Luận văn Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Lý do nghiên cứu

Trong thời gian qua, các NHTMCP đã thực hiện tốt vai trò quan trọng của

mình trên thị trường tài chính khi trở thành kênh tài chính trung gian, nhằm luân

chuyển những dòng vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, giúp những dòng vốn này được di

chuyển hiệu quả và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các NHTMCP còn tham gia vào thị

trường chứng khoán với tư cách là nhà phát hành chứng khoán, cung cấp cho thị

trường những cổ phiếu ngân hàng chất lượng cả trên thị trường tập trung và phi tập

trung. Các cổ phiếu này thường thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu

tư trong và ngoài nước. Nguyên nhân là do các ngân hàng thường có tiềm lực tài

chính mạnh, kiến thức về tài chính vững vàng và kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp,

mạng lưới hoạt động rộng khắp, uy tín thương hiệu mạnh, ngoài ra đây còn là những

chứng khoán đem lại một tỷ suất sinh lợi khá cao nên thường được xem là những

chứng khoán “Bluechip”.

Ngày 2 tháng 6 năm 2006, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín trở thành ngân

hàng đầu tiên niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí

Minh với mã cổ phiếu là STB. Sau đó, ngày 21/11/2006, NHTMCP Á Châu cũng

chính thức niêm yết cổ phiếu ACB của mình trên Trung tâm giao dịch chứng khoán

Hà Nội. Việc niêm yết hai cổ phiếu này đã đánh dấu sự góp mặt của cổ phiếu ngân

hàng trên TTCK, làm đa dạng hóa hơn cho sự chọn lựa của các nhà đầu tư. Hơn

nữa, chúng cũng đại diện cho cổ phiếu ngành tài chính, thể hiện sức khỏe và tình

hình của ngành tài chính. Tuy nhiên, trong thời gian qua giá của hai cổ phiếu này đã

biến động rất mạnh, thậm chí có chiều hướng giảm liên tục. Có rất nhiều nguyên

nhân cả khách quan lẫn chủ quan có thể kể đến như nhóm yếu tố kinh tế, nhóm yếu

tố phi kinh tế và nhóm yếu tố thị trường ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Trong đó,

nhóm yếu tố kinh tế được xem là nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng và gây ra sự dao

động của giá cổ phiếu.Phần mở đầu

- 2 -

Cũng như một công ty cổ phần, tối đa hóa giá trị thị trường của cổ phiếu là

mục tiêu thích hợp nhất của ngân hàng và là một trong những yếu tố để đánh giá

ngân hàng có hoạt động hiệu quả hay không. Vì vậy, việc phân tích những yếu tố tác

động lên giá của cổ phiếu ngân hàng là rất cần thiết, giúp các NHTM cổ phần có thể

biết được mức độ tác động của chúng lên giá cổ phiếu, từ đó có những biện pháp

điều chỉnh thích hợp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực của các yếu tố này.

2. Vấn đề nghiên cứu

Trong thời gian qua, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới,

một số các ngành đã bị ảnh hưởng và lâm vào tình trạng khó khăn mà rõ nét nhất là

ngành tài chính, trong đó các NHTM cổ phần là nhạy cảm nhất với cuộc khủng

hoảng này. Điều này được thể hiện rõ hơn khi giá cổ phiếu của các NHTM cổ phần

đều biến động rất nhanh và mạnh. Có nhiều cách giải thích cho sự biến động này, có

thể là do nhóm yếu tố kinh tế, nhóm yếu tố phi kinh tế hay nhóm yếu tố thị trường

tác động lên giá cổ phiếu. Như vậy, sự biến động giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi

sự pha trộn nhiều yếu tố khác nhau trong đó yếu tố cơ bản tập trung nhất là khả

năng sinh lợi của doanh nghiệp và triển vọng phát triển của nó. Hai yếu tố này cùng

với lãi suất thị trường góp phần tạo nên những yếu tố kinh tế ảnh hưởng giá cổ

phiếu NHTM cổ phần.

Đứng trước tình hình như vậy, mục tiêu của đề tài này là phân tích tác động

của một số yếu tố kinh tế như tình hình hoạt động và mức cổ tức chi trả của

NHTMCP Á Châu trong năm 2006 – 2008 và phân tích tác động của yếu tố lãi suất

tiền gửi ngân hàng lên giá cổ phiếu ACB. Trên cơ sở nghiên cứu tình huống

NHTMCP Á Châu, đề tài sẽ đưa ra những kết luận và kiến nghị để đề xuất những

hướng giải pháp giúp NHTMCP Á Châu nói riêng và các NHTMCP nói chung nhìn

nhận rõ hơn về khuynh hướng tác động của các yếu tố này lên giá cổ phiếu, để từ đó

có thể phát huy những tác động tích cực của các yếu tố đó, kích thích giá cổ phiếu

tăng trở lại, từ đó giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông và cũng là yếu tố kích thích thị

trường chứng khoán hồi phục và phát triển.

pdf 97 trang chauphong 13300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

Luận văn Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM 
----------------- 
PHAN THỊ MỸ HẠNH 
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM 
----------------- 
PHAN THỊ MỸ HẠNH 
 Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – Ngân hàng 
 Mã số : 60.31.12 
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH KIỀU 
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009 
 LỜI CAM ĐOAN 
   
Tôi xin cam đoan đề tài “Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các 
yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” là công trình 
nghiên cứu của bản thân. 
Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu 
được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào 
khác. 
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm 
trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. 
 TP. HCM, ngày 9 tháng 8 năm 2009 
 Tác giả luận văn 
 Phan Thị Mỹ Hạnh 
 LỜI CẢM ƠN 
   
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, 
Phòng Đào tạo, Khoa sau Đại học cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế 
TP.HCM và Khoa Ngân Hàng đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện về thời gian 
cũng như tinh thần cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. 
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Minh Kiều đã trực tiếp hướng 
dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho 
tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ. 
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhân viên của ngân hàng thương mại cổ phần 
Á Châu đã giúp tôi thu thập một số số liệu cần thiết cho đề tài để tôi có thể thực 
hiện tốt đề tài này. 
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên 
và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. 
 TP. HCM, ngày 9 tháng 8 năm 2009 
 Tác giả luận văn 
 Phan Thị Mỹ Hạnh 
MỤC LỤC 
   
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Lời cảm ơn 
Mục lục 
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt 
Danh mục các bảng, biểu 
Danh mục các hình vẽ, đồ thị 
Phần mở đầu Trang 
1. Lý do nghiên cứu............................................................................................... 1 
2. Vấn đề nghiên cứu............................................................................................. 2 
3. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu......................................................................... 3 
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 
6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài............................................................................ 4 
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 5 
Chương 1: Tổng quan về các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu 
NHTMCP 
1.1. Những lý thuyết về sự biến động của giá cổ phiếu ...................................... 7 
1.1.1. Lý thuyết về bước đi ngẫu nhiên của giá chứng khoán (Random Walk Theory) ...........7 
1.1.2. Lý thuyết tài chính hành vi (Behavioral Finance theory).............................. 8 
1.1.3. Các lý thuyết về chính sách cổ tức và ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến 
giá cổ phiếu........................................................................................................... 9 
1.1.3.1. Chính sách cổ tức ..................................................................................... 9 
a. Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức............................................................ 10 
b. Lý thuyết ổn định cổ tức.................................................................................. 11 
c. Lý thuyết thặng dư cổ tức ................................................................................ 11 
1.1.3.2. Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu ................................. 12 
1.2. Các yếu tố làm giá cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần biến động .. 13 
1.2.1. Yếu tố kinh tế ............................................................................................ 13 
1.2.1.1. Lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần ........................................ 13 
1.2.1.2. Chính sách cổ tức ................................................................................... 14 
1.2.1.3. Lãi suất thị trường .................................................................................. 15 
1.2.1.4. Xu hướng kinh doanh và triển vọng phát triển của ngân hàng................. 16 
1.2.2. Yếu tố phi kinh tế ...................................................................................... 16 
1.2.2.1. Chiến tranh ............................................................................................. 16 
1.2.2.2. Sự thay đổi cơ cấu quản lý...................................................................... 16 
1.2.2.3. Sự thay đổi về thời tiết............................................................................ 17 
1.2.2.4. Sự phát triển của những tiến bộ khoa học kỹ thuật .................................. 17 
1.2.3. Yếu tố thị trường ....................................................................................... 18 
1.2.3.1. Sự thay đổi trong các chính sách ............................................................ 18 
1.2.3.2. Yếu tố tâm lý ......................................................................................... 18 
1.2.3.3. Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán .................................. 19 
1.3. Một số yếu tố kinh tế ảnh hưởng mạnh đến giá cổ phiếu NHTMCP ................ 20 
1.3.1. Tình hình hoạt động của ngân hàng và cổ tức cổ phiếu ngân hàng ............. 20 
1.3.1.1. Đánh giá tình hình hoạt động ngân hàng qua các tỷ số tài chính.............. 20 
a. Tỷ số đo lường lợi nhuận................................................................................. 20 
b. Tỷ số đo lường rủi ro....................................................................................... 21 
1.3.1.2. Lợi nhuận và chính sách cổ tức của ngân hàng ....................................... 22 
1.3.2. Lãi suất thị trường ..................................................................................... 24 
1.3.2.1. Mối quan hệ giữa lãi suất thị trường và giá cổ phiếu............................... 24 
1.3.2.2. Giới thiệu các công cụ kiểm nghiệm thống kê – kiểm nghiệm mối quan hệ 
và tương quan giữa các biến lãi suất và giá cổ phiếu............................................ 25 
Kết luận chương 1 ............................................................................................. 27 
Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM 
 cổ phần Á Châu 
2.1. Giới thiệu sơ lược về NHTM cổ phần Á Châu ......................................... 28 
2.2. Bối cảnh nền kinh tế giai đoạn 2006 - 2008 .............................................. 31 
2.3. Diễn biến giá cổ phiếu ACB từ ngày 21/11/2006 đến ngày 31/12/2008 ... 36 
2.4. Xác định yếu tố kinh tế tác động đến giá cổ phiếu ACB .......................... 38 
2.4.1. Tình hình hoạt động của NHTM cổ phần Á Châu....................................... 38 
2.4.1.1. Tổng hợp tình hình hoạt động của NHTMCP Á Châu giai đoạn 2006 – 
2008 .................................................................................................................... 38 
2.4.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động của NHTMCP Á Châu qua các tỷ số tài 
chính ................................................................................................................... 43 
a. Tỷ số đo lường lợi nhuận................................................................................. 43 
b. Tỷ số đo lường rủi ro....................................................................................... 44 
2.4.2. Cổ tức chia cho cổ đông ACB.................................................................... 46 
2.4.3. Yếu tố lãi suất tiền gửi ngân hàng.............................................................. 49 
2.5. Phân tích tác động của các yếu tố kinh tế đến giá cổ phiếu ACB từ thời 
điểm bắt đầu niêm yết đến cuối năm 2008 ...................................................... 53 
2.5.1. Phân tích tác động của yếu tố tình hình hoạt động ngân hàng Á Châu và cổ 
tức cổ phiếu ACB đến giá cổ phiếu ACB ............................................................ 53 
2.5.2. Phân tích tác động của lãi suất tiền gửi ngân hàng đến giá cổ phiếu ACB .......56 
2.6. Bài học rút ra từ nghiên cứu tình huống NHTM cổ phần Á Châu .......... 59 
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 61 
Chương 3: Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế 
lên giá cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 
3.1. Nhóm giải pháp đối với NHTM cổ phần Á Châu...................................... 62 
3.1.1. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng ........................ 62 
3.1.1.1. Tăng cường sức mạnh tài chính ............................................................. 62 
3.1.1.2. Tăng cường công tác quản lý ngân hàng ................................................. 63 
3.1.1.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng ..... 64 
3.1.1.4. Hoàn thiện công tác khách hàng ............................................................. 66 
a. Mở rộng mạng lưới chi nhánh tạo sự tiện lợi cho khách hàng .......................... 66 
b. Tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái và thỏa mãn, tin cậy khi sử dụng các sản 
phẩm và dịch vụ của ngân hàng........................................................................... 66 
c. Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng................................... 67 
3.1.1.5. Nhanh chóng hoàn thiện công nghệ hiện đại hóa ngân hàng ................... 67 
3.1.1.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...................................................... 68 
3.1.2. Xây dựng chính sách cổ tức hợp lý ............................................................ 69 
3.1.3. Công khai minh bạch thông tin về ngân hàng đầy đủ, chính xác, kịp thời và 
dễ tiếp cận ........................................................................................................... 70 
3.1.4. Đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng, điều chỉnh lãi suất hợp lý......... 72 
3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước...................................... 74 
3.2.1. Xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô phát triển ổn định............................... 74 
3.2.2. Kiểm soát chặt chẽ, nghiêm túc việc công bố thông tin của các ngân hàng 
niêm yết .............................................................................................................. 77 
3.2.3. Quy định về vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần.......... ... ớc hình thành và phát triển mô hình các ngân hàng đầu tư. 
Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Hoàn thiện nâng cấp hệ thống 
công nghệ thông tin tại Sở giao dịch chứng khoán để thực hiện giao dịch từ xa, đưa 
màn hình nhập lệnh về các công ty chứng khoán. Tích cực triển khai thực hiện dự 
án hiện đại hóa công nghệ thông tin ngành chứng khoán, tiến tới tự động hóa toàn 
bộ các hoạt động giao dịch, thanh toán, công bố thông tin, giám sát thị trường theo 
các chuẩn mực quốc tế. 
 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan 
khẩn trương nghiên cứu, xem xét những vấn đề còn bất cập và tiến hành sửa đổi, bổ 
sung quy định về phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động 
ngân hàng, các quy định về quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ .Tăng cường thanh 
tra theo chiều sâu chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng; trong đó tập 
trung kiểm tra việc thực hiện các quy định về các tỷ lệ về bảo đảm an toàn trong 
hoạt động, thực hiện việc trích dự phòng rủi ro, chấp hành các quy định về tỷ giá, 
lãi suất, đặc biệt là việc thực hiện quy chế thu đổi ngoại tệ. 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 
   
 Trên cơ sở khảo sát và phân tích về các yếu tố kinh tế, cụ thể là yếu tố tình hình 
hoạt động, cổ tức và yếu tố lãi suất tác động lên giá cổ phiếu của NHTMCP Á Châu trình 
bày trong chương 2, chương 3 đề xuất những giải pháp phát huy tác động tích cực của 
các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu ngân hàng Á Châu và kiến nghị đối với các cơ quan 
quản lý Nhà nước để có thể phát huy tác động của các yếu tố này theo hướng tích cực, 
thúc đẩy giá cổ phiếu ngân hàng theo xu hướng tăng, nhằm nâng cao giá trị của ngân 
hàng. Đây cũng được xem là lực đẩy giúp cho thị trường chứng khoán phát triển. 
 - 81 -
KẾT LUẬN 
   
Có rất nhiều yếu tố tác động đến giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu như 
yếu tố kinh tế, yếu tố phi kinh tế và yếu tố thị trường. Khi đề cập đến yếu tố kinh tế 
có thể thấy có hai yếu tố kinh tế tác động mạnh đến giá cổ phiếu ngân hàng, đó là 
yếu tố tình hình hoạt động của ngân hàng, chính sách cổ tức và yếu tố lãi suất thị 
trường (cụ thể là lãi suất tiền gửi ngân hàng). Khi những thông tin về tình hình hoạt 
động ngân hàng, mức cổ tức chi trả cho cổ đông đến nhà đầu tư, nhà đầu tư sẽ dựa 
vào những thông tin cơ sở đó để phân tích, đánh giá giá trị ngân hàng cũng như giá 
cổ phiếu ngân hàng. Ngân hàng hoạt động càng hiệu quả, khả năng sinh lợi và mức 
cổ tức càng cao, giá cổ phiếu càng có xu hướng tăng cao và ngược lại. Nếu hiệu quả 
hoạt động và mức cổ tức biến động cùng chiều với giá cổ phiếu ngân hàng thì lãi 
suất lại biến động ngược lại. Lãi suất huy động càng tăng thì giá cổ phiếu sẽ có xu 
hướng càng giảm và ngược lại. 
Từ việc nghiên cứu tình huống NHTM cổ phần Á Châu có thể rút ra một số 
bài học cho các NHTM cổ phần khác, khi muốn gia tăng giá cổ phiếu trên thị 
trường thì các NHTM cổ phần cần quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động, 
tạo ra mức lợi nhuận lớn và cần có chính sách cổ tức cao, ổn định trên cơ sở vẫn 
đảm bảo được một sự tăng trưởng bền vững để có thể tạo một lực hút hấp dẫn các 
nhà đầu tư đối với cổ phiếu ngân hàng mình. Đồng thời, để tạo được sự tăng trưởng 
bền vững, một môi trường vĩ mô ổn định thì các NHTM cổ phần phải cùng phối 
hợp với nhau, phối hợp với các cơ quan chức năng và ngân hàng Nhà nước để thực 
hiện đồng bộ các chính sách để kiểm soát lạm phát, điều chỉnh lãi suất hợp lý nhằm 
tạo môi trường thuận lợi cho các NHTM cổ phần nâng cao hiệu quả hoạt động và 
phát triển bền vững, giúp giá cổ phiếu ngày một tăng cao. 
 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 
   
 1. Công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên “Kiến tạo hướng đi mới 
thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài trong quá trình hội nhập”. 
Thành viên tham gia viết đề tài: 
1. Phan Thị Mỹ Hạnh 
2. Nguyễn Thị Hồng Minh 
3. Đinh Diệp Nhật Trâm 
Công trình được thực hiện vào năm 2005. 
Các giải thưởng nhận được: 
 Giải Khuyến khích do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khen tặng: giải 
thưởng “sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2005. 
 Giải B Giải thưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên “Nhà Kinh tế trẻ” lần 
VI năm 2005. 
2. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Tài chính - 
Marketing: “Hiện trạng và lộ trình phát triển kinh doanh của các ngân hàng 
thương mại tại thành phố Cần Thơ đến năm 2020”. 
Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Ngọc Ảnh 
Thành viên : Phan Thị Mỹ Hạnh 
 Trần Thị Thu Ngân 
Công trình được thực hiện vào năm 2007 và đã được trường Đại học Tài 
chính - Marketing nghiệm thu vào năm 2008. 
3. Bài viết “Vấn đề kiểm soát dòng vốn quốc tế tại Việt Nam” được đăng 
trên Bản tin Nghiên cứu khoa học và Phát triển – trường Đại học Tài chính – 
Marketing, số Đặc biệt, tháng 12/ 2008, trang 36 – 39. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
   
Tiếng Việt: 
1. TS. Vũ Đình Ánh (2009), “Các vấn đề về ổn định kinh tế tài chính vĩ mô”, 
Tạp chí Phát triển kinh tế, (số 219), tr. 23 – 29. 
2. GS.TS. Nguyễn Thị Cành (2009), “Kinh tế Việt Nam qua các chỉ số phát 
triển và những tác động của quá trình hội nhập”, Tạp chí Phát triển kinh tế, 
(số 219), tr. 15 – 22. 
3. TS. Hạ Thị Thiều Dao (2009), “Đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính 
toàn cầu đến các khoản mục của cán cân thanh toán”, Tạp chí Phát triển kinh 
tế, (số 222), tr. 13 -17. 
4. PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng (2009), “Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt 
được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước”, 
Tạp chí Phát triển kinh tế, (số 219), tr. 30 – 35. 
5. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), “Tài chính doanh nghiệp căn bản”, Nhà 
xuất bản Thống kê. 
6. Phan Lan (2005), “Cẩm nang đầu tư chứng khoán”, Nhà xuất bản Văn hóa 
thông tin, Hà Nội. 
7. Hải Lý (2009), “Người mua trái phiếu ở thế thượng phong”, Thời báo kinh tế 
Sài Gòn, (số 29/2009), tr. 9 – 11. 
8. PGS.TS. Nguyễn Đăng Nam (2006), “Phân tích & đầu tư chứng khoán”, 
Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 
9. Nguyễn Thanh Phong (2009), “Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương 
mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Phát triển 
kinh tế, (số 223), tr. 45 – 48. 
10. ThS. Đàm Hồng Phương (2009), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt 
động của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí 
Ngân hàng, (số 3), tr. 40 – 43. 
11. TS. Nguyễn Văn Tạo (2009), “Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 
đến nền kinh tế Việt Nam và các giải pháp ứng phó”, Tạp chí Phát triển kinh 
tế, (số 220), tr. 22 – 25. 
 12. TS. Trần Thị Giang Tân (2008), “Nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng 
đối với hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh 
tế, (số 218), tr. 15 -19. 
13. PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy (2009), “Thị trường chứng 
khoán”, Nhà xuất bản Thống kê. 
14. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Báo cáo thường niên năm 2006, 
2007 và 2008. 
15. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Bản công bố thông tin năm 2006. 
Tiếng Anh: 
16. Nicholas Barberis, Richard Thaler (2003), A survey of behavioral Finance, 
Handbook of Economics of Finance, Edited by GM. Constantinides, M. 
Harris and R. Stulz. 
17. Raffaella Barone (2003), “From Efficient Markets to Behavioral Finace”, 
social science research network (SSRN). 
18. Meredith Beechey, David Gruen and James Vickery (2000), The Efficient 
Market Hypothesis: a survey, Economic Research Department, Reserve 
Bank of Australia. 
19. Eugene F.Fama (1997), “Market Efficiency, Long – term Returns and 
Behavioral Finance”, social science research network (SSRN). 
20. Robert J. Shiller (2002), “From Efficient Markets theory to Behavioral 
Finance”, (No. 1385), Cowles Foundation Discussion Paper. 
Các trang web: 
www.mpi.gov.vn (Bộ kế hoạch và đầu tư) 
www.sbv.gov.vn (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) 
www.gso.gov.vn (Tổng cục thống kê Việt Nam) 
www.ssc.gov.vn (Ủy ban chứng khoán Nhà nước) 
www.acb.com.vn 
www.sacombank.com.vn 
www.vndirext.com.vn 
papers.ssrn.com (social science research network (SSRN)). 
 1
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI 
Đề tài “Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế lên giá 
cổ phiếu NHTMCP Á Châu” đã phân tích tác động của các yếu tố kinh tế bao gồm tình 
hình hoạt động, chính sách cổ tức của ngân hàng Á Châu và lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 
tháng và 6 tháng của ngân hàng Á Châu lên giá cổ phiếu NHTMCP Á Châu. 
Bằng phương pháp thống kê và phân tích các số liệu về các chỉ tiêu tài chính, 
chính sách cổ tức qua các năm của ngân hàng Á Châu và phương pháp thống kê giá cổ 
phiếu ACB từ thời điểm bắt đầu niêm yết (21/11/2006) đến cuối năm 2008 kết hợp với 
kiểm nghiệm Correlation trong phần mềm SPSS đối với bốn biến giá bình quân, giá đóng 
cửa điều chỉnh, lãi suất 3 tháng và lãi suất 6 tháng, đề tài đã phân tích xu hướng tác động 
của các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu ACB, qua đó có thể thấy rằng: 
Yếu tố tình hình hoạt động của ngân hàng tốt và mức cổ tức trả cho cổ đông cao 
có tác động tích cực đến giá cổ phiếu ACB. 
Yếu tố lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và kỳ hạn 6 tháng lại có mối tương quan 
nghịch với giá cổ phiếu ACB. Khi lãi suất tăng thì giá cổ phiếu có xu hướng giảm và 
ngược lại khi lãi suất giảm thì giá cổ phiếu có xu hướng tăng. Mức độ tương quan này là 
khá mạnh. 
Trên cơ sở đó, đề tài đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng 
thương mại khác và đề xuất một số giải pháp đối với NHTMCP Á Châu và kiến nghị đối 
với các cơ quan quản lý Nhà nước để phát huy những tác động tích cực của các yếu tố 
kinh tế lên giá cổ phiếu ngân hàng Á Châu. 
Đối với NHTMCP Á Châu: 
 Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách tăng cường sức mạnh 
tài chính, tăng cường công tác quản lý ngân hàng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng 
sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, hoàn thiện công tác khách hàng, nhanh chóng hoàn 
thiện công nghệ hiện đại hóa ngân hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 
 Xây dựng chính sách cổ tức hợp lý 
 2
 Nghiêm túc thực hiện công khai minh bạch thông tin về ngân hàng đầy đủ, 
chính xác, kịp thời và dễ tiếp cận. 
 Đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng và điều chỉnh lãi suất hợp lý. 
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: 
 Xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô phát triển ổn định. 
 Kiểm soát chặt chẽ, nghiêm túc việc công bố thông tin của các ngân hàng 
niêm yết 
 Quy định về vốn điều lệ của ngân hàng niêm yết. 
 Hoàn thiện hệ thống quy định, pháp luật. 
 Một trong những nguyên nhân làm giá cổ phiếu giảm đó là lãi suất ngân hàng 
tăng cao mà nguyên nhân là do yếu tố lạm phát. Vì vậy, các ngân hàng cần phối hợp với 
nhau và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, ngân hàng Nhà nước thực hiện 
đồng bộ các chính sách để kiểm soát lạm phát. Khi nền kinh tế ổn định, lạm phát được 
kiểm soát thì không chỉ lãi suất được điều chỉnh phù hợp mà còn tạo môi trường thuận 
lợi cho các ngân hàng thương mại cổ phần nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền 
vững, giúp giá cổ phiếu ngày một tăng cao. 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_giai_phap_nham_phat_huy_tac_dong_tich_cuc_cua_cac_y.pdf