Chuyên đề Tốt nghiệp Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG

CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.

Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để

tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền

gửi, chi phí dự trử, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí

thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư.

Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại

càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trơ nên vô cùng đa dạng ở hầu hết

các nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại

đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. khu vực cho vay

ngắn hạn nhường chổ cho thị trương tài chính- tiền tệ cung ứng. ngược lại ở

hầu hết các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn

hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài

hạn (trong đó có những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm

phát )

Ở một số nước phát triển cho tới nay, khi một ngân hàng được thành lập và

đi vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là cho ai vay,

và đầu tư vào đâu. Ở những nước này, đối tương cho vay là điều làm bận tâm

nhiều hơn, nếu không nói là vấn đề quan trọng nhất. Trong khi đó ở các nước

phát triển tình hình lại ngược lại. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng không phải

vấn đề cho ai vay, mà lợi tức có cao không và an toàn không. Thậm chí những

lo ngại đại loại như vậy thực tế đã không còn vì hầu hết họ đã có những thị

phần chắc chắn và vấn đề an toàn của vốn đã có pháp luật bảo đảm. Điều họ

quan tâm là làm sao huy động được ngày càng nhiều tiền cho các khoản đầu

tư có sẵn.

Cho vay của ngân hàng thương mại, nói rộng ra là tín dụng ngân hàng

thương mại, là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên cập nhật theo nhữngChuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Văn Chi - Lớp tài chính 44B 8

biến chuyển của môi trường kinh tế. Để hiểu nó, chúng ta cần tìm hiểu những

nét đặc trưng quan trọng của nó.

pdf 84 trang chauphong 14120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tốt nghiệp Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Tốt nghiệp Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá

Chuyên đề Tốt nghiệp Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá
Chuyên đề tốt nghiệp 
Sinh viên: Lê Văn Chi - Lớp tài chính 44B 1
bộ giáo dục và đào tạo 
trường đại học kinh tế quốc dân 
khoa ngân hàng - tài chính 
---------- ---------- 
chuyên đề tốt nghiệp 
Đề tài: 
giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay 
của ngân hàng công thương thanh hoá 
Giáo viên hướng dẫn : TS. Đặng Ngọc Đức 
Sinh viên thực hiện : Lê Văn Chi 
Lớp : TCDN - 44B 
Hà Nội, 04/2006
Chuyên đề tốt nghiệp 
Sinh viên: Lê Văn Chi - Lớp tài chính 44B 2
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 1 
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY 
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. ........................................................... 7 
1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. ............................ 7 
1.1.1. Khái niệm về hoạt động cho vay. .................................................. 8 
1.1.2. Đặc điểm của một hoạt động cho vay............................................. 8 
1.1.3. Những yếu tố cấu thành hoạt động cho vay.................................... 9 
1.1.4. Vai trò của hoạt động cho vay...................................................... 11 
1.2. Rủi ro trong hoàt động cho vay ngân hàng thương mại. ............ 13 
1.2.1 . Quan niệm rủi ro trong hoạt động cho vay. ................................. 13 
1.2.2. Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động cho vay. .................... 16 
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá đọ rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân 
hàng thương mại. ................................................................................... 17 
1.2.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro............................................................. 19 
1.2.5. Tác động của rủi ro trong hoạt động cho vay. .............................. 23 
1.3. Các biện pháp để hạn chế và khắp phục rủi ro cho vay ở các 
ngân hàng thương mại. ........................................................................... 24 
1.3.1. Các biện pháp hạn chế rủi ro. ....................................................... 24 
1.3.2. Biện pháp khác phục khi rủi ro xẩy ra.......................................... 26 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY 
TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ................................. 28 
2.1. Giới thiệu về ngân hàng công thương Thanh Hoá. ........................ 28 
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển: .............................. 28 
2.1.2.- Bộ máy tổ chức NHCT_Thanh Hoá............................................ 30 
2.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng công thương Thanh Hoá. ... 33 
2.2.1. Hoạt động huy động vốn:............................................................. 37 
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn: ............................................................... 39 
2.2.3- Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối:............... 42 
2.2.4- Họat động kiểm tra kiểm soát ...................................................... 43 
Chuyên đề tốt nghiệp 
Sinh viên: Lê Văn Chi - Lớp tài chính 44B 3
2.2.5- Doanh thu từ dịch vụ: .................................................................. 43 
2.3 Thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng công 
thương Thanh Hoá.................................................................................. 44 
2.3.1. Kết cấu cho vay của ngân hàng công thương Thanh Hoá. ........... 45 
2.3.2 Nợ quá hạn ................................................................................... 46 
2.3.3. Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất / Dư nợ quá hạn................ 51 
2.3.4. Rủi ro trong thẩm định dự án cho vay. ......................................... 51 
2.3.5.Rủi ro trong những dự án cho vay. ................................................ 53 
2.4. Đánh giá thực trạng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong 
hoàt động cho vay của ngân hàng công thương Thanh Hoá................. 55 
2.4.1. Những kết quả đạt được. .............................................................. 55 
2.4.2.Những hạn chế còn vướng mắc. .................................................... 57 
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT 
ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ 59 
3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng công thương Thanh Hoá. .. 59 
3.1.1 Mục tiêu dài hạn. .......................................................................... 59 
3.1.2 Mục tiêu cụ thể trong thời gian tới. ............................................... 61 
3.2 Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân 
hàng công thương Thanh Hoá................................................................ 62 
3.2.1 Xây dựng một chính sách cho vay phù hợp................................... 62 
3.2.2 Đảm bảo thực hiện tốt quy trình quản lý rủi ro cho vay ................ 62 
3.3 Một số kiến nghị:............................................................................... 78 
3.3.1 Kiến nghị đối với liên bộ: ............................................................. 78 
3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước.......................................... 78 
3.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng công thương Việt Nam. ................... 80 
3.3.4 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Thanh Hoá..................................... 82 
KẾT LUẬN.................................................................................................. 83 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84 
Chuyên đề tốt nghiệp 
Sinh viên: Lê Văn Chi - Lớp tài chính 44B 4
LỜI NÓI ĐẦU 
1.Tính cấp thiêt của đề tài 
 Rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động cho vay nói 
riêng được biết đến như một đăc thù, là yếu tố tất yếu khách quan của kinh 
doanh tiền tệ của ngân hàng. Rủi ro thường gây ra những tổn thât thiệt hại cho 
ngân hàng, tuỳ theo cấp độ rủi ro mà hoạt động kinh doanh phải chịu tổn thất 
lớn hay nhỏ. 
 Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nươc ta, đảng ta đã đinh hướng cho 
nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Lợi nhuận là vấn 
đề đặt lên hàng đầu cùng với sự phát triển của chính mình. Cơ chế thị trường 
cũng tạo điều kiện cho các hoạt động có hiệu quả. Nhưng để tồn tại và phát 
triển các doanh nghiệp càng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay 
gắt. Vì thế trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều phải hết sức 
thận trọng trong kinh doanh để tồn tại và phát triển, đôi khi phải chấp nhận 
mạo hiểm. Các ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bất 
kì một hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng đều có thể xảy ra rủi ro dù ít 
hay nhiều cũng không thể tránh khỏi hoàn toàn được, đặc biệt là trong lĩnh 
vực kinh doanh tiền tệ khả năng gặp rủi ro của hoạt độn cho vay của các ngân 
hàng thương mại là rất đáng nói. Hơn nữa hiệu quả của hoạt động cho vay là 
thước đo hiệu quả trong ngân hàng thương mại. Do đó việc phòng ngừa và 
hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là rất quan trọng không chỉ đối với các 
ngân hàng thương mại mà còn đối với các thành phần kinh tế. 
 Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại không còn là vấn đề mới 
mẻ tại Việt Nam tuy nhiên việc phân tích đánh giá rủi ro hoạt động này trong 
nền kinh tế thị trường cần có một cách nhìn mới hơn. 
 Ngân hàng công thương Thanh Hoá là một đơn vị hạch toán độc lập trực 
thuộc ngân hàng công thương việt nam, những năm qua ngân hàng đóng góp 
không nhỏ cho sự phát triển của lĩnh vực tài chính- ngân hàng nói riêng và 
nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, ngân hàng cũng gập 
Chuyên đề tốt nghiệp 
Sinh viên: Lê Văn Chi - Lớp tài chính 44B 5
phải không ít khó khăn, đăc biệt là trong vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro 
trong hoạt động cho vay. 
 Từ góc độ trên mà đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho 
vay của Ngân hàng công thương Thanh Hoá” được chọn viết chuyên đề tốt 
nghiệp cho mình. 
2. Mục đích nghiên cứu. 
 - Khái quát những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động cho vay của 
ngân hàng thương mại. 
 - Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay chính tại 
Ngân hàng công thương Thanh Hoá. 
 - Đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt 
động cho vay tại ngân hàng công thương Thanh Hoá và đề xuất những kiến 
nghị đối với các bộ, nghành liên quan. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 
 Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng công 
thương Thanh Hoá. 
 Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay của ngân hàng công thương 
Thanh Hoá. 
4. Phương pháp nghiên cứu. 
 Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu là duy vật biện chứng, 
duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, tổng 
hợp, so sánh số liệu. 
5. Kết cấu của đề tài. 
 Tên đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng 
công thương Thanh Hoá’ 
 Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương. 
 Chương 1: Tổng quan về rủi ro trong hoat động cho vay của ngân hàng 
thương mại. 
Chuyên đề tốt nghiệp 
Sinh viên: Lê Văn Chi - Lớp tài chính 44B 6
 Chương 2: Thực trang rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng công 
thương Thanh Hoá. 
 Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay 
của ngân hàng công thương Thanh Hoá. 
Chuyên đề tốt nghiệp 
Sinh viên: Lê Văn Chi - Lớp tài chính 44B 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG 
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 
1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 
 Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để 
tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền 
gửi, chi phí dự trử, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí 
thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư. 
 Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại 
càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trơ nên vô cùng đa dạng ở hầu hết 
các nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại 
đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. khu vực cho vay 
ngắn hạn nhường chổ cho thị trương tài chính- tiền tệ cung ứng. ngược lại ở 
hầu hết các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn 
hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài 
hạn (trong đó có những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm 
phát) 
 Ở một số nước phát triển cho tới nay, khi một ngân hàng được thành lập và 
đi vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là cho ai vay, 
và đầu tư vào đâu. Ở những nước này, đối tương cho vay là điều làm bận tâm 
nhiều hơn, nếu không nói là vấn đề quan trọng nhất. Trong khi đó ở các nước 
phát triển tình hình lại ngược lại. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng không phải 
vấn đề cho ai vay, mà lợi tức có cao không và an toàn không. Thậm chí những 
lo ngại đại loại như vậy thực tế đã không còn vì hầu hết họ đã có những thị 
phần chắc ch ... NN: Thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc( giám 
đốc), phó tổng giám đốc( phó giám đốc) của tổ chức tín dụng; cán bộ nhân 
viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định 
cho vay, bố mẹ, vợ, chồng, con của các thành viên hội đồng quản trị, ban 
kiểm soát, tổng giám đốc ( giám đốc ), phó tổng giám đốc( phó giám đốc). 
Theo quy định trên những đối tượng trên dù có tài sản đảm bảo( sổ tiết 
kiệm, chứng chỉ tiền gửi... ) cũng không được vay là không phù hợp lý, chưa 
phù hợp với quy định về gửi tiền tiết kiệm là khách hàng có thể cầm cố sổ tiết 
kiệm ...chưa đến hạn để vay vốn. Đề nghị NHNN Việt Nam sửa đổi cho vay 
các đối tượng trên khi có tài sản đảm bảo. 
+ Thông tư số 07/2003/TT – NHNN ngày 19/05/2003 của ngân hàng nhà 
nước về việc “hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của 
các tổ chức tín dụng”. 
Theo điểm b khoản 5.1 mục II quy định tài sản cầm cố không phải đăng 
ký quyền sở hữu nhưng việc thế chấp cầm cố phải đăng ký tại cơ quan đăng 
ký đăng ký giao dịch bảo đảm. Chưa hướng dẫn cụ thể về giữ giấy tờ khi cầm 
cố và việc đăng ký giao dịch bảo đảm. 
Tại điểm 1- 3thông tư liên tịch số 12/2000/TTLT – NHNN- BTP- BTC- 
TCĐC ngày 22/11/2000 có hướng dẫn về vi9ệc giữ các giấy tờ liên quan đến 
tài sản bảo đamr mà pháp luật chưa có quy định phải đăng ký quyền sở hữu 
như:hoá đơn mua, bán, biên bản nghịêm thu công trình... 
Kiến nghị cần hướng dẫn cụ thể hơn về điểm này để thực hiện cho thống 
nhất về bảo đảm đúng quy định của pháp luật. 
Theo mục 2 khoản 9 phần II: Hợp đồng và thủ tục cầm cố, thế chấp, bảo 
lãnh quy định: “khi doanh nghiệp nhà nước cầm cố thế chấp tài sản là toàn bộ 
dây truyền công nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý kỹ thuật thì phải 
được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp có đồng ý bằng văn bản”. 
 Quy định trên là chưa đầy đủ, chưa phân định rõ ràng nguồn vốn, hình 
thành lên tài sản đó, vốn vay, vốn tự có, vốn ngân sách...và không phù hợp 
Chuyên đề tốt nghiệp 
Sinh viên: Lê Văn Chi - Lớp tài chính 44B 80
với quy định về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay tại nghị 
định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về việc bảo đảm 
tiền vay của tổ chức tín dụng. Bởi vì nếu doanh nghiệp đầu tư bằng vốn vay 
và dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm phải được sự đồng ý của cơ 
quan quyết định thành lập là chưa phù hợp. 
 Việc quy định trên làm ảnh hưởng đến việc chủ động kinh doanh của 
doanh nghiệp trong việc thế chấp, cầm cố, bảo lãnh... để vay vốn ngân hàng. 
- Trích dự phòng rủi ro: 
Theo quyết định 488/QĐ-NHNN về việc trích lập dự phòng để xử lý rủi 
ro, việc phân loại tài sản có theo 4 nhóm với mức trích lập dự phòng là 0%, 
20%, 50%, 100% là chưa phù hợp. Nếu không có nợ quá hạn thì không trích 
rủi ro. Thực tế rủi ro và cho vay luôn tồn tại không thể loại trừ rủi ro trong 
hoạt động tín dụng. Đề nghị ngân hàng nhà nước nên thay đổi cách trích lập 
dự phòng rủi ro, ví dụ theo dư nợ có tài sản đảm bảo( có tài sản đảm bảo trích 
dự phòng rủi ro thấp và ngược lại trích dự phòng rủi ro cao ) hoặc dựa trên cơ 
sở chất lượng từng khoản tín dụng tốt hay xấu. 
- Triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng: 
Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro ( CIC ) của ngân hàng nhà nước 
đã đi vào hoạt động được nhiều năm nhưng chưa thực sự hiệu quả, thu thập 
thông tin chưa nhanh nhậy, phong phú và chính xác. Do vậy các ngân hàng 
chưa khai thác nhiều thông tin qua kênh trên. Để có thể phát huy được vai trò 
thông tin tín dụng ngân hàng, đề nghị trung tâm CIC khai thác nhiều nguồn 
thông tin về các doanh nghiệp và thường xuyên cảnh báo đối với những khách 
hàng có vấn đề để các ngân hàng thương mại được biết. 
3.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng công thương Việt Nam. 
Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của ngân hàng công 
thương Việt Nam thường xuyên cung cấp thông tin cho các chi nhánh về 
những khách hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng, phân tích đánh giá 
khách hàng từ thông tin thu được. 
Chuyên đề tốt nghiệp 
Sinh viên: Lê Văn Chi - Lớp tài chính 44B 81
Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, trung tâm thông tin cũng cần cung 
cấp thêm về các thông tin về giá cả thiết bị, mức đầu tư với các dự án cụ thể... 
để các chi nhánh tham khảo. Ví dụ như một đầu tư nhà máy xi măng lò quay, 
công suất ¼ triệu tấn/năm .Tổng vốn đầu tư là bao nhiêu, thông tin tham khảo 
giá máy móc thiết bị trên thị trường... 
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm 
định và pháp luật để nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác thẩm định 
và tín dụng. 
Triển khai nhanh chóng hệ thống và đồng bộ chương trình hiện đại hoá 
công nghệ ngân hàng kết hợp với hệ thống bảo mật hiệu quả, viếc triển khai 
hệ thống hiện đại hoá tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin đối với khách 
hàng trong hệ thống nhanh chóng. 
Xây dựng phần mềm về thẩm định dự án và thường xuyên tổ chức các 
lớp đào tạo nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thẩm địn và tín dụng. 
- Sửa đổi quyết định một số quy định, chỉ tiêu về thi đua, về xếp loại chi 
nhánh cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn nên đưa thêm các chỉ tiêu định tính 
như khách hàng đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO hay được chứng nhận 
hàng Việt Nam chất lượng cao. 
- Ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ, phù hợp vời thực 
tế, giảm việc chỉnh sửa, thay đổi thường xuyên. 
- Cần ban hành quy định cụ thể, chặt chẽ và lưu trữ, bảo quản và quản lý 
hồ sơ tín dụng, thực sự coi hồ sơ tín dụng như một tài sản quan trọng của 
ngân hàng, là cơ sở khẳng định sở hữu của ngân hàng đối với phần tài sản 
chiếm tỷ trọng lớn nhất. 
- Ban lãnh đạo hướng dẫn kịp thời các chủ trương, chính sách của chính 
phủ cho chi nhánh. 
- Về công tác tuyển dụng: nên ban hành và nộp hồ sơ ra cơ sở chính ngân 
hàng công thương Việt Nam thực hiện chế độ thi tuyển cho các chi nhánh trên 
cơ sở nguyển vọng, nơi làm việc của ứng viên. Con em trong ngành được ưu 
Chuyên đề tốt nghiệp 
Sinh viên: Lê Văn Chi - Lớp tài chính 44B 82
tiên nhưng chỉ ưu tiên về sơ loại hồ sơ và cộng 0,5 điểm trong bài thi chứ 
không được quá như các chi nhánh đang làm, làm mất sự công bằng và uy tín 
ngân hàng. 
3.3.4 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Thanh Hoá. 
Hiện nay tình hình nợ đọng trong xây dựng cơ bản của tỉnh còn ảnh 
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đề nghị 
UBND tỉnh, có biện pháp bố trí vốn cho các công trình đã hoàn thành để các 
doanh nghiệp xây dựng ổn định sản xuất. 
Đối với các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước vay vốn, không trả nợ 
được cho phép ngân hàng phát mại tài sản đã thế chấp cầm cố để thu hồi nợ. 
Các cơ quan pháp luật tạo điều kiện cho việc xử lý tài sản để ngân hàng 
thu hồi vốn. 
Đối với doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không trả được nợ vay đặc 
biệt là các doanh nghiệp nhà nước cần xử lý kiên quyết các giám đốc, gắn với 
trách nhiệm, cần bổ nhiệm người có năng lực điều hành, đảm đương công 
việc quản lý và kinh doanh. 
Tích cực đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn 
để lành mạnh hoá các doanh nghiệp nhà nước, huy động các nguồn vốn cùng 
đầu tư vào doanh nghiệp, tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp và tăng khả năng 
cạnh tranh của doanh nghiệp. 
Về đăng giao dịch bảo đảm: hiện nay việc đăng ký giao dịch bảo đảm 
vẫn phải thực hiện tại cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm bộ tư pháp. Đề 
nghị UBND tỉnh, thành phố phối hợp với các bộ, ngành thành lập chi nhánh 
tại tỉnh để thuận tiện cho việc đăng ký giao dịch bảo đảm. UBND tỉnh có ý 
kiến chỉ đạo cụ thể về việc vay vốn, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của các doanh 
nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị do UBND tỉnh, thành phố quản 
lý để tạo điều kiện cho ngân hàng và doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng, 
bảo lãnh, thế chấp, cầm cố. 
Chuyên đề tốt nghiệp 
Sinh viên: Lê Văn Chi - Lớp tài chính 44B 83
KẾT LUẬN 
Việt Nam đang nổ lực hết mình trong viêc ra nhập tổ chức thương mại 
thế giới WTO. Để đáp ứng cho tiến trình hội nhập nay, tất cả các ngành, lĩnh 
vực trong nền kinh tế đã và đang nổ lực hết mình đẻ có thể đáp ứng nhu cầu 
của nền kinh tế, trong đó cho vay của ngân hàng thương mại đong vai trò 
không nhỏ. khi đó, môi trường cạnh tranh của các ngân hàng thương mại 
không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia. Vấn đề hội nhập vừa tạo ra những 
cơ hội mà còn mang lại những thách thức cho các ngân hàng thương mại. 
Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là một nhiệm vụ 
quan trọng trong quản trị, điều hành của các ngân hàng thương mại đặc biệt 
trong bối cảnh nền kinh tế việt nam trong giai đoạn hội nhập. 
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát 
mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, chuyên đề đã hoàn thành nhiệm 
vụ sau. 
 Thứ nhất: chuyên đề đã khái quát được những vấn đề cơ bản về rủi ro 
trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 
 Thứ hai: chuyên đề phân tích được thực trạng rủi ro trong hoạt động 
cho vay của ngân hàng công thương Thanh Hoá. 
 Thứ ba: chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn 
chế rủi ro tại ngân hàng công thương Thanh Hoá và những đề xuất với các bộ 
ngành, ngân hàng nhà nước, ngân hàng công thương Việt Nam, UBNN tỉnh 
Thanh Hoá trong việc hạn chế rủi ro và tổn thất trong cho vay. 
 Do hạn chế về không gian và thời gian; việc phân tích, xử lý số liệu 
thực tế đưa vào chuyên đề còn gặp nhiều khó khăn và khiếm khuyết nhất 
định. Rất mong được sự đóng góp của thầy, cô, cán bộ cho vay và bạn bè để 
đề tài được hoàn chỉnh hơn nữa đối với công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro 
trong hoạt động cho vay. 
 Trong thời gian làm chuyên đề được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. 
Đặng Ngọc Đức và ban lãnh đạo, cán bộ ngân hàng công thương Thanh Hoá tận 
tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin trân thành cảm ơn. 
Chuyên đề tốt nghiệp 
Sinh viên: Lê Văn Chi - Lớp tài chính 44B 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ngân hàng công thương Thanh Hoá, báo cáo tổng kết các năm 2000- 2005. 
2. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo, Ngân hàng thương mại: 
Quản trị và Nghiệp vụ, Nhà xuất bản thống kê năm 2002. 
3. Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Khoa ngân hàng 
tài chính , Đại học kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản thống kê năm 2003. 
4. Lưu Thị Hương , Giáo trình thẩm định tài chính dự án , Khoa ngân 
hàng tài chính, Đại học kinh tế quốc dân- Nhà xuất bản tài chính 2004. 
5. Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quế, Rủi ro tài chính : Thực tiễn và 
phương pháp đánh giá, nhà xuất bản tài chính, 2002. 
6. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chinh, Nhà 
xuất bản khoa học kỹ thuật, 2003. 
7. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, 2002. 
8. Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh 
ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, 2005. 
9. Tạp chí ngân hàng 2004,2005. 
10. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ 2002, 2003, 2005. 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_tot_nghiep_giai_phap_han_che_rui_ro_trong_hoat_don.pdf