Luận án Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biển - xi măng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong định hướng và qui hoạch phát triển chung của nước ta, vùng ven biển từ

Quảng Ninh tới Kiên Giang được ưu tiên đặc biệt trong chiến lược an ninh biển đảo. Để

kết nối nhiều trung tâm kinh tế ven biển dọc đất nước cũng như nhằm hướng tới mục

tiêu bảo vệ chủ quyền biển đảo, tuyến giao thông đường bộ huyết mạch đã và đang được

phân chia thành nhiều đoạn triển khai nghiên cứu, đầu tư và xây dựng. Khi hoàn thành,

toàn tuyến đi qua 28 tỉnh và thành phố ven biển.

Tuyến đường bộ ven biển từ Hải Phòng tới Nam Định nằm trong dự án xây dựng

đường giao thông ven biển Việt Nam dài 3.041 km, từ cảng Núi Đỏ (tỉnh Quảng Ninh)

đến Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang [32]. Tuyến đường ven biển Hải Phòng - Nam Định

gồm hai đoạn: Hải Phòng - Thái Bình và Thái Bình - Nam Định, tổng chiều dài 64,1km

(hình i). Đoạn Hải Phòng - Thái Bình dài 29,7 km, trong đó có 20,7 km nằm trong địa

phận thành phố Hải Phòng với điểm đầu tại phường Minh Đức (quận Đồ Sơn) và 9,0

km nằm trong địa phận tỉnh Thái Bình, điểm cuối tại km29+700 thuộc xã Thụy Liên

(huyện Thái Thụy). Đoạn Thái Bình - Nam Định dài 34,4 km, có điểm cuối tại

km64+100 đấu nối với điểm đầu tuyến đường ven biển Nam Định - Ninh Bình. Tuyến

đường được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, kết cấu mặt đường loại cấp cao

A1, vận tốc 80km/h. Trên tuyến đường dự kiến xây dựng 8 cầu lớn, nhỏ vượt các sông

[32].

Hình i. Sơ đồ vị trí tuyến đường ven biển Hải Phòng - Nam Định (Nguồn Internet)2

Theo các kết quả nghiên cứu chung về nền đất vùng ven biển Bắc Bộ đã được

công bố, cấu trúc nền khu vực dự kiến có tuyến đường ven biển Hải Phòng - Nam Định

chạy qua khá phức tạp. Trầm tích Đệ Tứ có mặt nhiều lớp đất yếu với sức chịu tải thấp,

biến dạng lớn như sét, sét pha, cát pha trạng thái chảy, dẻo chảy, dẻo mềm-dẻo chảy hay

bùn loại sét, thuộc hai hệ tầng Thái Bình và Hải Hưng [21]. Chúng thường có chiều dày

lớn, biến đổi nhiều, phân bố ngay trên mặt hoặc gần mặt đất, ảnh hưởng nghiêm trọng

đến khả năng ổn định cũng như lún đối với các tuyến đường khi xây dựng trong vùng,

trong đó có tuyến đường ven biển Hải Phòng - Nam Định sẽ xây dựng. Vì vậy, việc xử

lý nền đất yếu khi xây dựng tuyến đường này nhằm đảm bảo yêu cầu về độ lún cũng

như ổn định theo qui định hiện hành là yêu cầu cần phải tiến hành.

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều phương pháp xử lý nền đất yếu đã và đang được

áp dụng, bao gồm các phương pháp xử lý nông hay dưới sâu, xử lý bằng cơ học hoặc

hóa học, xử lý bằng thoát nước cố kết hoặc kết hợp . Mỗi phương pháp xử lý đều có

ưu điểm, nhược điểm và phạm vi ứng dụng, hiệu quả riêng. Hiệu quả xử lý nền đất yếu

phụ thuộc vào nhiều yếu tố kỹ thuật, công nghệ, bản chất ứng xử của loại đất yếu, cấu

trúc nền đất yếu, . Đối với cấu trúc nền có lớp đất yếu bề dày nhỏ, phân bố ngay trên

mặt đất thì lựa chọn phương pháp xử lý nông như thay đất, gia cố toàn khối bằng chất

kết dính, hay gia tải trước là phù hợp. Khi cấu trúc nền có lớp đất yếu dày phân bố ngay

trên mặt đất hoặc dưới sâu thì các phương pháp xử lý sâu thường được lựa chọn.

Với tuyến đường ven biển Hải Phòng - Nam Định, nơi có cấu trúc nền gồm các

lớp đất yếu chiều dày lớn, phân bố ngay trên mặt đất hoặc gần mặt đất, các phương pháp

xử lý sâu như: bấc thấm, hút chân không, cọc cát, giếng cát, cọc cát đầm chặt, cọc đất -

xi măng, hay cọc PF (Point Foundation) sẽ là sự lựa chọn hợp lý. Các phương pháp này,

mặc dù đã được sử dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cả về kỹ thuật và kinh tế nhưng

trong những trường hợp cụ thể vẫn có những hạn chế riêng. Chẳng hạn, với phương

pháp bấc thấm, khi thi công thường xảy ra hiện tượng xáo trộn đất xung quanh bấc thấm

(hiệu ứng xáo trộn), bị đứt hoặc gập bấc khi lún nhiều làm gián đoạn đường thoát nước,

hay chất lượng lớp đệm thoát nước và đường thoát nước do thi công kém chất lượng, .

làm giảm khả năng cố kết của nền nên nhiều trường hợp vẫn xảy ra lún sau khi công

trình được đưa vào sử dụng. Phương pháp cọc cát, giếng cát hay cọc cát đầm ngoài yêu

cầu quan trọng về vật liệu cát hạt vừa giá thành cao (cát sông đủ tiêu chuẩn) còn dễ gây

tiếng ồn lớn, ảnh hưởng đến môi trường và các công trình xung quanh. Hơn nữa, việc3

khai thác cát sông hiện rất khó khăn, ngày càng khan hiếm, tác động xấu tới môi trường

sinh thái. Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ Quy định về

quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông là cơ sở pháp lý nhằm hạn chế,

thậm chí cấm khai thác cát sông, thúc đẩy tìm nguồn vật liệu khác thay thế. Với cọc đất

- xi măng, khả năng mang lại hiệu quả tốt về giảm lún và gia tăng ổn định cao với nền

đường đắp trên đất yếu, nhưng giá thành cao và yêu cầu khá cao về kỹ thuật cũng như

thiết bị thi công cũng là những hạn chế khi áp dụng. Còn hút chân không ít phù hợp khi

xử lý nền đất yếu cho các công trình dạng tuyến kéo dài với mặt cắt ngang hẹp như tuyến

đường giao thông ven biển này.

pdf 156 trang chauphong 16/08/2022 13601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biển - xi măng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biển - xi măng

Luận án Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biển - xi măng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 
------------------------------ 
NGUYỄN THỊ DỊU 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NỀN ĐẤT YẾU 
TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG VEN BIỂN 
ĐOẠN TỪ HẢI PHÒNG ĐẾN NAM ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT 
GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN BẰNG CỌC CÁT BIỂN - XI MĂNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT 
HÀ NỘI - 2021 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 
------------------------------ 
NGUYỄN THỊ DỊU 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NỀN ĐẤT YẾU 
TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG VEN BIỂN 
ĐOẠN TỪ HẢI PHÒNG ĐẾN NAM ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT 
GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN BẰNG CỌC CÁT BIỂN - XI MĂNG 
Ngành 
Chuyên ngành 
: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CTGT 
: ĐỊA KỸ THUẬT XÂY DỰNG 
Mã số : 9580205 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. PGS.TS. Tạ Đức Thịnh 
2. PGS.TS. Nguyễn Đức Mạnh 
HÀ NỘI - 2021 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết 
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. 
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2021 
Tác giả 
Nguyễn Thị Dịu 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Tạ Đức Thịnh 
và PGS.TS Nguyễn Đức Mạnh. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy hướng dẫn đã chỉ 
dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành 
luận án. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Sỹ Ngọc đã đóng góp các ý kiến quý 
báu giúp tôi hoàn thiện luận án. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải, 
lãnh đạo Khoa Công trình, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Địa kỹ thuật đã tạo điều 
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, 
chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận án. 
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, gia đình, người thân, bạn bè 
đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. 
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2021 
Tác giả 
Nguyễn Thị Dịu 
iii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i 
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................ vi 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................... ix 
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CẤU TRÚC NỀN ĐẤT YẾU .......... 8 
VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU ............................................................. 8 
1.1. Tổng quan nghiên cứu về cấu trúc nền đất yếu trên thế giới .................................. 8 
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về đất yếu trên thế giới ..................................................... 8 
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về cấu trúc nền đất yếu trên thế giới .............................. 10 
1.2. Tổng quan nghiên cứu về cấu trúc nền đất yếu ở Việt Nam .................................. 13 
1.2.1. Nghiên cứu về đất yếu ở Việt Nam ..................................................................... 13 
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc nền đất yếu ở Việt Nam................................................. 18 
1.3. Tổng quan nghiên cứu về các phương pháp xử lý nền đất yếu trên thế giới.......... 21 
1.3.1. Các nhóm phương pháp xử lý nền đất yếu .......................................................... 21 
1.3.2. Tổng quan nghiên cứu về các phương pháp xử lý nông ..................................... 22 
1.3.3. Tổng quan nghiên cứu về các phương pháp xử lý sâu ........................................ 23 
1.4. Tổng quan nghiên cứu về các phương pháp xử lý nền đất yếu ở Việt Nam .......... 29 
1.4.1. Các phương pháp xử lý nông............................................................................... 29 
1.4.2. Các phương pháp xử lý sâu ................................................................................. 31 
1.5. Kết luận chương 1 .................................................................................................. 33 
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NỀN ĐẤT YẾU TUYẾN ĐƯỜNG .............. 35 
GIAO THÔNG VEN BIỂN TỪ HẢI PHÒNG ĐẾN NAM ĐỊNH .............................. 35 
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên vùng ven biển Hải Phòng – Nam Định .................... 35 
2.1.1. Đặc điểm khí hậu ................................................................................................. 35 
2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo ................................................................................. 36 
2.1.3. Đặc điểm trầm tích Đệ Tứ ................................................................................... 36 
2.1.4. Đặc điểm địa chất thủy văn ................................................................................. 42 
2.2. Đặc điểm đất yếu vùng ven biển Hải Phòng – Nam Định ..................................... 44 
2.2.1. Tuổi và nguồn gốc ............................................................................................... 44 
2.2.2. Thành phần vật chất ............................................................................................. 45 
iv 
2.2.3. Tính năng xây dựng ............................................................................................. 46 
2.2.4. Tính chất cơ lý ..................................................................................................... 50 
2.3. Phân chia cấu trúc nền đất yếu tuyến đường ven biển Hải Phòng – Nam Định .... 52 
2.3.1. Mục đích phân chia ............................................................................................. 52 
2.3.2. Nguyên tắc phân chia .......................................................................................... 52 
2.3.3. Đặc điểm các yếu tố cấu trúc nền ........................................................................ 53 
2.3.4. Kết quả phân chia cấu trúc nền đất yếu ............................................................... 56 
2.3.5. Phạm vi phân bố các dạng cấu trúc nền .............................................................. 60 
2.4. Kết luận chương 2 .................................................................................................. 61 
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU 
BẰNG CỌC CÁT BIỂN – XI MĂNG .......................................................................... 62 
3.1. Cơ sở đề xuất phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát biển – xi măng ......... 62 
3.1.1. Khái quát về phương pháp cọc cát biển - xi măng xử lý nền đất yếu ................ 62 
3.1.2. Cơ sở đề xuất phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát biển – xi măng ...... 62 
3.2. Cơ sở lý thuyết phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát biển – xi măng ....... 63 
3.2.1. Cơ sở khoa học nâng cao sức chịu tải và giảm độ lún của nền ........................... 63 
3.2.2. Xây dựng cơ sở lý thuyết phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát biển – xi 
măng .............................................................................................................................. 66 
3.3. Cơ sở thực nghiệm phương pháp xử lí nền đất yếu bằng cọc cát biển - xi măng .. 72 
3.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm xác định tác dụng gia tăng cường độ của cọc cát biển – 
xi măng .......................................................................................................................... 72 
3.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm mô hình vật lý thu nhỏ cọc cát biển – xi măng . ......... 82 
3.4. Nghiên cứu mô hình số mô phỏng cọc cát biển – xi măng xử lý nền đất yếu ...... 89 
3.4.1. Xây dựng mô hình số .......................................................................................... 89 
3.4.2. Kết quả phân tích mô hình ................................................................................... 90 
3.5. Đề xuất phương pháp tính toán nền đất yếu xử lý bằng cọc cát biển – xi măng.... 92 
3.5.1. Phân tích cơ sở khoa học đề xuất phương pháp tính toán ................................... 92 
3.5.2. Đề xuất phương pháp tính độ lún và sức chịu tải của nền đất yếu xử lý bằng cọc 
cát biển – xi măng .......................................................................................................... 94 
3.6. Xây dựng quy trình thiết kế và thi công cọc cát biển - xi măng .......................... 102 
3.6.1. Xây dựng quy trình thiết kế cọc cát biển – xi măng .......................................... 102 
3.6.2. Xây dựng quy trình thi công cọc cát biển – xi măng ........................................ 108 
v 
3.6.3. Quy trình nghiệm thu cọc .................................................................................. 111 
3.7. Kết luận chương 3 ................................................................................................ 112 
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH SỐ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỀN 
ĐẤT YẾU BẰNG CỌC CÁT BIỂN – XI MĂNG ..................................................... 114 
4.1. Các thông số kỹ thuật tuyến đường Hải Phòng-Nam Định và đề xuất phương pháp 
xử lý nền đất yếu ......................................................................................................... 114 
4.1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................ 114 
4.1.2. Một số thông số kỹ thuật chính ......................................................................... 114 
4.1.3. Cấu trúc nền đất yếu .......................................................................................... 115 
4.1.4. Đề xuất phương pháp xử lý nền đất yếu ............................................................ 115 
4.2. Xây dựng mô hình số phân tích hiệu quả xử lý nền đất yếu bằng cọc cát biển – xi 
măng ............................................................................................................................ 116 
4.2.1. Lựa chọn thông số kỹ thuật để xây dựng mô hình số ........................................ 116 
4.2.2. Các thông số thiết kế cọc cát biển – xi măng .................................................... 116 
4.2.3. Xây dựng mô hình số 3D ................................................................................... 117 
4.2.4. Xây dựng mô hình ứng xử của vật liệu và các thông số của mô hình .............. 119 
4.2.5. Tải trọng tác dụng .............................................................................................. 120 
4.3. Phân tích hiệu quả xử lý nền đất yếu bằng cọc cát biển – xi măng ...................... 120 
4.3.1. Ảnh hưởng của cọc cát biển – xi măng đến độ lún nền đất yếu ....................... 121 
4.3.2. Ảnh hưởng của tải trọng ngoài đến độ lún n ... h (1990), Nghiên cứu quy luật biến đổi không gian trầm tích Đệ tứ đồng 
bằng Bắc Bộ, Việt Nam trên cơ sở phân tích mô hình toán học trường thông số địa 
chất của chúng, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Thăm dò Địa chất Matxcơva, Liên 
bang Nga. 
[29] Tạ Đức Thịnh (2002), Nghiên cứu đề xuất phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc 
cát-xi măng-vôi, Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường 
Đại học Mỏ-Địa chất. 
[30] Tạ Đức Thịnh, Nguyễn Huy Phương (2005), Cơ học đất, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 
[31] Tạ Đức Thịnh (2009), Đất yếu và phương pháp xử lý nền đất yếu ở Việt Nam. Kỷ 
yếu Hội thảo Việt Nam - Nhật Bản “Nền đất yếu - Phương pháp khảo sát và xử lý”, 
Hà Nội. 
[32] Thủ tướng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Quyết định số 
129/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven 
biển Việt Nam ngày 18/01/2010. 
[33] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9403:2012, Gia cố nền đất yếu - Phương pháp trụ đất 
xi măng, Nxb Xây dựng, 2012. 
[34] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9842:2013, Xử lý nền đất yếu bằng cố kết hút chân 
không, Nxb Xây dựng, 2013. 
[35] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11713:2017, Gia cố nền đất yếu bằng giếng cát, Nxb 
Xây dựng, 2017. 
[36] Đỗ Minh Toàn (1993), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp gia cố 
đất yếu bằng xi măng để xử lý nền móng công trình, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học 
công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 
[37] Đỗ Minh Toàn (2011), Nghiên cứu đặc tính xây dựng của trầm tích đất loại sét amQ2 
2-3 phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long phục vụ gia cố nền bằng các giải pháp làm 
chặt có sử dụng chất kết dính vô cơ, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ của Bộ Giáo dục 
 142 
và Đào tạo, Trường Đại học Mỏ-Địa chất. 
[38] Nguyễn Viết Trung, Vũ Minh Tuấn (2010), Cọc đất xi măng - phương pháp gia cố 
nền đất yếu, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 
[39] Phạm Minh Tuấn (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng hữu cơ đến khả 
năng cải tạo đất yếu bằng xi măng, Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ - 
Địa chất. 
[40] Phạm Anh Tuấn, Đỗ Hữu Đạo (2015), Phân tích số cho nhóm cọc đất xi măng có gia 
cường vải địa kỹ thuật để hỗ trợ việc mở rộng nền đường đắp, Tạp Chí Địa Kỹ Thuật, 
Vol. 1, pp. 44 - 55. 
[41] Phạm Văn Tỵ, Nguyễn Viết Tình và nnk (1999), Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất 
xây dựng của thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp thành phố Hà 
Nội, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 
[42] Nguyễn Uyên (2005), Xử lý nền đất yếu trong xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 
[43] Thân Văn Văn (2000), Lựa chọn tỷ lệ xi măng với đất khi chế tạo cọc xử lý nền đất 
yếu, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, Vol. 26, pp 66 - 69. 
Tiếng Anh 
[44] Assarson K. G., Broms B., Granholm S., Paus K. (1977), Deep stabilization of soft 
cohesive soils, Art. no. Monograph, Accessed: Mar. 09, 2021. [Online]. Available: 
https://trid.trb.org/view/81892. 
[45] BS 5930:2015+A1:2020 Code of practice for ground investigations Accessed: Apr. 
05, 2021. [Online]. Available: 
https://shop.bsigroup.com/ProductDetail?pid=000000000030400754. 
[46] Chai J., Shrestha S., Hino T., Uchikoshi T. (2017), Predicting bending failure of 
CDM columns under embankment loading, Comput. Geotech., Vol. 91, pp. 169 - 178, 
doi: 10.1016/j.compgeo.2017.07.015. 
[47] Cengiz C., Güler E. (2018), Seismic behavior of geosynthetic encased columns and 
ordinary stone columns, Geotext. Geomembr, Vol. 46, no. 1, pp. 40 - 51, doi: 
10.1016/j.geotexmem.2017.10.001. 
[48] Collin J. G., Han J., Huang J. (2006), Geosynthetic-Reinforced Column-Support 
Embankment Design Guidelines. 
[49] Dastidar, AG, Gupta S., Ghosh T.K. (1969), Application of Sand-wicks in a Housing. 
Project, in Proc. 7th INCSMFE, Mexico City, Vol. 2, pp. 59 - 64. 
[50] D18 Committee (2010), ASTM D2487 - Practice for Classification of Soils for 
Engineering Purposes (Unified Soil Classification System), ASTM International. doi: 
10.1520/D2487-00. 
[51] Deshpande P.M, Vyas A. V. (1996), Interactive encased stone column foundation, 
Bombay, Accessed: Jan. 25, 2021. [Online]. 
 143 
Available: https://www.onemine.org/document/abstract.cfm?docid=184530. 
[52] Dutta S., Nadaf M. B., Lal Birali R. R., Mandal J. N. (2016), Encased Stone Columns 
for Soft Ground Improvement, pp. 746 - 755, doi: 10.1061/9780784480144.074. 
[53] Ezoe A., Harada K., Otani J. (2019), Sand Compaction Pile Method and Its 
Applications, Int. J. Geosynth. Ground Eng., Vol. 5, no. 3, p. 24, doi: 
10.1007/s40891-019-0175-9. 
[54] Ghazavi M., Ehsani A. Y., Nazari A. J. (2018), Bearing capacity of horizontally 
layered geosynthetic reinforced stone columns, Geotext. Geomembr, Vol. 46, no. 3, 
pp. 312 - 318, doi: 10.1016/j.geotexmem.2018.01.002. 
[55] Griffin H., O’Kelly B. C. (2014), Ground improvement by vacuum consolidation - a 
review, Proc. Inst. Civ. Eng. - Ground Improv., Vol. 167, no. 4, pp. 274 - 290, doi: 
10.1680/grim.13.00012. 
[56] Han J., Gabr M. (2002), Numerical Analysis of Geosynthetic-Reinforced and Pile-
Supported Earth Platforms over Soft Soil, J. Geotech. Geoenvironmental Eng., vol. 
128, no. 1, pp. 44 - 53, doi: 10.1061/(ASCE)1090-0241(2002)128:1(44). 
[57] Harada K., Tsuboi H., Tanaka Y., Takehara Y., Fukada H. (2004), Cases Histories 
and Recent Development of the Sand Compaction Pile Method as a Countermeasure 
Against Liquefaction, Proceedings: Fifth International Conference on Case Histories 
in Geotechnical Engineering, no. 8, p. 7. 
[58] Harada K., Ohbayashi J. (2017), Development and improvement effectiveness of 
sand compaction pile method as a countermeasure against liquefaction, Soils Found., 
Vol. 57, no. 6, pp. 980 - 987, doi: 10.1016/j.sandf.2017.08.025. 
[59] Hiroyuki T., Masaaki T. (1986), Properties of Treated Soils Formed Insitu by Deep 
Mixing Method, Pari, Vol. 25, no. 2, 1986, Accessed: Jan. 16, 2021. [Online]. 
Available: https://www.pari.go.jp/en/report_search/detail.php?id=1986060250203. 
[60] Ho M. H., Chan C.M. (2011), Some Mechanical Properties of Cement Stabilized 
Malaysian Soft Clay, Int. J. Civ. Environ. Eng., Vol. 5, no. 2, pp. 76 - 83. 
[61] Horpibulsuk S., Rachan R., Suddeepong A. (2012), State of the art in strength 
development of soil - cement columns, in Proceedings of the Institution of Civil 
Engineers - Ground Improvement, Vol. 165, pp. 201 - 215, doi: 
10.1680/grim.11.00006. 
[62] Huat B. B. K., Maail S., Mohamed T. A. (2005), Effect of Chemical Admixtures on 
the Engineering Properties of Tropical Peat Soils, Am. J. Appl. Sci., vol. 2, no. 7, Art. 
no. 7, doi: 10.3844/ajassp.2005.1113.1120. 
[63] Itasca (2009), Online manual of Flac3D version 4.0. 
[64] Jamsawang P., Voottipruex P., Boathong P., Mairaing W., Horpibulsuk S. (2015), 
Three-dimensional numerical investigation on lateral movement and factor of safety 
 144 
of slopes stabilized with deep cement mixing column rows, Eng. Geol., Vol. 188, pp. 
159 - 167, doi: 10.1016/j.enggeo.2015.01.017. 
[65] Kamon M.., Bergado D.T (1991), Ground Improvement Techniques, presented at the 
Ninth Asian Regional Conference (9ARC) on Soil Mechanics and Foundation, 
Thailand. 
[66] Kitazume M., Orano K., Miyajima S. (2000), Centrifuge Model Tests on Failure 
Envelope of Column Type deep Mixing Method Improved Ground, Soils Found., 
Vol. 40, no. 4, pp. 43 - 55, doi: 10.3208/sandf.40.4_43. 
[67] Kjellman W. (1952), Consolidation of Clayey Soils by Atmospheric Pressure, in 
Proceedings of a Conference on Soil Stabilization, Massachusetts Institute of 
Technology, Boston, pp. 258 -263. 
[68] Liu H. L., Charles W. W. N., Fei K. (2007), Performance of a Geogrid-Reinforced 
and Pile-Supported Highway Embankment over Soft Clay: Case Study, J. Geotech. 
Geoenvironmental Eng., Vol. 133, no. 12, pp. 1483 - 1493, doi: 
10.1061/(ASCE)1090-0241(2007)133:12(1483). 
[69] Ma C., Chen J., Zhou Y., Wang Z. (2010), Clay minerals in the major Chinese coastal 
estuaries and their provenance implications, Front. Earth Sci. China, Vol. 4, no. 4, 
pp. 449 - 456, doi: 10.1007/s11707-010-0130-5. 
[70] Masayuki I., Takenaka (2021), Experiment to Determine the Influence of 
Groundwater Level on Grid-Form Deep Mixing Walls for Liquefaction Control, 
Japan, 2015, Accessed: Mar. 09, 2021. [Online]. Available: 
[71] Murayama S. (1958), On the Rheological Characters of Clay, Kyoto Univ. of Japan 
Disaster Prevention Research Institute Bull, 26. 
[72] Omar R. C., Jaafar R. (2000), The Characteristics and Engineering Properties of Soft 
Soil at Cyberjaya, pp. 313 - 323. 
[73] Rathmayer H. (1969), Deep Mixing Methods for Soft Soil Improvement in the 
Nordic Countries, in Proceedings of the 2nd International Conference on Ground 
Improvement Geosystems, Tokyo, pp. 14 - 17. 
[74] Sakleshpur V. A., Prezzi M., Salgado R. (2018), Ground Engineering using 
Prefabricated Vertical Drains: A Review, Geotech. Eng., Vol. 49, pp. 45 - 64. 
[75] Skempton A.W. (1953), The colloidal Activity of clay, in Proceedings of the third 
international conference on soil mechanics and foundation engineering, Switzerland, 
pp. 57 - 61. 
[76] Sukpunya A., Jotisankasa A. (2016), Large simple shear testing of soft Bangkok clay 
stabilized with soil–cement-columns and its application, Soils Found., Vol. 56, no. 4, 
pp. 640–651, doi: 10.1016/j.sandf.2016.07.005. 
 145 
[77] Ta Duc Thinh and Nguyen Duc Ly (2008), The sand-cement-lime column method 
for soil improvement: A case study in Tay Thai Thuy High school, Proceeding of the 
4th International conference VIETGEO, pp. 207 - 215. 
[78] Uddin F. (2018), Montmorillonite: An Introduction to Properties and Utilization, 
Curr. Top. Util. Clay Ind. Med. Appl., doi: 10.5772/intechopen.77987. 
[79] Wang D., Olowokere D., Zhang L. (2018), Interpretation of Soil–Cement Properties 
and Application in Numerical Studies of Ground Settlement Due to Tunneling Under 
Existing Metro Line, no. November, doi: 10.1007/s10706-014-9803-2. 
[80] Yadu L., Tripathi R. K. (2013), Stabilization of soft soil with granulated blast furnace 
slag and fly ash, Int. J. Res. Eng. Technol., Vol. 2, pp. 115 - 119. 
[81] Ye L., Jin Y. F., Zhu Q. Y., Sun P. P. (2015), Influence of Mineral Constituents on 
One-dimensional Compression Behaviour of Clayey Soils, Geotech. Eng. J. SEAGS 
AGSSEA Southeast Asian Geotech. Soc. Assoc. Geotech. Soc. SouthEast Asia, 
Accessed: Jan. 16, 2021. [Online]. Available: https://hal.archives-ouvertes.fr/hal-
01472596. 
[82] Zeng L.-L., Hong Z.-S., Cai Y.-Q., Han J. (2011), Change of hydraulic conductivity 
during compression of undisturbed and remolded clays, Appl. Clay Sci., Vol. 51, no. 
1, pp. 86 - 93, doi: 10.1016/j.clay.2010.11.005. 
[83] Zhou W. H., Lao J. Y., Huang Y., Chen R. (2016), Three-dimensional Finite Element 
Modelling of Soil Arching in Pile-supported Geogrid-reinforced Embankments, 
Procedia Eng., Vol. 143, pp. 607 - 614, doi: 10.1016/j.proeng.2016.06.081. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_dac_diem_cau_truc_nen_dat_yeu_tuyen_duong.pdf
  • pdf28.10.2021. Tóm tắt Luận án Tiếng Anh NTD.pdf
  • pdf28.10.2021. Tóm tắt Luận án Tiếng Việt NTD.pdf