Luận án Ứng dụng Topology trong thiết kế kiến trúc tại Việt Nam

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ỨNG DỤNG TOPOLOGY

TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

1.1. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG TOPOLOGY TRONG THIẾT KẾ KIẾN

TRÚC TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Topology

1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Topology

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học tự nhiên, nhiều ngành

toán học mới đã ra đời và phát triển như hình học Lobachevsky, Fractal, Topology.

Trong đó, Topology xuất hiện chính thức từ giữa thế kỷ XIX, là một trong các ngành

toán học phức tạp và phát triển nhanh nhất của toán học hiện đại.

Topology là ngành toán học nghiên cứu các đặc tính của đối tượng vẫn còn được

bảo toàn qua các sự biến đổi như bẻ cong, kéo giãn, ép và xoắn ngoại trừ việc xé rách

đối tượng [29]. Phép biến đổi Topology không bảo toàn về tỉ lệ, hình dạng và các yếu

tố đo lường (kích thước, độ dài, diện tích, thể tích, góc ) mà chỉ yêu cầu bảo toàn về

tính “liên tục” và tính “lân cận” của các điểm [65]. Có thể nói, Topology quan tâm tới

phân tích định tính chứ không phải là định lượng. Những thuộc tính được duy trì sau

các biến dạng như vặn, xoắn, kéo dãn, v.v. được gọi là các bất biến Topology. Hình

trước và sau khi biến đổi mà vẫn duy trì được tính chất định tính của nó thì gọi là

tương đương Topology.

Dưới quan điểm của Topology, không thể phân biệt được một cái bánh vòng và một

cái cốc có quai vì cả hai đều là vật rắn và đều có duy nhất một lỗ hổng (hình 1.1). Chẳng

hạn như nếu vẽ một hình tròn lên tấm sao su, sau đó bằng cách co, kéo dãn thì nó có

thể biến dạng thành một hình vuông, elip, tam giác, trừ hình xuyến vì không thể kéo

dãn hình tròn thành hình xuyến phẳng mà không đục xé nó thêm một lỗ (hình 1.2). Từ

đó, có thể nói rằng Topology là khoa học của biến dạng và cũng là khoa học của bất biến.

Từ thời cổ đại, từ Topo (số ít), Topoi (số nhiều) - nghĩa là vị trí, nơi chốn trong

tiếng Hy lạp được sử dụng với ý nghĩa vị trí của các yếu tố và mối quan hệ giữa các

yếu tố. Thế kỷ XVII đánh dấu sự thâm nhập của “phân tích vị trí” (Analysis situs) vào

lĩnh vực toán học với ý tưởng hình thành một ngôn ngữ hình học mới, hình học của vị

trí, mà chủ đề chính là mối quan hệ giữa các hình và điểm [109]. Sau này, cụm từ

“Analysis situs” được thay thế bằng “Topology”. Do đó, Topology và hình học thường8

được coi là đi đôi với nhau.

Năm 1736, nhà toán học Leonhard Euler đã đưa ra Bài toán 7 cây cầu ở

Königsberg. Kết quả của bài toán không phụ thuộc vào hình dạng, kích thước chính

xác của các đối tượng cần khảo sát mà dựa vào mối quan hệ không đổi giữa các đối

tượng [6]. Bài toán này là cơ sở của thuyết đồ thị và tạo nền móng khởi nguồn cho

Topology. Giữa thế kỷ XIX, năm 1847, thuật ngữ Topology lần đầu tiên xuất hiện khi

được nhà toán học người Đức Johann Benedict Listing sử dụng trong cuốn sách

“Vorstudien zur Topologie” (nghiên cứu sơ bộ về Topology) để phân biệt hình học

định tính với hình học thông thường vốn chủ yếu xử lý các quan hệ định lượng [46].

Năm 1895, Henri Poincaré xuất bản các bài báo có tiêu đề “Analysis situs”, đánh

dấu sự ra đời chính thức của ngành toán học mới mà bây giờ được gọi là Topology.

Poincaré định nghĩa Topology là ngành khoa học của sự hiểu biết các đặc tính định

tính của các hình dạng hình học không chỉ trong không gian thông thường mà còn

trong không gian có số chiều lớn hơn ba [49]. Năm 1914, Felix Hausdorff đã tổng quát

hóa đặc tính của không gian metric và đặt ra khái niệm "không gian Topology". Không

gian Topology là một cấu trúc toán học có thể giữ các đặc tính định tính như hội tụ,

liên kết và liên tục khi biến đổi [91]. Việc nghiên cứu không gian Topology dựa trên

nền tảng là lý thuyết tập hợp. Topology còn được coi là ngành toán học nghiên cứu về

các không gian Topology. Từ 1925-1975, Topology trở thành một trong các lĩnh vực

phát triển nhanh và quan trọng nhất của toán học hiện đại (hình 1.3).

pdf 182 trang chauphong 16/08/2022 13900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Ứng dụng Topology trong thiết kế kiến trúc tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Ứng dụng Topology trong thiết kế kiến trúc tại Việt Nam

Luận án Ứng dụng Topology trong thiết kế kiến trúc tại Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI 
NGUYỄN THỊ MINH THÙY 
ỨNG DỤNG TOPOLOGY 
TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC TẠI VIỆT NAM 
Chuyên ngành: Kiến trúc 
Mã số: 9580101 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
Hà Nội – Năm 2022 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI 
NGUYỄN THỊ MINH THÙY 
ỨNG DỤNG TOPOLOGY 
TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC TẠI VIỆT NAM 
Chuyên ngành: Kiến trúc 
Mã số: 9580101 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
PGS.TS.KTS. NGUYỄN ĐÌNH THI 
Hà Nội – Năm 2022 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, 
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.KTS. Nguyễn Đình Thi. Các số 
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có 
nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định và chưa 
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.Việc sử 
dụng các số liệu nghiên cứu chung đã được các đồng tác giả cho 
phép. 
 Nghiên cứu sinh 
 Nguyễn Thị Minh Thùy 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu, khoa Đào 
tạo Sau đại học, khoa Kiến trúc và Quy hoạch, bộ môn Lý thuyết và Lịch sử kiến trúc - 
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành 
luận án này. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn và ghi nhận sâu sắc sự động viên, giúp đỡ, hướng dẫn 
tận tình, chu đáo của PGS.TS.KTS Nguyễn Đình Thi trong suốt quá trình nghiên cứu 
luận án. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia đã đóng góp các ý kiến cho luận án; 
các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi được lấy tài liệu nghiên 
cứu phục vụ luận án. 
Trân trọng cảm ơn bộ môn Hình họa và Vẽ kỹ thuật đã quan tâm và tạo điều 
kiện để tôi có thời gian thực hiện luận án này. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động 
viên, chia sẻ. 
 Nghiên cứu sinh 
 Nguyễn Thị Minh Thùy 
iii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN.......i 
LỜI CẢM ƠN....ii 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG.viii 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ...ix 
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 
1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................. 1 
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 2 
3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu .......................................................... 2 
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 
5. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 3 
6. Giá trị khoa học và thực tiễn của luận án .............................................................. 3 
7. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 4 
8. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 4 
9. Giải thích một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận án ......................... 4 
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ỨNG DỤNG TOPOLOGY TRONG THIẾT KẾ 
KIẾN TRÚC ................................................................................................................... 7 
1.1. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG TOPOLOGY TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC 
TRÊN THẾ GIỚI............................................................................................................. 7 
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Topology ..................................................... 7 
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Topology .............................................. 7 
1.1.1.2. Ứng dụng Topology trong các lĩnh vực khoa học ....................................... 8 
1.1.2. Các xu hướng phương pháp thiết kế kiến trúc trên thế giới ............................. 12 
1.1.3. Ứng dụng Topology trong TKKT trên thế giới ............................................... 14 
1.1.4. Nhận xét, đánh giá............................................................................................ 28 
1.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TOPOLOGY TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC 
TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................ 28 
1.2.1. Xu hướng phương pháp thiết kế kiến trúc tại Việt Nam .................................. 28 
1.2.2. Một số biểu hiện Topology trong thiết kế kiến trúc tại Việt Nam ................... 31 
1.2.2.1. Vào các giai đoạn thiết kế .......................................................................... 31 
iv 
1.2.2.2. Vào các hoạt động thiết kế......................................................................... 36 
1.2.2.3. Cho các loại hình công trình kiến trúc ....................................................... 41 
1.2.2.4. Kết hợp công nghệ kỹ thuật số .................................................................. 42 
1.2.3. Nhận xét, đánh giá............................................................................................ 43 
1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ........... 43 
1.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 43 
1.3.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................... 46 
1.3.3. Nhận xét, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đề tài ....................... 46 
1.4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ RÚT RA NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN 
NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 47 
1.4.1. Nhận xét đánh giá chung .................................................................................. 47 
1.4.2. Những vấn đề cần nghiên cứu .......................................................................... 48 
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ỨNG DỤNG TOPOLOGY TRONG THIẾT 
KẾ KIẾN TRÚC TẠI VIỆT NAM ............................................................................ 49 
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................... 49 
2.1.1. Lý thuyết Topology ...................................................................................... 49 
2.1.1.1. Các mối quan hệ không gian Topology ..................................................... 49 
2.1.1.2. Đồ thị Topology ......................................................................................... 52 
2.1.1.3. Các nguyên mẫu Topology ........................................................................ 56 
2.1.1.4. Phép biến đổi Topology ............................................................................. 57 
2.1.2. Topology trong thiết kế kiến trúc ................................................................. 58 
2.1.2.1. Topology trong thành phần và khả năng biểu hiện của ngôn ngữ kiến trúc
 ................................................................................................................................ 58 
2.1.2.2. Topology trong tổ hợp không gian kiến trúc ............................................. 65 
2.1.3. Phương pháp, quá trình thiết kế và giai đoạn thiết kế ý tưởng kiến trúc ..... 69 
2.1.3.1. Phương pháp thiết kế kiến trúc truyền thống ............................................. 69 
2.1.3.2. Phương pháp thiết kế kiến trúc sử dụng công nghệ máy tính ................... 73 
2.1.3.3. Quá trình thiết kế kiến trúc ........................................................................ 73 
2.1.3.4. Giai đoạn thiết kế ý tưởng kiến trúc: ......................................................... 75 
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ỨNG DỤNG TOPOLOGY TRONG THIẾT KẾ 
KIẾN TRÚC TẠI VIỆT NAM ...................................................................................... 78 
v 
2.2.1. Điều kiện địa hình, khí hậu ........................................................................... 78 
2.2.2. Điều kiện văn hóa ......................................................................................... 79 
2.2.3. Điều kiện kinh tế, xã hội ............................................................................... 81 
2.2.4. Vai trò của con người ................................................................................... 81 
2.2.5. Nhu cầu về ứng dụng Topology trong thiết kế kiến trúc tại Việt Nam ........ 82 
2.2.6. Điều kiện công nghệ xây dựng, vật liệu và kỹ thuật số ................................ 84 
2.2.6.1. Công nghệ kỹ thuật số ............................................................................... 84 
2.2.6.2. Công nghệ xây dựng và vật liệu mới ......................................................... 86 
2.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM THỰC TIỄN .......................................................... 88 
2.3.1. Bài học kinh nghiệm trên thế giới ................................................................ 88 
2.3.2. Bài học kinh nghiệm tại Việt Nam ............................................................... 90 
2.4. CƠ SỞ PHÁP LÝ ................................................................................................ 90 
2.4.1. Các văn bản pháp lý có liên quan ................................................................. 90 
2.4.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc ................................................ 91 
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TOPOLOGY TRONG THIẾT KẾ KIẾN 
TRÚC TẠI VIỆT NAM .............................................................................................. 93 
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ỨNG DỤNG TOPOLOGY TRONG THIẾT KẾ 
KIẾN TRÚC TẠI VIỆT NAM ...................................................................................... 93 
3.1.1. Quan điểm ..................................................................................................... 93 
3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................................ 93 
3.2. NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG TOPOLOGY VÀO THIẾT KẾ KIẾN TRÚC TẠI 
VIỆT NAM .................................................................................................................... 94 
3.3. XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TOPOLOGY VÀO THIẾT KẾ KIẾN 
TRÚC TẠI VIỆT NAM ................................................................................................ 95 
3.3.1. Xác định khả năng ứng dụng vào PPTK sử dụng công nghệ máy tính tại 
Việt Nam .................................................................................................................... 95 
3.3.2. Xác định khả năng ứng dụng vào thiết kế ý tưởng kiến trúc ........................ 97 
3.4. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TOPOLOGY TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC .. 100 
3.4.1. Đề xuất mức độ và nội dung ứng dụng Topology trong giai đoạn thiết kế ý 
tưởng kiến trúc ......................................................................................................... 100 
3.4.1.1. Mức độ ứng dụng Topology...... ... ch hiện tại và mở rộng thêm 20% cho nhu cầu lưu trữ phát 
sinh trong 50 năm; 
- Khối hành chính quản trị, điều hành và các phòng làm việc chuyên môn; 
- Phòng họp, hội thảo, giao lưu văn hóa và tổ chức sự kiện; 
- Hệ thống kỹ thuật tòa nhà đồng bộ. 
* Khu trưng bày ngoài: 
- Trưng bày hiện vật khối lớn gắn liền với các nhân vật, sự kiện lịch sử, tín ngưỡng 
văn hóa của Thái Bình; diện tích bằng diện tích cũ 1.500m2; 
- Khu vực dịch vụ phục vụ khách tham quan; 
- Các hạng mục cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật. 
Bảng tính quy mô diện tích Bảo tàng tỉnh: 
Stt Chức năng Số 
lượng 
Tiêu 
chuẩn 
(m
2
) 
Diện 
tích 
 (m
2
) 
Ghi chú 
I Diện tích làm việc theo chức danh 297 
1 Giám đốc 
- diện tích làm việc: 
- Tiếp khách: 
1 
15 
12 
27 
Khi thiết kế sẽ điều 
chỉnh theo bước gian 
kết cấu nhà. 
 2 Phó giám đốc 2 15 30 
PL2-2 
3 Trưởng phòng 5 12 60 
4 Phó trưởng phòng 5 12 60 Hợp khối với diện tích 
làm việc của nhân viên 
5 Nhân viên (tổng số 17 
người); bảo vệ 3 người tính 
ở diện tích phụ 
12 10 120 trừ 5 người bố trí diện 
tích làm việc tại diện 
tích chuyên dùng 
II Diện tích sử dụng chung: Lấy bằng 50% tổng 
diện tích làm việc 
149 Bao gồm: vệ sinh 
chung, vệ sinh riêng, 
hành lang, phòng giao 
ban ...vv. 
III Diện tích chuyên dùng 
1 Các kho lưu trữ hiện vật (7 
kho). Theo quy định, hiện 
vật không được xếp chồng 
lên nhau. Thực tế hiện vật 
đang chứa nhiều gấp 2,5 lần 
so với quy định 
 750 Tổng số lượng hiện vật 
đang lưu trữ trong các 
kho là 26.390 hiện vật; 
diện tích các kho hiện 
tại là 263m2; diện tích 
chứa hiện vật hiện tại 
cần tăng gấp 2,5 lần và 
dự phòng thêm khoảng 
10%; 
 Kho hiện vật chất liệu gỗ, 
mây, tre 
1 kho 150 
 Kho hiện vật chất liệu kim 
loại 
1 kho 150 
 Kho hiện vật chất liệu gốm - 
đất nung, đá - thủy tinh 
1 kho 150 
 Kho hiện vật chất liệu giấy, 
vải, da, cao su 
1 kho 100 
 Kho phim ảnh 1 kho 50 
 Kho hiện vật tạm thời 1 kho 100 
 Kho tài liệu khoa học phụ 1 kho 50 
2 Kho cơ sở mở 1 kho theo đề 
nghị của 
Bảo tàng 
tỉnh 
200 Hiện tại Bảo tàng tỉnh 
chưa có 
3 Phòng bảo quản hiện vật 
tạm thời, bảo quản các tài 
liệu, hiện vật được tạo ra 
trong quá trình nghiên cứu, 
trưng bày và phòng xử lý 
hiện vật 
1 khu theo đề 
nghị của 
Bảo tàng 
tỉnh 
100 
4 Các khu vực trưng bày (8 
khu vực) 
 2.800 Hiện tại đang trưng bày 
theo 6 khu vực với 22 
nội dung và 3.088 hiện 
vật, diện tích 1980m2. 
PL2-3 
Dự kiến tăng diện tích 
trưng bày lên 1,2 lần và 
bổ sung thêm 2 khu vực 
(2x300m
2
) 
 Trưng bày chuyên đề phục 
vụ nhiệm vụ chính trị 
1 khu 300 
 Tổng 6 khu là 2.300m3. 
bằng 1,2 lần diện tích 
hiện tại. 
(Bố trí chỗ trực cho tổ 
hướng dẫn viên 3 
người) 
 Trưng bày về lịch sử mảnh 
đất, con người, truyền thống 
khai hoang lập làng, mở ấp, 
truyền thống văn hóa, văn 
hiến 
1 khu 400 
 Trưng bày về truyền thống 
đấu tranh chống giặc ngoại 
xâm từ Công nguyên đến 
khi thành lập Đảng CSVN 
1 khu 400 
 Trưng bày truyền thống 
cách mạng Thái Bình đến 
1975 
1 khu 500 
 Trưng bày về thời kỳ đổi 
mới 
1 khu 300 
 Trưng bày chuyên đề về 
kinh tế biển 
1 khu 300 
 Trưng bày chuyên đề ngành 
VH-TT-DL 
1 khu 100 Bổ sung thêm 
 Trưng bày về Bác Hồ với 
nông dân 
1 khu 300 Bổ sung thêm 
5 Khu khám phá theo đề 
nghị của 
Bảo tàng 
tỉnh 
400 có 2 nhân viên làm việc 
 Trưng bày công nghệ 3D 1 150 
 Hướng dẫn công chúng làm 
đồ chơi, trò chơi dân gian 
1 150 
 Tổ chức giáo dục di sản 1 300 
6 Các khu vực hỗ trợ khác 610 
 Khu vực khánh tiết gắn với 
sảnh 
1 200 có 1 nhân viên làm 
việc 
 Phòng thông tin tra cứu, thư 
viện 
1 100 có 1 nhân viên làm 
việc 
 Phòng họp, hội thảo 100 
người (hoạt động hội thảo, 
tập huấn) 
1 1,8 180 Thực hiện chức năng 
Bảo tàng tỉnh Thông tư 
18/2010/TT-BVHTTD 
 Phòng máy chủ và theo dõi 
an ninh 
1 40 có 1 nhân viên làm 
việc 
 Phòng xuất bản ấn phẩm 1 20 Thực hiện chức năng 
PL2-4 
Bảo tàng tỉnh Thông tư 
18/2010/TT-BVHTTD 
 Phòng kỹ thuật điện, nước 
tòa nhà 
2 15 30 
Cộng diện tích làm việc chuyên dùng: 4.820 
Hệ số diện tích K1 theo tiêu chuẩn 4319:2012 0,7 
 Diện tích sàn chuyên dùng = 6.886 m2 
IV Diện tích khác 70 
1 Cầu thang cho cán bộ, thang 
cho khách, thang thoát hiểm 
3 20 60 
2 Hộp kỹ thuật điện, nước, 
thông tin... 
 10 
V Tổng diện tích khối nhà 
chính 
 8.205 
1 Các diện tích: làm việc, 
dùng chung, chuyên dùng 
và diện tích khác 
 7.459 
2 Diện tích kết cấu chiếm chỗ 
(10%) 
 746 
VI Tổng diện tích xây dựng 
các hạng mục phụ trợ 
ngoài khối nhà chính. 
 860 
1 Chỗ để xe ô tô cơ quan 2 20 40 bố trí ngoài tòa nhà 
2 Chỗ để xe máy cho 30 cán 
bộ 
30 2,5 75 Lán xe của khách bố trí 
ngoài tòa nhà 
3 Chỗ để xe máy cho khách 
(30 chỗ) 
30 2,5 75 Lán xe của khách bố trí 
ngoài tòa nhà 
4 Nhà bảo vệ 1 10 20 Nhà bảo vệ bên ngoài 
5 Khu dịch vụ ấn phẩm, lưu 
niệm 
1 50 100 Tổ chức dịch vụ Bảo 
tàng tỉnh Thông tư 
18/2010/TT-BVHTTD; 
bố trí ngoài tòa nhà 
6 Khu dịch vụ cafe, giải khát, 
canteen 
1 100 
7 Vệ sinh ở khu dịch vụ 2 24 50 
8 Khu vực giao lưu văn hóa, 
tổ chức sự kiện 
1 400 Bố trí ngoài khối nhà 
chính và gắn với khu 
sân rộng 
VII Trưng bày vật thể khối 
lớn ngoài trời 
 1.500 Tính bằng diện tích 
đang sử dụng (hiện vật 
ngoài trời chỉ có bệ đỡ 
nên không tính vào diện 
tích xây dựng) 
 PL3-1 
PHỤ LỤC 3. Hiện trạng và vị trí xây dựng Bảo tàng tỉnh Thái Bình 
Hình 3.23. Hiện trạng và vị trí xây dựng Bảo tàng tỉnh Thái Bình 
- Đặc điểm về vị trí khu đất xây dựng công trình: rất thuận lợi về giao thông, nguồn 
điện và nguồn nước và các điều kiện về hạ tầng khác. 
- Điều kiện địa chất: Địa tầng khu vực là nền đất yếu nhưng không có biến động. 
- Khí hậu môi trường: Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng khí hậu A1, nhiệt đới gió mùa 
nóng ẩm mưa nhiều, hàng năm có 2 mùa chính là mùa hè và mùa đông.Từ tháng 4 đến 
tháng 10 là mùa nắng, khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt nắng nóng. Trung bình 
hàng năm có 60 ngày gió Đông Nam, nhiệt độ tương đối ổn định và không cao do có 
sự ảnh hưởng của khu vực biển xung quanh, nhiệt độ 36oC. Vào khoảng cuối tháng 7 
đến đầu tháng 10 thường xuất hiện nhiều trận bão kèm theo mưa to gây ngập úng ở 
nhiều nơi. Lượng mưa bình quân hàng năm 2800-3000mm nhưng phân bổ không đều, 
chủ yếu tập trung vào mùa lũ lụt (tháng 8,9). Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 
4 sang năm. Mùa này chủ yếu là gió màu Đông Bắc không khí lạnh và mưa phùn. 
Trung bình hàng năm có tới 40-60 ngày mưa phùn lạnh, nhiệt độ thấp tới 7oC. 
- Điều kiện xã hội: Khu vực quy hoạch đã được giải phóng mặt bằng và san lấp, đã 
hoàn chỉnh hạ tầng phía quảng trường, các điều kiện xã hội khác có liên quan rất thuận 
lợi cho việc thực hiện dự án. 
PL4-1 
PHỤ LỤC 4. Các bảng biểu, hình vẽ ví dụ nghiên cứu thiết kế 
 Bảo tàng tỉnh Thái Bình 
Bảng 3.6. Phân tích cấu trúc không gian chức năng Tầng hầm 
Stt Tên không gian Diện tích 
1 Sảnh nhập hàng 360 m2 
2 Giao thông 450 m
2
3 Kho hiện vật tạm thời 140 m2 
4 Kho tài liệu 140 m2 
5 Kho phim ảnh 140 m2 
6 Kho gốm, đá nung, thủy tinh 140 m2 
7 Kho gỗ, mây tre 140 m2 
8 Kho kim loại 140 m2 
9 Kho giấy, vải, cao su 140 m2 
10 Kho cơ sở mới 280 m2 
11 Phòng kỹ thuật 30 m2 
Mối liên hệ liền kề giữa các không gian Tầng hầm 
Các không gian sảnh nhập hàng, kho hiện vật, kho tài liệu, kho phim ảnh, kho gốm đá 
thủy tinh, kho gỗ mây tre, kho kim loại, kho giấy, vải, cao su, kho cơ sở mới, phòng kỹ 
thuật phải liền kề với không gian giao thông. 
Bảng 3.7. Ma trận kề không gian Tầng hầm 
 Ghi chú: 0: Không liền kề 1. Có liền kề 2. Có thể có liên kết 
PL4-2 
Bảng 3.8. Phân tích cấu trúc không gian chức năng Tầng 1 
Stt Tên không gian Diện tích 
1 Sảnh 1 80 m2 
2 Sảnh 2 80 m2 
3 Giao thông 750 m
2
4 Quầy lễ tân 40 m2 
5 Không gian khánh tiết 200 m2 
6 
Trưng bày lịch sử mảnh đất, con người, truyền thống khai 
hoang lập làng, mở ấp, văn hóa, văn hiến 
400 m
2
7 trưng bày chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị 300 m2 
8 Trưng bày chuyên đề ngành VH-TT-DL 100 m2 
9 Trưng bày Bác Hồ với nông dân 300 m2 
10 Phòng xuất bản ấn phim 20 m2 
11 Hội trường 150 m2 
12 Phòng máy chủ + an ninh 40 m2 
13 Phòng kỹ thuật 1 15 m2 
14 Phòng kỹ thuật 2 25 m2 
15 Phòng nhân viên + thay đồ 40 m2 
16 WC 1 80 m
2
17 WC 2 40 m
2
Mối liên hệ liền kề giữa các không gian Tầng 1 
Sảnh 1 phải liền kề quầy lễ tân và không gian giao thông, khánh tiết. Sảnh 2 cần liền 
kề không gian giao thông, wc, không gian trưng bày lịch sử mảnh đất con người. 
Không gian giao thông cần liền kề sảnh, wc, lễ tân, phòng nhân viên, giám đốc, các 
không gian trưng bày lịch sử, trưng bày chuyên đề, không gian khánh tiết. 
Bảng 3.9. Ma trận kề không gian Tầng 1 
 Ghi 
chú: 0: Không liền kề 1. Có liền kề 2. Có thể có liên kết 
PL4-3 
Bảng 3.10. Phân tích cấu trúc không gian chức năng Tầng 2 
Stt Tên không gian Diện tích 
1 Giao thông 500 m
2
2 Trưng bày truyền thống cách mạng Thái Bình đến 1975 500 m2 
3 
Trưng bày truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ 
công nguyên đến khi thành lập Đảng CSVN 
400 m
2
4 Hướng dẫn công chúng trò chơi dân gian 150 m2 
5 Trưng bày công nghệ 3D 150 m2 
6 Tổ chức giáo dục di sản 300 m2 
7 Thư viện tra cứu 110 m2 
8 WC 1 36 m
2
9 WC 2 36 m
2
Mối liên hệ liền kề giữa các không gian Tầng 2 
Không gian giao thông cần liền kề các không gian trưng bày, không gian hướng dẫn 
trò chơi dân gian, không gian trưng bày công nghệ 3D, phòng tổ chức giáo dục di sản, 
thư viện tra cứu, các wc. 
Bảng 3.11. Ma trận kề không gian Tầng 2 
 Ghi chú: 0: Không liền kề 1. Có liền kề 2. Có thể có liên kết 
PL4-4 
Bảng 3.12. Phân tích cấu trúc không gian chức năng Tầng 3 
Stt Tên không gian Diện tích 
1 Giao thông 375 m
2
2 Trưng bày chuyên đề kinh tế biển 300 m2 
3 Trưng bày thời kỳ đổi mới 300 m2 
4 WC chung 36 m
2
5 Sảnh nội bộ 
6 Phòng làm việc chung 130 m2 
7 Phòng giám đốc 30 m2 
8 2 Phòng phó giám đốc 18 m2/ phòng 
9 4 T. Phòng 18 m
2
/ phòng 
10 4 P. Phòng 18 m
2
/ phòng 
11 WC nội bộ 36 m2 
Mối liên hệ liền kề giữa các không gian Tầng 3 
Không gian giao thông cần liền kề không gian trưng bày kinh tế biển, trưng bày thời 
kỳ đổi mới và wc. Phòng làm việc chung cần liền kề phòng giám đốc, phòng phó giám 
đốc các T.phòng và P.phòng. 
Bảng 3.13. Ma trận kề không gian Tầng 3 
 Ghi chú: 0: Không liền kề 1. Có liền kề 2. Có thể có liên kết 
PL4-5 
Phương án chọn và sơ đồ đối ngẫu Tổng mặt 
bằng 
Hình 3.27. Các phương án sơ đồ cấu trúc không gian Tổng mặt bằng 
PL4-6 
 Phương án chọn và sơ đồ đối ngẫu mặt bằng tầng Hầm 
Hình 3.28. Các phương án sơ đồ cấu trúc không gian Tầng hầm 
 PL4-7 
 Phương án chọn và sơ đồ đối ngẫu mặt bằng tầng 2 
Hình 3.29. Các phương án sơ đồ cấu trúc không gian Tầng 2 
PL4-8 
 Phương án chọn và sơ đồ đối ngẫu mặt bằng tầng 3 
Hình 3.30. Các phương án sơ đồ cấu trúc không gian Tầng 3 
PL4-9 
Hình 3.35. Một số nghiên cứu thiết kế về cấu trúc và phát triển giải pháp 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_ung_dung_topology_trong_thiet_ke_kien_truc_tai_viet.pdf
  • pdf1. QĐ cấp trường - NTMThuy.pdf
  • pdf3. Trích yếu LATS - Nguyễn Thị Minh Thùy.pdf
  • pdf4. TomtatLATS-tieng anh-Nguyen Thi Minh Thuy.pdf
  • pdf5. Tóm tắt LATS - tiếng việt - Nguyễn Thị Minh Thùy.pdf
  • pdf6. Những đóng góp mới của luận án- tiếng Việt- Nguyễn Thị Minh Thùy.pdf
  • pdf7. Những đóng góp mới của luận án- tiếng Anh- Nguyễn Thị Minh Thùy.pdf
  • docx8. Những đóng góp mới của luận án- tiếng Việt- Nguyễn Thị Minh Thùy.docx
  • docx9. Những đóng góp mới của luận án- tiếng Anh- Nguyễn Thị Minh Thùy.docx