiền nhanh W.U 
Trung tâm đào tạo 
Các chi 
nhánh cấp 2 
và các phòng 
giao dịch 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ thay mặt đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn 
đề lớn như: Quyết định chiến lược phát triển của ngân hàng; bổ nhiệm, cách chức 
tổng giám đốc, phó tổng giám đốc; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội 
bộ; quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định giá chào bán cổ 
phần... 
 - Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên chyên 
trách.Ban này có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quảm lý, điều hành 
hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính; thẩm 
định báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng... 
 - Hội đồng tín dụng là tổ chức do HĐQT lập ra, ngoài ra HĐQT còn lập ra các 
Ban tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I. Hội đồng tín dụng và ban tín dụng đều 
có nhiệm vụ phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng nhưng với các 
giới hạn tín dụng khác nhau. 
 - Phòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ trực thuộc ban điều hành, được phân bổ 
cho mỗi chi nhánh cấp I ít nhất từ 1-2 nhân viên. Bộ phận này có chức năng kiểm 
tra, giám sát các hoạt động thường ngày và toàn diện trong tất cả các giai đoạn 
trước, trong và sau trong quá trình thực hiện mỗi nghiệp vụ của ngân hàng 
 - Phòng ngân quỹ gồm 2 mảng nghiệp vụ chính: Quỹ nghiệp vụ và kho tiền 
 + Quỹ nghiệp vụ : 
 Bộ phận thu tiền 
 Bộ phận chi tiền 
 Bộ phận kiểm ngân 
 Bộ phận giao dịch 
 + Kho tiền: 
 Quản lí toàn bộ tài sản có trong kho 
 Thực hiện việc xuất nhập kho 
 - Các phòng giao dịch có chức năng : 
 +Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân 
 +Thu hút tiền gửi trong dân cư 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
 + Cho vay 
 +Thực hiện 1 số các nghiệp vụ như: chuyển tiền nhanh, mua ngoại tệ 
kinh doanh, chiết khấu công trái, thanh toán Visa và séc du lịch 
 - Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức hạch toán và kiểm soát tập trung tất cả 
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng. Bộ phận kế toán giao dịch được bố 
trí theo nguyên tắc một kế toán viên theo dõi tất cả các tài khoản của cùng một 
khách hàng để có thể nắm vững toàn bộ quan hệ của khách hàng với ngân hàng và 
quản lý các tài khoản của khách hàng chặt chẽ hơn. Phòng kế toán có trách nhiệm 
phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ khác để hạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp 
vụ phát sinh, đồng thời cung cấp các số liệu thông tin cần thiết phục vụ cho tác 
nghiệp cụ thể của các phòng ngh ... ng thời hàng năm công bố công khai các thông tin này để các ngân hàng 
thương mại cũng như chủ đầu tư dễ dàng thu thập thông tin 
 2.3.2. Với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác 
 Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đặc biệt 
trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Để đẩy mạnh việc sắp xếp, kiện và 
củng cố lại các ngân hàng này theo hướng phát triển, an toàn và ổn định thì vai trò 
chủ đạo của ngân hàng nhà nước là rất cần thiết. Do đó ngân hàng nhà nước cần có 
những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng nói chung 
và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư nói riêng 
 Ngân hàng nhà nước cần ban hành nội dung quy trình thẩm định dự án thống 
nhất trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ 
xây dựng, Bộ khoa học môi trường, của các ngân hàn sao cho phù hợp với điều 
kiện nước ta, đồng thời hoà nhập với thông lệ quốc tế 
 Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho các 
ngân hàng bằng cách tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
ngành, cần chú trọng kỹ năng thực hành bằng phầm mềm thẩm định trên máy tính 
với các ví dụ thực tiễn. Hàng năm Ngân hàng nhà nước nên tổ chức các hội nghị 
tổng kết đầu tư của các ngân hàng thương mại vào từng lĩnh vực, ngành nghề của 
nền kinh tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và góp phần định hướng đầu tư trong 
thời gian tới 
 Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro và trung tâm 
tín dụng ngân hàng để cung cấp các nguồn thông tin hữu ích, đồng thời đảm bảo an 
toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng nhà nước nên mở rộng 
phạm vi cung cấp thông tin của trung tâm tín dụng (CIC), đồng thời cung cấp 
thêm các thông tin kinh tế- kỹ thuật có liên quan cho công tác thẩm định 
 Công tác thanh tra giám sát cần được đẩy mạnh nhằm kịp thời phát hiện những sai 
sót trong công tác tín dụng nhất là công tác thẩm định để hạn chế những rủi ro 
 Ngoài ra các ngân hàng thương mại cũng cần tăng cường sự hợp tác trong 
việc thu thập và xử lý thông tin, trao đổi kinh nghiệm để phục vụ cho công tác 
thẩm định dự án. Bởi vì mỗi ngân hàng đều có những thế mạnh riêng nên sự hợp 
tác này rất có ý nghĩa, nhất là đối với các dự án đồng tài trợ 
 2.3.3.Kiến nghị với chủ đầu tư 
 Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc thẩm định dự án, trước 
hết các doanh nghiệp nên chọn lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả 
năng tài chính và năng lực quản lý của mình 
 Các dự án đầu tư xin vay vốn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính hợp 
pháp, phù hợp với quy hoạch phát triển của từng ngành từng vùng để ngân hàng 
không phải mất thời gian và chi phí để thẩm định những dự án không được phép 
hoạt độn. Khi xem xét để đi đến quyết định đầu tư cần nghiên cứu kỹ về các khía 
cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính Các chủ đầu tư cần nhận thức đúng vai trò 
của công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư để có những dự án 
thực sự có hiệu quả, tránh coi việc lập dự án chỉ là hình thức để xin vay 
 Các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các báo cáo tài chính và hồ sơ tài liệu có liên 
quan được gửi lên ngân hàng cần đảm bảo tính trung thực, chính xác để kết quả 
thẩm định được chính xác. Muốn vậy các chủ đầu tư cần có sự hợp tác cao với 
ngân hàng. Các chủ doanh nghiệp cần biết rằng, khi công tác thẩm định được tiến 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
hành tốt, ngân hàng ra được những quyết định đúng đắn thì sẽ tạo điều kiện thuận 
lợi cho công cuộc đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi 
vốn của ngân hàng. Như vậy cả ngân hàng và doanh nghiệp đều có lợi 
 2.3.1. Với VPBank 
 Thường xuyên điều các đoàn kiểm tra giám sát hỗ trợ hoạt động thẩm định tại 
ngân hàng, cử các cán bộ thẩm định có kinh nghiệm và lâu năm, các chuyên gia 
thuộc trung tâm đào tạo của VPBank đến tham tán và đóng góp xây dựng ý kiến 
cho công tác thẩm định tại ngân hàng. Mặt khác ngân hàng cũng cần có chính sách 
khen thưởng đãi ngộ xứng đáng với các cán bộ thẩm định 
 Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần tích cực tổ chức các hội nghị tổng kết kinh 
nghiệm thẩm định, các hội thi cán bộ thẩm định giỏi nghiệp vụ toàn ngân hàng 
nhằm tăng cường sự hiểu biết và phối hợp giữa các chi nhánh và các đơn vị trực 
thuộc 
 Ngân hàng không nên ngồi một chỗ mà nên chủ động tìm kiếm các dự án đầu 
tư có hiệu quả để cho vay, chủ động tiếp cận tìm hiểu nhu cầu đầu tư của doanh 
nghiệp, từ đó tư vấn cho doanh nghiệp có phương hướng đầu tư có hiệu quả căn cứ 
vào định hướng của nhà nước và kế hoạch cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cũng 
thẩm định luôn tư cách pháp lý và tình hình tài chính doanh nghiệp. Việc cải tiến 
như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và doanh nghiệp trong 
việc thẩm định 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
Kết luận 
 Công tác thẩm định dự án đầu tư đóng vai trò rất quan trọng. Nó tạo tiền đề 
cho các quyết định đầu tư hay cho vay chính xác và có hiệu quả. Việc thẩm định 
dự án đầu tư cần được thực hiện một cách nghiêm túc để hạn chế các rủi ro có thể 
xảy ra khi thực hiện dự án và đem lại những dự án có hiệu quả cho xã hội . 
Qua thời gian tìm hiểu thực trạng tại ngân hàng thương mại cổ phần các 
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, em đã hoàn thành xong chuyên đề tốt nghiệp của 
mình. Song do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong nội dung phân 
tích, cũng như các kiến nghị, giải pháp còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong 
được các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để Chuyên đề được hoàn thiện hơn. 
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị ái Liên - Giáo viên 
hướng dẫn trực tiếp và tập thể các cán bộ của Ngân hàng VPBANK đã giúp đỡ tận 
tình em trong quá trình thực tập và để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của 
mình. 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
Danh mục tài liệu tham khảo 
1. Giáo trình "Lập và Quản lý dự án đầu tư" -NXB Thống kê Hà Nội 
2. Giáo trình "Kinh tế đầu tư" - NXB Thống kê Hà Nội 
3. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án "Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Đá 
xẻ và đá Granite" 
4. Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ ban hành 
"Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng" và Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 
30/01/2003 về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng 
5. Báo cáo thường niên của Ngân hàng VPBANK 
6. Luận văn tốt nghiệp của bộ môn Kinh tế đầu tư 
7. Phương pháp phân tích dự án đầu tư - NXB Quốc gia 
8. Giáo trình Ngân hàng thương mại - Đại học KTQD 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
Mục lục 
Chương 1:Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương 
mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ........................................... 4 
I. Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài 
quốc doanh.................................................................................................. 4 
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ....................... 4 
1.2. Sơ đồ tổ chức, cơ cấu chức năng các phòng ban ......................... 6 
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong một số năm gần 
đây.................................................................................................... 9 
II. Khái quát về công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng ............... 12 
2.1. Quy trình thẩm định dự án ........................................................ 12 
2.2. Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng................................... 15 
2.2.1.Thẩm định hồ sơ vay vốn : ........................................................ 15 
2.2.2. Thẩm định khách hàng vay vốn ................................................ 18 
2.2.3. Thẩm định dự án đầu tư :.......................................................... 20 
2.2.3.1. Thẩm định phương diện thị trường của dự án ..................... 21 
2.2.3.3. Thẩm định về phương diện kỹ thuật ................................... 24 
2.2.3.4. Thẩm định về phương diện tài chính .................................. 25 
2.2.3.5. Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý, vận hành công trình
........................................................................................................ 32 
2.2.3.6. Thẩm định về phương diện môi trường .............................. 33 
2.2.3.7. Thẩm định về phương diện rủi ro của dự án ...................... 33 
2.2.4. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay .............................. 34 
III. Ví dụ minh họa cho công tác thẩm định dự án tại ngân hàng: " Dự án đầu tư 
xây dựng nhà máy sản xuất đá xẻ và đá trang trí nội thất "........................ 36 
3.2. Đánh giá công tác thẩm định của ngân hàng trong " dự án xây dựng 
nhà máy sản xuất đá xẻ và đá granite" ............................................. 54 
3.2.1. Những mặt đạt được ................................................................. 54 
3.2.2. Những mặt còn hạn chế ............................................................ 54 
IV. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng................... 55 
4.1. Những mặt đạt được: ................................................................ 55 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp TrÇn V©n Anh 
4.2. Những mặt còn hạn chế ............................................................ 60 
3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thẩm định của ngân 
hàng................................................................................................ 68 
3.3.1. Nguyên nhân chủ quan ............................................................. 68 
Chương 2: Một số Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại 
ngân hàng..................................................................................................... 72 
2.1. Định hướng cho công tác thẩm định của ngân hàng trong thời gian tới
....................................................................................................... 72 
2.1.1. Nhu cầu thẩm định dự án tại ngân hàng.................................... 72 
2.1.2.Định hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư ...................... 74 
2.2. Các giải pháp ........................................................................... 74 
2.2.1. Nhận thức về công tác thẩm định.............................................. 74 
2.2.2. Các giải pháp ............................................................................ 75 
2.3. Một số kiến nghị ...................................................................... 86 
2.3.1.Với nhà nước và các Bộ ngành có liên quan .............................. 86 
2.3.2. Với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác .... 87 
2.3.3.Kiến nghị với chủ đầu tư ........................................................... 88 
2.3.1. Với VPBank ............................................................................. 89 
Kết luận 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_tot_nghiep_thuc_trang_va_giai_phap_hoan_thien_cong.pdf