Luận án Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu úng ngập đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội

Tính cấp thiết của đề tài

Hồ điều hòa trong đô thị là một bộ phận của hệ thống thoát nƣớc đô thị,

là nhân tố quan trọng đảm bảo cho hệ thống làm việc ổn định và giảm thiểu

ngập úng cho đô thị do mƣa và do lũ. Ngoài ra, hồ điều hòa còn có vai trò cải

tạo điều kiện vi khí hậu, tạo vẻ đẹp cảnh quan, là nơi tổ chức các hoạt động

văn hóa, thể thao Hồ đã trở thành nơi tụ tập, sinh hoạt cộng đồng và là một

phần của cuộc sống ngƣời dân đô thị. Thậm chí hồ đã đi vào đời sống tâm linh

của một bộ phận ngƣời dân đô thị.

Theo số liệu điều tra năm 2016 [11], khu vực Đô thị Trung tâm thành

phố Hà Nội hiện còn 122 hồ với diện tích khoảng 1165 ha (trong đó Hồ Tây

chiếm 525 ha) để điều tiết nƣớc mƣa gắn với hệ thống thoát nƣớc thành phố.

Hồ khu vực nội thành liên kết thành các chuỗi hồ nhƣ hệ thống hồ Giảng Võ –

Ngọc Khánh – Thành Công – Đống Đa – Sông Tô Lịch; Hồ Giám – Văn

Chƣơng – Trung Tự - Sông Lừ Kết quả điều tra khảo sát cho biết tổng

lƣợng mƣa trung bình cả năm của Hà Nội vào khoảng 1.800 mm, nhƣng với

trận mƣa 50-100 mm thì có khoảng 25 điểm ngập úng. Năm 2017, nội thành

Hà Nội vẫn còn 20 điểm úng ngập nặng nhƣ ngã tƣ Lý Thƣờng Kiệt - Phan

Bội Châu, ngã tƣ Trần Hƣng Đạo - Phan Chu Trinh; phố Quán Thánh, Ngọc

Khánh, Đội Cấn, Khâm Thiên, Nguyễn Khuyến

Một số tài liệu khảo sát khác cho thấy năm 1995 Hà Nội có khoảng

2.100 ha mặt nƣớc hồ và sông. Nhƣng đến thời điểm năm 2017, diện tích mặt

nƣớc chỉ còn 1.165 ha. Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến

năm 2030, tầm nhìn đến 2050 thì hệ thống hồ điều hòa phân bổ đều trên các

lƣu vực và đạt tỷ lệ 5% - 7% diện tích đất tự nhiên, trong khi đó hiện nay hồ

Hà Nội chỉ chiếm khoảng 2% diện tích đất đô thị. Từ tỷ lệ thống kê này cho

thấy vai trò điều tiết nƣớc mƣa, giảm thiểu úng ngập của hồ Đô thị Trung tâm

thành phố Hà Nội cũng sút giảm theo thời gian.

Ngoài các nguyên nhân trên, việc ngập úng đô thị ngày càng trầm trọng

do biến đổi khí hậu toàn cầu.2

Quyết định số: 589/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 06 tháng 4

năm 2016 về việc Phê duyệt điều chỉnh Định hƣớng phát triển thoát nƣớc đô

thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050

nêu rõ: “Xây dựng các quy định quản lý hồ điều hòa, tối ưu hóa và đồng bộ

giữa chức năng điều hòa thoát nước với các chức năng về sinh thái, cảnh quan

và chức năng khác; xác định vị trí, quy mô hồ hợp lý đảm bảo tối đa hiệu quả

điều tiết nước mưa của hồ theo điều kiện cụ thể về kinh tế, kỹ thuật và môi

trường phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị”.[44]

Một tài liệu nghiên cứu đã viết về hồ Hà Nội: “Các hồ, ao, sông nhỏ ở

Hà Nội là tài sản môi trường quý giá của Thủ đô. Quản lý tài sản môi trường

này đòi hỏi cách tiếp cận tích hợp, kết hợp giữa bảo tồn, kỹ thuật, sự tham gia

của các bên, cộng đồng, doanh nghiệp, truyền thông, các nhà khoa học”. [28]

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tất cả các hồ tại Đô thị Trung tâm thành

phố Hà Nội khác nhau về quy mô, khác nhau về chức năng cũng nhƣ vai trò vị

trí trong đô thị. Chính vì lẽ đó việc quản lý các hồ điều hòa tại Đô thị Trung

tâm thành phố Hà Nội ngoài việc đảm bảo điều kiện điều tiết nƣớc mƣa giảm

thiểu úng ngập cho đô thị mà nó còn phải đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả

các bên liên quan khai thác, sử dụng.[60]

Thực trạng về quản lý hồ điều hòa tại Đô thị Trung tâm thành phố Hà

Nội hiện nay cũng còn nhiều bất cập. Cơ cấu tổ chức, phân công, phân cấp,

trách nhiệm của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành còn

chồng chéo, dẫn đến khó khăn trong việc xác định trách nhiệm của tổ chức,

cá nhân. Cơ chế chính sách về quản lý hồ còn chậm đổi mới, nguồn kinh phí

dùng đề duy tu hạn hẹp. Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong quản

lý hồ điều hòa còn nhiều hạn chế. Hậu quả cho thấy hồ bị lấn chiếm, san

lấp, làm giảm lƣu lƣợng điều tiết nƣớc mƣa, dẫn đến đô thị ngập úng, ô nhiễm,

ách tắc giao thông, cảnh quan môi trƣờng xuống cấp . [53]

Chính vì vậy, đề tài: Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm

điều tiết nước mưa, giảm thiểu ngập úng cho Đô thị Trung tâm thành phố Hà

Nội là cần thiết và mang tính thực tiễn cao.

pdf 207 trang chauphong 16/08/2022 11020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu úng ngập đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu úng ngập đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội

Luận án Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu úng ngập đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 
CHU MẠNH HÀ 
MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỒ ĐIỀU HÒA 
NHẰM ĐIỀU TIẾT NƢỚC MƢA, GIẢM THIỂU ÚNG 
NGẬP ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ 
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH 
Hà Nội – 2021 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 
CHU MẠNH HÀ 
MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỒ ĐIỀU HÒA 
NHẰM ĐIỀU TIẾT NƢỚC MƢA, GIẢM THIỂU ÚNG 
NGẬP ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ 
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH 
Mã số: 62.58.01.06 
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 
PGS. TS. NGUYỄN LÂM QUẢNG 
HÀ NỘI – 2021 
i 
LỜI CẢM ƠN 
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới Thầy giáo - 
PGS. TS. Nguyễn Lâm Quảng - Ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, động viên và 
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này. 
Tôi cũng xin gửi tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các đơn vị chức 
năng, các nhà khoa học, các chuyên gia, cùng các thầy, cô giáo và cán bộ của 
Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. 
Xin chân thành cảm ơn tới cơ quan nơi tôi công tác UBND quận Hà Đông, 
UBND thành phố Hà Nội, gia đình và đồng nghiệp giúp đỡ, tạo điều kiện thuận 
lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu để hoàn thành luận án. 
Nghiên cứu sinh 
 Chu Mạnh Hà 
ii 
LỜI CAM ĐOAN 
Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nghiên 
cứu trong luận án này là trung thực và các thông tin trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ 
nguồn gốc. Các kết quả nghiên cứu của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong 
bất cứ các công trình nghiên cứu nào khác. 
 Nghiên cứu sinh 
Chu Mạnh Hà 
iii 
MỤC LỤC 
Lời cảm ơn i 
Lời cam đoan ii 
MỤC LỤC iii 
Bảng các chữ viết tắt vii 
Bảng thống kê hình, ảnh viii 
Bảng thống kê bảng, biểu xi 
MỞ ĐẦU 
Tính cần thiết của đề tài 1 
Mục đích nghiên cứu 3 
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 
Phƣơng pháp nghiên cứu 3 
Những đóng góp mới của luận án 5 
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6 
Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận án 7 
Cấu trúc của luận án 8 
NỘI DUNG 9 
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HỒ ĐIỀU HÒA NHẰM ĐIỀU TIẾT 
NƢỚC MƢA, GIẢM THIỂU ÚNG NGẬP ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI 
9 
1.1. Tổng quan về quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nƣớc mƣa, giảm 
thiểu úng ngập các đô thị trên thế giới và Việt Nam 
9 
1.1.1. Tổng quan về quản lý hồ điều hòa trên thế giới 9 
1.1.2. Tổng quan về quản lý hồ điều hòa của một số đô thị Việt Nam 15 
1.2. Giới thiệu về Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội 21 
1.2.1. Vị trí và giới hạn địa lý 21 
1.2.2. Điều kiện tự nhiên 22 
1.2.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 23 
1.3. Thực trạng về hồ điều hòa trong hệ thống thoát nƣớc Đô thị Trung 
tâm thành phố Hà Nội 
24 
1.3.1. Hiện trạng về hồ điều hòa Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội 24 
1.3.2. Phân vùng lƣu vực điều tiết nƣớc mƣa của hồ điều hòa Đô thị Trung tâm 26 
iv 
thành phố Hà Nội 
1.4. Thực trạng quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nƣớc mƣa, giảm thiểu 
úng ngập Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội 
27 
1.4.1. Khái quát về hệ thống thoát nƣớc và tình hình ngập úng của Đô thị Trung 
tâm thành phố Hà Nội 
27 
1.4.2. Thực trạng về đầu tƣ xây dựng, tôn tạo, sử dụng hồ điều hòa Đô thị Trung 
tâm thành phố Hà Nội 
30 
1.4.3. Thực trạng công tác quản lý các chức năng của hồ điều hòa Đô thị Trung 
tâm thành phố Hà Nội 
32 
1.4.4. Thực trạng về cơ chế chính sách và cơ cấu tổ chức quản lý hồ điều hòa Đô 
thị Trung tâm thành phố Hà Nội 
36 
1.4.5. Thực trạng về xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hồ 
điều hòa Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội 
43 
1.4.6. Đánh giá công tác quản lý hồ điều hòa Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội 44 
1.5. Tổng quan về các công trình khoa học liên quan đền đề tài luận án ở 
trong và ngoài nƣớc 
47 
1.5.1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến quản lý hồ điều hòa 47 
1.5.2. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài liên quan đến quản lý hồ điều hòa 52 
1.6. Những tổng hợp các vấn đề đã nghiên cứu và những vấn đề tồn tại 
cần nghiên cứu của luận án 
54 
1.6.1. Đánh giá tổng hợp các vấn đã nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 54 
1.6.2. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu của luận án 56 
CHƢƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HỒ ĐIỀU HÒA NHẰM ĐIỀU 
TIẾT NƢỚC MƢA, GIẢM THIỂU ÚNG NGẬP CHO ĐÔ THỊ TRUNG TÂM 
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
57 
2.1. Cơ sở lý luận quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nƣớc mƣa, giảm thiểu 
úng ngập Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội 
57 
2.1.1. Phân loại hồ điều hòa và hệ thống thoát nƣớc đô thị 57 
2.1.2. Đặc điểm, vai trò của hồ điều hòa trên hệ thống thoát nƣớc 60 
2.1.3. Các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý và các nhân tố quyết định cơ cấu tổ 
chức quản lý 
63 
2.1.4. Các yêu cầu trong quản lý hồ điều hòa 65 
2.1.5. Xã hội hóa và sự tham gia, giám sát của cộng đồng trong quản lý hồ điều 67 
v 
hòa của hệ thống thoát nƣớc 
2.1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nƣớc mƣa, 
giảm thiểu úng ngập Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội 
69 
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý hồ điều hòa Đô thị Trung tâm TP Hà Nội 76 
2.2.1. Văn bản pháp luật do cơ quan quản lý nhà nƣớc Trung ƣơng ban hành 76 
2.2.2. Các văn bản pháp luật do UBND thành phố Hà Nội ban hành 81 
2.2.3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan 85 
2.2.4. Các quy hoạch liên quan đến hệ thống thoát nƣớc và hồ điều hòa 86 
2.2.5. Kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016 (phần dự báo cho thành phố Hà Nội) 89 
2.3. Kinh nghiệm nƣớc ngoài và Việt Nam trong quản lý hồ điều hòa 
nhằm điều tiết nƣớc mƣa, giảm thiểu úng ngập cho đô thị 
92 
2.3.1. Kinh nghiệm nƣớc ngoài 92 
2.4. Kinh nghiệm trong nƣớc về quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nƣớc mƣa 
giảm thiểu úng ngập cho đô thị 
 99 
CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỒ ĐIỀU 
HÒA NHẰM ĐIỀU TIẾT NƢỚC MƢA, GIẢM THIỂU ÚNG NGẬP ĐÔ THỊ 
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
103 
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý hồ điều hòa Đô thị Trung 
tâm thành phố Hà Nội 
103 
3.1.1. Quan điểm về quản lý hồ điều hòa 103 
3.1.2. Mục tiêu, yêu cầu quản lý hồ điều hòa 103 
3.1.3. Nguyên tắc quản lý hồ điều hòa Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội 105 
3.2. Đề xuất giải pháp điều chỉnh quy hoạch bố trí hồ điều hòa Đô thị Trung 
tâm TP Hà Nội 
106 
3.2.1. Đề xuất giải pháp điều chỉnh quy hoạch theo hƣớng bố trí phân tán hồ điều 
hòa cho từng lƣu vực thoát nƣớc 
106 
3.2.2. Đề xuất tiêu chí lựa chọn vị trí bố trí hồ điều hòa và hình thức kết nối với 
hệ thống thoát nƣớc Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội 
108 
3.3. Giải pháp quản lý kỹ thuật hồ điều hòa nhằm điều tiết nƣớc mƣa, giảm 
thiểu úng ngập Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội 
109 
3.3.1. Giải pháp gia tăng dung tích điều tiết của hồ điều hòa hỗ trợ điều tiết nƣớc 
mƣa, giảm thiểu úng ngập Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội 
109 
vi 
3.3.2. Giải pháp xây dựng hồ điều hòa thông minh và bể ngầm chứa nƣớc mƣa 112 
3.4. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý hồ điều hòa Đô thị Trung tâm thành 
phố Hà Nội 
116 
3.4.1. Đề xuất thành lập Trung tâm quản lý hồ thành phố trực thuộc UBND TP 
Hà Nội 
116 
3.4.2. Đề xuất cơ chế, chính sách quản lý hồ điều hòa 129 
3.4.3. Đề xuất giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hồ và 
các công trình trong phạm vi quản lý hồ Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội 
131 
3.5. Bàn luận về kết quả nghiên cứu 140 
3.5.1. Tính khả thi cúa đề xuất điều chỉnh quy hoạch theo hƣớng bố trí phân tán 
hồ điều hòa theo từng lƣu vực thoát nƣớc 
140 
3.5.2. Tính khả thi của đề xuất nhóm các giải pháp kỹ thuật 141 
3.5.3. Bàn luận về đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hồ điều hòa Đô thị 
Trung tâm thành phố Hà Nội 
142 
3.5.4. Bàn luận về đề xuất cơ chế, chính sách quản lý hồ điều hòa 144 
3.5.5. Bàn luận về đề xuất sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hồ điều hòa 
Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội 
146 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149 
1. Kết luận 149 
2. Kiến nghị 150 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG 
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỦA CỦA LUẬN ÁN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
vii 
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TỪ VIẾT TẮT 
Từ viết tắt Tên đầy đủ 
BĐKH Biến đổi khí hậu 
BOT Xây dựng - Kinh doanh – Chuyển giao 
BT Xây dựng – Chuyển giao 
BVMT Bảo vệ môi trƣờng 
CT Chƣơng trình 
CSHT Cơ sở hạ tầng 
DSVH Di sản văn hóa 
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn 
HĐH Hồ điều hòa 
HN Hà Nội 
HTKT Hạ tầng kỹ thuật 
JICA Tổ chức hỗ trợ phát triển của chính phủ Nhật Bản 
KĐTM Khu đô thị mới 
KHTL Khoa học thủy lợi 
LV Lƣu vực 
NCKH Nghiên cứu khoa học 
ODA Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức 
PPP Đối tác công tƣ 
QH Quy hoạch 
QHKT Quy hoạch kiến trúc 
QL Quản lý 
QLDA Quản lý dự án 
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 
TN &MT Tài nguyên và Môi trƣờng 
TP Thành phố 
viii 
UBND Ủy ban nhân dân 
UBMTTQ Ủy ban mặt trận Tổ quốc 
VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch 
VSMT Vệ sinh môi trƣờng 
XH Xã hội 
XHH Xã hội hóa 
WSUD Thoát nƣớc mƣa bền vững 
SWMM Mô hình quản lý ngập úng do mƣa 
ix 
BẢNG DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ 
TT Tên hình, sơ đồ Trang 
1.1 Sơ đồ mô phỏng các trụ bơm tiêu thoát nƣớc mƣa ra sông Ando 
của Thủ đô Tokyo, Nhật Bản 
10 
1.2 Hình ảnh lối vào hầm SMART tại Kuala Lumpur, Malaysia 12 
1.3 Sơ đồ mô tả chế độ làm việc của đƣờng hầm SMART 13 
1.4 Hình ảnh đập Marina tại Singapore 14 
1.5 Bản đồ quy hoạch công trình kiểm soát mực nƣớc chống ngập 
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1 
16 
1.6 Công trình hồ điều tiết chống ngập của Dự án dân cƣ – vui chơi 
giải trí Hiệp Bình Phƣớc 
18 
1.7 Bản đồ vị trí, ranh giới Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội theo 
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô năm 2011 
22 
1.8 Bản đồ phân chia các khu vực phát triển của Đô thị Trung tâm 
thành phố Hà Nội 
24 
1.9 Biểu đồ sự thay đổi số lƣợng hồ một số quận nội thành, TP. Hà 
Nội năm 2010 - 2015 
25 
1.10 Biểu đồ sự thay đổi diện tích mặt nƣớc hồ của một số quận nội 
thành, thành phố Hà Nội 2010 - 2015 
26 
1.11 Hình ảnh ngập úng tại Khu đô thị Geleximco (Q. Hà Đông) 28 
1.12 Bản đồ thể hiện 16 điểm đen ngập úng Đô thị Trung tâm TP HN 30 
1.13 Đàn thiên nga trên hồ Thiền Quang, (Q. Đống Đa) 34 
1.14 Sơ đồ mô hình quản lý tổng hợp các chức năng của hồ điều hòa 36 
1.15 Hình ảnh 1 góc hồ Giảng Võ (Q. Ba Đình, Hà Nội) 38 
1.16 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý HĐH Đô thị Trung tâm, TP Hà Nội 40 
1.17 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV thoát nƣớc Hà Nội 41 
1.18 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đội quản lý duy trì hồ điều hòa, Công ty 
TNHH MTV thoát nƣớc Hà Nội 
42 
1.19 Sơ đồ mô hình tổ chức và các hoạt động quản lý hồ điều hòa Đô 45 
x 
thị Trung tâm thành phố Hà Nội 
2.1 Hồ đơn trong hệ thống thoát nƣớc đô thị 57 
2.2 Chùm hồ điều hòa trong hệ thống thoát nƣớc đô thị 58 
2.3 Chuỗi hồ điều hòa trong hệ thống thoát nƣớc 58 
2.4 Sơ đồ sử dụng kết hợp hồ điều hòa với kênh tiêu thoát nƣớc trong 
quy hoạch phân khu S2, quy hoạch thoát nƣớc TP Hà Nội  ... trạm bơm 
như đối với mùa mưa 
XIII. Quy trình vận hành trạm bơm thoát nƣớc hồ Tai Trâu (công suất 0,5 m
3
/s): 
Thời gian 
Mực 
nƣớc duy 
trì (m) 
Mô tả 
Chế độ hoạt động 
Ghi chú Cửa phai 
sang hồ Công 
Viên 
Trạm bơm 
CS 2 x 900 
m
3
/h = 0,5 
m
3
/s 
Mùa 
mưa (từ 
15/4 
đến 10) 
+ 4,3 
1. Ngày không mưa Đóng 
Vận hành ở 
chế độ duy trì 
Khi mực nước hồ hạ 
xuống cos quy định + 
4.3 m thì dừng bơm 
2. Khi có mưa 
- Trong lúc có mưa và 
khi vận hành bơm 
thường xuyên vớt rác 
và vệ sinh sạch sẽ tại 
các cửa cống 
- Khi mưa Đóng Vận hành 
- Trường hợp mưa kéo 
dài liên tục mực nước 
hồ dâng nhanh lên trên 
cos + 5,2 m và cao 
hơn mực nước hồ Công 
viên 
Mở Vận hành 
- Vận hành bơm theo 
nguyên tắc: 
+ Trong lúc có mưa: 
không được dừng 
bơm 
+ Vận hành bơm 
- Khi mực nước hồ hạ 
xuống bằng cao trình 
mực nước trong cống 
nối thông với hồ Công 
Viên (+ 5,0 m) 
Đóng Vận hành 
cho đến khi mực 
nước hồ đạt cao trình 
+ 4,3 m thì dừng bơm 
Mùa 
khô (từ 
15/10 
đến 
15/4) 
+ 4,8 
- Đối với những trận 
mưa cuối mùa mưa 
Mở 
Không vận 
hành 
Trường hợp xảy ra 
mưa bão đột xuất: vận 
hành trạm bơm và 
cửa phai như đối với 
mùa mưa 
- Khi mực nước đạt cao 
trình + 4,80m 
Mở 
Không vận 
hành 
IX. Quy trình vận hành trạm bơm thoát nƣớc hồ Vục (công suất 1,0 m
3
/s): 
PL-28 
Thời gian 
Mực 
nƣớc 
duy 
trì (m) 
Mô tả 
Chế độ hoạt động 
Ghi chú Cửa cống 
vào hồ 
Vục 
Cửa xả 
ra M.Tƣ 
Đình 
Trạm bơm 
CS 1.0 m
3
/s 
Mùa 
mƣa 
(từ 15/4 
đến 
15/10) 
+ 4.0 
1. 
Ngày không mưa 
Đóng Mở 
Không vận 
hành 
Khi mực nước hồ hạ xuống 
cos quy định + 4.0 m thì 
dừng bơm 
2. Khi có mưa 
- Khi mưa Mở Mở 
Không vận 
hành 
- Khi hết mưa: 
+ Nếu mực 
nước trong hồ và 
trong cống bản 
đường 40m 
ngang bằng nhau 
Đóng Đóng Vận hành 
Vận hành bơm theo 
nguyên tắc: 
- Sau mưa: bơm chỉ vận 
hành khi khả năng tự chảy 
từ hồ ra cống không thực 
hiện được 
- Vận hành bơm cho đến 
khi mực nước hồ đạt cao 
trình + 4.0 m thì dừng bơm, 
mở cửa phai ra mương Tư 
Đình và duy trì giữ mực 
nước ở cao trình này 
Mùa 
khô (từ 
15/10 
đến 
15/4) 
≥+5.0 
- Đối với những 
trận mưa cuối 
mùa mưa 
Mở Mở 
Không vận 
hành 
Trường hợp xảy ra mưa 
bão đột xuất: vận hành cửa 
phai và trạm bơm như đối 
với mùa mưa 
- Khi mực nước 
hồ dâng lên cos 
+ 5.0 m 
Đóng Mở 
Không vận 
hành 
IX. Quy trình vận hành trạm bơm thoát nƣớc hồ Cầu Tình (công suất 0,67 m
3
/s): 
Thời gian 
Mực 
nƣớc 
duy trì 
(m) 
Mô tả 
Chế độ hoạt động 
Ghi chú 
Cửa phai 
cống 
bản ngõ 
558 
Nguyễn 
Văn Cừ 
Trạm bơm 
CS 0,67 
m
3
/s 
Mùa 
mƣa 
(từ 
15/4 
đến 
15/10) 
+ 4,2 
1. Ngày không mưa - Nếu 
mực nước trong hồ > 4.2m 
và cao hơn mực nước trong 
cống bản ngõ 558 Nguyễn 
Văn Cừ 
Mở 
Không vận 
hành 
Khi mực nước hồ hạ xuống 
cos quy định + 4.2 m thì 
dừng bơm 
- Nếu mực nước trong hồ > 
4.2m nhưng bé hơn mực 
nước trong cống bản ngõ 
558 Nguyễn Văn Cừ 
đóng 
Vận hành ở 
chế độ 
duy trì 
PL-29 
2. Khi có mưa 
- Khi mưa Đóng 
Không vận 
hành 
- Trong lúc có mưa và khi 
vận hành bơm thường 
xuyên vớt rác tại các cửa 
cống thu nước vào hồ, bể 
hút và làm vệ sinh song 
chắn rác. 
- Vận hành bơm theo 
nguyên tắc: 
+ Trong lúc có mưa: không 
vận hành bơm 
+ Vận hành bơm cho đến 
khi mực nước hồ đạt cao 
trình + 4,2 m thì dừng bơm 
- Khi hết mưa: 
+ Nếu mực nước trong hồ 
cao hơn mực nước trong 
cống bản ngõ 558 Nguyễn 
Văn Cừ 
Mở 
Không vận 
hành 
+ Nếu mực nước trong hồ 
và cống bản ngõ 558 
Nguyễn Văn Cừ ngang băng 
nhau 
Đóng Vận hành 
Mùa 
khô (từ 
15/10 
đến 
15/4) 
≥ + 4,8 
- Đối với những trận mưa 
cuối mùa mưa 
Đóng 
Không vận 
hành 
Trường hợp xảy ra mưa 
bão đột xuất: vận hành 
trạm bơm và cửa phai như 
đối với mùa mưa 
- Khi mực nước đạt cao 
trình + 4,80m 
Mở 
Không vận 
hành 
PL-30 
Phụ lục 11: 
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ, DUY TRÌ HỒ ĐIỀU HÒA 
Số: 20/QTTN 
( Quyết định số 6842/QĐ-UBND ngày13/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc 
công bố quy trình định mức kinh tế, kỹ thuật và đơn giá duy trì hệ thống thoát nước đô thị 
trên địa bàn thành phố Hà Nội) 
A. THEO DÕI THỦY TRÍ 
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 
1. An toàn lao động: 
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định; 
2. Chuẩn bị dụng cụ: 
- Số sách ghi chép số liệu; 
- Thuyền tôn (nếu cần), bộ lội, sơn, bút vẽ để phục vụ công tác định kỳ vẽ lại số đọc thủy trí; 
II. NỘI DUNG QUY TRÌNH: 
1. Thời gian thực hiện: 
- Mùa khô: 02 ngày/lần từ 7h30’ đến 8h30’ 
- Mùa mưa: 02 lần/ngày, lần một từ 7h00’ đến 8h00’ và lần hai từ 13h30’ đến 14h30’; 
2. Thực hành thao tác: 
- Đến vị trí đọc thủy trí theo thời gian quy định, kiểm tra hiện trạng thước thủy trí; 
- Cọ rửa thước thủy trí khi mờ do bùn rác bám vào, gia cố khi thấy hiện tượng bong thước...; 
- Ghi lại các số đọc thủy trí trong hồ và ngoài cống; 
- Báo cáo kết quả về Công ty sau khi kết thúc việc đọc thủy trí; 
- Tổng hợp và lưu số liệu thủy trí theo ngày/tháng/năm; 
- Theo dõi, đánh giá sự biến thiên mực nước và sự chênh lệch mực nước trong và ngoài hồ; 
- Một người đọc thủy trí 02 hồ; 
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG: 
- Số liệu đầy đủ, chính xác theo thời gian quy định, được lưu trữ cẩn thận làm tài liệu quan trắc mực 
nước; 
B. VẬN HÀNH CỬA PHAI 
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 
I. An toàn lao động: 
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định; 
II. NỘI DUNG QUY TRÌNH: 
1. Thời gian thực hiện: 
- Khi có mưa với lưu lượng ≥ 20mm trên địa bàn Thành Phố; 
2. Thực hành thao tác: 
- Ứng trực theo dự báo thời tiết và yêu cầu sản xuất; 
- Trực và vận hành cửa phai theo đúng hướng dẫn vận hành; 
- Ghi chép, theo dõi diễn biến mực nước trong và ngoài hồ trước, trong và sau khi vận hành cửa 
phai; 
- Báo cáo thường xuyên tình hình mực nước về Công ty; 
PL-31 
- Số người thực hiện là 02 người, đảm bảo nhận một vị trí; 
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG: 
- Vận hành kịp thời, theo đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn; 
C. DUY TRÌ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG HỒ 
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 
1. An toàn lao động: 
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định; 
2. Chuẩn bị dụng cụ: 
- Chổi gom, xẻng, liềm, dao phát bờ; 
- Xe gom, thuyền tôn, cào rác, vợt rác; 
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ: 
1. Thời gian thực hiện: 
- Sáng: từ 7h30’ đến 12h00’ 
- Chiều: từ 13h00’ đến 16h30’ 
2. Thực hành thao tác: 
- Đối với Hồ có đường quản lý: 
+ Chèo, lái thuyền đi và dùng cào, vợt vớt bèo, rác trôi nổi trên mặt hồ lên thuyền; 
+ Nhặt rác, cỏ, cây con ở mái hồ, đường quản lý; dùng cào, vợt vớt bèo, rác xung quanh các cửa 
cống, cửa đăng đưa lên xe gom; 
+ Đẩy xe gom đi xung quanh hồ, thu gom bèo, rác; 
- Đối với Hồ không có đường quản lý: 
+ Chèo, lái thuyền đi xung quanh hồ để thu gom rác, cỏ, cành cây trôi nổi trên mặt hồ, chặt cây ở 
mái hồ; 
+ Sử dụng cào, vợt vớt rác trôi nổi trên mặt hồ và xung quanh các cửa cống, cửa đăng lên thuyền; 
- Khi đầy thuyền, chèo thuyền đưa rác, phế thải vào bờ và đưa lên bờ để chuyển lên xe gom đưa về 
vị trí tập kết; 
- Hết giờ làm việc theo quy định, vệ sinh mặt bằng thi công và dụng cụ, bảo hộ lao động, để đúng 
nơi quy định; 
- Rác ở đây bao gồm các loại rác sinh hoạt do dân thải ra và các đống phế thải xây dựng ≤0,2m
3
. 
Trong trường hợp các đống phế thải >0,2m
3
 thì tính riêng; 
- Số người thực hiện là 02 người đối với hồ có diện tích ≤ 5 ha; Đối với hồ có diện tích lớn hơn thì 
tính với hệ quy đổi; 
III. YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG: 
- Trên mái hồ, mặt nước không còn bèo, rác, phế thải; 
- Các cửa cống, cửa đăng sạch rác, dòng chảy thông thoáng; 
- Toàn bộ rác, phế thải đã được thu gom phải vận chuyển hết đến nơi quy định trong ngày; 
D. VỚT BÈO RÁC CỬA CỐNG RA VÀO HỒ 
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 
1. An toàn lao động: 
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định; 
2. Chuẩn bị dụng cụ: 
- Chổi gom, xẻng, liềm, dao phát bờ; 
- Xe gom, thuyền tôn, cào rác, vợt rác; 
PL-32 
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ: 
1. Thời gian thực hiện: 
- Sáng: từ 7h30’ đến 12h00’ 
- Chiều: từ 13h00’ đến 16h30’ 
2. Thực hành thao tác: 
- Đối với cửa cống nhỏ và có đường quản lý: 
+ Nhặt rác, cỏ, cây con ở mái hồ, đường quản lý; dùng cào, vợt vớt bèo, rác xung quanh các cửa 
công, cửa đăng đưa lên xe gom; 
- Đối với cửa cống lớn hoặc không có đường quản lý: 
+ Sử dụng cào, vợt vớt rác trôi nổi xung quanh các cửa cống, cửa đăng lên thuyền; 
- Khi đầy thuyền, chèo thuyền đưa rác, phế thải vào bờ và đưa lên bờ để chuyển lên xe gom đưa về 
vị trí tập kết; 
- Hết giờ làm việc theo quy định, vệ sinh mặt bằng thi công và dụng cụ, bảo hộ lao động, để đúng 
nơi quy định; 
- Rác ở đây bao gồm các loại rác sinh hoạt do dân thải ra và các đống phế thải xây dựng ≤0,2m
3
. 
Trong trường hợp các đống phế thải >0,2m
3
 thì tính riêng; 
III. YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG: 
- Các cửa cống, cửa đăng sạch rác, dòng chảy thông thoáng; 
- Toàn bộ rác, phế thải đã được thu gom phải vận chuyển hết đến nơi quy định trong ngày; 
* Lưu ý: 
- Công tác vớt bèo rác cửa cống trên chỉ áp dụng đối với những hồ không thực hiện công tác duy trì 
vệ sinh môi trường hồ; 
E. QUẢN LÝ QUY TẮC HỒ 
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 
- Tài liệu, biên bản làm việc; 
II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ: 
1. Thời gian thực hiện: 
- Sáng: từ 07h30’ đến 12h00’; 
- Chiều: từ 13h00’ đến 16h30’; 
2. Thực hành thao tác: 
- Đi tua xung quanh hồ trên địa bàn được phân công, phát hiện các trường hợp lấn chiếm hành lang 
quản lý hồ, mặt hồ như: xây nhà tạm, khu vệ sinh, đào đất, thả rau, đồ phế thải, đấu cống xả thải 
nước trực tiếp và hồ (đối với hồ đã lắp đặt hệ thống cống bao tách nước thải),... 
- Lập biên bản các trường hợp vi phạm, đề nghị chính quyền địa phương và các cơ quan chức 
năng như: thanh tra, công an, cảnh sát môi trường,... xử lý; 
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong công việc giải tỏa 
các điểm nhỏ lẻ bị lấn chiếm, các điểm đổ phế thải, các điểm xả thải nước trực tiếp vào hồ; phát 
hiện và khôi phục lại các vị trí mốc giới (nếu có) bị mất, lấn chiếm; thực hiện các công tác giải tỏa 
nhỏ lẻ phát sinh; 
- Giám sát các đơn vị thi công về biện pháp dẫn dòng; 
- Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện quy định về bảo vệ môi trường Hồ; 
- Phát hiện các điểm kè hồ bị sụt lở, rạn nứt, đề xuất biện pháp khắc phục; 
- Ghi chép nhật trình để lưu làm hồ sơ và báo cáo; 
- Cuối ngày tổng hợp số liệu báo cáo Xí nghiệp; 
PL-33 
- Cuối tháng tổng hợp toàn bộ các số liệu, biên bản làm việc làm văn bản báo cáo kiến nghị với các 
cơ quan liên quan để giải quyết các trường hợp vi phạm còn tồn tại; 
III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG: 
- Phát hiện kịp thời, đầy đủ các trường hợp vi phạm. 
- Khắc phục ngay trong ngày các trường hợp sự cố, hư hỏng. 
- Thông tin được thường xuyên cập nhật trong ngày. 
- Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý và giải quyết triệt để vi phạm 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_mo_hinh_va_giai_phap_quan_ly_ho_dieu_hoa_nham_dieu_t.pdf
  • pdf2.Chu Mạnh Hà _ Tóm tắt luận án.pdf
  • pdf3.Chu Mạnh Hà _ Tóm tắt luận án (tiếng Anh).pdf
  • pdf4.Chu Mạnh Hà _ Điểm mới của luận án.pdf
  • pdf5.Chu Mạnh Hà _ Điểm mới của luận án (tiếng Anh).pdf