Luận văn Dao động tự do và dao động mùa của mực nước biển Đông

Biến động thời gian và không gian của mực nước biển là một hiện tượng tự nhiên cớ

quy mô to lớn ảnh hưởng một cách trực quan tới nhiều hoạt động kinh tế kỹ thuật của con

người, trước hết là các ngành vận tải biển, xây dựng công trình trên biển và ven bờ, công trình

bảo vệ bờ, hệ thống tưới tiêu nông nghiệp vùng ven bờ, cấp thoát nước thành phố ven biển,

công tác phòng chống thiên tai liên quan đến bão và nước dâng trong bão ở những vùng ven

bờ biển. Chế độ dao động mực nước cũng quy định cả nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của

nhân dân những vùng ven biển.

Những thông tin trên thế giới về những hiện tượng ngập lụt nguy hiểm ở ven biển các

nước Nhật, Mỹ, Ấn Độ, Hà Lan, Philippin, Bănglađet làm thiệt hại vật chất và chết người cho

thấy kể cả các nước tiên tiến lẫn các nước kém phát triển việc nghiên cứu để nắm vững quy

luật và tiến tới kiểm soát chế ngự hiện tượng này vaqãn đang còn là vấn đề thời sự cấp thiết

và cần được phát triển [14, 4].

Nghiên cứu biến động mực nước của biển cả ở vùng đại dương và ven bờ còn có ý

nghĩa khoa học độc lập bởi lẽ biến động mực nước trong thủy vực kín hoặc hở một phần bao

giờ cũng là kết quả tác động của nhiều quá trình tự nhiên, trong đó có cả những quá trình

động lực khác xảy ra trong biển và những quá trình nhân tạo và về phần mình chế độ mực

nước lại ảnh hưởng tới những quá trình khác [40, 49, 64]. Chênh lệch mực nước ở một vùng

biển làm thay đổi chế độ hoàn lưu nước, trao đổi nước qua eo biển, tình hình bào mòn và xói

lở bờ đáy do sóng và dòng chảy biển ở các đoạn bờ, cửa sông và luồng tàu.

Những hoạt động kỹ thuật, xây dựng của con người ngày nay có khi có quy mô lớn làm

thay đổi những điều kiện cân bằng nước, điều kiện hình thái của thủy vực, làm cho chế độ dao

động mực nước thay đổi dẫn tới những thay đổi của cả chế độ lan truyền ô nhiễm chất thải và

hệ sinh thái. Do đó những khảo sát, tính toán có liên quan tới mực nước và dòng chảy là vô

cùng quan trọng [63].

Nhiều ngành khoa học khác như trắc địa, bản đồ học, địa chất học, địa mạo biển, thủy

thạch động lực học biển, thủy sinh học biển rất quan tâm tới những thông tin về đặc trưng của

chế độ dao động mực nước biển và đại dương.

Vì vậy đã từ lâu vấn đề mực nước biển và dao động của nó đã là đối tượng của khoa

học, của hải dương học. Ngày nay người ta ngày càng áp dụng những phương pháp hiện đại

và nghiên cứu chi tiết hơn về sự biến động của mực nước biển và phát triển thêm những khía

cạnh mới của vấn đề này. Công tác nghiên cứu không chỉ phát triển cho những đối tượng địa

lý mới, chưa được nghiên cứu kỹ trước đây, mà cả triển khai về mặt phương pháp [60, 65],

gần đây còn xuất hiện cả những chuyên khảo về lĩnh vực này trong hải dương học [50, 27]

nhằm tổng hợp các phương pháp hiện đại để khảo sát và nghiên cứu.

3Ở nước ta trong những năm gần đây đã bắt đầu có điều kiện quan tâm tới việc thu thập

những thông tin về những thiệt hại không nhỏ do những vụ vỡ đê biển, ngập lụt, ngập mặn, có

cả che3ét người do những hiện tượng dâng mạnh, đột ngột của mực nước trong các cơn bão

đổ bộ vào các vùng ven bờ Việt Nam [4, 14, 11]. Cũng đã xuất hiện những dự án kinh tế kỹ

thuật cải tạo hệ thống tưới tiêu nước nông nghiệp và cấp thoát nước thành phố ven biển đòi

hỏi những thông tin về chế độ mực nước biển và hệ thống sông có ảnh hưởng của biển. Nhiều

tính toán, thiết kế thủy lợi và giao thông, xây dựng đòi hỏi những dữ liệu tin cậy về chế độ

mực nước ở biển và cửa sông, cũng như trong sông.

Những đòi hỏi đó kích thích công tác nghiên cứu khảo sát và tính toán biến động mực

nước biển, kể cả dự báo, của nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau liên quan tới

biển.

Nhiều mặt trong vấn đề dao động mực nước biển và thủy triều đã được các nhà hải

dương học Việt Nam nghiên cứu có hiệu quả và có những vấn đề mới thế giới nêu ra cũng

được các chuyên gia của nước ta nắm bắt và đi sâu nghiên cứu [16,38].

Tổng quan về những công trình nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước về

vấn đề dao động mực nước của biển Đông cho thấy rằng trong lĩnh vực này đã đạt được

những kết quả to lớn, song cũng nổi lên một đặc điểm không đồng đều trong công tác nghiên

cứu vấn đề này.

Nhóm lớn nhất gồm đa số các công trình thuộc lĩnh vực này [32, 61, 55, 41, 30, 24, 46,

47, 25, 45, 12, 15, 13] chú ý đến vấn đề dao động thủy triều của mực nước. Những công trình

của các tác giả phương tây đầu thế kỷ này [32, 61], tuy cung cấp thông tin sơ lược nhưng cho

thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu vùng biển Đông Nam Á nói chung và biển Đông nói

riêng. Những kết quả đáng tin cậy chỉ nhận được bắt đầu từ các công trình [55, 41] khi

phương pháp hiện đại được đưa vào sử dụng.

Cho đến nay có thể nói rằng việc phân tích và dự báo dao động thủy triều của mực nước

do chúng ta tiếp thu được hệ phương pháp tương đối chuẩn của thế giới cộng với những đóng

góp to lớn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm ở các cơ quan nghiên cứu biển đã đạt được

trình độ tạm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của thực tiễn. Ở nước ta nhiều năm nay đã xuất

bản được bảng dự tính mực nước thủy triều đều đặn cho các cảng chính thuộc bờ biển Việt

Nam để phục vụ các ngành sản xuất và quốc phòng liên quan tới biển.

Những bản đồ triều đã được nhiều tác giả tính, kể cả bằng phương pháp giải tích cũng

như phương pháp sô, ngày càng chi tiết và có độ tin cậy cao hơn [55, 41, 24, 30, 12, 15, 25,

45, 13]. Có thể nhận định rằng về cơ bản, nguyên nhân hình thành hiện tượng thủy triều phức

tạp, độc đáo và lý thú ở biển Đông là sự truyền các sóng triều từ Thái Bình Dương vào qua

các eo phía bắc và đông bắc biển dưới tác động của điều kiện địa lý địa phương của thủy vực

trung tâm biển và các vịnh để tạo nên chế độ dao động phức tạp với nhật triều ngự trị ở nhiều

nơi đã được thừa nhận. Trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước KT-03-03 các chuyên gia trong

lĩnh vực này đang thực hiện công tác hoàn thiện các mô hình số tính thủy triều (kể cả dòng

4triều) bằng con đường chi tiết hóa lưới tính, xấp xỉ sát thực hơn điều kiện biên và những thuật

toán tối ưu hơn trong khi hiện thực hóa tính toán trên máy tính điện tử

pdf 75 trang chauphong 20/08/2022 13540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Dao động tự do và dao động mùa của mực nước biển Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Dao động tự do và dao động mùa của mực nước biển Đông

Luận văn Dao động tự do và dao động mùa của mực nước biển Đông
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI 
PHẠM VĂN HUẤN 
DAO ĐỘNG TỰ DO VÀ DAO ĐỘNG MÙA 
CỦA MỰC NƯỚC BIỂN ĐÔNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC 
NGÀNH ĐỊA LÝ – ĐỊA CHẤT 
Chuyên ngành: Hải dương học 
Mã số: 010707 
Hướng dẫn: GS-TS Nguyễn Ngọc Thụy 
Hà Nội – 1993 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................3 
CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM NỰC NƯỚC 
BIỂN ĐÔNG. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................9 
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm dao động mực nước biển Đông................9 
1.1.1. Hình dạng đường bờ và phân bố độ sâu của biển Đông...........................................9 
1.1.2. Chế độ gió trên biển Đông......................................................................................10 
1.1.3. Thủy triều và dao động mực nước biển Đông........................................................10 
1.2. Cơ sở phương pháp nghiên cứu mực nước....................................................................12 
1.2.1. Phương pháp phân tích điều hòa mực nước ...........................................................12 
1.2.2. Công thức biến đổi Fourier. Phương pháp phân tích phổ trong hải dương học .....13 
1.2.3. Phương pháp mô hình số trị thủy động ..................................................................16 
1.2.3.1. Hệ phương trình tuyến tính của chuyển động sóng dài trong nước nông .......16 
1.2.3.2. Những điều kiện ban đầu và điều kiện biên ....................................................18 
1.2.3.3. Sơ đồ sai phân của hệ phương trình ................................................................19 
CHƯƠNG 2 - KHẢO SÁT DAO ĐỘNG TỰ DO CỦA BIỂN ĐÔNG...................................21 
2.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dao động tự do của biển Đông........................................21 
2.2. Phương pháp tính dao động tự do của thủy vực ............................................................22 
2.3. Tính dao động tự do của biển Đông ..............................................................................23 
2.3.1. Mô hình số dao động tự do của biển Đông.............................................................23 
2.3.2. Lưới tính .................................................................................................................24 
2.3.3. Kết quả tính chu kỳ và những sơ đồ cấu trúc không gian của các dao động tự do 25 
2.4. Những kết luận rút ra từ khảo sát dao động tự do .........................................................31 
CHƯƠNG 3 – PHỔ MỰC NƯỚC Ở VEN BỜ TÂY BIỂN ĐÔNG .......................................49 
3.1. Đặt vấn đề nghiên cứu phổ mực nước...........................................................................49 
3.2. Lọc những chuỗi quan trắc mực nước để tính phổ ........................................................50 
3.3. Kết quả tính phổ và nhận xét .........................................................................................52 
CHƯƠNG 4 – TÍNH MỰC NƯỚC TRONG TRƯỜNG GIÓ MÙA ......................................58 
4.1. Dao động mùa của mực nước và đặt vấn đề tính toán...................................................58 
4.2. Mô hình số tính mực nước theo trường gió...................................................................60 
4.3. Các bản đồ trường gió xuất phát....................................................................................61 
4.4. Phân bố mực nước trong gió đông bắc ..........................................................................63 
4.5. Phân bố mực nước trong gió tây nam............................................................................65 
4.6. Nhận xét chung về kết quả tính mực nước theo mô hình ..............................................66 
KẾT LUẬN ..............................................................................................................................70 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................71 
PHỤ LỤC .................................................................................................................................74 
 2
MỞ ĐẦU 
Biến động thời gian và không gian của mực nước biển là một hiện tượng tự nhiên cớ 
quy mô to lớn ảnh hưởng một cách trực quan tới nhiều hoạt động kinh tế kỹ thuật của con 
người, trước hết là các ngành vận tải biển, xây dựng công trình trên biển và ven bờ, công trình 
bảo vệ bờ, hệ thống tưới tiêu nông nghiệp vùng ven bờ, cấp thoát nước thành phố ven biển, 
công tác phòng chống thiên tai liên quan đến bão và nước dâng trong bão ở những vùng ven 
bờ biển. Chế độ dao động mực nước cũng quy định cả nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của 
nhân dân những vùng ven biển. 
Những thông tin trên thế giới về những hiện tượng ngập lụt nguy hiểm ở ven biển các 
nước Nhật, Mỹ, Ấn Độ, Hà Lan, Philippin, Bănglađet làm thiệt hại vật chất và chết người cho 
thấy kể cả các nước tiên tiến lẫn các nước kém phát triển việc nghiên cứu để nắm vững quy 
luật và tiến tới kiểm soát chế ngự hiện tượng này vaqãn đang còn là vấn đề thời sự cấp thiết 
và cần được phát triển [14, 4]. 
Nghiên cứu biến động mực nước của biển cả ở vùng đại dương và ven bờ còn có ý 
nghĩa khoa học độc lập bởi lẽ biến động mực nước trong thủy vực kín hoặc hở một phần bao 
giờ cũng là kết quả tác động của nhiều quá trình tự nhiên, trong đó có cả những quá trình 
động lực khác xảy ra trong biển và những quá trình nhân tạo và về phần mình chế độ mực 
nước lại ảnh hưởng tới những quá trình khác [40, 49, 64]. Chênh lệch mực nước ở một vùng 
biển làm thay đổi chế độ hoàn lưu nước, trao đổi nước qua eo biển, tình hình bào mòn và xói 
lở bờ đáy do sóng và dòng chảy biển ở các đoạn bờ, cửa sông và luồng tàu. 
Những hoạt động kỹ thuật, xây dựng của con người ngày nay có khi có quy mô lớn làm 
thay đổi những điều kiện cân bằng nước, điều kiện hình thái của thủy vực, làm cho chế độ dao 
động mực nước thay đổi dẫn tới những thay đổi của cả chế độ lan truyền ô nhiễm chất thải và 
hệ sinh thái. Do đó những khảo sát, tính toán có liên quan tới mực nước và dòng chảy là vô 
cùng quan trọng [63]. 
Nhiều ngành khoa học khác như trắc địa, bản đồ học, địa chất học, địa mạo biển, thủy 
thạch động lực học biển, thủy sinh học biển rất quan tâm tới những thông tin về đặc trưng của 
chế độ dao động mực nước biển và đại dương. 
Vì vậy đã từ lâu vấn đề mực nước biển và dao động của nó đã là đối tượng của khoa 
học, của hải dương học. Ngày nay người ta ngày càng áp dụng những phương pháp hiện đại 
và nghiên cứu chi tiết hơn về sự biến động của mực nước biển và phát triển thêm những khía 
cạnh mới của vấn đề này. Công tác nghiên cứu không chỉ phát triển cho những đối tượng địa 
lý mới, chưa được nghiên cứu kỹ trước đây, mà cả triển khai về mặt phương pháp [60, 65], 
gần đây còn xuất hiện cả những chuyên khảo về lĩnh vực này trong hải dương học [50, 27] 
nhằm tổng hợp các phương pháp hiện đại để khảo sát và nghiên cứu. 
 3
Ở nước ta trong những năm gần đây đã bắt đầu có điều kiện quan tâm tới việc thu thập 
những thông tin về những thiệt hại không nhỏ do những vụ vỡ đê biển, ngập lụt, ngập mặn, có 
cả che3ét người do những hiện tượng dâng mạnh, đột ngột của mực nước trong các cơn bão 
đổ bộ vào các vùng ven bờ Việt Nam [4, 14, 11]. Cũng đã xuất hiện những dự án kinh tế kỹ 
thuật cải tạo hệ thống tưới tiêu nước nông nghiệp và cấp thoát nước thành phố ven biển đòi 
hỏi những thông tin về chế độ mực nước biển và hệ thống sông có ảnh hưởng của biển. Nhiều 
tính toán, thiết kế thủy lợi và giao thông, xây dựng đòi hỏi những dữ liệu tin cậy về chế độ 
mực nước ở biển và cửa sông, cũng như trong sông. 
Những đòi hỏi đó kích thích công tác nghiên cứu khảo sát và tính toán biến động mực 
nước biển, kể cả dự báo, của nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau liên quan tới 
biển. 
Nhiều mặt trong vấn đề dao động mực nước biển và thủy triều đã được các nhà hải 
dương học Việt Nam nghiên cứu có hiệu quả và có những vấn đề mới thế giới nêu ra cũng 
được các chuyên gia của nước ta nắm bắt và đi sâu nghiên cứu [16,38]. 
Tổng quan về những công trình nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước về 
vấn đề dao động mực nước của biển Đông cho thấy rằng trong lĩnh vực này đã đạt được 
những kết quả to lớn, song cũng nổi lên một đặc điểm không đồng đều trong công tác nghiên 
cứu vấn đề này. 
Nhóm lớn nhất gồm đa số các công trình thuộc lĩnh vực này [32, 61, 55, 41, 30, 24, 46, 
47, 25, 45, 12, 15, 13] chú ý đến vấn đề dao động thủy triều của mực nước. Những công trình 
của các tác giả phương tây đầu thế kỷ này [32, 61], tuy cung cấp thông tin sơ lược nhưng cho 
thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu vùng biển Đông Nam Á nói chung và biển Đông nói 
riêng. Những kết quả đáng tin cậy chỉ nhận được bắt đầu từ các công trình [55, 41] khi 
phương pháp hiện đại được đưa vào sử dụng. 
Cho đến nay có thể nói rằng việc phân tích và dự báo dao động thủy triều của mực nước 
do chúng ta tiếp thu được hệ phương pháp tương đối chuẩn của thế giới cộng với những đóng 
góp to lớn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm ở các cơ quan nghiên cứu biển đã đạt được 
trình độ tạm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của thực tiễn. Ở nước ta nhiều năm nay đã xuất 
bản được bảng dự tính mực nước thủy triều đều đặn cho các cảng chính thuộc bờ biển Việt 
Nam để phục vụ các ngành sản xuất và quốc phòng liên quan tới biển. 
Những bản đồ triều đã được nhiều tác giả tính, kể cả bằng phương pháp giải tích cũng 
như phương pháp sô, ngày càng chi tiết và có độ tin cậy cao hơn [55, 41, 24, 30, 12, 15, 25, 
45, 13]. Có thể nhận định rằng về cơ bản, nguyên nhân hình thành hiện tượng thủy triều phức 
tạp, độc đáo và lý thú ở biển Đông là sự truyền các sóng triều từ Thái Bình Dương vào qua 
các eo phía bắc và đông bắc biển dưới tác động của điều kiện địa lý địa phương của thủy vực 
trung tâm biển và các vịnh để tạo nên chế độ dao động phức tạp với nhật triều ngự trị ở nhiều 
nơi đã được thừa nhận. Trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước KT-03-03 các chuyên gia trong 
lĩnh vực này đang thực hiện công tác hoàn thiện các mô hình số tính thủy triều (kể cả dòng 
 4
triều) bằng con đường chi tiết hóa lưới tính, xấp xỉ sát thực hơn điều kiện biên và những thuật 
toán tối ưu hơn trong khi hiện thực hóa tính toán trên máy tính điện tử. 
Nhóm lớn thư hai gồm có các công trình [18, 14, 33, 1, 10, 11, 4] giành cho việc nghiên 
cứu và tính toán một hiện tượng nguy hiểm trong dao động mực nước biển, đó là hiện tượng 
nước dâng trong bão. Hướng thứ nhất trong những công trình này [14, 11] tập trung làm sáng 
tỏ vấn đề về đặc trưng chế độ của nước dâng bão ở biển Đông như: số lượng các cơn bão 
trung bình năm hoạt động trên biển Đông, tần suất xuất hiện bão ở các tháng khác nhau trong 
năm, những quỹ đạo cơ bản của các cơn bão, những khu  ...  phú của hiện tượng dao động mực nước ở điều kiện thiên nhiên biển 
Đông, sau này có thể phát triển nghiên cứu tiếp theo các hướng đã hình thành. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Thảo Hương: Về một mô hình số trị thủy động tính toán và dự báo nước 
dâng trong cơn bão ở vùng ven bờ biển và cửa sông. Tạp chí các khoa học trái đất, số 5, 1983 
2. Lê Trọng Đào, Trương Văn Bốn: Tính toán nước dâng do bão bằng mô hình số trị thủy động. Tóm 
tắt báo cáo khoa học Hội nghị KHTQ về biển lần III, Hà Nội, 1991 
3. Trương Đình Hiển, Phan Phùng, Nguyễn Văn Lục: Một vài kết quả thực nghiệm nghiên cứu dòng 
chảy trong vịnh Bình Cang – Nha Trang. Tuyển tập nghiên cứu biển, tập 1, phần 2, Viện KHVN, 
1979 
4. Vũ Như Hoán: Phương pháp thống kê dự báo nước dâng và mực nước ven biển miền bắc Việt Nam 
khi bão tới. Luận án PTS, Hà Nội, 1988 
5. Phạm Văn Huấn: Dao động tự do ở biển Đông. Tạp chí các khoa học trái đất, số 4, 1991 
6. Phạm Văn Huấn: Phổ dao động mực nước ở biển Đông. Thông báo khoa học của các trường đại 
học, số 2, 1992 
7. Phạm Văn Huấn: Ước lượng hệ số ma sát trong chuyển động triều ở nước nông và cửa sông. Tạp 
chí các khoa học trái đất, số 3, 1992 
8. Phạm Văn Huấn: Dao động tự do và sự cộng hưởng trong dao động mực nước của biển Đông. 
Công trình Hội nghị khoa học biển toàn quốc lần thứ ba, 11-1991 
9. Nguyễn Bích Hùng: Phân tích điều hòa dao động thủy triều vùng cửa sông và đồng bằng sông Cửu 
Long. Trong “Động lực triều vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Tổng cục KTTV xuất bản, 1983 
10. Phạm Văn Ninh (và các cộng tác viên): Mô hình số trị tính toán nước dâng do bão ở ven biển Việt 
Nam. Báo cáo khoa học của đề tài cấp nhà nước, Hà Nội, 1984 
11. Phạm Văn Ninh, Đỗ Ngọc Quỳnh: Chế độ nước dâng do bão ở Việt Nam. Tóm tắt báo cáo khoa 
học Hội nghị KHTQ về biển lần III, Hà Nội, 1991 
12. Phan Phùng: Thủy triều trong vịnh Bắc Việt và vịnh Thái Lan. Luận án tiến sĩ đệ tam cấp, Sài Gòn, 
1974 
13. Đỗ Ngọc Quỳnh, Phạm Văn Ninh, Nguyễn Việt Liên, Đinh Văn Mạnh: Về mô hình số trị bài toán 
thủy triều trong vùng biển nông. Tóm tắt báo cáo khoa học Hội nghị KHTQ về biển lần III, Hà 
Nội, 1991 
14. Nguyễn Ngọc Thụy: Nước dâng do gió mùa và bão ở Việt Nam. Tập công trình số 1 của Trung 
tâm Khí tượng Thủy văn biển, Nxb KHKT, Hà Nội, 1988 
15. Nguyễn Ngọc Thụy: Thủy triều vùng biển Việt Nam. Nxb KHKT, Hà Nội, 1984 
16. Nguyễn Ngọc Thụy: Về xu thế nước biển dâng ở Việt Nam. Tạp chí Biển của Hội khoa học kỹ 
thuật biển, số 1, 1993 
17. Nguyễn Thuyết: Phổ dao động mực nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong “Động lực triều 
vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Tổng cục KTTV xuất bản, Hà Nội, 1993 
18. Lê Phước Trình: Một mô hình số trị tính toán nước dâng do bão ở vịnh Bắc Bộ. Hà Nội, 1975 
 71
19. Nguyễn Văn Viết: Đặc điểm khí hậu vùng biển Việt Nam. BTL Hải quân xuất bản, 1984 
21. Алексеев Г. В. К определению зависимости колебания уровния моря от ветра. Океанология, 
Вып. 7, No1, 1967 
21. Алексеев Г. В. Физико-статистические исследования непериодических колебаний уровния 
Арктических морей. Канд. дисс., ААНИИ, Л., 1969 
22. Алексеев Г. В. Об эффективности сглаживания и влияние дискретности рядов уровенных 
наблюдений при изучении составляющих колебания уровния моря. Тр. ААНИИ, T. 291, 1970 
23. Беляев М. М., Рожков В. А., Трапезников Ю. А. Вероятностная модель колебания уровния 
моря. В кн. Вероятностный анализ и моделирования океанологических процессов. 
Гидрометеоиздат., Л., 1984 
24. Богданов К. Т. Приливы Австрало-Азиатских морей. Тр. ИО АН СССР, Т. LXVI, 1963 
25. Буй Хонг Лонг. Исследование приливных явлений залива Бакбо. Канд. дисс., ЛГМИ, Л., 1987 
26. Галеркин Л. И., Шагин В. А., Нефедьев В. П. Сезонные колебания уровния Австрало-
Азиатских морей. Тр. ГОИН СССР, 1962 
27. Герман В. Х., Левиков С. П. Вероятностный анализ и моделирование колебаний уровния 
моря Гидрометеоиздат., Л., 1988 
28. Герман В. Х., Савельев А. В. Расчет штормовых нагонов в Охотском море методом 
спектральной регрессии. Океанология, Т. 26, Вып. 3, 1986 
29. Готлив Ю. В., Каган Б.А. Резоннансные периоды Мирового океана. Докл. АН СССР, -252, N 
3, 1980 
30. Данг Конг Минь. Распространение приливных волн и приливного колебания уровния Южно-
Китайского моря. Океанология, Вып. 3, 1975 
31. Демиров Е. К. Численное решение задачи о собственных колебаниях Черного моря. 
Океанология, Вып. 27, N 5, 1987 
32. Дитрих Г., Калле К. Общее мореведение. Гимиз., Л., 1961 
33. До Нгок Куйнь. Характер штормовых нагонов в Южно-Китайском море (по результатам 
численного моделирования). Канд. дисс., ЛГМИ, Л., 1982 
34. Казакевич Д. И. Основы теории случайнных функций и ее применение в гидрометеорологии. 
Гидрометеоиздат., Л., 1971 
35. Коняев К. В. Спектральный анализ случайнных океанских полей. Гидрометеоиздат., Л., 1981 
36. Лабзовский Н. А. Непериодические колебания уровния моря. Гидрометеоиздат., Л., 1971 
37. Левиков С. П., Музырев С. В. О влиянии метеорологических возмущений на спектр 
колебания в синоптическом диапазоне частот Тр. ГОИН, Вып. 126, 1975 
38. Лэ Фыок Чинь. Гидрологические условия южного континентального шельфа Вьетнама. 
Докт. дисс., ЛГМИ, Л., 1987 
39. Марчук Г. И., Каган Б. А. Динамика океанических приливов. Гидрометеоиздат., Л., 1983 
40. Монин А. С., Каменковик В. М., Корт В. Г. Изменчивость Мирового океана. Гидрометео-
издат., Л., 1984 
41. Нгуен Нгок Тви. Особенности формирования приливных явлений Южно-Китайского моря. 
Океанология, Вып. 2, 1969 
42. Нгуен Нгок Тви. Сезонные колебания уровния Южно-Китайского моря и механизм их 
возникновения. Океанология, T. X, Вып. 4, 1970 
43. Нгуен Нгок Тви. Приливы и колебания уровния Южно-Китайского моря. Канд. дисс., МГУ, 
М., 1968 
 72
44. Нгуен Нгок Тви. Приливы и штормовые нагоны в Южно-Китайском море и в устьях рек. 
Докт. дисс., МГУ, М., 1968 
45. Нгуен Тхо Шао. Моделирование приливных явлений и баланс приливной энергии Южно-
Китайского моря. Канд. дисс., ЛГМИ, Л., 1988 
46. Некрасов А. В. Баланс приливной энергии в Южно-Китайском море. В сб. Гидрофические 
поля океана. Владисток, 1976 
47. Некрасов А. В. Связь волнового потока приливной энергии с рисунком приливной карты. 
Межведом. сб. Исследование и освоение Мирового океана. Вып. 65, 1978 
48. Океанологическая энциклопедия. Гидрометеоиздат., Л., 1974 
49. Педлоски Дж. Геофизическая гидродинамика. ‘Мир’, Ч. 1, 2, М., 1984 
50. Пересыпкин В. И., Аналистические методы учета колебаний уровния воды. Гидрометео-
издат., Л., 1982 
51. Полукаров Г. В. Итегрирование уравнений приливов. Тр. ГОИН, Вып. 57, Гидрометеоиздат., 
1961 
52. Поляков И. В. Механизм формирования сгоно-нагонных колебаний уровния Арктических 
морей. Канд. дисс., ААНИИ, Л., 1984 
53. Праудман Дж. Динамическая океанология. ИЛ., М., 1957 
54. Рожков В. А. Методы вероятностного анализа океанологических процессов. Гидрометео-
издат, Л., 1980 
55. Сергеев Ю. Н. Применение метода краевых значений для рачета карт гармонических 
постоянных приливов в Южно-Китайском море. Океанология, Вып. 4, 1964 
56. Сирипонг А. Динамика термической структуры верхнего слоя и поверхностная циркуляция 
Южно-Китайского моря. ВНИИ, ГМИ МЦД, Вып. 4, 101, 1984 
57. Хемминг Р. В. Численные методы для научных работников и инженеров. Наука, М., 1968 
58. Шулейкин В. В. Физика моря. Гидрометеоиздат, Л., 1964 
59. Ямпольский А. Д. О спектральных методах исследования океанологических процессов. 
Океанология, T. 5, Вып. 5, 1965 
60. Cartwright D. E., Catton D. On the Fourier analysis of tidal observations. Intern. Hydro. Rev., vol. 
40, N 1, 1963 
61. Defant A. Physical Oceanography, vol. 2, London, 1961 
62. Garrette C. J. R. Normal modes of the Bay of Fundy and the Gulf of Maine. Can. J. Earth Sci., 11, 
N 4, 1974 
63. Ippen A. T. Estuary and coastline hydrodynamics. N.Y., 1966 
64. Masaki Kawabe. Sea Level variations at the Izu Islands and typical stable paths of the Kuroshio. 
Jour. of the Oceanographical Soc. of Japan, vol. 41, 1985 
65. Munk W., Cartwright D. E. Tidal spectroscopy and prediction. Phyl Trans. Roy. Soc., A.259, N 
1105, London, 1966 
66. Papa L. The free oscillations of Ligurian sea computed by HN-method. Dtsch Hydrogr. Z., 30H3, 
1977 
67. Wunsch G. Bermuda sea level in relation to tides, weather and baroclinic fluctuations. Rev. 
Geophys. and Space Phys., 10, N 1, 1972 
68. Wyyrtki K. Scientific results of marine investigations of the South China sea and the gulf of 
Thailand. Unives. Calif., La Jolla, Calif., 1961 
 73
PHỤ LỤC 
KẾT QUẢ TÍNH HẰNG SỐ ĐIỀU HÒA THỦY TRIỀU CHUỖI MỰC NƯỚC NĂM 
THEO PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG NHỎ NHẤT 
(chương trình phân tích của tác giả) 
Trạm Hòn Dấu Đà Nẵng Quy Nhơn Vũng Tàu Rạch Giá Số 
TT Sóng H, cm g H, cm g H, cm g H, cm g H, cm g 
1 M2 9,29 51 17,23 298 16,06 293 74,83 39 16,12 69 
2 S2 5,03 107 5,75 339 6,65 335 28,64 83 3,04 119 
3 N2 1,24 41 3,72 278 3,01 278 16,55 20 4,30 47 
4 K2 1,48 62 1,91 355 2,00 332 9,04 90 1,29 299 
5 K1 65,16 92 19,44 287 30,88 301 59,48 315 20,46 56 
6 O1 74,71 30 12,93 241 26,49 253 45,22 264 11,82 30 
7 P1 20,63 87 5,60 287 8,83 293 17,85 311 5,45 51 
8 Q1 15,69 356 1,93 228 4,85 228 8,64 240 2,04 14 
9 M4 1,09 285 0,27 239 0,26 116 0,85 266 1,76 153 
10 MS4 0,77 344 0,39 292 0,10 1 1,28 301 1,40 224 
11 M6 0,62 239 0,19 294 0,32 135 0,53 184 0,35 205 
12 Sa 9,22 185 17,02 242 17,86 238 19,57 270 11,68 219 
13 SSa 5,19 89 6,80 113 8,30 131 7,81 115 2,62 149 
14 J1 1,17 134 0,83 328 1,32 331 1,77 10 0,86 121 
15 S1 0,91 86 0,30 199 1,03 105 0,67 70 2,93 275 
16 2ν 0,63 224 0,67 102 0,77 129 2,60 230 0,64 286 
17 2µ 1,00 26 0,53 250 0,49 252 3,21 359 1,11 346 
18 L2 0,51 290 0,55 246 0,28 186 2,99 339 0,24 181 
19 T2 0,52 286 0,43 157 0,66 108 1,27 243 1,42 42 
20 2N2 2,57 45 1,22 153 0,57 267 1,71 292 0,95 298 
21 2SM2 0,27 171 0,21 247 0,38 261 1,42 302 0,62 288 
22 MO3 1,02 290 0,25 126 0,39 65 0,73 116 0,27 344 
23 MK3 1,60 354 0,68 182 0,30 134 2,35 193 2,37 324 
24 S4 0,05 182 0,01 233 0,01 238 0,11 351 0,20 267 
25 MN4 0,38 247 0,15 198 0,22 163 0,36 254 0,43 108 
26 2MS6 0,29 289 0,08 345 0,05 101 0,35 225 0,12 183 
27 2MN6 0,35 207 0,12 244 0,32 200 0,16 146 0,20 183 
28 Mm 2,51 21 3,89 48 2,39 56 3,84 71 3,94 69 
29 MSf 1,20 128 2,11 58 1,75 75 0,60 89 1,20 126 
30 Mf 0,49 33 1,46 94 0,76 103 1,37 103 0,61 228 
Ghi chú: Tất cả các trạm tính theo múi giờ số 7 
 74
HẰNG SỐ ĐIỀU HÒA THỦY TRIỀU THEO BHI – MONACO 
Trạm Hòn Dấu Trạm Hòn Dấu Số 
TT Sóng H, cm g 
Số 
TT Sóng H, cm g 
1 M2 5,42 58 16 2ν 0,28 203 
2 S2 4,32 110 17 2µ 0,80 42 
3 N2 1,24 93 18 L2 0,85 212 
4 K2 2,37 88 19 T2 0,51 140 
5 K1 72,51 92 20 2N2 0,03 322 
6 O1 74,05 37 21 2SM2 0 - 
7 P1 20,47 83 22 MO3 0 - 
8 Q1 14,00 11 23 MK3 0 - 
9 M4 0,75 283 24 S4 0,48 31 
10 MS4 0,49 34 25 MN4 1,30 186 
11 M6 0,40 228 26 2MS6 1,26 13 
12 Sa 10,17 203 27 2MN6 0 314 
13 SSa 5,54 86 28 Mm 1,24 166 
14 J1 2,32 50 29 MSf 0,71 147 
15 S1 2,57 243 30 Mf 3,99 26 
 75

File đính kèm:

  • pdfluan_van_dao_dong_tu_do_va_dao_dong_mua_cua_muc_nuoc_bien_do.pdf