Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội

và tư duy con người. Trong hoạt động kinh tế, mặt trận cũng mang tính phổ

biến, chẳng hạn như cung - cầu, tích luỹ và tiêu dùng, tính kế hoạch hoá của

từng xi nghiệp, từng công ty và tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất

hàng hoá . Mâu thuẫn tồn tại khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc.

Trong mỗi một sự vật mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là một mà là nhiều

mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn

này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành.

Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã

dành được nhiều thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong

việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những

chuyển biến đó đã đạt được nhiều thành công to lớn nhưng trong những thnàh

công đó luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển của

công cuộc đổi mới. Đòi hỏi phải được giải quyết và nếu được giải quyết sẽ

thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế.

Với mong muốn tìm hiểu thêm những vẫn đề của nền kinh tế, quan

điểm lý luận cũng như những vướng mắc trong giải pháp, quy trình xử lý các

vấn đề chính trị - xã hội có liên quan đến quá trình tiến hành cải cách trong

việc chuyển nền kinh tế tôi chọn “Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình

xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam” làm đề tài cho tiểu luận môn triết học Mác- Lê nin.

pdf 33 trang chauphong 27321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
 1
TIỂU LUẬN 
Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế 
thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 
 2
 Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội 
và tư duy con người. Trong hoạt động kinh tế, mặt trận cũng mang tính phổ 
biến, chẳng hạn như cung - cầu, tích luỹ và tiêu dùng, tính kế hoạch hoá của 
từng xi nghiệp, từng công ty và tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất 
hàng hoá ... Mâu thuẫn tồn tại khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc. 
Trong mỗi một sự vật mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là một mà là nhiều 
mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn 
này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành... 
 Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã 
dành được nhiều thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong 
việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có 
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những 
chuyển biến đó đã đạt được nhiều thành công to lớn nhưng trong những thnàh 
công đó luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển của 
công cuộc đổi mới. Đòi hỏi phải được giải quyết và nếu được giải quyết sẽ 
thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế. 
 Với mong muốn tìm hiểu thêm những vẫn đề của nền kinh tế, quan 
điểm lý luận cũng như những vướng mắc trong giải pháp, quy trình xử lý các 
vấn đề chính trị - xã hội có liên quan đến quá trình tiến hành cải cách trong 
việc chuyển nền kinh tế tôi chọn “Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình 
xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt 
Nam” làm đề tài cho tiểu luận môn triết học Mác- Lê nin. 
 3
 Em xin chân thành cảm ơn thày ! 
0
 4
 Nội dung 
I. Lý luận chung: 
 Mỗi một sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất được 
cấu thành bởi các mặt, các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược 
chiều nhau, đối lập nhau..... ở đây chúng ta chia làm hai phần. 
 1.Sự đấu tranh của các mặt đối lập trong một thể thống nhất: 
 Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mặt đối lập là sự khái quát 
những thuộc tính, những khuynh hướng ngược chiều nhau tồn tại trong cùng 
một sự vật hiện tượng, tạo nên sự vật hiện tượng đó. Do đó, cân phải phân 
biệt rằng bất kỳ hi mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Bời vì trong các 
sự vật hiện tượng của thế giới khách quan không phải chỉ tồn tại hai mặt đối 
lập. Trong cùng một thời điểm ở mỗi sự vật hiện tượng có thể cùng tồn tại 
nhiều mặt đối lập. Chỉ có những mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng 
một sự vật như một chỉnh thể, nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều 
nhau, bài trừ, phủ định và chuyển hoá lẫn nhau (Sự chuyển hoá này tạo thành 
nguồn gốc động lực, đồng thời quy định bản chất, khuynh hướng phát triển 
của sự vật) thì có hai mặt đối lập như vậy mới gọi là hai mặt đối lập mâu 
thuẫn. “Thống nhất” của hai mặt đối lập được hiểu với ý nghĩa không phải 
chúng đững cạnh nhau mà nương tựa vào nhau, tạo ra sự phù hợp cân bằng 
như liên hệ phụ thuộc, quy định và ràng buộc lẫn nhau. Mặt đối lập này lấy 
mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình và ngược lại. Nếu thiêu 
 5
một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn 
tại của sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không 
thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật hiện tượng nào. 
 + Sự thống nhất này do những đặc điểm riêng có của bản thân sự vật 
tạo nên. 
 Ví dụ: Trong nền kinh tê tập trung quan liêu bao cấp và nền kinh tế thị 
trường là điều kiện cho sự tồn tại của công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt 
Nam, hai nền kinh tế khác nhau hoàn toàn về bản chất và những biểu hiện của 
nó nhưng nó lại hết sực quan trọng. Vì nó có sự thống nhất này nên nền kinh 
tế thị trường ở Việt Nam không thể tồn tại với ý nghĩa là chính nó. 
 Ví dụ: Lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất trong phương thức sản 
xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển thì cùng với nmó quan hệ sản xuất 
cũng phát triển. Hai hình thức này chính là điều kiện tiền đề cho sự phát triển 
của phương thức sản xuất. Nhưng trong quan hệ của lực lượng sản xuất và 
quan hệ sản xuất phải thoả mãn một số yêu cầu sau: 
- Thứ nhất: Đó phải là một khái niệm chung nhất được khai quát từ các mặt 
phù hợp khác nhau phản ánh được banr chất của sự phù hợp của lực lượng 
sản xuất và quan hệ sản xuất. 
- Thứ hai: Đó phải là một khái niệm “động” phản ánh được trạng thái biến đổi 
thường xuyên của sự vận động, phát triển trong quan hệ của quan hệ sản xuất 
và lực lượng sản xuất. 
 6
- Thứ ba: Đó phải là một khái niệm có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ý nghĩa nhận 
thức, khái niệm về sự phù hợp của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất 
được coi là thoả đáng phái có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho việc xây 
dựng quan hệ sản xuất, sao cho những quan hệ sản xuất có khả năng phù hợp 
cao nhất với lực lượng sản xuất. 
Tuy nhiên, khái niệm thống nhất này chỉ mang tính tương đối. Bản thân nội 
dung khái niệm cũng đã nói lên tính chất tương đối của nó: Thống nhất của 
cái đối lập, trong thống nhất đã bao hàm và chứa đựng trong nó sự đối lập. 
 Đấu tranh các mặt đối lập. 
Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự 
đấu tranh chuyển hoá giữa chúng. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong 
một sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên 
nhau mà điều chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của 
bản thân sự vật. Sự đấu tranh chuyển hoá, bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các 
mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. 
Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong giai cấp có đối kháng 
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuât lạc hậu kìm 
hãm nó diễn ra rất quyết liệt và gay gắt. Chỉ thông qua các cuộc cách mạng xã 
hội bằng rất nhiều hình thức, kể cả bạo lực mới có thể giải quyết mâu thuẫn 
một cách căn bản. 
 7
 Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia làm nhiều giai đoạn. Thông 
thường, khi nó mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay 
gắt người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau. Tất nhiên không phải bất kỳ sự 
khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn. Chỉ có những khác nhau tồn tại 
trong một sự vật nhưng liên hệ hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, 
tạo thành động lực bên trong của sự phát triển thì hai mặt đối lập ây mới hình 
thành bước đầu cuả một mâu thuẫn. Khi hai mặt đối lập của một mâu thuẫn 
phát triển đến giai đoạn xung đột gay gắt, nó biến thành độc lập. Sự vật cu 
mất đi, sự vật mới hình thành. Sau khi mâu thuẫn được giải quyết sự thống 
nhất của hai mặt đối lập cũ được thay thế bởi sự thống nhất của hai mặt đối 
lập mới, hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hoá tạo thành mâu thuẫn. 
mâu thuẫn được giải quyết, sự vật mới xuất hiện. Cứ như thế, đấu tranh giữa 
các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp lên cao. Chính vì 
vậy, Lênin khẳng định “sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đôi 
lập”. 
 Khi bàn về mối quan hệ giữa sự thống nhất và đáua tranh của cá mặt 
đối lập, Lênin chỉ ra rằng: “Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn 
tại với ý nghĩa là chính nó - nhừ có sự thống nhất của các mặt đối lập mà 
chúng ta nhận biết được sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. 
Song bản thân của sự thống nhất chỉ là tương đối và tạm thời. Đấu tranh giữa 
các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Nó diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt 
quá trình tồn tại của sự vật. Kể cả trong trạng thái sự vật ổn định, cũng như 
khi chuyển hoá nhảy vọt về chất. Lênin viết: “sự thống nhất (phù hợp, đồng 
nhất, tác dụng ngang nhau) của các mtặ đối lập là có điều kiện, tạm thời, 
 8
thoáng qua trong tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lậpbài trừ lẫn nhau 
là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động tuyệt đối”. 
2. Chuyển hoá của các mặt đối lập: 
 Không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến sự 
chuyển hoá giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phất triển 
đến một trình độ nhất định, hội đủ các điều kiện càn thiết mới dẫn đến chuyển 
hoá, bài trừ và phủ định nhau. Trong giới tự nhiên, chuyển hoá của các mặt 
đối lập thường diễn ra một cách tự phát, còn trong xã hội, chuyển hoá của các 
mặt đối lập nhất thiết phải diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con 
người. 
 Do đó, không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ 
là sự hoán đổi vị trí một cách đơn giản, máy moc. Thông thường thì mâu 
thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức: 
 + Phương thức thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập 
kia nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật. 
 Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến 
đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới là quan hệ 
sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới ở trình độ cao hơn. 
 + Phương thức thứ hai: Cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để 
thành hai mặt đối lập mới hoàn toàn. 
 9
 Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nến kinh tế kế hoạch hoá tập 
trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước 
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 
 Từ những mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự 
vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những 
thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đấu tranh 
chuyển hoá của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. 
Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến của thế giới. Mâu thuẫn được 
giải quyết, sự vật cũng mất đi, sự vật mới hình thành. Sự vật mới lại nảy sinh 
các mặt đối lập và mâu thuẫn mới. 
 Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để 
tạo thành sự vật mới hơn. Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế 
giới khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi không ngừng. Vì vậy, 
mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi quá phát triển. 
II . Tính tất yếu của quá trình xây dượng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam : 
1. Kinh tế thị truờng và những đặc điểm : 
 Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa là 
một tất yếu lịch sử. Nó nhằm dẫn đến những mục tiêu rất cụ thể và mang tính 
cách mạng. Nó thay cũ đôi mới hàng loạt vấn đề về lý luận và thực tiễn, cả về 
 10
kinh tế và chu trình xã hội, nó bảo vệ phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư 
tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện, hoàn cảnh mới. 
 Như chúng ta đã biết, từ khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng, tất cả các 
nước xã hội chủ nghĩa đều thực hiện nền kinh tê kế hoạch hoá tập trung, cơ 
chế vận hành và quảnlý kinh tế này được duy trì trong một thời gian khá dài 
và xem như là một đặc trưng riêng biệt của chủ nghĩa xã hội, là cái đổi lập với 
cơ chế thị trường của CNTB. Sự thực thì không phải hoàn toàn như vậy, nền 
kinh tế tập trung không chỉ là  ... àng hó ở nước ta dễn ra hết sức 
phức tạp. Quyền của các tập thể sản xuất thường rất hạn chế, song đôi khi lại 
có tình trạng lạm quyền. Sự không xác định, sự nhập nhằng với quyền sở hữu 
nhà nước và sở hữu tư nhân trá hình cũng là hiện tượng phổ biến. Để thoát 
khỏi tình trạng đó, trong bối cảnh của nền kinh tế thị truờng hiện nay cần phải 
xác định rõ quyền mua bán và chuyển nhượng tư liệu sản xuất đối với các tập 
thể sản xuất kinh doanh. Chỉ có như vậy thì sở hữu tập thể mới có thể trở 
thành hình thức sở hữu có hiệu qủa. 
 Chúng ta đã biết, HTX không phải là hình thức riêng có, đặc trưng cho 
CNXH, nhưng nó là một hình thức sở hữu kinh tế tiến bộ trong thời kỳ quá độ 
đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy chúng ta duy trì và phát triển hơn nữa hình 
thức sở hữu này khi xây dựng chủ nghĩa xã hội như V.I Lenin đã khẳng 
định,” chế độ của người xã viên hợp tác xã văn minh là chế độ xã hội chủ 
nghĩa”. 
 HTX là nhu cầu thiết thực của nền kinh tế hộ gia đình, của nền sản 
xuất hàng hoá. Khi lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và công nghiệp nhỏ 
phát triển tới một trình độ nhất địng, nó sèt húc đẩy quá trình hợp tác. Trong 
điều kiện của nền kinh tế hàng hoá, các nhu cầu về vốn, cung ứng vật tư, tiêu 
thụ sản phẩm .. đòi hỏi các hộ sản xuất phải hợp tác với nhau mới có khả 
năng cạnh tranh và phát triển. Chính nhu cầu đó đã liên kết những nguời lao 
động lại với nhau làm nảy sinh quan hệ sở hữu tập thể. Thực tiễn cho thấy, ở 
nước ta hiện nay đã có những hình thức HTX kiểu mới ra đời do nhu cầu tồn 
tại và phát triển cuả cơ chế thị trường” HTX đã được tổ chức trên cơ sở đóng 
 28
góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết 
quả lao độngvà theo cổ phần, mỗi xã viên cóquyền như nhau đối với công 
việc chung”(Đảng cộng sản Việt nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ VIII- Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà nội- 1996 ). Điều này cho 
thấy kết cấu bên trong của sở hữu tập thể đã thay đổi phù hợp với tình hình 
thực tiễn ở đất nước ta hiện nay. 
 +) Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người 
XHCN 
 Chủ tịch Hồ Chí MInh cho rằng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước 
hết phải có con người XHCH. Yếu tố con người giứ vai trò cực kỳ quan trọng 
trong sự nghiệp cách mạng , bởi vì con người là chủ thể của mọi sáng tạo, của 
mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá. Con nguời phát triển cao về trí tuệ, 
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là 
động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, là mục tiêu của CNXH . Chúng 
ta phải bắt đầu từ con người làm điểm xuất phát. 
 Kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế mà trong đó các mối quan hệ 
kinh tế giữa con nguời với con nguời được biểu hiện thông qua thị trường, tức 
là thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hoá tiền tệ trên thị trường,.Trong 
kinh tế thị trường, các quan hệ hàng hoá tiền tệ phát triển, mở rộng, bao quát 
trên mọi lĩnh vực, có ý nghĩa phổ biến đối với nguời sản xuất và người tiêu 
dùng. Do nẩy sinh và hoạt động một cách khách quan trong điều kiện lịch sử 
nhất định Kinh tế thị trường phản ánh đầy đủ trình độ văn minh và phát triển 
xã hội là nhân tố phát triển sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hội 
tiến lên. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật như sự cạnh 
 29
tranh lạnh lùng , tính tự phát mù quáng dẫn đến sự phá sản, thất nghiệp, 
khủng hoảng chu kỳ. 
 Xuất phát từ sự phân tích trên đây, chúng ta đã thấy rằng đổi mới ở 
nước ta hiện nay , không thể xây dựng và phát triển con người nếu thiếu yếu 
tố kinh tế thị trường. Do hậu quả của nhiều năm chiến tranh, của nền kinh tế 
kém phát triển , của cơ chế tập trung quan liêu bao câp,..nền kinh tế nước ta 
đa xtụt hậu nghiêm trọng so với khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, kinh 
tế thị trường là điều kiện rất quan trọng đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng 
hoảng và phát triển , phục hồi sản xuất, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, bắt kịp 
bước tiến của thời đại. Trên cơ sở đó , đời sống của nhân dân ngày càng được 
cải thiện và nâng cao, những nhu cầu sinh hoạt vật chất cơ bản ngày càng 
được đápứng một cách đầy đủ và nhanh chóng. Con nguời không thể có cơ 
thể khoẻ mạnh nếu thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các điều kiện y tế hiện đại để 
chăm sóc giữ gìn sức khoẻ. Con nguời không thể có trí tuệ minh mẫn, phát 
triểnnếu các điều kiện vật chất tiến hành các hoạt động học tập, nghiên cứu 
khoa học không được đáp ứng. Việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện cơ chế thị 
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN cũng đồng nghĩa 
với việc tạo ra các điều kiện vật chất cơ bản để thực hiện chiến lược xây dựng 
và phát triển con người cho thế kỷ XXI. 
 Trong những năm qua, kinh tế thị trường ở nước ta đã được nhân dân 
hưởng ứng rộng rãi và đi vào cuộc sống rất nhanh chóng, góp phần khơi dậy 
nhiều tiềm năng sáng tạo, làm cho nền kinh tế sống động hơn, bộ mặt thị 
trường được thay đổi và sôi động hơn. Đây là những kết quả đáng mừng, 
đáng được phát huy. Nó thể hiện sự phát hiện và vận dụng đúng đắn các quy 
luật khách quan của xã hội. Quá trình biện chứng đi lên CNXH từ khách quan 
đang trở thành nhận thức chủ quan trên quy mô toàn xã hội. 
 30
 Bên cạnh đó, có một khía cạnh khác cũng cần được đề cập đến : kinh 
tế thị truờng ở nước ta hiện nay không chỉ tạo điều kiện vật chất để xây dựng, 
phát huy nguồn lực con người mà còn tạo ra môi trường thích hợp cho con 
người phát triển hoàn toàn, toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Kinh tế thị 
trường tạo ra sự cạnh tranh, chạy đua quyết liệt. Điều đó buộc con người phải 
năng động sáng tạo , linh hoạt , có tác phong nhanh nhạy, có đầu óc quan sát , 
phân tích để thích nghi và hành động có hiệu quả . Từ đó, nâng cao năng lực 
hoạt động thực tiễn của con nguời góp phần làm giảm đi sự chậm chạp và trì 
trệ vốn có của người lao động trong nền kinh tế lạc hậu từ ngần đời con người 
Việt Nam. Kinh tế thị trường tạo ra những điều kiện thích hợp cho con người 
mở rộng các quan hệ buôn bán giao lưu, từ đó hình thành các chuẩn mực văn 
hoá đạo đức theo tiêu trí thị trường như chữ tín trong chất lượng và giao 
dịch.... Đây cũng là một hướng tốt đẹp bù đắp những thiếu hụt trong hệ giải 
trí của con người Việt Nam. 
 Tuy nhiên, cần phải thấy rằng không phải cứ xây dựng được kinh tế thị 
trường là những phẩm chất tốt đẹp tự nó hình thành cho con người . Có 
những lúc, những nơi, kinh tế thị trường không những không làm cho người ta 
năng động hơn, tốt đẹp hơn, mà ngược lại , còn làm tha hoá bản chất con 
người, biến con người thành gã nô lệ sùng bái đồng tiền hoặc kẻ đạo đức giả 
chỉ biết tôn trọng sức mạnh và lợi ích cá nhân , sẵn sàng trà đạp lên nhân 
phẩm, văn hoá, đạo đức, luân lý... Bên cạnh những tác động tích cực , kinh tế 
thị trường cũng có nhiều khuyết tật, hạn chế gây ra những tác động xấu. Đơn 
giản ví dụ như: tệ nạ thương mại hoá trường học, xem nhẹ truyền thống tôn sư 
trọng đạo. Quan hệ hàng hóa- tiền tệ làm sôi động thị trường nhưng cũng làm 
sói mòn nhân cách và phẩm chất con người. Ngoài ra, đi kèm với kinh tế thị 
 31
trường là hàng loạt các tệ nạn xã hội đễ đưa đến rối loạn, khủng hoảng cho 
gia đình, hạt nhân – tế bào của xã hội . Nạn cờ bạc, rượu chè, mại dâm, ma 
tuý, buôn lậu, hối lộ, tham nhũng... là những căn bệnh trầm kha không dễ bề 
khắc phục trong kinh tế thị trường. Thật không sai khi hình dung kinh tế thị 
trường là con dao hai lưỡi, nếu.dùng không cẩn thận sẽ bị đứt tay. 
 Những phân tích trên đây cho thấy, kinh tế thị trường là mục tiêu xây 
dựng con người XHCN là một mâu thuẫn biện chứng trong thực tiễn nước ta 
hiện nay. Đây chính là hai mặt đối lập của một mâu thuẫn xã hội. Giữa kinh tế 
thị trường và quá trình xây dựng con người vừa có sự thống nhất, vừa có sự 
đấu tranh. Kinh tế thị trường vừa tạo ra những điều kiện để xây dựng, phát 
huy những nguồn lực con người, vừa tạo ra những độc tố huỷ hoại đầu độc 
con nguời. Việc giải quyết những mâu thuẫn trên đây là việc làm không hề 
đơn giản. Đối với nước ta mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và quá trình xây 
dựng con người được giải quyết bằng vai trò lãnh đạo của Đảng, bằng sự 
quản lý của Nhà nước theo định hướng CNXH. Đảng ta xác định “sản xuất 
hàng hoá không đối lập với CHXH mà là thành tựu phát triển nền văn minh 
nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng XHCN và cả 
khi CNXH đã được xây dựng”Như vậy Đảng ta vạch rõ sự thống nhất giữa 
kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa . Việc áp dụng cơ 
chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý tầm vĩ mô của Nhà 
nước, đồng thời xác nhận đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh 
doanh. Thực hiện tốt các vấn đề này sẽ phát huy được những tác động tích 
cực to lớn cũng như ngăn ngừa hạn chế khắc phục những tiêu cực, khiếm 
khuyết của kinh tế thị trường. Các hoạt động sản xuất kinh doanh phải hướng 
vào phục vụ công cuộc xây dựng nguồn lực con người. Cần phải tiến hành 
 32
các hoạt động văn hoá giáo dục nhằm loại bỏ tâm lý sùng bái đồng tiền, bất 
chấp đạo lý coi thuiường các giá trị nhân văn, phải ra sức phát huy các giá trị 
tinh thần nhân đạo, thẩm mỹ, các di sản văn hoá nghệ thuật của dân tộc như 
nôị dung của Nghị quyết TW 5 đã nêu. Đây chính là công cụ, là phương tiện 
quan trọng để tác động, góp phần giải quyết mâu thuẫn đã nêu trên. 
kết luận 
 Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan phổ biến hình thành từ 
nhữnh cấu trúc và thuộc tính bên trong vốn có tự thân của tất cả các sự vật, 
hiện tượng trong bản thân thế giới khách quan... do đó trong hoạt động thực 
tiễn phân tích từng mặt độc lập tạo thành mâu thuẫn cụ thể để nhận thức được 
bản chất khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. 
 Cần nắm vững nguyên tắc để giải quyết mâu thuẫn. Đó là sự đấu 
tranh giữa hai mặt đối lập diễn ra theo quy luật phá vỡ những cái cũ để thiết 
lập cái mới tiến bộ hơn. Vì vậy, trong đời sống xã hội, mọi hành vi đấu ttranh 
cần được coi là chân chính khi nó thúc đẩy sự phát triển. 
 Trong thời kỳ chuyền nền kinh tế ở Việt Nam từ kế hoạch tập chung 
quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà 
nước theo định hướnh Xã Hội Chủ Nghĩa. Chủ chương lãnh đạo của Đảng là 
rất đúng đắn tuy nhiên trong thực hiện còn nhiều thiếu sót, mâu thuẩn giữa 
các vấn đề nẩy sinh, nhưng những mâu thuẫn đó lại đòi hỏi chúng ta phải giải 
quyết có như thế nền kinh tế mới phát triển theo đúng nghĩa đổi mới của nó. 
 Danh mục tài liệu tham khảo 
 -------------- 
 33
2. Giáo trình triết học Mác Lênin tập 2 ( Nhà xuất bản chính trị quốc gia). 
3. Tạp chí triết học số 1(101) tháng 2 năm 1998. 
4. Tạp chí triết học số 1(107) tháng 2 năm 1999. 
5. Tạp chí triết học số 3(103) tháng 6 năm 1998. 
6. Việt nam chuyển sang nền kinh tế thị trường 
 ( Học viện chính trị quốc gia). 
7. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII. 
8 . Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII. 
9. Báo nhân dân ngày 8 tháng 1 năm 1999. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_mau_thuan_bien_chung_trong_qua_trinh_xay_dung_nen.pdf