Luận án Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Quá trình đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án đến
giai đoạn kết thúc, đưa dự án vào khai thác sử dụng là một quá trình cực kỳ phức tạp
và đặc trưng bởi sự không chắc chắn của các sự kiện ảnh hưởng đến toàn bộ dự án. Do
vậy, có rất nhiều dự án đã thất bại khi không thể đạt được mục tiêu dự án trong khoảng
thời gian, chi phí cho phép và chất lượng được yêu cầu. Điều này đã, đang trở thành
hiện tượng toàn cầu và nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và chính
phủ của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo [54], khảo sát 258 dự án đường sắt và cao
tốc (giá trị lên đến 90 triệu Đô la Mỹ) tại 20 quốc gia, cho thấy gần 90% số dự án vượt
chi phí được duyệt. Đặc biệt với các dự án đường sắt thì chi phí có thể tăng thêm 45%
so với dự toán ban đầu, dự án đường cao tốc thì chi phí có thể tăng thêm 20%. Theo
tác giả này, số lượng các dự án không đạt được các mục tiêu liên quan đến chi phí,
thời gian và chất lượng không hề có xu hướng giảm và điều này được xem như một
hiện tượng phổ biến đối với các nước trên thế giới. Do đó, việc phát triển những ý
tưởng hay kỹ thuật để cải thiện vấn đề này là thật sự cần thiết.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề nêu trên đó là việc
nhận dạng, đánh giá rủi ro dường như chưa được xem xét đúng mức hoặc việc sử dụng
các phương pháp chưa thật sự phù hợp. Điều này có thể bắt nguồn từ những thiếu sót,
yếu kém trong công tác quản lý rủi ro (QLRR) dự án hoặc phương pháp tiếp cận
QLRR trong quá trình lập dự án không thích hợp. Leung H M, Chuah K B và cộng sự
[82] vì thế nhấn mạnh rằng, các dự án cần xây dựng nói chung một phương pháp tiếp
cận, đánh giá RR hiệu quả vì nó có thể giúp nhà quản lý dự án xác định, đánh giá các
yếu tố rủi ro (RR) và đưa ra giải pháp đối phó với các RR đó nhằm đạt được mục tiêu
đã đề ra của dự án.
Trong vòng vài thập kỷ qua, nhiều mô hình và công cụ đã được đề xuất và ứng
dụng để nâng cao hiệu quả công tác nhận dạng và đánh giá RR các dự án đầu tư xây
dựng nói chung và dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT nói riêng. Những mô hình tiêu biểu
như sơ đồ PERT, Critical Path, các mô hình xác suất thống kê, mô hình mô phỏng
Monte Carlo. Tuy nhiên, kết quả thấy các công cụ hiện tại không khuyến khích các2
bên tham gia dự án có những hiểu biết sâu rộng về các yếu tố, cấu trúc tạo thành hệ
thống RR cho các dự án lớn như ĐSĐT và khó có thể đưa ra các khái niệm một cách
rõ ràng cũng như các giá thuyết để đánh giá các rủi ro. Những mô hình truyền thống
thường giả sử các biến rủi ro độc lập với nhau, tuy nhiên trong thực tế các biến này có
nhiều mối quan hệ phức tạp, tương tác qua lại và thường biểu diễn các mối quan hệ
phi tuyến tính. Đây là lý do vì sao các mô hình truyền thống không thật sự hiệu quả
trong công tác đánh giá RR và vì thế các dự án này tiếp tục tình trạng vượt tiến độ,
vượt chi phí và không đạt được chất lượng mong muốn.
Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị (ĐSĐT) là dự án phục vụ cho nhu cầu
vận tải hành khách ở đô thị và các vùng phụ cận đã và đang phát triển trên toàn thế
giới. Đây là những dự án với vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện dự án kéo dài, quá
trình thực hiện phức tạp và thường xuyên đối mặt với các thách thức từ các yếu tố bên
ngoài nên xu hướng hiện nay là sử dụng phương pháp định lượng nhằm đánh giá và
mô hình hóa mối quan hệ giữa các RR như là những công cụ để thúc đẩy kế hoạch ứng
phó với RR một cách hiệu quả của các thành viên trong dự án. Tại Việt Nam, dự án
đầu tư xây dựng ĐSĐT tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh là những dự án trọng
điểm của quốc gia trong những năm gần đây, được thực hiện từ nguồn vốn Nhà nước
và vốn hỗ trợ phát triển ODA của một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Hàn
Quốc. Tương tự nhiều các quốc gia đang phát triển trên thế giới, dự án ĐSĐT Việt
Nam đang rơi vào tình trạng vượt cả về tiến độ và chi phí, gây nên sự phản ứng thiếu
tích cực từ xã hội và chính phủ. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó
việc thiếu kinh nghiệm và cách tiếp cận không đúng đắn trong công tác nhận dạng và
đánh giá RR được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng. Những nhận thức
liên quan đến sự tương tác ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các RR cũng như những
ảnh hưởng của chúng đến việc thực hiện dự án thì chưa được mô hình hóa và tìm hiểu
chi tiết. Đặc biệt, các tổ chức liên quan và các thành viên thực hiện dự án chưa có kinh
nghiệm và chưa được trang bị các kiến thức liên quan đến việc áp dụng những công cụ
và kỹ thuật thích hợp trong việc phân tích, đánh giá rủi ro, đặc biệt trong các dự án xây
dựng có quy mô phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro như dự án ĐSĐT. Thực tiễn này
đặt ra yêu cầu cần có một cách tiếp cận mới trong đánh giá RR cho dự án ĐSĐT nói
riêng và các dự án xây dựng tại Việt Nam nói chung, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu3
xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước là rất lớn ở cả
hiện tại và tương lai.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HUỲNH THỊ YẾN THẢO NGHIÊN CỨU RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2022 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HUỲNH THỊ YẾN THẢO NGHIÊN CỨU RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9.58.03.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. Phạm Văn Vạng 2. PGS. TS. Trần Quang Phú HÀ NỘI – 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Huỳnh Thị Yến Thảo ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với PGS.TS. Phạm Văn Vạng, PGS.TS. Trần Quang Phú - Những người thầy đã tận tâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Vận tải – Kinh tế, Khoa Quản lý xây dựng, bộ môn Kinh tế xây dựng - Trường Đại học Giao thông vận tải đã có những đóng góp và giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện các nội dung của luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành các thủ tục theo đúng qui định. Tôi xin chân thành cảm ơn các Nhà khoa học, các chuyên gia đến từ Trường đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Giao thông vận tải, các tổ chức, cá nhân trực tiếp liên quan đến dự án Tuyến Metro số 1 Thành Phố Hồ Chí minh đã có những đóng góp, giúp đỡ quý báu trong quá trình tôi thực hiện nội dung của luận án. Tôi xin cảm ơn các anh chị, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi về thời gian, số liệu các công trình thực tế để thực hiện tốt luận án. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình tôi đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Tác giả luận án Huỳnh Thị Yến Thảo iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 5 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................... 6 5.1. Về mặt khoa học .................................................................................................. 6 5.2. Về mặt thực tiễn ................................................................................................... 7 6. Cấu trúc đề tài ............................................................................................................. 7 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ ...................................................................................... 9 1.1. Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị và một số đặc điểm ảnh hưởng đến rủi ro của dự án ......................................................................................................................... 9 1.1.1. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị ..................................... 9 1.1.2. Một số đặc điểm chính ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị................................................................................................ 11 1.2. Tổng quan nghiên cứu về rủi ro dự án đường sắt đô thị trên thế giới ................... 13 1.3. Tổng quan nghiên cứu về rủi ro dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại Việt Nam ....... 22 1.4. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................... 28 1.5. Kết luận .................................................................................................................. 29 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ ................................................................................................. 30 iv 2.1. Khái niệm và phân loại rủi ro ................................................................................ 30 2.1.1. Khái niệm về rủi ro ......................................................................................... 30 2.1.2. Phân loại rủi ro ................................................................................................ 32 2.2. Khái niệm quản lý rủi ro và một số hướng dẫn về quản lý rủi ro .......................... 39 2.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro ................................................................................. 39 2.2.2. Một số hướng dẫn về quản lý rủi ro ................................................................ 41 2.3. Nhận dạng rủi ro .................................................................................................... 43 2.4. Đánh giá rủi ro ....................................................................................................... 47 2.4.1 Đánh giá rủi ro thông qua ma trận xác suất – tác động (Probability – Impact Matrix) ...................................................................................................................... 48 2.4.2 Đánh giá rủi ro thông qua ma trận xác suất – tác động mở rộng (Probability – Impact Matrix Extention) .......................................................................................... 50 2.5. Mô hình phân tích mạng ANP ............................................................................... 52 2.6. Kết luận .................................................................................................................. 59 CHƯƠNG 3 - THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................... 61 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 61 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................................ 61 3.2.1. Nghiên cứu tài liệu .......................................................................................... 62 3.2.2. Thảo luận nhóm chuyên gia ............................................................................ 62 3.2.3. Thiết lập bảng câu hỏi khảo sát ....................................................................... 62 3.3. Nghiên cứu định lượng .......................................................................................... 64 3.3.1. Thống kê mô tả ............................................................................................... 64 3.3.2. Phương pháp phân tích mạng ANP (Analytic network process) .................... 65 3.4. Kết luận .................................................................................................................. 71 v CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................... 73 4.1. Tình hình thực hiện dự án ĐSĐT tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................. 73 4.2. Tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT Tuyến số 1 Thành phố Hồ Chí Minh – Tuyến Bến Thành – Suối Tiên ......................................................................... 79 4.2.1. Tên dự án......................................................................................................... 79 4.2.2. Chủ đầu tư: Ban quản lý đường sắt đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh .............. 79 4.2.3. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án ......................... 79 4.2.4. Cơ quan lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán ....................... 79 4.2.5. Mục đích đầu tư .............................................................................................. 80 4.2.6. Quy mô đầu tư ................................................................................................. 80 4.2.7. Tổng mức đầu tư ............................................................................................. 80 4.2.8. Nguồn vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư .................................................. 81 4.2.9. Tình hình thực hiện ......................................................................................... 81 4.3. Nhận dạng một số rủi ro trong dự án ĐSĐT Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên 86 4.3.1. Kết quả nhận dạng các nhân tố rủi ro trong dự án ĐSĐT ............................... 86 4.3.2. Kết quả nhận dạng các nhân tố rủi ro trong dự án ĐSĐT tại TP.HCM .......... 88 4.3.2. Kết quả nhận dạng các nhân tố rủi ro tại dự án Tuyến số 1 TP.HCM - Tuyến Bến Thành – Suối Tiên ............................................................................................. 92 4.4. Kết quả quá trình khảo sát ..................................................................................... 96 4.4.1. Kết qủa quá trình khảo sát thử nghiệm ........................................................ 96 4.4.2. Kết qủa quá trình khảo sát chính thức ......................................................... 97 4.5. Kết quả đánh giá mức độ ưu tiên tổng hợp của rủi ro thông qua phương pháp ANP .................................................................................................................................... 105 4.5.1. Kết quả đánh giá mức độ ưu tiên của các mục tiêu của dự án ..................... 106 4.5.2. Kết quả đánh giá mức độ ưu tiên của các nhóm rủi ro ................................. 108 vi 4.5.3. Kết quả đánh mức độ ưu tiên của các biến RR thành phần .......................... 114 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 121 4.6.1. Nhóm rủi ro kinh tế ...................................................................................... 122 4.6.2. Nhóm rủi ro kỹ thuật .................................................................................... 126 4.6.3. Nhóm rủi ro xã hội ....................................................................................... 131 4.6.4. Nhóm rủi ro chính trị ... ... chí 3. Các biến RRXH Mức độ ưu tiên RRK 2.1 CP 2.2 TG 2.3 CL K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 1. Mục tiêu Mức độ ưu tiên RRK 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2. Các tiêu chí 2.1 CP 0,188 0,188 0,188 0,188 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2.2 TG 0,188 0,188 0,188 0,188 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2.3 CL 0,125 0,125 0,125 0,125 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 3. Các biến RRXH K1 0,049 0,049 0,049 0,049 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 K2 0,067 0,067 0,067 0,067 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 K3 0,104 0,104 0,104 0,104 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 K4 0,066 0,066 0,066 0,066 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 K5 0,072 0,072 0,072 0,072 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 K6 0,090 0,090 0,090 0,090 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 K7 0,052 0,052 0,052 0,052 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 Phụ lục 9. Kết quả siêu ma trận không trọng số cho các biến RR về mặt kinh tế 1. Mục tiêu 2. Các tiêu chí 3. Các biến RRKT Mức độ ưu tiên RRKT 2.1 CP 2.2 TG 2.3 CL KT1 KT2 KT3 KT4 KT5 KT6 KT7 175 1. Mục tiêu Mức độ ưu tiên RRKT 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2. Các tiêu chí 2.1 CP 0,250 0,000 0,667 0,500 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2.2 TG 0,250 0,667 0,000 0,500 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2.3 CL 0,500 0,333 0,333 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 3. Các biến RRXH KT1 0,000 0,066 0,077 0,125 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT2 0,000 0,193 0,154 0,125 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT3 0,000 0,193 0,154 0,125 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT4 0,000 0,107 0,154 0,125 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT5 0,000 0,043 0,154 0,125 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT6 0,000 0,218 0,154 0,125 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT7 0,000 0,178 0,154 0,250 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 Phụ lục 10. Kết quả siêu ma trận trọng số cho các biến RR về mặt kinh tế 1. Mục tiêu 2. Các tiêu chí 3. Các biến RRKT Mức độ ưu tiên RRKT 2.1 CP 2.2 TG 2.3 CL KT1 KT2 KT3 KT4 KT5 KT6 KT7 1. Mục tiêu Mức độ ưu tiên RRKT 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2. Các tiêu chí 2.1 CP 0,250 0,000 0,333 0,250 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2.2 TG 0,250 0,333 0,000 0,250 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2.3 CL 0,500 0,167 0,167 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 3. Các biến RRXH KT1 0,000 0,033 0,038 0,063 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT2 0,000 0,097 0,077 0,063 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT3 0,000 0,097 0,077 0,063 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT4 0,000 0,054 0,077 0,063 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT5 0,000 0,022 0,077 0,063 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT6 0,000 0,109 0,077 0,063 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT7 0,000 0,089 0,077 0,125 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 Phụ lục 11. Kết quả siêu ma trận giới hạn cho các biến RR về mặt kinh tế 1. Mục tiêu 2. Các tiêu chí 3. Các biến RRKT Mức độ ưu tiên RRKT 2.1 CP 2.2 TG 2.3 CL KT1 KT2 KT3 KT4 KT5 KT6 KT7 176 1. Mục tiêu Mức độ ưu tiên RRKT 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2. Các tiêu chí 2.1 CP 0,188 0,188 0,188 0,188 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2.2 TG 0,188 0,188 0,188 0,188 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2.3 CL 0,125 0,125 0,125 0,125 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 3. Các biến RRXH KT1 0,042 0,042 0,042 0,042 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT2 0,081 0,081 0,081 0,081 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT3 0,081 0,081 0,081 0,081 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT4 0,065 0,065 0,065 0,065 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT5 0,053 0,053 0,053 0,053 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT6 0,085 0,085 0,085 0,085 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KT7 0,093 0,093 0,093 0,093 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 Phụ lục 12. Kết quả siêu ma trận không trọng số cho các biến RR về mặt môi trường 1. Mục tiêu 2. Các tiêu chí 3. Các biến RRMT Mức độ ưu tiên RRMT 2.1 CP 2.2 TG 2.3 CL MT1 MT2 1. Mục tiêu Mức độ ưu tiên RRMT 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2. Các tiêu chí 2.1 CP 0,250 0,000 0,667 0,500 0,000 0,000 2.2 TG 0,250 0,667 0,000 0,500 0,000 0,000 2.3 CL 0,500 0,333 0,333 0,000 0,000 0,000 3. Các biến RRMT MT1 0,000 0,500 0,500 0,667 0,000 0,000 MT2 0,000 0,500 0,500 0,333 0,000 0,000 Phụ lục 13. Kết quả siêu ma trận trọng số cho các biến RR về mặt môi trường 1. Mục tiêu 2. Các tiêu chí 3. Các biến RRMT Mức độ ưu tiên RRMT 2.1 CP 2.2 TG 2.3 CL MT1 MT2 1. Mục tiêu Mức độ ưu tiên RRMT 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2. Các tiêu chí 2.1 CP 0,250 0,000 0,333 0,250 0,000 0,000 2.2 TG 0,250 0,333 0,000 0,250 0,000 0,000 2.3 CL 0,500 0,167 0,167 0,000 0,000 0,000 3. Các biến RRMT MT1 0,000 0,250 0,250 0,333 0,000 0,000 MT2 0,000 0,250 0,250 0,167 0,000 0,000 177 Phụ lục 14. Kết quả siêu ma trận giới hạn cho các biến RR về mặt môi trường 1. Mục tiêu 2. Các tiêu chí 3. Các biến RRMT Mức độ ưu tiên RRMT 2.1 CP 2.2 TG 2.3 CL MT1 MT2 1. Mục tiêu Mức độ ưu tiên RRMT 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2. Các tiêu chí 2.1 CP 0,188 0,188 0,188 0,188 0,000 0,000 2.2 TG 0,188 0,188 0,188 0,188 0,000 0,000 2.3 CL 0,125 0,125 0,125 0,125 0,000 0,000 3. Các biến RRMT MT1 0,271 0,271 0,271 0,271 0,000 0,000 MT2 0,229 0,229 0,229 0,229 0,000 0,000 Phụ lục 15. Kết quả siêu ma trận không trọng số cho các biến RR về mặt chính trị 1. Mục tiêu 2. Các tiêu chí 3. Các biến RRCT Mức độ ưu tiên RRCT 2.1 CP 2.2 TG 2.3 CL CT1 CT2 CT3 CT4 1. Mục tiêu Mức độ ưu tiên RRCT 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2. Các tiêu chí 2.1 CP 0,250 0,000 0,667 0,500 0,000 0,000 0,000 0,000 2.2 TG 0,250 0,667 0,000 0,500 0,000 0,000 0,000 0,000 2.3 CL 0,500 0,333 0,333 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 3. Các biến RRCT CT1 0,000 0,119 0,122 0,124 0,000 0,000 0,000 0,000 CT2 0,000 0,220 0,227 0,366 0,000 0,000 0,000 0,000 CT3 0,000 0,201 0,227 0,233 0,000 0,000 0,000 0,000 CT4 0,000 0,460 0,424 0,278 0,000 0,000 0,000 0,000 Phụ lục 16. Kết quả siêu ma trận trọng số cho các biến RR về mặt chính trị 1. Mục tiêu 2. Các tiêu chí 3. Các biến RRCT Mức độ ưu tiên RRCT 2.1 CP 2.2 TG 2.3 CL CT1 CT2 CT3 CT4 1. Mục tiêu Mức độ ưu tiên RRCT 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2. Các tiêu chí 2.1 CP 0,250 0,000 0,333 0,250 0,000 0,000 0,000 0,000 2.2 TG 0,250 0,333 0,000 0,250 0,000 0,000 0,000 0,000 2.3 CL 0,500 0,167 0,167 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 3. Các CT1 0,000 0,060 0,061 0,062 0,000 0,000 0,000 0,000 178 biến RRCT CT2 0,000 0,110 0,114 0,183 0,000 0,000 0,000 0,000 CT3 0,000 0,100 0,114 0,116 0,000 0,000 0,000 0,000 CT4 0,000 0,230 0,212 0,139 0,000 0,000 0,000 0,000 Phụ lục 17. Kết quả siêu ma trận giới hạn cho các biến RR về mặt chính trị 1. Mục tiêu 2. Các tiêu chí 3. Các biến RRCT Mức độ ưu tiên RRCT 2.1 CP 2.2 TG 2.3 CL CT1 CT2 CT3 CT4 1. Mục tiêu Mức độ ưu tiên RRCT 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 2. Các tiêu chí 2.1 CP 0,188 0,188 0,188 0,188 0,000 0,000 0,000 0,000 2.2 TG 0,188 0,188 0,188 0,188 0,000 0,000 0,000 0,000 2.3 CL 0,125 0,125 0,125 0,125 0,000 0,000 0,000 0,000 3. Các biến RRCT CT1 0,061 0,061 0,061 0,061 0,000 0,000 0,000 0,000 CT2 0,130 0,130 0,130 0,130 0,000 0,000 0,000 0,000 CT3 0,109 0,109 0,109 0,109 0,000 0,000 0,000 0,000 CT4 0,200 0,200 0,200 0,200 0,000 0,000 0,000 0,000 Phụ lục 18. Kết quả tổng hợp chỉ số ưu tiên rủi ro của các nhóm RR và biến RR thành phần Nhóm rủi ro Chỉ số ưu tiên nhóm rủi ro (RPI) Biến rủi ro thành phần Mã hóa Chỉ số ưu tiên rủi ro tổng hợp được chuẩn hóa của từng RR (NRPI) Xếp hạng (1) (2) (3) (4) (5) (6) Rủi ro xã hội 0,182 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm, không đồng bộ XH1 0,301 1 Đe dọa đến sự an toàn con người và tài sản XH2 0,058 7 179 Nhóm rủi ro Chỉ số ưu tiên nhóm rủi ro (RPI) Biến rủi ro thành phần Mã hóa Chỉ số ưu tiên rủi ro tổng hợp được chuẩn hóa của từng RR (NRPI) Xếp hạng Các bên tham gia dự án bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, thiếu sự hợp tác XH3 0,185 2 Các tác động xã hội tiêu cực (giao thông, tái định cư, lối sống, ô nhiễm...) XH4 0,087 5 Áp lực điều chỉnh phạm vi dự án từ các bên liên quan XH5 0,181 3 Xảy ra khiếu kiện, tranh chấp trong quá trình thực hiện dự án giữa chủ đầu tư và nhà thầu XH6 0,101 4 Sự phản đối của dư luận xã hội, cộng đồng XH7 0,087 5 Rủi ro kỹ thuật 0,276 Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn có nhiều thiếu sót, không thực hiện đầy đủ, điều kiện địa chất phức tạp K1 0,097 7 Hồ sơ thiết kế có nhiều thiếu sót K2 0,134 4 Xác định phạm vi dự án không rõ ràng hoặc quy mô đầu tư dự án thay đổi K3 0,208 1 Sai sót trong công tác giám sát chất lượng K4 0,132 5 Sai sót trong quá trình thi công (khó khăn trong quá trình thi công do công nghệ thi công đặc biệt) K5 0,144 3 Thay đổi thiết kế, thay đổi biện pháp kỹ thuật thi công từ chủ đầu tư hoặc cơ quan nhà nước K6 0,180 2 180 Nhóm rủi ro Chỉ số ưu tiên nhóm rủi ro (RPI) Biến rủi ro thành phần Mã hóa Chỉ số ưu tiên rủi ro tổng hợp được chuẩn hóa của từng RR (NRPI) Xếp hạng Quá trình cung ứng bị gián đoạn K7 0,103 6 Rủi ro kinh tế 0,334 Sự thay đổi trong chính sách tài trợ của chính phủ, nhà tài trợ KT1 0,085 7 Tiền lương thay đổi KT2 0,161 3 Thay đổi điều kiện tính toán tổng mức đầu tư (thay đổi thuế VAT, tỷ giá, chi phí gián tiếp) KT3 0,161 3 Chi phí nhiên liệu, nguyên liệu thay đổi KT4 0,129 5 Suy thoái kinh tế KT5 0,105 6 Sai sót trong xác định chi phí KT6 0,171 2 Chậm giải ngân vốn KT7 0,187 1 Rủi ro môi trường 0,067 Điều kiện thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, mưa) MT1 0,542 1 Ô nhiễm môi trường (không khí, nước, tiếng ồn, rác thải) MT2 0,458 2 Rủi ro chính trị 0,14 Rào cản quy định pháp luật (chậm phê duyệt, thủ tục, quy định ) CT1 0,122 4 Sai sót trong công tác thẩm định, phê duyệt các hồ sơ liên quan CT2 0,259 2 Sự thay đổi trong các chính sách và các quy định pháp luật CT3 0,219 3 Dự án bị trì hoãn CT4 0,401 1
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_rui_ro_du_an_dau_tu_xay_dung_duong_sat_do.pdf
- 2. Tóm tắt luận án tiếng Việt.pdf
- 3. Tóm tắt luận án tiếng Anh.pdf
- 4. Thông tin luận án tiếng Việt.docx
- 5. Thông tin luận án tiếng Anh.docx