Bài tập lớn môn đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - Đề bài: Quan điểm của đảng về phát triển kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi mới (1975 - 1986) và suy nghĩ của nhóm về cách nhìn giới trẻ hiện nay về “thời bao cấp”

Hoàn cảnh.

- Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển.

- Kinh tế gặp nhiều khó khăn do chiến tranh : Sản xuất nông – công nghiệp đình đốn; lưu thông, phân phối ách tắc; lạm phát lên đến ba con số. Đời sống của tầng lớp nhân dân vô cùng sa sút. Ở nông thôn, có tới hàng triệu gia đình nông dân thiếu ăn. Ở thành thị, lương tháng công nhân, viên chức chỉ đủ sống 10 – 15 ngày.

Đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.;

pdf 20 trang Minh Tâm 29/03/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập lớn môn đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - Đề bài: Quan điểm của đảng về phát triển kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi mới (1975 - 1986) và suy nghĩ của nhóm về cách nhìn giới trẻ hiện nay về “thời bao cấp”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập lớn môn đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - Đề bài: Quan điểm của đảng về phát triển kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi mới (1975 - 1986) và suy nghĩ của nhóm về cách nhìn giới trẻ hiện nay về “thời bao cấp”

Bài tập lớn môn đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - Đề bài: Quan điểm của đảng về phát triển kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi mới (1975 - 1986) và suy nghĩ của nhóm về cách nhìn giới trẻ hiện nay về “thời bao cấp”
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 
 KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 
 -----***----- 
 
 BÀI TẬP NHÓM 
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN 
 VIỆT NAM 
 ĐỀ BÀI : Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nước ta thời kỳ 
 trước đổi mới (1975 - 1986) và suy nghĩ của nhóm về cách nhìn giới trẻ hiện 
 nay về “Thời bao cấp” 
 Nhóm : 1 
 Giảng viên hướng dẫn : Th.s Lê Hồng Thuận 
 Lớp: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt nam_21 
 Hà Nội, tháng 02 năm 2017 
 MỤC LỤC 
I. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nước ta thời kỳ trước 
 đổi mới (1975-1986). 
 1. Công nghiệp hóa. 
 2. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. 
II. Suy nghĩ của nhóm về cách nhìn của giới trẻ hiện nay về “Thời 
 bao cấp”. 
 NỘI DUNG 
 I. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi 
 mới (1975-1986). 
1. Công nghiệp hóa. 
1.1. Hoàn cảnh. 
 - Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển. 
 - Kinh tế gặp nhiều khó khăn do chiến tranh : Sản xuất nông – công nghiệp 
đình đốn; lưu thông, phân phối ách tắc; lạm phát lên đến ba con số. Đời sống 
của tầng lớp nhân dân vô cùng sa sút. Ở nông thôn, có tới hàng triệu gia đình 
nông dân thiếu ăn. Ở thành thị, lương tháng công nhân, viên chức chỉ đủ 
sống 10 – 15 ngày. 
=> Đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. 
1.2. Tính tất yếu của việc tiến hành công nghiệp hóa. 
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề có tính quy luật đối với tất cả các 
nước đi lên XHCN, từ nền kinh tế lạc hậu, bỏ qua chế độ TBCN Tính quy 
luật đó do các cơ sở khách quan sau đây quy định : 
+ Nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH. 
+ Do các yêu cầu về nhiều mặt khác của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ 
quốc Việt Nam XHCN đòi hỏi phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật cho thực hiện thành công các mặt đó. 
+ Do tác dụng có tính cách mạng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên 
những mặt cơ bản để nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho 
 khoa học công nghệ phát triển. 
 1.3. Đường lối của Đảng. 
 Giai đoạn 76-81 (Đại Hội IV): Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, 
 xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nước ta từ sản 
 xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp 
 nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, 
 kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu 
 công - nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế TW, 
 + Với đường lối này, Đảng ta xác định tiếp tục thực hiện đường lối công 
nghiệp hoá và xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, hình 
thành cơ cấu kinh tế mới công - nông nghiệp; khôi phục và phát triển sản xuất 
công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trang thiết bị và các hàng hoá tiêu dùng cho 
nhân dân; thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp miền Nam, 
thống nhất quản lý và tổ chức công nghiệp trong cả nước. Đồng thời phấn đấu 
thực hiện 10 mục tiêu mà Đại hội Đảng đề ra cho các ngành công nghiệp đến 
năm 1980 phải đạt: 1 triệu tấn cá biển, 10 triệu tấn than sạch, 5 tỷ kWh điện, 2 
triệu tấn xi măng, 1,3 triệu tấn phân hoá học, 250 - 300 nghìn tấn thép, 3,5 triệu 
m3 gỗ, 450 triệu mét vải, 130 nghìn tấn giấy, sản lượng cơ khí tăng 2,5 lần so 
với năm 1975. 
 Giai đoạn 81-85 (Đại Hội V): Xác định chặng đường đầu tiên của thời kỳ 
 quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trân hàng đầu, ra sức phát 
 triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, việc xây dựng và phát triển công 
 nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ 
 thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội V coi 
 đó là nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt. + Qua quan điểm trên, Đảng ta muốn điều chỉnh mối quan hệ giữa công 
nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ; trong cải 
tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp đã chú ý hơn tới các hình thức thích 
hợp; trong cải tiến quản lý công nghiệp đã có những cải tiến theo hướng mở 
rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp và các hợp tác xã. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế 
là chưa thấy được sự cần thiết xoá bỏ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung 
quan liêu bao cấp. Nói cách khác, mặc dù có một số điều chỉnh trong đường lối 
và chính sách, một số cải tiến về quản lý kinh tế, song về cơ bản, mô hình kinh 
tế và công nghiệp hoá của nước ta vẫn chưa thay đổi. Đường lối, chính sách 
kinh tế và công nghiệp hoá đã có tác động mạnh mẽ đến phát triển công nghiệp 
trong thời kỳ này. 
 1.4. Đánh giá. 
 Kết quả. 
 - Với giai đoạn 76-81: Những thay đổi trong chính sach công nghiệp hóa 
 mặc dù chưa rõ nét song cũng đã tạo một sự thay đổi nhất định trong phát 
 triển : 
 + Số xí nghiệp quốc doanh tăng từ 1913 cơ sở (năm 1976) lên 2627 cơ sở 
 (năm 1980). 
 + Từ năm 1976 – 1978, công nghiệp phát triển khá. Năm 1978 tăng 118,2% 
 so với năm 1976. 
 => Tuy nhiên, do trên thực tế, chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện 
 nên đây vẫn là sự biểu hiện của tư tưởng nóng vội trong việc xác định bước 
 đi và sai lầm trong việc lựa chọn ưu tiên giữa công nghiệp và nông nghiệp 
 Kết quả là giai đoạn này, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái, cơ cấu 
 kinh tế mất cân đối nghiêm trọng. 
 - Với giai đoạn 81-85: Đường lối của Đảng trong giai đoạn này là rất đúng 
 đắn, phù hợp với thự tiễn ở Việt Nam. Nhờ vậy, nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn này đã có sự tăng trưởng khá hơn so với thời kỳ 5 năm trước đó. 
 Cụ thể là : 
 + Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ 2,3% (năm 1981) lên 5,7% (năm 1985). 
 + Tốc độ tăng trưởng công nghiệp năm 1981 là 9,5% 
 + Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giảm từ 5,3% (năm 1981) xuống 3% (năm 
 1985). 
 + Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 20,2% (năm 1980) lên 30% (năm 1985). 
 + Nhập khẩu lương thực giảm hẳn so với 5 năm trước (từ 5,6 triệu tấn giai 
 đoạn 76-81 xuống 1 triệu tấn giai đoạn 81-85). 
 => Tuy nhiên, trên thực tế chính sách này vẫn không có mấy thay đổi so với 
 trước Mặc dù nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu nhưng Đại 
 hội vẫn xác định “Xây dựng cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp hiện đại, lấy 
 hệ thống công nghiệp nặng tương đối phát triển làm nòng cốt”. Sự điều 
 chỉnh không dứt khoát đó đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam không tiến xa 
 được bao nhiêu, trái lại còn gặp khó khăn và khuyết điểm mới, tình kinh tế 
 xã hội và đời sống nhân dân sau 5 năm không những không ổn định mà còn 
 lâm vào khủng hoảng trầm trọng. 
 Nguyên nhân. 
 + Nguyên nhân khách quan: Việt Nam là nước có nền kinh tế lạc hậu, nghèo 
nàn, bị chiến tranh tà phá nặng nề, không thể tập trung sức người , sức của cho 
công nghiệp hóa. 
 + Nguyên nhân chủ quan: Chúng ta đã mắc phải những sai lầm trong khuynh 
hướng chủ quan, tư tưởng tả khuynh, duy ý chí trong nhận thức và chủ trương 
công nghiệp hóa. Đó là những sai lầm về mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất, kĩ 
thuật.  Hạn chế/sai lầm. 
 + Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội, thiên về 
phát triển công nghiệp nặng. 
 + Việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiện thông qua cơ 
chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, không tôn trọng các quy luật thị 
trường. 
 + Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không 
quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội. 
 + Chiến tranh phá hoại, nước ta bị bao vây,cô lập, những sai lầm trên đã dẫn 
đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài trong nhiều năm. 
2. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. 
 2.3. Hoàn cảnh. 
 - Sau chiến thắng ở miền Bắc, dựa vào xu thế khách quan và yêu cầu cấp bách 
xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho giải phóng miền Nam, thống 
nhất Tổ quốc, Đảng quyết định đưa miền Bắc tiến lên theo định hướng xã hội 
chủ nghĩa. Nhà nước mới xã hội chủ nghĩa được xây dựng theo quan niệm lúc 
bấy giờ: cơ chế quản lí kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. 
 2.4. Đặc điểm. 
 - Nhà nước quản lí nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính : 
 + Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. 
 + Nhà nước giao kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh 
nghiệp giao sản phẩm cho nhà nước. Lỗ thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước thu. 
 - Các cơ quản lí hành chính can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các 
doanh nghiệp nhưng lại chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lí đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng 
gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có 
quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với 
kết quả sản xuất, kinh doanh. 
 - Quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, quan hệ hiện vật là chủ yếu : 
 + Nhà nước quản lí kinh tế thông qua chế độ “cấp phát - giao nộp”. 
 + Nhiều hàng hóa quan trọng: Sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản 
xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý. 
 - Bộ máy quản lý cồng kền, qua nhiều nấc trung gian, kém năng động, cửa 
quyền, hiệu quả kém nhưng được hưởng lợi cao hơn người trực tiếp lao động. 
 => Chế độ bao cấp được thực hiện dước các hình thức chủ yếu sau : 
 + Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng 
hóa thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực với chúng trên thị trường. Do đó, hạch 
toán kinh tế chỉ là hình thức. 
 + Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phân phối vật 
phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem 
phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế 
độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực tích thích người lao động 
và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động. 
 + Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách: Không có chế tài ràng 
buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm 
tăng gánh nặng đối với ngân sách, vừa làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả, 
nảy sinh cơ chế "xin - cho". 
 2.5. Đánh giá. 
 Kết quả. - Nước ta hình thành nền kinh tế bao cấp, tên gọi khác là kinh tế kế hoạch 
hóa tập trung. Đây là nền kinh tế chỉ bao gồm các thành phần kinh tế quốc 
doanh, tập thể và cá thể, mà giữ vai trò chủ đạo là kinh tế quốc doanh. Trong 
thời kì này, không tồn tại kinh tế tư nhân, không có các hoạt động thương mại 
buôn bán tự do trên thị trường. Kinh tế bao cấp hoạt động theo kiểu toàn dân 
làm cho nhà nước và nhà nước bao cấp cho toàn dân, mọi người làm theo năng 
lực và hưởng theo nhu cầu. 
 - Trong giai đoạn này khi đất nước vừa bước ra từ chiến tranh và còn chịu 
nhiều hậu quả nặng nề, nhà nước đang cố gắng phát triển nền kinh tế theo bề 
ngàng thì phương thức quản lý này cũng mang lại một số hiệu quả nhất định. 
 - Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà 
nước có thẩm quyền và các pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản 
xuất, vật tư, nguồn vốn, định giá sản phẩm đều do nhà nước quyết định. Nhà 
nước giao chỉ tiêu kế hoạch, bao cấp vốn, vật tư, đầu ra. Lãi thì nhà nước 
hưởng, lỗ thì nhà nước chịu. Không chỉ vậy, nhà nước còn trực tiếp tham gia 
sâu vào quá trình quản lý doanh nghiệp bằng cách cử cán bộ về làm lãnh đạo 
các doanh nghiệp. 
 - Nhà nước coi nhẹ quan hệ hàng-tiền, trao đổi được thực hiện chủ yếu qua 
hiện vật hoặc tem phiếu. “Dưới thời bao cấp, tem phiếu chiếm địa vị quan trọng 
hơn tiền vì có tiền mà không có tem phiếu cũng không được phép mua hàng. 
Mua hàng gì thì có tem phiếu hàng đó. Một phần tiêu biểu của thời kỳ bao cấp 
là đồng tiền Việt Nam bị mất giá. Lương công nhân đôi khi cũng được trả bằng 
hiện vật vì giá trị đồng tiền cứ sụt dần. Nếu lấy đồng lương năm 1978 làm 
chuẩn thì số tiền đó năm 1980 chỉ là 51,1%. Đến năm 1984 thì còn 32,7%”. 
 Nguyên nhân. 
 - Giai đoạn 1954-1975 hay còn gọi là thời bao cấp là giai đoạn kinh tế Việt 
Nam thất bại nhất, đen tối nhất trong thế kỷ 20. Mà nguyên nhân chính dần đến thất bại này là do cơ chế quản lý không đúng đắn. Không thừa nhận thực tế tồn 
tại của nền kinh tế nhiều thành phần vốn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá 
độ. Nôn nóng muốn thủ tiêu nhanh chóng sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể tư 
nhân, xây dựng nền kinh tế khép kín, chỉ tập trung vào kinh tế quốc doanh và 
tập thể. Từ đó gây ảnh hưởng lớn đến toàn đất nước đặc biệt kéo chậm lại nền 
kinh tế miền Nam vốn đang khá phát triển. 
 - Dần dần, nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào bộ máy quản lý doanh 
nghiệp, khiến cho bộ máy quản lý nhà nước càng thêm nặng nề. Cùng với đó, 
doanh nghiệp vừa không được quyền tự chủ, bị trói buộc với những nguyên tắc 
đã đi vào lối mòn của nhà nước, vừa trở nên ỷ lại vào cấp trên, mất đi động lực 
phát triển sáng tạo do không phải chịu trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh 
doanh. Thành phần kinh tế quan trọng nhất là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập 
thể lại luôn thua lỗ. 
 - Hình thức sản xuất tập thể (làm chung ăn chung) khiến nông dân trở nên ỷ 
lại, tuy sản lượng có tăng hơn trước nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. 
 - Bộ máy quản lý còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm lại nôn nóng. Cán 
bộ quản lý còn cung cách quan liêu, trịnh thượng gây khó khăn cho hoạt động 
của người dân. 
 Hạn chế/Sai lầm. 
 - Thủ tiêu cạnh tranh kìm hãm tiến bộ khoa học kỹ thuật, triệu tiêu động lực 
sản xuất của người lao động, không kích thích tính năng động sáng tạo của các 
đơn vị sản xuất kinh doanh. 
 - Năng suất lao động và thu nhập quốc dân còn thấp, các nhu yếu phẩm cơ 
bản như lương thực, vải may mặc thiếu thốn trong khi dân số ngày càng tăng 
nhanh là nguyên nhân khiến cho đời sống nhân dân càng khó khăn. 

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_lon_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_n.pdf