Luận văn Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Chương 1

Tổng quan về thanh toán quốc tế và

tín dụng chứng từ

1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế.

1.1.1 Khái niệm:

Với sự phát triển của thương mại, nhu cầu trao đổi không chỉ dừng lại ở một

số nước mà hoạt động mua bán đã lan rộng ra khắp các nước, các khu vực trên

toàn thế giới. Vì vậy, một nghiệp vụ mới ra đời đáp ứng được đòi hỏi đó. Đó là: “

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế”.

Như vậy,thanh toán quốc tế là việc chi trả cá nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trong

các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế, giữa

các hãng, các cá nhân của các quốc gia khác nhau.

1.1.2. Các điều kiện thanh toán quốc tế.

Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, các vấn đề có liên quan đến quyền

lợi và nghĩa vụ mà đôi bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được quy định lại

thành những điều kiện gọi là: Điều kiện thanh toán quốc tế.

Mặt khác, nghiệp vụ Thanh toán quốc tế là sự vận dụng tổng hợp các điều

kiện Thanh toán quốc tế. Những điều kiện này được thể hiện ra trong các điều

khoản thanh toán của các hiệp định thương mại, các hiệp định trả tiền giữa các

nước, của các hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết giữa người mua và người

bán.

Các điều kiện thanh toán quốc tế bao gồm: Điều kiện tiền tệ, điều kiện về

địa điểm, điều kiện về thời gian, điều kiện về phương thức thanh toán.

Điều kiện tiền tệ:

Trong thanh toán quốc tế các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của

một nước nào đó. Vì vậy, trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định tiền tệ.

Điều kiện này quy định việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán trong hợp đồng5

ngoại thương và hiệp định ký kết giữa các nước. Đồng thời điều kiện này cũng quy

định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động. Người ta có thể chia thành hai

loại tiền sau:

- Đồng tiền tính toán (Account Currency): Là loại tiền được dùng để thể

hiện giá cả và tính toán tổng giá trị hợp đồng.

- Đồng tiền thanh toán (Payment Currency): Là loại tiền để chi trả nợ nần,

hợp đồng mua bán ngoại thương. Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của

nước nhập khẩu, của nước xuất khẩu hoặc có thể là đồng tiền quy định thanh toán

của nước thứ 3.

Điều kiện về địa điểm thanh toán:

- Địa điểm thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa các bên.

Địa điểm thanh toán có thể là nước nhập khẩu hoặc nước người xuất khẩu hay có

thể là một nước thứ 3.

- Tuy nhiên, trong TTQT giữa các nước, bên nào cũng muốn trả tiền tại

nước mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán. Sở dĩ như vậy vì thanh toán tại

nước mình thì có nhiều điểm thuận lợi hơn.Ví dụ như có thể đến ngày mới phải chi

tiền, đỡ đọng vốn nếu là người nhập khẩu, hoặc có thể thu tiền về nhanh nên luân

chuển vốn nhanh nếu là người xuất khẩu, hay có thể tạo điều kiện nâng cao được

địa vị của thị trường tiền tệ nước mình trên thế giới

- Trong thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là sự so sánh lực lượng

giữa hai bên quyết định, đồng thời còn thấy rằng dùng đồng tiền của nước nào thì

địa điểm thanh toán là nước ấy

pdf 66 trang chauphong 23021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Luận văn Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 1 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 
KHOA 
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín 
dụng chứng từ 
 2 
Lời cảm ơn 
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Mai Thanh Quế và tập thể cán 
bộ phòng thanh toán quốc tế tại SGD I - NHĐT&PTVN đã tận tình hướng dẫn 
và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. 
Sinh viên 
Đỗ Thị Thúy Mai 
 3 
Lời nói đầu 
Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh 
tế nói chung, hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở rộng. Sự giao lưu 
buôn bán hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau với khối lượng ngày một lớn đã 
đòi hỏi qúa trình thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu phải nhanh chóng thuận tiện 
cho các bên. 
Sau thời gian thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế – Sở giao dịch I ngân 
hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (SDG I - NHĐT&PTVN), em nhận thấy tín 
dụng chứng từ là phương thức thanh toán được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. 
Bởi lẽ nó đáp ứng được nhu cầu của hai phía: Người bán hàng đảm bảo nhận tiền, 
người mua nhận được hàng và có trách nhiệm trả tiền. Đây là phương thức tín 
dụng quốc tế được áp dụng phổ biến và an toàn nhất hiện nay, đặc biệt là trong 
thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu. 
Trong năm qua SGD I - NHĐT&PTVN đã không ngừng đổi mới và nâng 
cao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt cho khách hàng, đáp ứng 
nhu cầu thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu của khách hàng. Cùng với chính sách 
kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, thông thoáng của Chính phủ, hoạt động xuất 
nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó, hình thức thanh toán tín dụng chứng từ 
ngày càng được phát triển và hoàn thiện hơn. 
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, Em muốn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoạt 
động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ” (Nghiên cứu tại 
SGD I - NHĐT&PTVN) nhằm tìm hiểu thêm về hoạt động thanh toán quốc tế tại 
SGD I - NHĐT&PTVN. Đồng thời tìm ra giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán 
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại SGD I. 
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 chương: 
Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế và tín dụng chứng từ. 
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng 
chứng từ tại SGD I - NHĐT&PTVN. 
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD I - 
NHĐT&PTVN. 
 4 
Chương 1 
Tổng quan về thanh toán quốc tế và 
tín dụng chứng từ 
1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế. 
1.1.1 Khái niệm: 
Với sự phát triển của thương mại, nhu cầu trao đổi không chỉ dừng lại ở một 
số nước mà hoạt động mua bán đã lan rộng ra khắp các nước, các khu vực trên 
toàn thế giới. Vì vậy, một nghiệp vụ mới ra đời đáp ứng được đòi hỏi đó. Đó là: “ 
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế”. 
Như vậy,thanh toán quốc tế là việc chi trả cá nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trong 
các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế, giữa 
các hãng, các cá nhân của các quốc gia khác nhau. 
1.1.2. Các điều kiện thanh toán quốc tế. 
Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, các vấn đề có liên quan đến quyền 
lợi và nghĩa vụ mà đôi bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được quy định lại 
thành những điều kiện gọi là: Điều kiện thanh toán quốc tế. 
Mặt khác, nghiệp vụ Thanh toán quốc tế là sự vận dụng tổng hợp các điều 
kiện Thanh toán quốc tế. Những điều kiện này được thể hiện ra trong các điều 
khoản thanh toán của các hiệp định thương mại, các hiệp định trả tiền giữa các 
nước, của các hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết giữa người mua và người 
bán. 
Các điều kiện thanh toán quốc tế bao gồm: Điều kiện tiền tệ, điều kiện về 
địa điểm, điều kiện về thời gian, điều kiện về phương thức thanh toán. 
 Điều kiện tiền tệ: 
Trong thanh toán quốc tế các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của 
một nước nào đó. Vì vậy, trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định tiền tệ. 
Điều kiện này quy định việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán trong hợp đồng 
 5 
ngoại thương và hiệp định ký kết giữa các nước. Đồng thời điều kiện này cũng quy 
định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động. Người ta có thể chia thành hai 
loại tiền sau: 
- Đồng tiền tính toán (Account Currency): Là loại tiền được dùng để thể 
hiện giá cả và tính toán tổng giá trị hợp đồng. 
- Đồng tiền thanh toán (Payment Currency): Là loại tiền để chi trả nợ nần, 
hợp đồng mua bán ngoại thương. Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của 
nước nhập khẩu, của nước xuất khẩu hoặc có thể là đồng tiền quy định thanh toán 
của nước thứ 3. 
Điều kiện về địa điểm thanh toán: 
- Địa điểm thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa các bên. 
Địa điểm thanh toán có thể là nước nhập khẩu hoặc nước người xuất khẩu hay có 
thể là một nước thứ 3. 
- Tuy nhiên, trong TTQT giữa các nước, bên nào cũng muốn trả tiền tại 
nước mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán. Sở dĩ như vậy vì thanh toán tại 
nước mình thì có nhiều điểm thuận lợi hơn.Ví dụ như có thể đến ngày mới phải chi 
tiền, đỡ đọng vốn nếu là người nhập khẩu, hoặc có thể thu tiền về nhanh nên luân 
chuển vốn nhanh nếu là người xuất khẩu, hay có thể tạo điều kiện nâng cao được 
địa vị của thị trường tiền tệ nước mình trên thế giới 
- Trong thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là sự so sánh lực lượng 
giữa hai bên quyết định, đồng thời còn thấy rằng dùng đồng tiền của nước nào thì 
địa điểm thanh toán là nước ấy. 
 Điều kiền về thời gian thanh toán: 
Điều kiện thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc luân chuyển 
vốn, lợi tức, khả năng có thể tránh được những biến động về tiền tệ thanh toán. Do 
đó, nó là vấn đề quan trọng và thường xẩy ra tranh chấp giữa các bên trong đàm 
phán ký kết hợp đồng. 
Thông thường có 3 cách quy định về thời gian thanh toán: 
 6 
- Trả tiền trước là việc bên nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một 
phần tiền hàng sau khi hai bên ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp 
nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu. 
- Trả tiền ngay là việc người nhập khẩu trả tiền sau khi người xuất khẩu 
hoàn hành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định hoặc sau 
khi người nhập khẩu nhận được hàng tại nơi quy định. 
- Trả tiền sau là việc người nhập khẩu trả tiền cho gnười xuất khẩu sau một 
khoảng thời gian nhất định kể từ khi giao hàng. 
 Điều kiện về phương thức thanh toán: 
Đây là điều kiện quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế. 
Phương thức thanh toán là cách mà người mua trả tiền và người bán thu tiền về 
như thế nào. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Tuỳ từng điều kiện cụ 
thể mà người mua và người bán có thể thoả thuận để xác định phương thức thanh 
toán cho phù hợp. 
1.1.3. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng 
thương mại. 
a. Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại (KTĐN). 
Thanh toán quốc tế là khâu then chốt, cuối cùng để khép kín một chu trình 
mua bán hàng hoá hoạc trao đổi dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc 
gia khác nhau. 
Thanh toán quốc tế là cầu nối trong mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nếu 
không có hoạt động thanh toán quốc tế thì không có hoạt động kinh tế đối ngoại. 
Thanh toán quốc tế thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Việc tổ chức 
Thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, chính xác sẽ làm cho các nhà sản 
xuất yên tam và đẩy mạnh hoạt động XNK của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động 
kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt động ngoại thương. 
 Đồng thời, hoạt động Thanh toán quốc tế góp phần hạn chế rủi ro trong quá 
trình thực hiện hợp đồng ngoại thương. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí 
địa lý các đối tác xa nhau nên việc tìm hiểu các khả năng tài chính, khả năng thanh 
 7 
toán của người mua gặp nhiều khó khăn. Nếu tổ chức tốt công tác Thanh toán quốc 
tế thì sẽ giúp cho các nhà kinh doanh hàng hoá XNK hạn chế được rủi ro trong quá 
trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối 
ngoại phát triển. 
 Tóm lại, có thể nói rằng kinh tế đối ngoại có mở rộng được hay không một 
phần nhờ vào hoạt động thanh toán quốc tế có tốt hay không. Thanh toán quốc tế 
tốt sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất trong nước, khuyến 
khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hoá. 
b. Đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. 
Đối với hoạt động của Ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động 
thanh toán quốc tế mà nhất là hình thức tín dụng chứng từ có vị trí quan trọng. Nó 
không chỉ thuần tuý là dịch vụ mà còn được coi là một mặt hoạt động không thể 
thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. 
- Trước hết, hoạt động thanh toán quốc tế giúp Ngân hàng thu hút thêm được 
khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế. Trên cơ sở đó, Ngân hàng phát triển 
thêm quy mô, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị 
trường. 
- Thứ hai, thông qua hoạt động Thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể đẩy 
mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng được nguồn vốn huy động 
tạm thời do quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hệ 
Thanh toán quốc tế qua ngân hàng. 
- Thứ ba, giúp Ngân hàng thu được một nguồn ngoại tệ lớn từ đó Ngân 
hàng có thể phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ Ngân 
hàng quốc tế khác. 
- Thứ tư, hoạt động thanh toán quốc tế giúp Ngân hàng tăng tính thanh 
khoản thông qua lượng tiền ký quỹ.Mức ký quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàn 
của từng khách hàng cụ thể. Song xét về tổng thể thì các khoản ký quỹ này phát 
sinh một cách thường xuyên và ổn định.Vì vậy trong thời gian chờ đợi thanh toán, 
 8 
ngân hàng có thể sử dụng các khoản này để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, thậm 
chí có thể sử dụng để kinh doanh,đầu tư ngắn hạn để kiếm lời. 
- Hơn thế nữa, hoạt động thanh toán quốc tế còn giúp Ngân hàng đáp ứng tốt 
hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của Ngân hàng. 
Có thể nói, trong xu thế ngày nay hoạt động Thanh toán quốc tế có vai trò 
hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động KTĐN nói 
chung. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trang để có biện pháp thực hiện nghiệp vụ 
Thanh toán quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phục vụ tốt hơn cho công 
cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. 
1.1.4. Các phương thức thanh toán quốc tế. 
a. Phương thức chuyển tiền. 
* Định nghĩa: 
Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng (Người trả 
tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người 
khác (Người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền 
cho khách hàng theo yêu cầu. 
* Các bên tham gia 
- Người yêu cầu chuyển tiền(Remitter): là người yêu cầu ngân hàng thay 
mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Họ thườg là người nhập khẩu, mắc nợ 
hoắc có nhu cầu chuyển vốn. 
- Người thụ hưởng (Beneficicary): là người nhận được số tiền chuyển tới 
thông qua ngân hàng. Họ thường là gười xuất khẩu, chủ nợ hoặc nó ... g công tác kiểm tra, kiểm soát. 
Để đảm bảo hoạt động Thanh toán quốc tế đặc biệt là hoạt động thanh toán 
hàng hoá XNK theo phương thức tín dụng chứng từ đi đúng định hướng phát triển 
và theo đúng hành lang pháp lý của Nhà nước,của ngân hàng ĐT&PTVN,SGDI 
cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát. 
Trước hết, Ngân hàng cần lựa chọn cán bộ tham gia kiểm tra kiểm soát là 
những người công tư phân minh, thiết tha với sự nghiệp phát triển của Ngân hàng. 
Các cán bộ kiểm tra, kiểm soát phải phát hiện, uốn nắn kịp thời nâng cao nhận thức 
toàn diện cho nhân viên. Hơn nữa trong thời gian tới, Ngân hàng cần đẩy mạnh 
công tác kiểm toán nội bộ cho các lĩnh vực như: kiểm toán báo cáo tài chính... 
3.2.6. Đa dạng hoá các ngoại tệ trong kinh doanh và dịch vụ. 
Cùng với sự khôi phục lại của nền kinh tế các nước Châu á sau cuộc khủng 
hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, thị trường Châu á đang dần chiếm lại 
niềm tin đối với các đối tượng Phương Tây và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt 
Nam cũng sẽ có cơ hội tăng trưởng, nhu cầu về ngoại tệ sẽ tăng lên. Do đó, Ngân 
hàng cần khai thác các nguồn vốn ngoại tệ mạnh để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu 
thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu của khách hàng. 
3.3. Một số kiến nghị 
3.3.1.Đối với cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước. 
 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý ĩ mô của 
nhà nước,theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò điều khiể vĩ mô Nhà nước ngày 
càng được khẳng định. Hơn nữa, xu thế quốc tế hoá nền kinh tế của thế giới đã 
đem lại cho mỗi quốc gia những cơ hội đồng thời cũng là những thách thức 
lớn.Lức này, cần phải có bàn tay định hướng của Nhà nước để đưa đất nước đi 
đúng mục tiêu của mình. 
 Đối với hoạt động Thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán 
hàng hoá XNK theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong mỗi thời kỳ rất 
 61 
cần đến sự lãnh đạo và định hướng của chính phủ để ngày càng mở rộng và phát 
triển, đồng thời tránh các rủi ro có thể xảy ra cho các ngân hàng cũng như các 
doanh nghiệp kinh doanh XNK. 
 Như vậy, với thực trạng hệ thống pháp luật chưa đồng bộ như nước ta hiện 
nay, Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp luật cho giao dịch thanh toán 
XNK, như các văn bản luật, dưới luật quy định và hướng dẫn giao dịch thanh toán 
theo phương thức tín dụng chứng từ, trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ 
của người mua và người bán trong hợp đồng ngoại thương cũng như quyền và lợi 
ích của các ngân hàng tham gia trong giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ. 
Hiệu quả của hoạt động thanh toán hàng hoá XNK bằng phương thức tín 
dụng chứng từ chịu sự ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kinh doanh của các 
doanh nghiệp XNK.Do đó, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong chính 
sách tiền tệ để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động XNK. 
Mặt khác, để đẩy mạnh hoạt động XNK, Nhà nướccần có chính sách đẩy 
mạnh công tác đối ngoại, đặc biệt là công tác thương mại với các thị trường mới 
như Nhật Bản,Mỹ, các nước trong khối ASEAN, tham gia tổ chức thương mại 
thế giới WTO. 
Ngoài ra,Nhà nước cần củng cố và phát triển Hiệp hội ngân hàng VN, tạo 
điều kiện cho ngân hàng thương mại VN hợp tác tìm hiểu khách hàng và đối 
tác,giúp đở và tương trương trợ lẫn nhau trong quá trình hoà nhập vào cộng đồng 
thế giới, cùng nghiên cứu trao đổi, hạn chế bớt rủi ro. 
Hơn nữa, cần cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chín trong quản lý XNK, 
tinh giảm thủ tục hải quan.Tăng cường hơn nữa công tác chống buôn lậu và quản 
lý thị trường nội địa nhằm tăng thu ngân sách, bảo hộ nền sản xuất trong nước, 
tăng cường ngoại tệ thanh toán qua ngân hàng. 
Hiện nay, tỷ giá giữa đồng VND $ USD, EURO liên tục biến động đã tác 
động tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp XNK. Vì vây, ngân hàng cân 
có chính sách điều tiết tỷ giá thích hợp theo hướng tự do hoá với những bước đi 
thích hợp nhằm kích thích xuất khẩu và bảo hộ nhập khẩu trong nước. 
 62 
3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà nước. 
a. NHNN cần có những biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường 
mua bán ngoại tệ liên ngân hàng. 
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường nhằm giải quyết các quan hệ 
trao đổi, cung cấp ngoại tệ giữa NHNN với các ngân hàng thương mại và giữa các 
ngân hàng thương mại với nhau. 
Vì vậy, để SGDI_NHĐT&PTVN mở rộng quan hệ thanh toán quốc tế, phục 
vụ tốt cho hoạt động XNK hàng hoá thì việc phát triển thị trường ngoại tệ liên 
ngân hàng là rất cần thiết. 
Trong thời gian tới, để hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân 
hàng, ngân hàng Ngân hàngà nước và các đối tượng có liên quan cần thực hiện các 
công việc sau: 
 Thứ nhất, cần giám sát và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hói 
của mình trong ngay bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trườngngoại tệ liên ngân 
hàng. 
Thứ hai, mở rộng đối tượng tham gia vào thị truờng. 
Thứ ba, phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ và các 
hình thức mua bán ngoại tệ như mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai 
b. Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thích 
hợp sao cho tỷ giá luôn dảm bảo có lợi cho các nhà XNK. 
NHNN với vai trò tham mưu cho Chính Phủ đưa ra những chính sách quản 
lý ngoại tệ có hiệu quả nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, tạo môi trường thuận lợi 
cho các doanh nghiệp hoạt động XNK. 
3.3.3. Đối với SGDI-NHĐT&PTVN. 
SGD cần chú trọng tới công tác đào tạo và tái đào tạo các thanh toán viên, 
tạo cơ hội cho họ cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực Thanh toán quốc tế. 
Hơn nưa, ngân hàng nên thành lập quỹ đào tạo, liên hệ với các ngân hàng đại lý cử 
cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm và thực tế ở nước ngoài. 
 63 
Mặt khác, đội ngũ cán bộ thanh toán viên của ngân hàng còn thiếu, đặc biệt 
là ở các chi nhánh. Một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, giải 
quyết công việc đôi khi bị chồng chéo. Do đó, NHĐT&PTVN cần bổ xung nhân 
lực cho các chi nhánh, nhất là cán bộ có kiến thức chuyên môn, giỏi ngoại ngữ và 
am hiểu tin học. 
Bên cạnh đó NH nên đa dạng hoá các hình thức cho vay tai trợ, nâng cao 
mức chiết khấu bộ chứng từ và có chính sách cho vay ưu đãi đối với các khách 
hàng có uy tín, có nguồn trả nợ bảo đảm. 
Hơn thế nữa, NH nên tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, 
phù hợp đảm bảo cạnh tranh, hội nhập, mở rộng thị phần, nhất là ở những địa bàn 
trọng điểm. 
 Cuối cùng, NH cần quan tâm mở rộng mạng lưới quan hệ đại lý với các NH 
đại lý trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Thanh toán quốc tế. Từ 
đó nâng cao chất lượng và phạm vi hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương 
thức tín dụng chứng từ. 
 64 
Kết luận 
Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế mậu 
dịch thế giới từ cuối thập niên 80. Hoạt động thương mại và Ngân hàng đang ngày 
một sôi động và phát triển, nhất là khi có sự hiện diện của các nhà đầu tư nước 
ngoài, đặc biệt là các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Hoạt động thanh toán hàng 
hoá xuất nhập khẩu không những tăng lên về kim ngạch mà tăng lên cả về quy mô 
và chất lượng. 
Cùng với sự phát triển đó, hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong 
nước ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng vấp phải rất nhiều 
khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng liên doanh, các chi nhánh 
Ngân hàng nước ngoài. SGDI_NHĐT&PTVN cũng là một trong số các Ngân hàng 
thương mại nước ta đang đứng trước thực trạng đó. Để đứng vững duy trì và phát 
triển uy tín của mình trên thị trường quốc tế thì việc nâng cao chất lượng thanh 
toán hàng hoá theo phương thức tín dụng chứng từ là yêu cầu bức thiết với Ngân 
hàng. 
Em hy vọng với chừng mực nào đó, những nghiên cứu và giải pháp nêu trên 
sẽ giúp ích đối với công việc của cán bộ thanh toán quốc tế, góp phần mở rộng 
hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại SGDI-
NHĐT&PTVN . 
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo 
TS. Mai Thanh Quế và các anh chị phòng Thanh toán quốc tế - SGDI-
NHĐT&PTVN để em có thể hoàn thành chuyên đề này. 
Em xin chân thành cảm ơn! 
 65 
Mục lục 
Lời nói đầu ............................................................................................................. 1 
Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế và tín dụng chứng từ ......................... 3 
1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế..................................................... 3 
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 3 
1.1.2. Các điều kiện thanh toán quốc tế .................................................................. 3 
1.1.3. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại .... 5 
1.1.4. Các phương thức thanh toán quốc tế ............................................................ 7 
1.2. Tín dụng chứng từ - phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu và quan trọng 
của ngân hàng thương mại ................................................................................... 13 
1.2.1. Định nghĩa.................................................................................................. 13 
1.2.2. Các bên tham gia ........................................................................................ 13 
1.2.3. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C ........................................................... 13 
1.2.4. Thư tín dụng ............................................................................................... 15 
1.2.5. Ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ .................................. 20 
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng 
chứng từ tại Sở GDI - Ngân hàng ĐT & PTVN.................................................... 22 
2.1. Giới thiệu chung về Sở GDI - Ngân hàng ĐT & PTVN................................. 22 
2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Sở GDI - Ngân hàng ĐT & 
PTVN................................................................................................................... 22 
2.1.2. Mô hình hoạt động kinh doanh của Sở GDI - Ngân hàng ĐT & PTVN ...... 24 
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 của Sở GDI - Ngân hàng ĐT & 
PTVN................................................................................................................... 26 
2.1.4. Hoạt động của phòng thanh toán quốc tế ................................................... 30 
2.2. Thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở GDI - Ngân hàng ĐT & PTVN ..... 31 
2.2.1. Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ........ 31 
2.2.2. Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ 
tại Sở GDI - Ngân hàng ĐT & PTVN................................................................... 38 
2.2.3. Đánh giá thành quả đạt được và những hạn chế .......................................... 44 
 66 
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hoat_dong_thanh_toan_quoc_te_theo_phuong_thuc_tin_d.pdf