Tiểu luận Nâng cao chất lượng cuộc họp tổ chuyên môn tại trường THPT Trung Lập - Năm học 2018-2019
(Bản scan)
• Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo Dục và Đào Tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đề ra định hướng là: Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
- Căn cứ Quyết định số: 2161/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đển năm 2025 và định hướng đến năm 2030" cũng đã nệu: Xây dựng nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người;...
- Căn cứ theo Điều 16, Điều lệ Trường Trung Học Cơ Sở, Trường Trung Học Phổ Thông và Trường Phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Quy định về nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá và xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Để xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên; + Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
+ Tổ chuyên môn sinh hoạt hai lần một tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.
Việc chỉ đạo tổ chuyên môn trong nhà trường hoạt động có hiệu quả cao là điều không dễ dàng. Hiện tại có rất nhiều văn bản hướng dẫn, quy định ở từng mức độ khác nhau có liên quan tới các hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường. Vì vậy, đòi hỏi người Hiệu trưởng cần phải nắm vững các cơ sở pháp lý để vận dụng một cách linh hoạt có hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường do mình quản lý nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển nhà trường.
File đính kèm:
- tieu_luan_nang_cao_chat_luong_cuoc_hop_to_chuyen_mon_tai_tru.pdf