Khóa luận Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp

Chương I

lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị

trường

1.1 Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế

thị trường:

1.1.1- Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt:

Cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ có sự phân hoá xã hội gồm phân công lao

động và chuyên môn hoá sản xuất dẫn đến nhiều loại sản phẩm ra đời và từ đó xuất

hiện sự trao đổi hàng hoá.

Quá trình trao sản phẩm hàng hoá đã phát triển từ thấp đến cao ban đầu còn lẻ tẻ hay

còn gọi là trao đổi giản đơn -‘Vật đổi vật’. Giai đoạn này chưa xuất hiện tiền tệ trong

trao đổi. Khi sản xuất hàng hoá phát triển thì việc trao đổi hàng hoá trở nên thường

xuyên và rộng rãi hơn, hình thức trao đổi giản đơn- vật đổi vật không còn phù hợp

nữa. Để thuận tiện cho quá trình trao đổi, người ta đã chọn ra một hàng hoá có tính

phổ biến nhất làm vật ngang giá chung để có thể trao đổi trực tiếp với một hàng hoá

bất kỳ. Lúc đầu vật ngang giá chung được chọn là một loại hàng hoá có giá trị cao

được xã hội chấp nhận sau đó được cố định ở một số kim loại quý hiếm đó là bạc và

vàng và sau cùng là vàng. Vàng đã trở thành tiền tệ trong trao đổi - tiền thực.

Tuy nhiên, qua thực tế nhiều năm người ta nhận thấy tiền bằng kim loại có

những hạn chế nhất định, đặc biệt là khi nền kinh tế phát triển mạnh thì tiền bằng

kim loại càng bộc lộ rõ hơn những hạn chế và khiếm khuyết của nó. Nếu sử dụng tiền

vàng thì nhà nước phải có một khối lượng vàng rất lớn dự trữ. Điều này những nước

có nền kinh tế kém phát triển không thể thực hiện được. Vì vậy người ta đã tìm đến

các vật chất khác để thay thế tiền vàng trong lưu thông đó là Tiền giấy. Tiền giấy ra

đời thay cho tiền vàng có ưu điểm là nhẹ nhàng khi vận chuyển vì dễ thay đổi mệnh

giá. Tiền giấy xuất hiện thích hợp cho nhu cầu trao đổi, phục vụ thuận tiện có thể

thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền.

Cùng với sự phát triển của xã hội, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển

mạnh mẽ, lưu thông hàng hoá ngày càng được mở rộng về cả qui mô, phạm vi lẫn

tính thường xuyên, liên tục thì thanh toán bằng tiền mặt cũng dần dần không đáp ứng

được nhu cầu của thanh toán nữa, vì thanh toán bằng tiền mặt sẽ làm cho khối lượng

tiền mặt trong lưu thông tăng lên rất lớn. Từ đó rất khó khăn cho quá trình điều hoà

lưu thông tiền mặt. Khối lượng tiền mặt tăng lên sẽ gây sức ép về mặt giá cả, đó là

một trong những nguyên nhân gây nên lạm phát cao. Mặt khác thanh toán bằng tiền

mặt phải chi phí rất lớn cho việc in ấn, vận chuyển, đóng gói, bảo quản, kiểm đếm,

cất trữ. Bên cạnh đó chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ lại cho phép tiền

tệ vận động tách rời với sự vận động của hàng hoá. Chính do chức năng này, cùng

với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế một phương thức thanh toán tiến bộ

hơn đã ra đời đó là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt với hình thức tiền

ghi sổ. Trong đó, Ngân hàng đứng ra làm trung gian thanh toán giữa các khách hàng.

Vậy thanh toán không dùng tiền mặt là cách thanh toán không có sự xuất hiện

của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả

sang tài khoản của người thụ hưởng mở tại Ngân hàng hoặc là bằng cách bù trừ lẫn

nhau thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng.

Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời làm giảm được khối lượng tiền mặt

trong lưu thông, tiết giảm được chi phí trong khâu in ấn tiền, bảo quản, vận chuyển

tiền, giảm được chi phí lao động xã hội. Nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh

tế, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất lưu

thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ.

Ngày nay, hệ thống Ngân hàng phát triển mạnh, thanh toán dưới hình thức ghi

sổ ngày càng được mở rộng cả về qui mô và phạm vi, tạo khả năng cho công tác

thanh toán không dùng tiền mặt được phát triển mạnh mẽ.

pdf 70 trang chauphong 12680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp

Khóa luận Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp
 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 
§µm ThÞ Thanh H­¬ng Líp: TC2K6 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 
KHOA 
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 
ĐỀ TÀI: “Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại 
NHĐT&PT Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp” . 
Sinh viên: Đàm Thị Thanh Hương 
Lớp: TC2K6 
 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 
§µm ThÞ Thanh H­¬ng Líp: TC2K6 
Lời cam đoan 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. 
Số liệu, kết quả nêu trong khoá luận là trung thực xuất phát từ tình hình 
thực tế của Ngân hàng. Các kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới 
sự chỉ đạo của cán bộ hướng dẫn. 
 Người viết 
 Đàm Thị Thanh Hương 
 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 
§µm ThÞ Thanh H­¬ng Líp: TC2K6 
lời mở đầu 
Đất Nước ta hiện nay đang trong tiến trình thực hiện công cuộc công nghiệp 
hoá và hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá là xây 
dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ 
cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của lực lượng 
sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giầu 
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để thực hiện được công nghiệp hoá 
hiện đại hoá là trách nhiệm của nhiều ngành kinh tế trong đó có ngành Ngân hàng. 
Ngày nay ngành Ngân hàng được coi là ngành kinh tế huyết mạch, có tầm 
quan trọng đặc biệt góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, để thực hiện tốt 
nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Nhà nước giao cho, một trong những vấn đề cấp 
bách đặt ra với ngành ngân hàng là phải xây dựng được hệ thống đủ mạnh trên tất cả 
các lĩnh vực: năng lực hoạch định, thực thi chính sách, năng lực điều hành, quản lý, 
kinh doanh, trình độ công nghệ, kỹ thuật hiên đại thích ứng với cơ chế thị trường. 
Nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi sự luân chuyển vốn 
nhanh. Vì vậy, đi đôi với việc đổi mới về cơ chế tổ chức, về nghiệp vụ ngành Ngân 
hàng đã tập trung cải tiến chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. 
Là một nghiệp vụ đa dạng và phức tạp nên phương thức thanh toán không 
dùng tiền mặt vẫn còn một số tồn tại cần quan tâm nghên cứu để có những giải pháp 
tốt đảm bảo sự an toàn và độ tin cậy cao mà vẫn không làm chậm tốc độ thanh toán 
tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. 
Nhận thức được những vấn đề nêu trên và xuất phát từ tình hình thực tế tại 
NHĐT&PT Cao Bằng. Em mạnh dạn chọn đề tài “Một số vấn đề về Thanh toán 
không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp” . 
 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 
§µm ThÞ Thanh H­¬ng Líp: TC2K6 
Kết cấu của khoá luận gồm 3 chương: 
Chương 1: Lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt. 
Chương 2: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại 
 NHĐT&PT Cao Bằng . 
Chương 3: Các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng thanh 
 toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng. 
Do đề tài rất rộng và phức tạp, trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế, việc 
thu thập tài liệu và thời gian nghiên cứu có hạn, do đó khoá luận không tránh khỏi 
những hạn chế. Rất mong được sự chỉ bảo của thày cô và ban giám đốc NHĐT&PT 
Cao Bằng, cùng độc giả quan tâm giúp đỡ để bài viết được hoàn thiện hơn. 
 Em xin chân thành cảm ơn! 
 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 
§µm ThÞ Thanh H­¬ng Líp: TC2K6 
Chương I 
lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị 
trường 
1.1 Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế 
thị trường: 
1.1.1- Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt: 
 Cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ có sự phân hoá xã hội gồm phân công lao 
động và chuyên môn hoá sản xuất dẫn đến nhiều loại sản phẩm ra đời và từ đó xuất 
hiện sự trao đổi hàng hoá. 
Quá trình trao sản phẩm hàng hoá đã phát triển từ thấp đến cao ban đầu còn lẻ tẻ hay 
còn gọi là trao đổi giản đơn -‘Vật đổi vật’. Giai đoạn này chưa xuất hiện tiền tệ trong 
trao đổi. Khi sản xuất hàng hoá phát triển thì việc trao đổi hàng hoá trở nên thường 
xuyên và rộng rãi hơn, hình thức trao đổi giản đơn- vật đổi vật không còn phù hợp 
nữa. Để thuận tiện cho quá trình trao đổi, người ta đã chọn ra một hàng hoá có tính 
phổ biến nhất làm vật ngang giá chung để có thể trao đổi trực tiếp với một hàng hoá 
bất kỳ. Lúc đầu vật ngang giá chung được chọn là một loại hàng hoá có giá trị cao 
được xã hội chấp nhận sau đó được cố định ở một số kim loại quý hiếm đó là bạc và 
vàng và sau cùng là vàng. Vàng đã trở thành tiền tệ trong trao đổi - tiền thực. 
 Tuy nhiên, qua thực tế nhiều năm người ta nhận thấy tiền bằng kim loại có 
những hạn chế nhất định, đặc biệt là khi nền kinh tế phát triển mạnh thì tiền bằng 
kim loại càng bộc lộ rõ hơn những hạn chế và khiếm khuyết của nó. Nếu sử dụng tiền 
vàng thì nhà nước phải có một khối lượng vàng rất lớn dự trữ. Điều này những nước 
có nền kinh tế kém phát triển không thể thực hiện được. Vì vậy người ta đã tìm đến 
các vật chất khác để thay thế tiền vàng trong lưu thông đó là Tiền giấy. Tiền giấy ra 
đời thay cho tiền vàng có ưu điểm là nhẹ nhàng khi vận chuyển vì dễ thay đổi mệnh 
giá. Tiền giấy xuất hiện thích hợp cho nhu cầu trao đổi, phục vụ thuận tiện có thể 
thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền. 
 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 
§µm ThÞ Thanh H­¬ng Líp: TC2K6 
 Cùng với sự phát triển của xã hội, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển 
mạnh mẽ, lưu thông hàng hoá ngày càng được mở rộng về cả qui mô, phạm vi lẫn 
tính thường xuyên, liên tục thì thanh toán bằng tiền mặt cũng dần dần không đáp ứng 
được nhu cầu của thanh toán nữa, vì thanh toán bằng tiền mặt sẽ làm cho khối lượng 
tiền mặt trong lưu thông tăng lên rất lớn. Từ đó rất khó khăn cho quá trình điều hoà 
lưu thông tiền mặt. Khối lượng tiền mặt tăng lên sẽ gây sức ép về mặt giá cả, đó là 
một trong những nguyên nhân gây nên lạm phát cao. Mặt khác thanh toán bằng tiền 
mặt phải chi phí rất lớn cho việc in ấn, vận chuyển, đóng gói, bảo quản, kiểm đếm, 
cất trữ... Bên cạnh đó chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ lại cho phép tiền 
tệ vận động tách rời với sự vận động của hàng hoá. Chính do chức năng này, cùng 
với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế một phương thức thanh toán tiến bộ 
hơn đã ra đời đó là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt với hình thức tiền 
ghi sổ. Trong đó, Ngân hàng đứng ra làm trung gian thanh toán giữa các khách hàng. 
 Vậy thanh toán không dùng tiền mặt là cách thanh toán không có sự xuất hiện 
của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả 
sang tài khoản của người thụ hưởng mở tại Ngân hàng hoặc là bằng cách bù trừ lẫn 
nhau thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng. 
 Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời làm giảm được khối lượng tiền mặt 
trong lưu thông, tiết giảm được chi phí trong khâu in ấn tiền, bảo quản, vận chuyển 
tiền, giảm được chi phí lao động xã hội. Nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh 
tế, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất lưu 
thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. 
 Ngày nay, hệ thống Ngân hàng phát triển mạnh, thanh toán dưới hình thức ghi 
sổ ngày càng được mở rộng cả về qui mô và phạm vi, tạo khả năng cho công tác 
thanh toán không dùng tiền mặt được phát triển mạnh mẽ. 
1.1.2- Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt: 
a) Thanh toán KDTM phục vụ cho sản xuất lưu thông hàng hoá không ngừng 
phát triển. 
 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 
§µm ThÞ Thanh H­¬ng Líp: TC2K6 
 Mục tiêu của sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán - tiêu thụ. 
Thông qua khâu tiêu thụ các doanh nghiệp sẽ thu hồi lại vốn để tiếp tục chu kì sản 
xuất tiếp theo -T-H...SX....H’- T’, quá trình đó được thông qua khâu thanh toán. Như 
vậy khâu thanh toán có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức sản xuất và 
tiêu thụ hàng hoá. Như đã đề cập ở phần trên, TTKDTM chiếm tỷ trọng rất lớn trong 
tổng doanh số thanh toán tiền tệ của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp 
nói riêng. Do vậy nếu tổ chức tốt TTKDTM sẽ có tác động to lớn đến việc thúc đẩy 
sản xuất và lưu thông hàng hoá không ngừng phát triển. 
b) Góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, giảm chi phí lưu thông xã hội. 
 Công tác thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với công tác kế hoạch hoá 
lưu thông tiền tệ. Thực hiện tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt tức là tăng 
nhanh tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong chu chuyển tiền tệ, sẽ làm giảm 
lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm được các chi phí cần thiết phục vụ cho lưu 
thông tiền mặt, tác động trực tiếp đến thị trường giá cả, kiềm chế lạm phát tiến tới ổn 
định tiền tệ. 
 Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tạo điều kiện để giảm chi phí lưu 
thông tiền mặt, tiết kiệm lao động xã hội: việc mở rộng thanh toán không dùng tiền 
mặt sẽ làm tăng khối lượng tiền ghi sổ và giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, 
từ đó sẽ tiết giảm được chi phí cho toàn xã hội nói chung và cho ngành Ngân hàng 
nói riêng do tiết giảm được chi phí về in ấn tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản 
tiền. 
c) Góp phần tăng nguồn vốn cho NHTM 
 Công tác thanh toán không dùng tiền mặt càng phát triển, càng mở rộng thì 
nguồn vốn Ngân hàng huy động được từ số dư trên các tài khoản tiền gửi thanh toán 
của các tổ chức kinh tế sẽ tăng lên, tăng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Đồng 
thời thông qua thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng nắm được một cách chính 
xác, hợp lý tình hình thiếu vốn của các bên tham gia thanh toán, để kịp thời cho vay, 
phát tiền vay đúng mục đích và có vật tư hàng hoá đảm bảo. 
 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 
§µm ThÞ Thanh H­¬ng Líp: TC2K6 
d) Phục vụ việc chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN 
 Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt góp phần thực hiện tốt chính sách 
tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước: việc mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền 
mặt sẽ giảm được khối lượng lớn tiền mặt trong lưu thông và làm tăng khối lượng 
tiền ghi sổ, điều đó giúp cho Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng hữu hiệu các 
công cụ của chính sách tiền tệ. 
 Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt giữ một vai trò hết sức quan trọng. 
Đứng trên giác độ của ngành Ngân hàng, nó phản ánh khá trung thực trình độ quản lí, 
trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của Ngân hàng cũng như sự tín nhiệm của khách hàng. 
Trong nội bộ một Ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ tác động 
đến nghiệp vụ thanh toán mà còn tác động tới các mặt nghiệp vụ khác của Ngân hàng 
như nghiệp vụ tín dụng. Nếu làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt thì sẽ 
thúc đẩy nghiệp vụ tín dụng phát triển và ngược lại. Đi đôi với sự phát triển kỹ thuật 
tin học, ngày nay hoạt động Ngân hàng hiện đại cũng chuyển hướng kinh doanh bằng 
cách mở rộng các dịch vụ thay cho kinh doanh chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho 
vay là chủ yếu như trước đây, trong đó dịch vụ thanh toán đóng vai trò trọng tâm và 
đặc biệt quan trọng. 
1.1.3 Quá trình phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. 
Từ khi thành lập ngân hàng quốc gia( T ... iện đại vào thanh toán để việc thanh toán được diễn ra nhanh chóng, kịp thời 
và chính xác ...Thúc đẩy khác hàng sử dụng nhiều hơn dịch vụ này. 
3.2.3-Kiến nghị về một số thể thức thanh toán khác 
 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 
§µm ThÞ Thanh H­¬ng Líp: TC2K6 
 Trong thời gian qua, có thể nói ngành Ngân hàng Việt Nam đã có nhiều nỗ lực 
trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh 
toán bằng thẻ của người dân. Theo đó các NHTM Việt Nam đã đẩy mạnh lắp đặt hệ 
thống máy giao dịch tự động ATM (Automated Teller Machine) trên phạm vi cả 
nước. 
 Tuy nhiên số lượng máy ATM lắp đặt còn quá ít, chủ yếu tập trung ở các khu 
vực trung tâm của các thành phố lớn, chưa đáp ứng được yêu cầu giao dịch của người 
dân. Các dịch vụ tại máy ATM chưa đa dạng ...Khách hàng khi nhận thẻ phát hành 
của Ngân hàng nào phải đến hệ thống ATM của chính Ngân hàng đó lắp đặt mới có 
thể thực hiện đựoc các giao dịch ...Tình trạng này không những hạn chế việc sử dụng 
thẻ của khách hàng, còn gây lãng phí cho nền kinh tế --xã hội ...Do vậy, các Ngân 
hàng cần đẩy mạnh phát triển hệ thống máy ATM hơn nữa . Các Ngân hàng cần có 
sự thống nhất với nhau về việc phát triển các loại hình dịch vụ ATM, cần có sự kết 
nối hệ các máy ATM ....Từ đó, thúc đẩy khách hàng sử dụng loại hình dịch vụ hiện 
đại này. 
 Bên cạnh những hình thức thanh toán trên, một hình thức thanh toán khác đang 
được các Ngân hàng quan tâm là mở rộng và sử dụng tài khoản cá nhân, góp phần 
khai thác vốn đầu tư, ổn định lưu thông tiền tệ, cải tạo và xoá bỏ dần tập quán chỉ sử 
dụng tiền mặt trong dân cư, nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế. Để 
khuyến khích người dân mở và sử dụng tài khoản cá nhân về phía các Ngân hàng cần 
tạo sự tin tưởng của người dân vào hệ thống Ngân hàng, đi sâu tiếp cận vào các đối 
tượng có thu nhập ổn định, thường xuyên có các khoản thanh toán đều kỳ cho các 
doanh nghiệp như: Tiền nước, phí bưu chính viến thông, điện thoại ...Thúc đẩy thói 
quen sử dụng các công cụ TTKDTM . 
3.2.2 Các kiến nghị để hoàn thiện giải pháp: 
3.2.2.1 Kiến nghị với nhà nước. 
Hoạt động thanh toán không phải là nghiệp vụ riêng của ngân hàng mà là sản 
 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 
§µm ThÞ Thanh H­¬ng Líp: TC2K6 
phẩm dịch vụ Ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu thanh toán 
vốn của các doanh nghiệp, TCKT và các cá nhân trong nền kinh tế, do vậy, ở tầm vĩ 
mô cần phải có chính sách phù hợp để điều chỉnh hoạt động này. Mặc dù trong những 
năm gần đây hệ thống thanh toán của ngành ngân hàng nước ta được cải thiện đáng 
kể và phục vụ khá tốt cho khách hàng đặc biệt trong thanh toán với các ngân hàng 
nước ngoài (ở Việt Nam đã tham gia thanh toán SWIFT nhưng Việt Nam vẫn được 
đánh giá là chưa thoát khỏi ‘nền kinh tế tiền mặt’ do hoạt động TTKDTM qua ngân 
hàng trong nước vẫn chưa có chuyển biến gì đáng kể, vẫn chưa vượt qua con số 70% 
so với tổng doanh số thanh toán của các doanh nghiệp, trong khi đó ở các nước phát 
triển tỷ lệ này là trên 90%. 
Xuất phát từ tình hình thực tế của hoạt động thanh toán tại địa bàn tỉnh Cao 
Bằng cũng như trong phạm vi cả nước tôi xin mạnh dạn nêu một số kiến nghị với nhà 
nước để giải pháp có tính khả thi. 
- Chính phủ nên hoàn chỉnh hơn nữa hành lang pháp lý cho hoạt động thanh 
toán bằng cách tiếp tục ban hành một số băn bản pháp lý cho hoạt động thanh toán. 
Chính phủ đã ban hành nghị định 64/2001/NĐCP ngày 20/09/2001 “Về hoạt động 
thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”. Tuy vậy trong các văn bản 
pháp lý này những điều khoản đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán 
vẫn chưa được thể hiện rõ ràng. Cách thức ban hành văn bản theo kiểu chỉ có thể 
triển khai trong các ngân hàng và các doanh nghiệp, rất khó đến được với dân chúng. 
Những quy định về thủ tục thanh toán còn phức tạp, chưa theo thông lệ quốc tế nhất 
là séc một công cụ thanh toán rất phổ biến trên thế giới hoặc còn chung chung. 
- Xã hội càng phát triển, thu nhập của người dân càng tăng, nhu cầu dịch vụ 
đựơc sử dụng ngày càng lớn. Do đó nếu không triển khai đồng bộ các biện pháp, mở 
rộng áp dụng phương thức TTKDTM, thì khối lượng thanh toán trực tiếp bằng tiền 
mặt càng tăng theo cấp số nhân, càng tăng thêm nhiều áp lực cho xã hội nhất là các 
ngành Ngân hàng. Bởi vậy đối với các cơ quan nhà nước, khi mua bán, chi tiêu với 
 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 
§µm ThÞ Thanh H­¬ng Líp: TC2K6 
doanh nghiệp đều phải thực hiện thanh toán qua Ngân hàng. Để tạo điều kiện cho các 
cơ quan nhà nước thanh toán qua hệ thống Ngân hàng, nhà nước cần cho phép và bắt 
buộc các cơ quan nhà nước, các đơn vị tổ chức phải mở tài khoản giao dịch ở Ngân 
hàng thương mại gần nhất. Đối với các doanh nghiệp, TCKT việc mở tài khoản tại 
Ngân hàng và thanh toán qua Ngân hàng trong các lĩnh vực kinh doanh hàng ngày là 
bắt buộc. Đối với cá nhân có các giao dịch mua bán lớn... đều phải thanh toán qua 
Ngân hàng một cách bắt buộc. 
3.3.2 Kiến nghị với NHNN. 
 Với vai trò là người quản lý, chi đạo, tổ chức hệ thống thanh toán trong nền 
kinh tế NHNN đã tham mưu cho chính phủ hoặc trực tiếp điều hành hoạt động thanh 
toán trong toàn ngành Ngân hàng ra các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện dịch 
vụ thanh toán, để làm tốt nghiệp vụ này đề nghị NHNN thực hiện một số nội dung 
sau: 
 -Tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về tổ chức thanh toán trong nền 
kinh tế như hướng dẫn sử dụng séc theo nghị định 159/CP của chính phủ về séc. 
 -Trong năm 2002 NHNN đã triển khai thanh toán chuyển tiền điện tử liên 
Ngân hàng và kết quả rất khả quan nhưng mới chỉ dừng lại ở các ngân hàng thí điểm 
gồm sở giao dịch NHNN và 5 tỉnh chưa mở rộng ra toàn quốc do đa số các ngân hàng 
chưa đáp ứng được yêu cầu về trang bị kỹ thuật và điều quan trọng hơn là về tổ chức 
thực hiện. Do vậy, đề nghị NHNN cần giúp đỡ các NHTM còn lại để có đủ điều kiện 
tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng. 
3.2.2.3-Kiến nghị với NHĐT&PT Việt Nam. 
-Để tạo điều kiện cho chi nhánh NHĐT&PT Cao Bằng đứng vững trên thương 
trường kinh doanh và hoàn thành kế hoạch được giao đề nghị trung ương theo dõi và 
thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho chi nhánh về mọi mặt hoạt động 
nhất là cán bộ có trình độ chuyên môn về tin học. 
 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 
§µm ThÞ Thanh H­¬ng Líp: TC2K6 
-Trung ương hỗ trợ chính sách đầu tư phục vụ miền núi với các dự án phát 
triển kinh tế xã hội có hiệu quả, khai thác các tiềm năng KTXH của tỉnh. Tạo điều 
kiện cho chi nhánh về đầu tư mua sắm các tài sản thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt 
động của chi nhánh đảm bảo tiện ích, an toàn, thuận lợi. Trung ương quan tâm hơn 
nữa đến công tác đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ thuộc các tỉnh 
miền núi. 
3.2.2.4-Kiến nghị với NHĐT&PT Cao Bằng . 
Là một chi nhánh của NHĐT&PT Việt Nam, trực tiếp tổ chức hoạt động thanh toán 
trên địa bàn đề nghị NHĐT&PT Cao Bằng thực hiện một số nội dung sau: 
- Hiện nay chi nhánh chỉ có một hội sở chính đặt tại phố Xuân Trường thị xã 
Cao Bằng nên tình hình HĐV cũng như việc sử dụng các dịch vụ thanh toán còn hạn 
chế. Hơn nữa trên địa bàn tỉnh còn có một NHTM khác là NHNo& PTNT do có lợi 
thế có các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc nên các hoạt động có thuận lợi hơn. 
Đầu năm 2003 NHNo& PTNT tỉnh Cao Bằng đã thực hiện thanh toán biên mậu trực 
tiếp tại 2 cửa khẩu lớn tại Cao Bằng trong khi đó NHĐT&PT Cao Bằng phải thanh 
toán thông qua chi nhánh NHĐT&PT Lạng Sơn vì vậy khó có thể giữ được khách 
hàng. Bởi vậy chi nhánh nên mở rộng quy mô hoạt động, mở thêm các phòng giao 
dịch, chi nhánh trực thuộc đặc biệt là ở các huyện biên giới có cửa khẩu. 
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán cần thường xuyên phát triển 
nguồn nhân lực, tích cực đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn tin học, 
ngoại ngữ của cán bộ. Đầu tư thích đáng cho nâng cao cơ sở vật chất và công nghệ 
ngân hàng. 
kết luận 
 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 
§µm ThÞ Thanh H­¬ng Líp: TC2K6 
Công tác thanh toán là một trong những chức năng quan trọng trong hoạt động 
kinh doanh của ngành ngân hàng và nó sẽ có tác động rất lớn đối với sự tăng trưởng, 
phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong 
quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì trách nhiệm nặng nề đặt lên vai 
ngành ngân hàng là phải đổi mới, cải tiến và hoàn thiện công tác thanh toán không 
dùng tiền mặt. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế và nhanh chóng hoà 
nhập với tiến trình phát triển hung của Thế giới, ngành Ngân hàng nước ta không 
ngừng mở rộng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Trong xu thế đó thì đẩy mạnh 
công tác thanh toán không dùng tiền mặt và mở rộng tài khoản cá nhân giữ một vai 
trò quan trọng. Nó đã và đang là nhiệm vụ hàng đầu của ngành Ngân hàng hiện nay. 
Để thực hiện được nhiệm vụ này, việc cải tiến, đưa ra các công cụ thanh toán linh 
hoạt, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và thực hiện các biện pháp hữu hiệu thu 
hút khách hàng mà đặc biệt là khách hàng cá nhân tới mở tài khoản và thanh toán 
không dùng tiền mặt có ý nghĩa quyết định. 
Với kết quả của bản khoá luận này bản thân em hy vọng sẽ đóng góp một phần 
nhỏ bé kiến thức của mình vào việc giải quyết những khó khăn của thực tiễn đặt ra 
đặc biệt là góp phần hoàn thiện chế độ TTKDTM trong NHĐT&PT Cao Bằng nói 
riêng và ở nước ta nói chung, góp phần phát triển xã hội. 
 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 
§µm ThÞ Thanh H­¬ng Líp: TC2K6 
nhận xét của thủ trưởng cơ quan 
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
............................................................................................... 
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
............................................................................................... 
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
............................................................................................... 
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
............................................................................................... 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_van_de_ve_thanh_toan_khong_dung_tien_mat_ta.pdf