Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, tải trọng và thời gian đến tổ chức tế vi và cơ tính của ống thép chịu nhiệt hợp kim thấp
1. Đặt vấn đề
Nhiệt điện đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu nguồn cung năng lượng của
Việt Nam. Sản lượng điện từ nguồn nhiệt điện luôn chiếm tỷ phần lớn trong tổng
lượng điện được sản xuất. Năm 2019, nhiệt điện chiếm 58,4 % tổng lượng điện toàn
hệ thống. Công suất điện từ nay đến năm 2030 của các nhà máy nhiệt điện được dự
đoán vẫn giữ vai trò chủ đạo, theo đó, nhiệt điện bao gồm đốt than và khí ga có thể
chiếm trên 63 % tổng nguồn cung. Chính vì vậy, nhiệt điện ngày càng khẳng định vai
trò là nguồn điện chủ lực nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Trong nhà máy nhiệt điện, nước được hóa hơi do nhiệt khi đốt nhiên liệu hóa
thạch như than, khí . Hơi nước được dẫn qua hệ thống đường ống vào tuabin để
tạo ra điện năng. Để tăng hiệu quả làm việc của các tuabin trong quá trình vận hành,
hệ thống cần tăng áp suất và nhiệt độ cao hơn so với mức vận hành hiện tại. Điều đó
cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải CO2 và do vậy
giảm tác động xấu đến môi trường Nhà máy vận hành một cách có hiệu quả và
đảm bảo cung cấp lượng điện ổn định cho lưới điện là một yêu cầu hết sức cấp thiết.
Tuy nhiên, trong quá trình vận hành nhà máy, hư hỏng trong các hệ thống ống dẫn
hơi là một trong những vấn đề nghiêm trọng thường xảy ra tại các nhà máy nhiệt
điện. Một số sự cố hư hỏng xảy ra đối với đường ống dẫn hơi làm việc ở nhiệt độ
cao sau một thời gian dài vận hành nhà máy. Trong đó, các sự cố có mức độ ảnh
hưởng ít (các vết nứt nhỏ) thường xảy ra. Sự cố có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng
(vết nứt lớn) cũng xuất hiện, dạng sự cố này thường gặp ở tần suất ít hơn. Do đó,
các sự cố cần phải được nắm bắt, dự đoán và xử lý kịp thời.
Thép hợp kim thấp được sử dụng rộng rãi như một loại vật liệu trong hệ thống
ống dẫn hơi tại các nhà máy điện nguyên tử, nhà máy nhiệt điện và ngành công
nghiệp hóa dầu. Tuy nhiên, nghiên cứu về đặc tính của thép hợp kim thấp trong thời
gian đầu làm việc chưa được quan tâm. Theo đó, ống thép phải chịu nhiệt độ cao và
áp suất lớn ngay trong giai đoạn này. Thậm chí, nhà máy nhiệt điện được vận hành
với áp suất và nhiệt độ tối đa để tăng hiệu quả làm việc ngay trong giai đoạn đầu
làm việc. Các công trình nghiên cứu thép ống hợp kim thấp còn chưa đầy đủ. Đặc
biệt, mác thép được sử dụng rộng rãi nhất về số lượng gồm có P11 và P22 tại Việt
Nam cũng chưa được quan tâm. Một số nghiên cứu tập trung chủ yếu vào đánh giá
đặc tính mối hàn của thép hợp kim thấp do có nhiều hư hỏng xảy ra tại đây. Tuy7
nhiên, thực tế cho thấy hư hỏng cũng xuất hiện tại vị trí thành ống. Các sai hỏng ở
thành ống xảy ra đột ngột và khó xác định được vị trí chính xác. Ngoài ra, chưa có
các nghiên cứu đầy đủ về nguyên nhân dẫn đến sự hình thành vết nứt cũng như khởi
nguồn của sự hình thành hư hỏng này. Chính vì vậy, để đánh giá khả năng hình
thành hư hỏng và xác định nguyên nhân hư hỏng, các ống thép mác P11/P22 được
nghiên cứu và phân tích thông qua việc xác định tổ chức tế vi và cơ tính ở các điều
kiện thay đổi về nhiệt độ, tải trọng và thời gian.
2. Mục tiêu của luận án
Mục tiêu chung của luận án là nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của các thông số
như nhiệt độ, tải trọng và thời gian đến tổ chức tế vi và cơ tính của thép ống chịu
nhiệt hợp kim thấp (mác P11 và P22) đang được sử dụng tại các nhà máy nhiệt điện
ở Việt Nam
Mục tiêu cụ thể của luận án bao gồm:
- Kiểm tra cơ tính của thép ống P11 và P22 khi thay đổi các thông số như
nhiệt độ, tải trọng và thời gian;
- Xác định sự biến đổi tổ chức tế vi của thép ống P11 và P22 ở điều kiện
nhiệt độ, tải trọng và thời gian;
- Phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa cơ tính và tổ chức tế vi của thép ống
P11 và P22 để làm rõ cơ chế gây hư hỏng ống thép dẫn hơi trong nhà máy
nhiệt điện
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, tải trọng và thời gian đến tổ chức tế vi và cơ tính của ống thép chịu nhiệt hợp kim thấp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THU HIỀN TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, TẢI TRỌNG VÀ THỜI GIAN ĐẾN TỔ CHỨC TẾ VI VÀ CƠ TÍNH CỦA ỐNG THÉP CHỊU NHIỆT HỢP KIM THẤP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT VẬT LIỆU Hà Nội - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THU HIỀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, TẢI TRỌNG VÀ THỜI GIAN ĐẾN TỔ CHỨC TẾ VI VÀ CƠ TÍNH CỦA ỐNG THÉP CHỊU NHIỆT HỢP KIM THẤP Ngành: Kỹ thuật vật liệu Mã số: 9520309 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT VẬT LIỆU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Bùi Anh Hòa 2. PGS. TS. Phùng Thị Tố Hằng Hà Nội - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được tác giả khác công bố. Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2021 TM. Tập thể hướng dẫn Tác giả Luận án Tiến sĩ Bùi Anh Hòa Nguyễn Thu Hiền LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Anh Hòa và PGS.TS. Phùng Thị Tố Hằng đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong thời gian thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Kỹ thuật gang thép, Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành được công trình nghiên cứu của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đồng nghiệp của tôi tại Viện Cơ Khí Năng Lượng và Mỏ - VINACOMIN đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu trong thời gian qua. Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình luôn luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2021 Tác giả Luận án Tiến sĩ Nguyễn Thu Hiền MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................1 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. 2 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ .......................................................................... 3 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 6 2. Mục tiêu của luận án ........................................................................................ 7 3. Phương pháp nghiên cứu của luận án ............................................................... 7 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................ 8 5. Tính mới của luận án ........................................................................................ 9 6. Bố cục của luận án ........................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................... 10 1.1. Sơ lược về nhà máy nhiệt điện ..................................................................... 10 1.1.1. Vai trò của nhiệt điện đối với an ninh năng lượng của Việt Nam ........... 10 1.1.2. Công nghệ vận hành trong các nhà máy nhiệt điện ................................ 11 1.2. Dạng hư hỏng đối với ống dẫn hơi trong nhà máy nhiệt điện ..................... 123 1.2.1. Vết nứt nhỏ ............................................................................................ 13 1.2.2. Ăn mòn cục bộ và bào mòn thành ống ................................................... 13 1.2.3. Rò rỉ quá mức ........................................................................................ 14 1.2.4. Phá hủy nghiêm trọng ............................................................................ 15 1.3. Ảnh hưởng của điều kiện làm việc đến ống dẫn hơi ..................................... 15 1.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất ........................................................ 15 1.3.2. Ảnh hưởng của thời gian làm việc ......................................................... 16 1.3.3. Ảnh hưởng của môi trường ôxy hóa ....................................................... 16 1.4. Các loại thép sử dụng trong nhà máy nhiệt điện........................................... 16 1.4.1. Thép hợp kim thấp ................................................................................. 17 1.4.2. Thép ferit - mactenxit ............................................................................ 18 1.4.3. Thép austenit ......................................................................................... 19 1.5. Nghiên cứu về hư hỏng của thép ống dẫn hơi .............................................. 19 1.5.1. Tình hình nghiên cứu thép ống dẫn hơi trên thế giới .............................. 19 1.5.2. Nghiên cứu hư hỏng trong thép ống tại Việt Nam .................................. 26 1.6. Tính bền nhiệt trong hợp kim, hiện tượng rão và cơ chế phá hủy rão ........... 27 1.6.1. Tính bền nhiệt ........................................................................................ 27 1.6.2. Rão trong hợp kim và cơ chế phá hủy rão .............................................. 28 Tóm tắt Chương 1 .............................................................................................. 36 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ............................ 37 2.1. Vật liệu thí nghiệm ...................................................................................... 37 2.2. Quy trình thí nghiệm ................................................................................... 38 2.2.1. Thí nghiệm đối với thép ống P11 ........................................................... 39 2.2.2. Thí nghiệm đối với thép ống P22 ........................................................... 41 2.3. Phương pháp phân tích và kiểm tra .............................................................. 43 2.3.1. Phân tích thành phần hóa học của thép................................................... 43 2.3.2. Kiểm tra tổ chức tế vi ............................................................................ 44 2.3.3. Kiểm tra cơ tính ..................................................................................... 47 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 49 3.1. Ảnh hưởng của thời gian và tải trọng đến cơ tính và tổ chức tế vi của thép P11 ở nhiệt độ phòng .................................................................................. 49 3.1.1. Cơ tính của thép P11 chịu tải trọng ........................................................ 49 3.1.2. Tổ chức tế vi của thép P11 chịu tải trọng ............................................... 53 3.2. Ảnh hưởng của thời gian đến tổ chức tế vi và cơ tính của thép P11 khi tiếp xúc với hơi nước có nhiệt độ 300oC và áp suất 0,2MPa ............................... 55 3.2.1. Tổ chức tế vi của thép P11 khi tiếp xúc với hơi nước ............................. 56 3.2.2. Cơ tính của thép P11 khi tiếp xúc với hơi nước ...................................... 57 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến cơ tính và tổ chức tế vi của thép P22 khi không chịu tải trọng ................................................................ 59 3.3.1. Cơ tính của thép P22 khi không chịu tải trọng ....................................... 60 3.3.2. Tổ chức tế vi của thép P22 khi không chịu tải trọng ............................... 63 3.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến phân bố nguyên tố hợp kim trong thép P22 ................................................................................................ 65 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến cơ tính và tổ chức tế vi của thép P22 dưới tác động của tải trọng không đổi ........................................... 74 3.4.1. Cơ tính của thép P22 và các nhân tố ảnh hưởng ..................................... 74 3.4.2. Tổ chức tế vi của thép P22 dưới tác động của nhiệt độ và tải trọng không đổi .............................................................................................. 78 3.4.3. Vai trò của cacbit đối với thép P22 ........................................................ 80 3.4.4. Cơ chế phá hủy rão và sự hình thành lỗ rỗng đối với thép P22 chịu tải trọng không đổi ở nhiệt độ cao ......................................................... 88 Tóm tắt Chương 3 .............................................................................................. 92 KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................................... 93 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN .............................. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 96 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Thứ tự Ký hiệu/Chữ viết tắt Giải nghĩa 1 Q Năng lượng hoạt hóa (kJ.mol-1) 2 R Hằng số khí, R = 8.314 J.mol-1.K-1 3 T Nhiệt độ (K) 4 Rm Giới hạn bền (MPa) 5 Rp Giới hạn chảy (MPa) 6 Ứng suất (MPa) 7 Độ biến dạng 8 A Độ giãn dài tương đối (%) 9 EDS Phổ tán xạ năng lượng tia X (energy dispersive X-ray) 10 SEM Hiển vi điện tử quét (scanning electron microscope) 11 TEM Hiển vi điện tử truyền qua (transmission electron microscope) 12 ASTM Hiệp hội Kiểm tra về Vật liệu Hoa Kỳ (American Society for Testing and Materials) 13 ASME Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí Hoa Kỳ (American Society of Mechanical Engineers) 14 AISI Viện Nghiên cứu Gang thép Hoa Kỳ (American Iron and Steel Institute) 15 Tm Nhiệt độ nóng chảy của vật liệu (oC) 16 G Môđun cắt 17 γc Năng lượng bề mặt của lỗ rỗng 18 E Mô đun đàn hồi 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Dự báo công suất điện từ các nguồn vào năm 2020 và năm 2030 11 Bảng 1.2 Môi chất làm việc và nhiệt độ làm việc trong đường ống dẫn hơi 12 Bảng 1.3 Thành phần hóa học của một số mác thép chế tạo ống dẫn hơi theo tiêu chuẩn ASTM A335 17 Bảng 1.4 Thành phần hóa học của một số mác thép ferit-mactenxit theo tiêu chuẩn ASTM A335 18 Bảng 1.5 Thời gian phá hủy của mẫu thép ống 1.25Cr-0.5Mo (P11) 25 Bảng 2.1 Thành phần hóa học của mẫu thép ống P11 và P22 37 Bảng 2.2 Tiêu chuẩn cơ tính mác thép P11 và P22 theo ASTM A335 38 Bảng 2.3 Điều kiện thí nghiệm đối với thép P11 39 Bảng 2.4 Điều kiện thí nghiệm đối với thép P22 41 Bảng 3.1 Cơ tính của thép P11 chịu tải trọng không đổi ở nhiệt độ phòng 49 Bảng 3.2 Cơ tính của thép P11 tiếp xúc với hơi nước (300 oC - 0,2 MPa) 57 Bảng 3.3 Cơ tính của thép P22 không chịu tải trọng 61 Bảng 3.4 Cơ tính của thép P22 chịu tải trọng không đổi 95 N trong 72 giờ 75 Bảng 3.5 Cơ tính của thép P22 trong điều kiện không và có tải trọng 95 N ở các nhiệt độ khác nhau trong 72 giờ 76 3 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Tỷ lệ sản xuất điện từ các nguồn khác nhau năm 2019 10 Hình 1.2 Sơ đồ điển hình của một nhà máy nhiệt điện ... lopments in Mechanical Properites and Metallurgical Features of High Strength Pipe Steels”, International Journal Sustainable Construction and Design, Vol. 4, No. 1, DOI https://doi.org/10.21825/scad.v4i1.742. 27. F. Penalba, X. Gomez-Mitxelena, J. A. Jimenez, M. Carsí and O. A. Ruano (2016), “Effect of Temperature on Mechanical Properties of 9%Cr Ferritic Steel”, ISIJ International, Vol. 56, No. 9, pp. 1662-1667. 28. K. Maruyama, K. Sawada, and J. I. Koike (2001), “Strengthening Mechanisms of Creep Resistant Tempered Martensitic Steel”, ISIJ International, Vol. 41, No. 6, pp. 641-653. 29. L. Wang, D. Tang, Y. Song (2017), “Prediction of Mechanical Behavior of Ferrite-Pearlite Steel”, Journal of Iron and Steel Reseach - International, Vol. 24, No. 3, pp. 321-327. 30. P. Duan, Z. D. Liu, B. Li, J. Y. Li, and X. Q. Tao (2020), “Study on Microstructure and Mechanical Properties of P92 Steel after High- temperature”, High Temperature Materials and Processes, Vol. 39, pp. 545-555. 31. T. Hasegawa, Y. R. Abe, Y. Tomita, N. Maruyama and M. Sugiyama (2001), “Microstructural Evolution during Creep Test in 9Cr-2W-V-Ta Steels and 9Cr- 1Mo-V-Nb Steels”, ISIJ International, Vol. 41, No. 8, pp. 922-929. 32. F. Abe (2015), “Research and Development of Heat-Resistant Materials for Advanced USC Power Plants with Steam Temperatures of 700 oC and Above”, Engineering, Vol. 1, No. 2, pp. 211-224. 99 33. C. Y. Chi, H. Y. Yu, J. X. Dong, W. Q. Liu, S. C. Cheng, Z. D. Liu, X. S. Xie (2012), “The Precipitation Strengthening Behavior of Cu-rich phase in Nb Contained Advanced Fe-Cr-Ni Type Austenitic Heat Resistant Steel for USC Power Plant Application”, Progress in Natural Science: Materials International, DOI: 10.1016/J.pnsc.2012.05.002. 34. J. Z. Wang, Z. D. Liu, H. S. Bao, S. C. Cheng, B. Wang (2013), “Effect of Ageing at 700 oC on Microstructure and Mechanical Properties of S31042 Heat Resistant Steel”, Journal of Iron and Steel Research – International, Vol. 20, No. 4, pp. 54-58. 35. B. J. Smith and A. R. Marder (1994), “A Metallurgical Mechanism for Corrosion-Fatigue (Circumferential) Crack Initiation and Propagation in Cr- Mo Boiler Tube Steels”, Matrials Characterization, Vol. 33, pp. 45-50. 36. G. Riguera, H.C. Furtado, M. B. Lisboa and L. H. Almeida (2011), “Microstructural Evolution and Hardness Changes in Bainite and Pearlite in Cr1Mo2.25 Steels after Aging Treatment”, Revista Materia”, Vol. 16, No. 4, pp. 857-867. 37. Y. Harada, Y. Maruyama, A. Maeda, E. Chino, H. Shibazaki, T. Kudo, A. Hidaka, K. Hashimoto, J. Sugimoto (2000), “Evaluation of High Temperature Tensile and Creep Properties of Light Water Reactor Coolant Piping Materials for Severe Accident Analyses”, Journal of Nuclear Science and Technology, Vol. 37, No. 6, pp. 518-529. 38. J. R. D. Townsend (2000), “Materials for High Temperature Power Generation and Process Plant Applications”, A. Strang, ed., IOM Communications, London, U.K, pp. 199-223. 39. J. Ahmad and J. Purbolaksono (2011), “Analysis on a Failed 2.25Cr-1Mo Reheater Bent Tube at Upper Bank Vertical Tubes Region”, Engineering Failure Analysis,Vol. 18, No. 1, pp. 523-529. 40. K. Kucharova, V. Sklenicka, M. Kvapilova, M. Svoboda (2015), “Creep and Microstructural Processes in a Low-alloy 2.25%Cr1.6%W Steel (ASTM Grade 23)”, Materials Characterization, Vol. 109, pp. 1-8. 41. M. Rasul (2012), “Thermal power plants (Chapter 10: Heat-resistant steels, microstructure evolution and life assessment in power plants)”, publisher InTech, Shanghai, pp. 195-226. 100 42. A. K. Pramanick, G. Das, S. K. Das, M. Ghosh (2017), “Failure Investigation of Super Heater Tuber of Coal Fired Power Plant”, Case Studies in Engineering Failure Ananlysis, Vol. 9, pp. 17-26 43. S. Fujibayashi, Y. Ishikawa, Y. Arakawa (2006), “Hardness Based Creep Life Prediction for 2.25Cr1Mo Superheater Tubes in a Boiler”, ISIJ International, Vol. 46, No. 2. pp. 325-334 44. J. Purbolaksono, J. Ahmad, A. Z. Rashid, A. Khinani, A. A. Ali (2010), “Failure Analysis on a Primary Superheater Tube of a Power Plant”, Engineering Failure Analysis, Vol. 17, No. 1, pp. 158-167. 45. M. M. Rahman, A. K. Kadir (2011), “Failure Analysis of High Temperature Superheater Tube (HTS) of a Pulverized Coal-fired Power Station”, International Conference on Advanced Science, Engineering and Information Technology, Malaysia, pp. 517-522. 46. Phạm Hồng Thái (2017), “Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian làm việc đến tổ chức và tính chất của thép bền nhiệt ASTM A335-03 P91 dùng làm các chi tiết trong bộ hơi quá nhiệt của nhà máy nhiệt điện”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 47. V. C. Igwemezie, C. C. Ugwuegbu, J. U. Anaele and P. C. Agu (2015), “Review of Physical Metallurgy of Creep Steel for the Design of Modern Steam Power Plants - Fundamental Theories and Parametric Models”, Journal of Engineering Science and Technology Review, Vol. 8, No. 5, pp. 84-94. 48. Y. N. Rabotnov (1969), “Creep Rupture”, Springer-Verlag Berlin Heidelberg. 49. L. Brathe and L. Josefson (1979), “Estimation of Norton-Bailey Parameters from Creep Rupture Data”, Material Science, Vol. 13, No. 12, pp. 660-664. 50. S. Goyal (2013), “Effetct of Multiaxial State of Stress on Creep Behavior of Ferritic Steels”, PhD thesis, Homi Bhabha National Institute, India. 51. M. E. Kassner (2015), “Fundamentals of Creep in Metals and Alloys”, Butterworth-Heinemann. 52. Nguyễn Khắc Xương, Bui Chương, Phạm Kim Đĩnh, Nguyễn Văn Đức, Phùng Thị Tố Hằng, Nguyễn Hoàng Nghị, Phạm Thị Minh Ngọc, Nguyễn Anh Sơn, Nguyễn Văn Tư (2016), “Vật liệu kỹ thuật”, Nhà Xuất bản Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 101 53. J. Dobrzanski, J. Pasternak and A. Zielinksi (2010), “Evaluation of Base Material and Welded Joints Designated for Membrane Wall Components Made from Low-alloy Steels in Large Boilermaker Conditions”, 9th Liege Conference "Materials for Advanced Power Engineering”, Forschungszentrum Julich GmbH, pp. 390-399. 54. A. K. Ray, K. Diwakar, B. N. Prasad, Y. N. Tiwari, R. N. Ghosh, J. D. Whittenberger (2007), “Long Term Creep-rupture Behavior of 813K Exposed 2.25Cr-1Mo Steel Between 773 and 873K”, Materials Science and Engineering A, Vol. 454, pp. 124-131. 55. L. N. Hierro, V. Rohr, P. J. Ennis, M. Schutze, W. J. Quadakkers (2005), “Steam Oxidation and Its Potential Effects on Creep Strength of Power Station Materials”, Materials and Corrosion, Vol. 56, No. 12, pp. 890-896. 56. B. R. Cardoso, F. W. Comeli, R. M. Santana, H. C. Furtado, M. B. Lisboa, L. H. Almeida (2012), “Microstructural Degradation of Boiler Tubes due to The Presence of Internal Oxide Layer”, Journal of Materials Research and Technology, Vol. 1, No. 2, pp. 109-116. 57. S. Fujibayashi, Y. Ishikawa, Y. Arakawa (2006), “Hardness Based Creep Life Prediction for 2.25Cr1Mo Superheater Tubes in a Boiler”, ISIJ International, Vol. 46, No. 2. pp. 325-334. 58. D. R. H. Jones (2004), “Creep Failures of Overheated Boiler, Superheater and Reformer Tubes”, Engineering Failure Analysis, Vol. 11, No. 6, pp. 873-893. 59. H. S. Bao, S. C. Cheng, Z. D Liu, S. P. Tan (2010), “Aging Precipitates and Strengthening Mechanism of T122 Boiler Steel”, Journal of Iron and Steel Research – International, Vol. 17, No. 2, pp. 67-73. 60. F. Masuyama (2013), “Advances in Creep-damage Life Assessment Technology for Creep Strength Enhanced Ferritic Steels”, Procedia Engineering, Vol. 55, pp. 591-598. 61. D. W. Suh, J. H. Bae, J. W. Cho, K. H. Oh and H. C. Lee (2001), “FEM Modeling of Flow Curves for Ferrite/Pearlite Two-phase Steels”, ISIJ International, Vol. 41, No. 7, pp. 782-787. 62. H. Yoshinaga and H. Yada (1994), "Prediction and Control of Deformation Property", ISIJ, Tokyo. 102 63. T. Hüper, S. Endo, N. Ishikawa and K. Osawa (1999), "Effect of Volume Fraction of Constituent Phases on the Stress-Strain Relationship of Dual Phase Steels", ISIJ Int., Vol. 39, No. 3, pp. 288-294. 64. Y. Okitsu, T. Takata, N. Tsuhi (2009), “ A New Route to Fabricate Ultrafine- grained Structures in Carbon Steels without Severe Plastic Deformation”, Scripta Materialia, Vol. 60, No. 2, pp. 76-79. 65. B. S. Prasad, V. B. Rajkumar, H. Kumar (2017), “Numerical Simulation of Precipitate Evolution in Ferritic–martensitic Power Plant Steels”, Materials Science, Vol. 36, No. 3, pp. 1-7. 66. A. I. Thorhallsson, A. Stefanssonb, D. Kovalova, S. N. Karlsdottira (2020), “Corrosion testing of materials in simulated superheated geothermal environment”, Corrosion Science, Vol. 168, No. 4, pp. 1-7. 67. P. C. Dsilva, S. Bhat, J. Banappanavar, K. G. Kodancha, S. R. Hegde (2021), “Premature failure of superheater tubes in a fertilizer plant”, Engineering Failure Analysis, Vol. 121, No. 2. 68. P. J. Maziasz (2018), “Development of Creep-Resistant and Oxidation-Resistant Austenitic Stainless Steels for High Temperature Applications”, Journal of The Minerals, Metals, and Materials Society, Vol. 70, No. 1, pp. 66-75. 69. H. C. Furtado, B. R. Cardoso, F. W. Comeli, M. B. Lisboa and L.H. Almeida (2013), “Remaining Life Evaluation of Boiler Pipes Based on The Measurement of The Oxide Layer”; The 12th International Conference of the Slovenian Society for Non-Destructive Testing, Slovenia, pp. 127-136. 70. B. B. Jha, B. K. Mishra, B. Satpati, S. N. Ojha (2010), “Effect of Thermal Ageing on The Evolution of Microstructure and Degradation of Hardness of 2.25Cr-1Mo Steel”, Materials Science - Poland, Vol. 28, No. 1, pp. 335-346. 71. R. Datta, S. K. Thakur, B. K Bhakat, C. Muthuswamy, D. Chakrabarti, S. S. Mohanty (2015), “Thermomechanical Controlled Processing of High Strength Microalloyed Steel for Line Pipe Applications”, Iron and Steel Technology, Vol. 12, No. 2, pp. 213-219. 72. V. Lazic, D. Milosavljevic, S. Aleksandrovic, P. Marinkovic, G. Bogdanovic, B. Nedeljkovic (2010), “Carbide Type Influence on Tribological Properties of Hard Faced Steel Layer (Part I: Theoretical Considerations)”, Tribology in Industry, Vol. 32, No. 2, pp 11-20. 103 73. M. Godec and D. A. S. Balantic (2016), “Coarsening Behaviour of M23C6 Carbides in Creep-resistant Steel Exposed to High Temperatures”, Scientific Report, Vol. 6, ID number 29734. 74. S. Fujibayashi (2004), “The Effect of Grain Boundary Cavities on the Tertiary Creep Behavior and Rupture Life of 1.25Cr–0.5Mo Steel Welds”, ISIJ International, Vol. 44, No. 8, pp. 1441-1450. 75. K. Sankhala, Z. Gauri, P. Sharma, D. K. Jain (2014), “Study of Microstructure Degradation of Boiler Tubes due to Creep for Remaining Life Analysis”, International Journal of Engineering Research and Applications, Vol. 4, No. 7, pp. 93-99. 76. M. E. Kassner, T. A. Hayea (2003), “Creep Cavitation in Metals”, International Journal of Plasticity, Vol 19, pp. 1715-1748.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_nhiet_do_tai_trong_va_thoi.pdf
- THÔNG TIN TÍNH MỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ (TIẾNG ANH).pdf
- THÔNG TIN TÍNH MỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ (TIẾNG VIỆT).pdf
- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ.pdf
- TRÍCH YẾU LATS.pdf