Tiểu luận Tình hình nhập siêu ở Việt Nam - Biện pháp khắc phục

I. Tổng Quan Nền Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam:

Xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế quan trọng,có ý nghĩa quyết định đến sự thành

công của công cuộc công nghiệp hóa.Hơn hai mươi năm trước, kể từ Đại hội Đảng VI

(1986), công cuộc “đổi mới” đã tạo nên tiền đề vững chắc, đẩy nền kinh tế Việt Nam (VN)

chuyển mình, thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Hai mươi năm sau, hội nhập WTO là

“cú hích” đưa vị thế VN lên một tầm cao mới, ổn định và tăng tốc. Trên các “mặt trận”,

ngoại thương luôn giữ vững vị trí tiên phong, khẳng định vai trò quan trọng trong tăng

trưởng kinh tế, ổn định chính trị xã hội và thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế,tỉ lệ xuất nhập khẩu có bước chuyển rõ rệt.

20 năm đổi mới trải qua 4 kế hoạch 5 năm,Việt nam đã có diện mạo mới,nền kinh tế

VN hiện tại cũng đứng ở vị thế khác trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới.

Nếu như năm 1988 ta còn phải nhập khẩu 4,5 tấn gạo thì sang năm 1989 ta đã sản

xuất đc 21.4 tấn gạo đã có dự trữ và xuất khẩu đc 1,5 triệu tấn.Việc nông nghiệp đạt đc kế

hoạch đề ra đã chấm dứt tình trạng đói kinh niên của nhân dân,lương thực nước ta đã có

tích lũy và xuất khẩu thay đổi cán cân xuất nhập khẩu lương thực của đất nước.

Dưới đường lối đổi mới của các chính sách kinh tế,hàng xuất khẩu của nước ta tăng

hơn trước các mặt hàng xuất khẩu mới xuất hiện như:gạo,dầu thô nhập khẩu giảm đáng

kể tiến gần đến mức cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu.

Từ 1 nước phải sống nhờ vào hàng viên trơ và nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực

mỗi năm,VN bỗng trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới,thứ nhất về xuất khẩu

hạt tiêu,thứ hai về cà phê và hạt điều,thứ tư về cao su thực sự khẳng định vị trí cường

quốc xuất khẩu nông sản Hàng VN đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên

thế giới

Theo Bộ công thương,đến nay,đã có gần 40000 doanh nghiệpVN hoạt động xuất

nhập khẩu trực tiếp,tăng khoảng 1000 lần so với năm 1986.Số mặt hàng xuất khẩu cũng

tăng,từ 4 nhóm là dầu thô,thủy sản,gạo ,dệt may lên tới 40 nhóm mặt hang.Năm 2007,”câu

lạc bộ 1 tỷ USD”đã có 10 thành viên, trong đó có 3 nhóm hàng trên 3 tỷ USD, 2 nhóm

hàng trên 2 tỷ USD, xứng đáng nằm trong Top 50 quốc gia có nền ngoại thương lớn của

thế giới. Chính sách tự do hoá thương mại, xoá bỏ độc quyền ngoại thương, mở rộng quyền

kinh doanh xuất nhập khẩu là bước đột phá tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp

thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương, đẩy nhanh tăng trưởng

xuất khẩu trên cả nước.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2001 đã đạt tới 31,2 tỷ USD, nghĩa là

xấp xỉ với tổng giá trị GDP, trong đó giá trị xuất khẩu khoảng 15 tỷ. Trước thập kỷ 1990,

tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP của nước ta chỉ vào khoảng 30%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP của Trung Quốc hiện nay cũng chỉ vào

khoảng trên 30%. Các nước Xingapo, Malaixia, Thái Lan đã có tỷ trọng so sánh giữa giá

trị xuất nhập khẩu và GDP cao hơn ta.

Năm 1995, hàng tiêu dùng còn chiếm 15,2% tổng giá trị nhập khẩu, nhưng đến năm

2001, đã giảm xuống chỉ còn 5,3%. Trong nhiều năm ta tỏ ra rất yên tâm về cơ cấu nhập

khẩu này, vì cho rằng ta chỉ nhập máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu cần cho phát

triển sản xuất trong nước. Một cơ cấu cần cho phát triển sản xuất trong nước hẳn phải là

một cơ cấu tiến bộ. Song thực tế đã không hẳn như vậy. Việc ta chỉ nhập khẩu ít hàng tiêu

dùng - khoảng 10% tổng giá trị nhập khẩu - là điều không bình thường.

Thường các nước ở trình độ phát triển thấp như ta, kể cả Nhật Bản thời kỳ những năm

1950, tỷ lệ nhập khẩu hàng tiêu dùng cũng vào khoảng 20% tổng giá trị hàng nhập khẩu. Ở

nước ta, vì nhập khẩu hàng tiêu dùng chính thức chịu mức thuế cao và nhiều cấm đoán,

nên tình trạng buôn lậu mới trở thành quốc nạn, và kèm theo nó là nạn tham nhũng. Nếu

cộng cả giá trị hàng nhập lậu nữa, thì tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng chắc đã không

kém 20% tổng giá trị nhập khẩu.

Từ 1 nước phải sống nhờ vào hàng viên trợ và nhập khẩu hang triệu tấn lương thực mỗi

năm,VN bỗng trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới,thứ nhất về xuất khẩu hạt

tiêu,thứ hai về cà phê và hạt điều,thứ tư về cao su thực sự khẳng định vị trí cường quốc

xuất khẩu nông sản Hàng VN đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế

giới

Tuy nhiên,việc ta không nhập khẩu bằng phát minh sáng chế là một khiếm khuyết lớn.

Nước ta chỉ xuất khẩu dầu thô, nông hải sản, khó đủ vốn mua được máy móc thiết bị hiện

đại, do vậy phải mua máy móc thiết bị cũ - xuất hiện nguy cơ biến nước ta thành "bãi thải

công nghệ cũ". Do ta không nhập bằng phát minh sáng chế để hiện đại hóa các máy móc

cũ, nên phải dùng máy móc cũ, công nghệ lạc hậu, tiêu xài nhiều nguyên, nhiên liệu vật

liệu nhập khẩu - làm gia tăng chi phí. Ta cũng không nhập khẩu các dịch vụ cần cho phát

triển công nghiệp như các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, tư vấn v.v.

nên các máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu về được sử dụng càng kém

hiệu quả.

pdf 28 trang chauphong 20/08/2022 6040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Tình hình nhập siêu ở Việt Nam - Biện pháp khắc phục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Tình hình nhập siêu ở Việt Nam - Biện pháp khắc phục

Tiểu luận Tình hình nhập siêu ở Việt Nam - Biện pháp khắc phục
Kinh Tế Vĩ Mô 1 
TIỂU LUẬN 
Tình hình nhập siêu ở Việt Nam- Biện pháp khắc phục 
Kinh Tế Vĩ Mô 2 
Mục lục: 
I. Tổng Quan Tình Hình Xuất Nhập Khẩu2 
II. Tình Hình Nhập Siêu Trước 2007..4 
III. Tình Hình Nhập Siêu Sau 2007.7 
1. Nhập siêu 2007..8 
2. Nhập siêu 2008.9 
3. Nhập siêu 2009.11 
IV. Tình Hình Nhập Siêu Năm 2010..13 
V. Tác Động Của Nhập Siêu17 
VI. Nguyên Nhân..18 
1. Giai đoạn 2000-2006.18 
 2. Giai đoạn 2007-2010.19 
 3. Nguyên nhân chung...21 
VII. Biện Pháp Khắc Phục.26 
VIII. Kết Luận........27 
Kinh Tế Vĩ Mô 3 
I. Tổng Quan Nền Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam: 
Xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế quan trọng,có ý nghĩa quyết định đến sự thành 
công của công cuộc công nghiệp hóa.Hơn hai mươi năm trước, kể từ Đại hội Đảng VI 
(1986), công cuộc “đổi mới” đã tạo nên tiền đề vững chắc, đẩy nền kinh tế Việt Nam (VN) 
chuyển mình, thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Hai mươi năm sau, hội nhập WTO là 
“cú hích” đưa vị thế VN lên một tầm cao mới, ổn định và tăng tốc. Trên các “mặt trận”, 
ngoại thương luôn giữ vững vị trí tiên phong, khẳng định vai trò quan trọng trong tăng 
trưởng kinh tế, ổn định chính trị xã hội và thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc 
tế,tỉ lệ xuất nhập khẩu có bước chuyển rõ rệt. 
20 năm đổi mới trải qua 4 kế hoạch 5 năm,Việt nam đã có diện mạo mới,nền kinh tế 
VN hiện tại cũng đứng ở vị thế khác trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới. 
 Nếu như năm 1988 ta còn phải nhập khẩu 4,5 tấn gạo thì sang năm 1989 ta đã sản 
xuất đc 21.4 tấn gạo đã có dự trữ và xuất khẩu đc 1,5 triệu tấn.Việc nông nghiệp đạt đc kế 
hoạch đề ra đã chấm dứt tình trạng đói kinh niên của nhân dân,lương thực nước ta đã có 
tích lũy và xuất khẩu thay đổi cán cân xuất nhập khẩu lương thực của đất nước. 
 Dưới đường lối đổi mới của các chính sách kinh tế,hàng xuất khẩu của nước ta tăng 
hơn trước các mặt hàng xuất khẩu mới xuất hiện như:gạo,dầu thônhập khẩu giảm đáng 
kể tiến gần đến mức cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu. 
 Từ 1 nước phải sống nhờ vào hàng viên trơ và nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực 
mỗi năm,VN bỗng trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới,thứ nhất về xuất khẩu 
hạt tiêu,thứ hai về cà phê và hạt điều,thứ tư về cao suthực sự khẳng định vị trí cường 
quốc xuất khẩu nông sảnHàng VN đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên 
thế giới 
 Theo Bộ công thương,đến nay,đã có gần 40000 doanh nghiệpVN hoạt động xuất 
nhập khẩu trực tiếp,tăng khoảng 1000 lần so với năm 1986.Số mặt hàng xuất khẩu cũng 
tăng,từ 4 nhóm là dầu thô,thủy sản,gạo ,dệt may lên tới 40 nhóm mặt hang.Năm 2007,”câu 
lạc bộ 1 tỷ USD”đã có 10 thành viên, trong đó có 3 nhóm hàng trên 3 tỷ USD, 2 nhóm 
hàng trên 2 tỷ USD, xứng đáng nằm trong Top 50 quốc gia có nền ngoại thương lớn của 
thế giới. Chính sách tự do hoá thương mại, xoá bỏ độc quyền ngoại thương, mở rộng quyền 
kinh doanh xuất nhập khẩu là bước đột phá tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp 
Kinh Tế Vĩ Mô 4 
thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương, đẩy nhanh tăng trưởng 
xuất khẩu trên cả nước. 
Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2001 đã đạt tới 31,2 tỷ USD, nghĩa là 
xấp xỉ với tổng giá trị GDP, trong đó giá trị xuất khẩu khoảng 15 tỷ. Trước thập kỷ 1990, 
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP của nước ta chỉ vào khoảng 30%. 
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP của Trung Quốc hiện nay cũng chỉ vào 
khoảng trên 30%. Các nước Xingapo, Malaixia, Thái Lan đã có tỷ trọng so sánh giữa giá 
trị xuất nhập khẩu và GDP cao hơn ta. 
 Năm 1995, hàng tiêu dùng còn chiếm 15,2% tổng giá trị nhập khẩu, nhưng đến năm 
2001, đã giảm xuống chỉ còn 5,3%. Trong nhiều năm ta tỏ ra rất yên tâm về cơ cấu nhập 
khẩu này, vì cho rằng ta chỉ nhập máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu cần cho phát 
triển sản xuất trong nước. Một cơ cấu cần cho phát triển sản xuất trong nước hẳn phải là 
một cơ cấu tiến bộ. Song thực tế đã không hẳn như vậy. Việc ta chỉ nhập khẩu ít hàng tiêu 
dùng - khoảng 10% tổng giá trị nhập khẩu - là điều không bình thường. 
Thường các nước ở trình độ phát triển thấp như ta, kể cả Nhật Bản thời kỳ những năm 
1950, tỷ lệ nhập khẩu hàng tiêu dùng cũng vào khoảng 20% tổng giá trị hàng nhập khẩu. Ở 
nước ta, vì nhập khẩu hàng tiêu dùng chính thức chịu mức thuế cao và nhiều cấm đoán, 
nên tình trạng buôn lậu mới trở thành quốc nạn, và kèm theo nó là nạn tham nhũng. Nếu 
cộng cả giá trị hàng nhập lậu nữa, thì tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng chắc đã không 
kém 20% tổng giá trị nhập khẩu. 
Từ 1 nước phải sống nhờ vào hàng viên trợ và nhập khẩu hang triệu tấn lương thực mỗi 
năm,VN bỗng trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới,thứ nhất về xuất khẩu hạt 
tiêu,thứ hai về cà phê và hạt điều,thứ tư về cao suthực sự khẳng định vị trí cường quốc 
xuất khẩu nông sảnHàng VN đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế 
giới 
Tuy nhiên,việc ta không nhập khẩu bằng phát minh sáng chế là một khiếm khuyết lớn. 
Nước ta chỉ xuất khẩu dầu thô, nông hải sản, khó đủ vốn mua được máy móc thiết bị hiện 
đại, do vậy phải mua máy móc thiết bị cũ - xuất hiện nguy cơ biến nước ta thành "bãi thải 
công nghệ cũ". Do ta không nhập bằng phát minh sáng chế để hiện đại hóa các máy móc 
cũ, nên phải dùng máy móc cũ, công nghệ lạc hậu, tiêu xài nhiều nguyên, nhiên liệu vật 
liệu nhập khẩu - làm gia tăng chi phí. Ta cũng không nhập khẩu các dịch vụ cần cho phát 
triển công nghiệp như các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, tư vấn v.v.. 
nên các máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu về được sử dụng càng kém 
hiệu quả. 
Kinh Tế Vĩ Mô 5 
II. Tình hình nhập siêu trước năm 2007: 
Từ năm 2001-2006, tình trạng nhập siêu xảy ra liên tục.Ngoại trừ năm 2005,nhập 
siêu giảm nhẹ,các năm còn lại nhập siêu tăng liên tục. 
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 ước đạt 
110,829 tỷ USD, với tốc độ tăng bình quân 17,5%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng 
hóa cùng thời kỳ đạt 130,151 tỷ USD, tăng bình quân 18,8%/năm, cao hơn tốc độ tăng bình 
quân của kim ngạch xuất khẩu. Như vậy nhập siêu cả giai đoạn 2001 - 2005 là 19,322 tỷ 
USD, bằng 17,43% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả giai đoạn này. Nếu so sánh với giai 
đoạn 1991- 1995 (32,8%) và giai đoạn 1996 - 2000 (19%) thì tỷ lệ nhập siêu so với tổng 
kim ngạch xuất khẩu của giai đoạn 2001 - 2005 thấp hơn về mặt tỷ trọng nhưng lớn hơn về 
số tuyệt đối. 
 Nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 có đặc điểm là nếu tính cả dầu thô, 
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 12,729 tỷ USD trong khi đó khu vực 100% 
vốn trong nước nhập siêu 32,051 tỷ USD; nếu không tính dầu thô, khu vực có vốn đầu tư 
nước ngoài nhập siêu 10,532 tỷ USD còn khu vực 100% vốn trong nước nhập siêu 8,79 tỷ 
USD. Về mặt thị trường xuất nhập khẩu, Việt Nam đạt xuất siêu vào thị trường châu Âu và 
Mỹ nhưng nhập siêu từ ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và tương đối cân bằng 
với Nhật Bản. 
 Theo đánh giá của Bộ Công thương, nhập siêu tăng mạnh trước hết do nhu cầu nhập 
khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển kinh tế.Nhưng đáng lo ngại là 
một số ngành xuất khẩu mũi nhọn như dệt may, da giày và mới đây là thủy sản, 
điều...,muốn tăng xuất khẩu buộc phải tăng nhập khẩu nguyên, phụ liệu.Trong khi, VN 
hoàn toàn có khả năng để sản xuất, nhưng đáng tiếc nền công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng 
được.Và một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng nội địa cũng trong tình trạng tương tự. 
 Về sâu xa, nhập siêu tăng cao cũng có nguyên nhân là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 
thấp hơn tốc độ nhập khẩu. Trong khi nhu cầu nhập khẩu phục vụ sản xuất và đầu tư phát 
triển tăng cao thì khối lượng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực lại có xu hướng 
giảm, các nhóm hàng công nghiệp chế tạo được kỳ vọng lại chưa có sự tăng trưởng bứt 
phá. Điều này thể hiện một thực tế là năng lượng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Bên 
cạnh đó, ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng cao, khiến hàng 
ngoại thừa cơ “đổ bộ”. 
Kinh Tế Vĩ Mô 6 
bảng 1: tổng hợp kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch của xuất nhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ 
nhập siêu qua các năm từ 2001-2006. 
 Đvt: Triệu USD 
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
2001 2002 2003 2004 2005 2006
xuất khẩu
nhập khẩu
( Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn) 
 Về cơ cấu nhập khẩu: 
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân của ba nhóm hàng: máy móc, thiết bị, dụng 
cụ, phụ tùng; nguyên, nhiên vật liệu; hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2001-2006 lần lượt là 
17,4%; 25,9% và 19,3%. Sau 5 năm 2001-2006, cơ cấu nhập khẩu đã có thay đổi theo 
hướng tăng dần tỉ trọng nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, giảm tỉ trọng hai nhóm hàng 
máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng. 
Năm 2006 khoảng 70% là hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất để tái xuất khẩu và 
sản xuất trong nước, bao gồm các mặt hàng: gỗ nguyên liệu, bột giấy, đồng nguyên liệu, 
bông và sợi các loại, phân bón, sắt thép, da nguyên liệu, máy móc thiết bị Các mặt hàng 
năm Xuất 
khẩu 
Tốc độ 
tăng(%)
Nhập 
khẩu 
Tốc độ 
tăng(%)
Nhập 
siêu 
Tỷ lệ 
nhập 
siêu (%) 
2001 15,027 3.8 16,162 3.4 1,135 7.9 
2002 16,705 11.2 19,733 21.8 3,027 18.2 
2003 20,149 20.6 25,256 27.9 5,106 25.3 
2004 26,504 31.5 31,954 26.5 5,450 20.6 
2005 32,233 21.6 36,881 15.4 4,648 14.4 
2006 39,5 22 44,8 22 5,3 12.8 
Kinh Tế Vĩ Mô 7 
tiêu dùng khác chiếm khoảng 30% thì trong 7 tháng đầu năm 2007 kim ngạch nhập khẩu 
vẫn chủ yếu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng ước 
tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng tới 46,4% so với cùng kỳ; xăng dầu 3,3 tỷ USD, tăng 8,2%; sắt 
thép 2,15 tỷ USD, tăng 60,9%, hóa chất tăng 47,1%, ô tô tăng 76,9%,tân dược tăng 25,6%. 
 Các thị trường chủ yếu 
 Các đối tác Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đều thuộc khu vực Đông Á: Trung Quốc, 
Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Năm 2001, 
Việt Nam nhập khẩu đến 73,7% hàng hóa từ các nước trên; đến 11 tháng đầu năm 2007, 
con số này là 76,3%. Trong chính sách về cơ cấu thị trường nhập khẩu, định hướng đưa ra 
là giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các nước châu Á xuống còn 55% vào năm 2010. Chiến lược 
phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001-2010 còn đề cập tới việc gia tăng nhập khẩu từ các 
thị trường công nghệ nguồn như Mỹ, EU, Nhật Bản lên 40% vào năm 2010. Tuy nhiên, 
đến thời điểm này có thể thấy mục tiêu này hoàn toàn không khả thi. 
Nguồn: Tổng cục thống kê 
Mặc dù có rất nhiều thuận lợi do các hiệp định thương mại mang lại nhưng chính phủ 
cũng như các doanh nghiệpViệt Nam chưa nắm bắt hết được, chưa biết tận dụng những cơ 
hội này, do đó Việt Nam vẫn là một đất nước nhập siêu với tỉ lên nhập có thể không tăng 
mấy nhưng giá trị nhập siêu thì có xu hướng ngày càng tăng.Tuy vậy, nền ngoại thương 
của VN vẫn được đánh giá là lành mạnh. Hơn nữa, dù nhập siêu, song cán cân thanh toán 
vẫn trong tầm kiểm soát, vì ngoài phần ngoại tệ thu được từ xuất khẩu hàng hóa, mấy năm 
nay các nguồn vốn hỗ ...  Tế Vĩ Mô 24 
của hàng hoá trong nước và ngoài nước cũng như giá trị tương đối của ngoại tệ và bản 
tệ. Nó là tác nhân chính gây ra tình trạng nhập siêu ngày càng nghiêm trọng của Việt 
Nam. 
 - Mấu chốt nằm ở năng lực quản lý điều hành 
Ngoài nguyên nhân bắt nguồn từ chính sách điều hành tỷ giá, tình trạng nhập siêu 
cao của Việt còn có gốc rễ từ chính sách chưa đầu tư đúng mức cho ngành công nghiệp 
phụ trợ. Mặc dù Việt Nam được đánh giá là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài mạnh 
mẽ, nhưng với thực tế Việt Nam chỉ là “nhà xưởng” thực hiện gia công, lắp ráp (tạm 
nhập, tái xuất) 80% nguyên nhiên liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài thì đây chính là 
áp lực lớn cho việc cải thiện tình hình nhập siêu của Việt Nam. Ngoài ra, với năng lực 
quản lý điều hành còn yếu, Việt Nam còn phải chịu nhiều thiệt thòi từ “chiêu thức 
chuyển giá” để trốn thuế ở Việt Nam của một số nhà đầu tư là tập đoàn đa quốc gia, có 
mạng lưới sản xuất kinh doanh trên khắp thế giới. 
Theo ông Thành, hàng hóa gia công, lắp ráp tại Việt sẽ được xuất với giá rẻ mạt 
sang các thị trường trung gian như Hồng Công, British Virgin Islands , Cayman Islands-
nơi được coi là thiên đường về thuế. Từ đây, hàng hóa sẽ được xuất khẩu sang thị trường 
các nước phát triển để hưởng chênh lệch giá cao gấp 2-3 lần so với giá xuất đi từ Việt . 
Vì vậy, lợi nhuận sẽ rơi vào túi của các Tập đoàn này trong khi Việt Nam “thiệt đơn 
thiệt kép” do không thu được thuế mà lại phải gánh nhập siêu và ô nhiễm môi trường. 
-Cơ cấu kinh tế 
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, những sản phẩm công nghiệp chủ lực là 
dệt- may, da - giày, điện tử, chế biến gỗ, nhựa... cho đến nay hầu hết vẫn chỉ là gia công 
ở công đoạn cuối với giá trị gia tăng rất thấp, nên lượng ngoại tệ mang về cho nền kinh 
tế không nhiều và không đủ để bù đắp cho phần giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu để sản 
xuất hàng tiêu thụ ở thị trường nội địa. Nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong những năm 
qua là xuất khẩu tài nguyên khoáng sản và hàng nông, thủy sản. Nhưng cán cân xuất, 
nhập khẩu nhiều sản phẩm thuộc nhóm này đã thay đổi, từ thặng dư sang thâm hụt, do số 
lượng xuất khẩu liên tục giảm sút, trong khi nhập khẩu mỗi năm đều tăng do nhu cầu 
tiêu thụ trong nước. Tiêu dùng tăng mạnh, trong khi ngành công nghiệp trong nước chưa 
đủ sức đáp ứng, nhất là những sản phẩm cao cấp, tất yếu sẽ làm tăng nhập khẩu 
Thông thường khi chọn ngành trọng điểm thường phải xem xét đến hai yếu tố là 
chỉ số lan tỏa nội địa và chỉ số kích thích nhập khẩu. Tuy nhiên thực tế cho thấy một số 
ngành có tỷ trọng vốn đầu tư khá lớn nhưng chỉ số lan tỏa nội địa thấp và chỉ số kích 
thích nhập khẩu cao bất thường. Những nhóm ngành này hầu hết nằm ở khu vực II (công 
nghiệp và xây dựng). 
Kinh Tế Vĩ Mô 25 
-Hiệu quả sản xuất kinh doanh sút giảm khá mạnh 
Điều này được minh chứng qua tỷ lệ chi phí trung gian so với giá trị sản xuất (dựa vào 
các bảng cân đối liên ngành của Tổng cục Thống kê công bố cho năm 2000 và 2007) 
tăng gần 10 điểm phần trăm từ năm 2000-2007, tức là mỗi năm tỷ lệ này tăng thêm hơn 
1 điểm phần trăm. Riêng điều này có thể lý giải rằng do thay đổi quy trình công nghệ 
nhưng nếu xét thêm đến yếu tố này thông qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp có thể 
thấy chỉ tiêu này ngày một giảm sút. Giai đoạn trước chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp 
đóng góp vào tăng trưởng khoảng 22-25% thì trong ba năm 2007-2010 đóng góp của chỉ 
tiêu này vào GDP chỉ khoảng 10-15%. Khi Việt Nam hội nhập và thực hiện tự do 
thương mại mà hiệu quả sản xuất yếu đi thì hàng hóa sản xuất trong nước sẽ không cạnh 
tranh được với hàng nhập khẩu. 
Việt Nam đầu tư quá ít vào phát triển các ngành phụ trợ, khiến ta vẫn chỉ là nơi 
gia công, lắp ráp cho nước ngoài, sản phẩm không có hàm lượng giá trị gia tăng cao. 
Thêm vào đó, chúng ta còn phải thực hiện giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc 
tế, trong khi giá nguyên vật liệu thế giới leo thang kéo giá trị nhập khẩu tăng theo. Cuộc 
khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế lại làm thu hẹp khả năng xuất khẩu 
của Việt Nam 
Một quan chức của Bộ Công thương cho rằng, nhập siêu là cần thiết để đáp ứng 
nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Quan điểm của ông xuất phát từ phân tích cơ cấu 
nhập khẩu, trong đó máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất chiếm 
đến 92% tổng giá trị nhập khẩu của cả nước. 
 Tuy nhiên, đây mới là vấn đề đáng lo ngại nhất. Vì trong khi đầu tư và sản xuất 
kém hiệu quả, thì đầu tư, sản xuất càng nhiều, nhập siêu sẽ càng lớn và đến một lúc nào 
đó nền kinh tế sẽ không còn đủ sức để bù đắp cho phần thiếu hụt đó. 
 Hiệu quả đầu tư giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh 
nghiệp trong nước đang có khoảng cách lớn. Hiện nay, doanh nghiệp FDI đang chiếm 
gần 40% giá trị sản xuất công nghiệp và gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả 
nước. Trong khi đó, tỷ trọng nhập khẩu của khối này lại thấp, chỉ khoảng 44%. Mức đầu 
tư hàng năm của doanh nghiệp FDI còn thấp hơn khu vực trong nước nhiều, bình quân 
chỉ chiếm 14-15% tổng đầu tư toàn xã hội. Năm ngoái, tổng vốn đầu tư của khối doanh 
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI gần xấp xỉ nhau, nhưng kết quả về tăng trưởng 
trong lĩnh vực công nghiệp lại rất khác biệt, chênh lệch đến gần 8 điểm phần trăm. 
Nhập khẩu ít hơn và mức đầu tư hàng năm khá khiêm tốn, nhưng các doanh nghiệp FDI 
Kinh Tế Vĩ Mô 26 
vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Kết quả đó phần 
nào cho thấy tình trạng nhập siêu tăng vọt trong thời gian gần đây chủ yếu bắt nguồn từ 
hiệu quả đầu tư và sản xuất kém của nền kinh tế, trong đó đáng ngại nhất là khu vực 
doanh nghiệp quốc doanh. Do vậy, không thể cho rằng, nhập siêu để phục vụ phát triển 
sản xuất là cần thiết và không đáng ngại. Nhập siêu lớn và liên tục như vậy tất nhiên là 
một điều không tốt cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô. 
Chính sách bảo hộ của Việt Nam còn nhiều cảm tính 
 Qua tính toán cho thấy với những ngành có thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu - 
bảo hộ sản xuất (Effective Rate of Protection) ngày càng giảm và có những nhóm ngành 
tỷ lệ này âm. Ngược lại, với những ngành không thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu 
hiệu cho sản xuất lại ngày càng tăng 
VII. Các Biện Pháp Khắc Phục: 
Kinh Tế Vĩ Mô 27 
Nhập siêu chưa bao giờ là tốt cho nền kinh tế. Chính vì vậy Quốc hội đã thông qua 
chỉ tiêu khống chế nhập siêu dưới 20% kim ngạch xuất khẩu năm 2010. Thủ tướng Chính 
phủ cũng đã có nhiều ý kiến chỉ đạo việc kiểm soát và giảm nhập siêu: 
1.Chính phủ cần có quy định cụ thể đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước trong 
việc sử dụng các thiết bị trong nước sản xuất được đối với các dự án mà tập đoàn làm 
chủ đầu tư.Nếu không, nhập siêu vẫn không ngừng gia tăng mà các doanh nghiệp trong 
nước lại thua ngay trên sân nhà. 
 2.Có thể hạn chế và giảm nhập siêu bằng cách căn bản nhất là điều chỉnh mô hình 
kinh tế từ chỗ chỉ dựa vào nguồn vốn đầu tư , khai thác tài nguyên và chưa tận dụng 
được nguồn lao động mới ( chỉ sử dụng lao động giá rẻ) sang chỗ tăng cường áp dụng 
tiến bộ khoa học , công nghệ , tận dụng nguồn lực lao động và nâng dần năng suất lao 
động , và chất lượng sản phẩm . Từ chủ yếu là công nghiệp gia công lấp ráp sang đẩy 
mạnh công nghiệp chế tạo , chế biến, công nghiệp phụ trợ, từ chủ yếu xuất khẩu tài 
nguyên khoáng sản , nguyên liệu, sản phẩm thô sang tủy trọng xuất khẩu sản phẩm chế 
biến. Đặc biệt là phải phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, giảm bớt nhập khẩu Nguyên 
Vật Liệu. 
 3.Điều chỉnh chiến lược ngoại thương theo hướng nguồn lực sẵn có của quốc gia để 
phát triển các nghành công nghiệp đáp ứng được yêu cầu sản phẩm xuất khẩu. Điểu này 
cho phép khai thác hiệu quả tài nguyên , lao động , giảm nhập siêu tăng ngoại tệ , phát 
triển sản xuất trong nước . Đồng thời phải duy trì chính sách tỉ giá phù hợp, duy trì giá 
tương đối của các nhân tố sản xuất và trợ giúp của chính phủ với các doang nghiệp sản 
xuất hàng xuất khẩu. 
 4.Nâng cao hiệu quả đầu tư , đầu tư công chỉ nên tập trung cho các công trình trọng 
điểm có ý nghĩa lớn với nền kinh tế , tăng cường cơ sở hạ tầng cho những vùng khó khăn , 
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư . Chú ý trình độ công nghệ các dự án 
và hạn chế các dự án công nghệ lạc hậu , gây ô nhiễm môi trường. 
 5.Huy động các nguồn tiết kiệm trong nước theo hai hướng : (1) Tiết kiệm chi tiêu 
thường xuyên của chính phủ và quản lý nợ công đảm bảo an toàn và hiệu quả ; (2) 
Khuyến khích các hộ gia đình sử dụng các khoản tiết kiệm vào đầu tư sản xuất đồng thời 
với mở rộng tiêu dùng hang hóa dịch vụ Việt Nam . 
 6.Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam 
một cách sâu rộng và phài bắt đầu tư các cơ quan chính phủ rồi đến người dân. 
VIII. KẾT LUẬN 
Kinh Tế Vĩ Mô 28 
Nhập siêu là một vấn đề nóng bỏng của nền kinh tế trong những năm qua nhập 
khẩu lại có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của xuất khẩu , khiến tình hình nhập siêu 
càng nghiêm trọng. Từ năm 2001 đến nay nước ta luôn có hiện tượng nhấp siêu và đặc 
biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh , bên cạnh 
đó thì nhập khẩu tăng cũng không kém cạnh do nhu cầu sản xuất và tiêu dùng dẫn đến 
nhập siêu triền miên . 
Nhập siêu ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định kinh tế, khiến lạm phát tăng cao, ảnh 
hưởng đến tỷ giá đồng Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng trong nước, cán cân thanh toán 
Đồng thời nhập siêu mạnh cũng thể hiện sự yếu kém của nền công nghiệp phụ trợ nước 
ta. Trong cơ cấu nhập siêu từ 2001 đến nay, dù là trước hay sau 2007 thì mặt hàng 
Nguyên vật liệu vẫn chiếm tỉ trọng cao, nếu chúng ta có thể phát triển ngành công 
nghiệp phụ trợ, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trong nước thì không 
những tình hình nhập siêu được cải thiện mà các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất 
khẩu cũng có thể phát triển mạnh hơn. 
Vì vậy hạn chế nhập siêu là vấn đề cấp thiết nhằm ổn định và xây dựng nề kinh tế 
vững mạnh. Dự kiến của Bộ Công thương là kế hoạch 5 năm đến 2015 thì giảm nhập 
siêu trên kim ngạch xuất khẩu còn 14%. Song song với đó là cân bằng cán cân thương 
mại, qua đó giúp cải thiện cán cân thanh toán và ổn định kinh tế vĩ mô. 
 Với mục tiêu đã đặt ra như trên, chúng ta đã đưa ra nhiều biện pháp khắc 
phục phù hợp với từng thời điểm, mục tiêu, nguyên nhân như phát triển công nghiệp phụ 
trợ, nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng lượng vốn đầu tư trong nền kinh tế, đẩy mạnh xuất 
khẩu,vận động người Việc dùng hàng ViệtThời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo hết sức 
quyết liệt kiểm soát chặt chẽ giảm nhập siêu. Bước đầu có một số việc có kết quả. Năm 
2008 nhập siêu 18 tỉ USD, tỷ lệ trên kim ngạch xuất khẩu là 30%, 2009 là 12,9 tỉ USD, 
(tỷ lệ 22,5%); năm nay khả năng chỉ là 11,9 hoặc 12 tỉ USD, bằng 17% so với kim ngạch 
xuất khẩu. Đó là những dấu hiệu đáng mừng nhưng không thể chủ quan, chúng ta cần 
đẩy mạnh hơn nữa trong việc hạn chế nhập siêu, xây dựng nền kinh tế vững mạnh, tiên 
tiến 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_tinh_hinh_nhap_sieu_o_viet_nam_bien_phap_khac_phuc.pdf