Đề tài Thực trạng và giải pháp E-marketing (Tiếp thị điện tử) cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian 2008-2012
I. Khái niệm
1. Các quan niệm và định nghĩa
E-marketing là hoạt động tiếp thị ngày càng được nhiều người quan tâm và
ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng để đưa ra một định nghĩa
chính xác về emarketing không phải là một việc dễ dàng. Hiện nay, có rất nhiều
quan niệm khác nhau về e-marketing. Sở dĩ như vậy là do e-marketing được
nghiên cứu và xem xét từ nhiều góc độ khác nhau.
Theo Philip Kotler, cha đẻ của marketing hiện đại, e-marketing là quá trình
lập kế hoạch về sản phẩm,giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và
ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện
tử và Internet. (Philip Kotler, Marketing Management, 11th Edition, 2007)
Theo Mark Sceats thì e-marketing chính là hoạt động tiếp thị sử dụng Internet
là kênh hiển thị.
Hay theo quan niệm của Chaffey thì e-marketing là hoạt động đạt được mục
tiêu nhờ kỹ thuật truyền thông điện tử. Hay theo một quan niệm khác thì cho rằng,
e-marketing là hoạt động ứng dụng mạng Internet và các phương tiện điện tử để
tiến hành các hoạt động marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy
trì quan hệ khách hàng thông qua nâng cao hiểu biết về khách hàng, các hoạt động
xúc tiến hướng tới mục tiêu và các dịch vụ qua mạng hướng tới thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng.
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản, e-marketing là hoạt động tiếp thị,
quảng bá sản phẩm, dịch vụ bằng cách ứng dụng các phương tiện điện tử như điện
thoại, fax, Internet 5
2. Quá trình hình thành và phát triển
Nhìn chung, quá trình hình thành và phát triển của e-marketing được chia
thành ba giai đoạn:
- Thông tin: các hoạt động marketing điện tử nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh
doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các website thông
tin, catalogue điện tử.
- Giao dịch: các hoạt động giao dịch trực tuyến, tự động hóa các quy trình kinh
doanh, phục vụ khách hàng tốt hơn, thuận tiện, an toàn và hiệu quả hơn trong bán
lẻ, dịch vụ ngân hàng, thị trường chứng khoán
- Tương tác: phối hợp, liên kết giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối
thông qua chia sẻ các hệ thống thông tin, phối hợp các quy trình sản xuất, kinh
doanh để hoạt động hiệu quả nhất, điển hình là hoạt động giữa các hãng sản xuất
ôtô, máy tính
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Thực trạng và giải pháp E-marketing (Tiếp thị điện tử) cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian 2008-2012
0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Môn học: QUẢN TRỊ MARKETING Thực trạng và giải pháp e-marketing (tiếp thị điện tử) cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian 2008 – 2012 1 MỤC LỤC CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ E-MARKETING ............................................................ 4 I. Khái niệm .................................................................................................................................... 4 1. Các quan niệm và định nghĩa .................................................................................................... 4 2. Quá trình hình thành và phát triển............................................................................................. 5 3. Đặc trưng cơ bản và các thế mạnh của e-marketing................................................................... 5 4. Xu hướng phát triển trên thế giới .............................................................................................. 7 II. Các công cụ e-marketing cơ bản ................................................................................................... 8 1. Website .................................................................................................................................... 8 2. SEM ...................................................................................................................................... 10 3. Email Marketing .................................................................................................................... 12 4. Quảng cáo trực tuyến ............................................................................................................. 13 5. Mobie marketing (M-marketing) ............................................................................................ 15 6. Viral marketing ...................................................................................................................... 16 7. Kênh truyền thông xã hội (Social Media Marketing) ............................................................... 16 CHƯƠNG II- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG E-MARKETING TẠI VIỆT NAM ......... 18 I. Thực trạng về nhận thức ............................................................................................................. 18 II. Thực trạng cung cấp ................................................................................................................... 21 1. Nhóm 1: website, SEO và email marketing ............................................................................. 22 2. Nhóm 2: Quảng cáo trên mạng xã hội ..................................................................................... 23 3. Nhóm 3: Quảng cáo trên báo điện tử ...................................................................................... 26 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ E-MARKETING CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ...................................................................................................... 42 I. Giải pháp về ứng dựng và triển khai hoạt động e-marketing tại doanh nghiệp ................................. 42 1. Xây dựng và triển khai đồng bộ .............................................................................................. 42 2. Một số vấn đề cần lưu ý trong quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động e-marketing ................ 45 II. Kiến nghị ...................................................................................................................................... 49 1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước ........................................................................... 49 2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp triển khai e-marketing ........................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 51 2 LỜI MỞ ĐẦU Tại Việt Nam, số người sử dụng Internet đã lên đến hơn 30 triệu, chiếm 35.29 % dân số quốc gia tháng 3 năm 2012. Đó là những con số ấn tượng, cho thấy cơ hội kinh doanh cũng như giá trị tiềm năng mà các giải pháp, sản phẩm và dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin hay ứng dụng phương tiện điện tử mang lại. Đây cũng là cơ hội hiếm có để các nhà làm chiến lược marketing , thương hiệu sản phẩm giảm chi phí đầu tư mà vẫn mang lại hiệu quả cao như mong đợi. Trong bối cảnh tác động sâu sắc của công nghệ thông tin và các phương tiện điện tử đối với kinh doanh như hiện nay, marketing là một trong những hoạt động tiên phong chịu ảnh hưởng từ những biến đổi như vậy. Để đạt tới thành công, các nhà tiếp thị không thể chỉ đơn giản thêm một vài hoạt động kỹ thuật số vào những kế hoạch tiếp thị truyền thống của mình. Thay vào đó, họ phải định hình lại một cách cơ bản hướng tiếp cận tiếp thị, dựa trên những đặc trưng của truyền thống mới và tiếp thị số. Điều này dẫn đến một cuộc đổi mới trong hoạt động tiếp thị nói chung. Trong khi các nguyên tắc tiếp thị cơ bản như định vị và phân khúc vẫn được duy trì thì các kênh ứng dụng phương tiện điện tử sẽ mở rộng và tăng cường cách tiếp cận của nhà tiếp thị tới khách hàng. Tiếp thị điện tử được sử dụng và biến hóa dưới nhiều cách khác nhau bởi sự phong phú và linh hoạt trong việc truyền tải nội dung. Trong môi trường Internet, khái niệm về không gian, thời gian là rất mờ nhạt và e- marketing đã tận dụng đặc điểm này để phát huy thế mạnh của mình, củng cố lợi ích mang lại cho doanh nghiệp ứng dụng. Tại Việt Nam, tiếp thị điện tử bắt đầu được E-marketing bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam khoảng 3 năm trước đây dưới nhiều hình thức khác nhau và bắt đầu được ghi nhận dấu ấn từ đầu năm 2008. Nhìn chung, hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp được đánh giá khá tích cực. Cho đến nay, e –marketing không còn xa lạ với các doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng ứng dụng thành công và mang lại hiệu quả cao 3 cho mình. Vì vậy, em chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp cho hoạt động của e- marketing (tiếp thị điện tử) cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian 2008 – 2012 ”để nhìn nhận và đưa ra các giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp thị điện tử (e-marketing) là một phương thức tiếp thị rộng lớn bao trùm tất cả các phương tiện điện tử. Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài, em chỉ nghiên cứu e-marketing dưới góc độ tiếp thị ứng dụng Interrnet hay còn gọi là tiếp thị trực tuyến. 4 CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ E-MARKETING I. Khái niệm 1. Các quan niệm và định nghĩa E-marketing là hoạt động tiếp thị ngày càng được nhiều người quan tâm và ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng để đưa ra một định nghĩa chính xác về emarketing không phải là một việc dễ dàng. Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về e-marketing. Sở dĩ như vậy là do e-marketing được nghiên cứu và xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Theo Philip Kotler, cha đẻ của marketing hiện đại, e-marketing là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm,giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet. (Philip Kotler, Marketing Management, 11th Edition, 2007) Theo Mark Sceats thì e-marketing chính là hoạt động tiếp thị sử dụng Internet là kênh hiển thị. Hay theo quan niệm của Chaffey thì e-marketing là hoạt động đạt được mục tiêu nhờ kỹ thuật truyền thông điện tử. Hay theo một quan niệm khác thì cho rằng, e-marketing là hoạt động ứng dụng mạng Internet và các phương tiện điện tử để tiến hành các hoạt động marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ khách hàng thông qua nâng cao hiểu biết về khách hàng, các hoạt động xúc tiến hướng tới mục tiêu và các dịch vụ qua mạng hướng tới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản, e-marketing là hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm, dịch vụ bằng cách ứng dụng các phương tiện điện tử như điện thoại, fax, Internet 5 2. Quá trình hình thành và phát triển Nhìn chung, quá trình hình thành và phát triển của e-marketing được chia thành ba giai đoạn: - Thông tin: các hoạt động marketing điện tử nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các website thông tin, catalogue điện tử. - Giao dịch: các hoạt động giao dịch trực tuyến, tự động hóa các quy trình kinh doanh, phục vụ khách hàng tốt hơn, thuận tiện, an toàn và hiệu quả hơn trong bán lẻ, dịch vụ ngân hàng, thị trường chứng khoán - Tương tác: phối hợp, liên kết giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối thông qua chia sẻ các hệ thống thông tin, phối hợp các quy trình sản xuất, kinh doanh để hoạt động hiệu quả nhất, điển hình là hoạt động giữa các hãng sản xuất ôtô, máy tính 3. Đặc trưng cơ bản và các thế mạnh của e-marketing E-marketing kể từ khi xuất hiện đã được các nhà tiếp thị ứng dụng một cách nhanh chóng. Nguyên nhân chính là do e-marketing có nhiều đặc trưng khác biệt so với marketing truyền thống nên đem lại hiệu quả trong hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ. E-marketing có một số đặc trưng cơ bản sau: Không giới hạn về không gian Trong môi trường Internet, mọi khó khăn về khoảng cách địa lý đã được xóa bỏ hoàn toàn. Điều này cho phép doanh nghiệp khai thác triệt để thị trường toàn cầu. Nhờ hoạt động tiếp thị trực tuyến mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình đến với tập khách hàng mục tiêu trên toàn thế giới với chi phí thấp và thời gian nhanh nhất. Khách hàng của họ có thể là những người đến từ Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Anh Đặc trưng này bên cạnh việc đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích thì cũng chứa đựng những thách thức đối với doanh nghiệp. Khi khoảng cách được xóa bỏ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tham gia vào môi trường kinh doanh toàn cầu. Khi đó, môi trường cạnh 6 trạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Chính điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược kinh doanh, marketing rõ ràng và linh hoạt. Không giới hạn về thời gian E-marketing có khả năng hoạt động liên tục tại mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần, 365 ngày trong một năm, hoàn toàn không có khái niệm thời gian chết. Doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến mọi lúc, mọi nơi; tiến hành nghiên cứu thị trường bất cứ khi nào; gửi email quảng cáo Tính tương tác cao Tính tương tác của mạng Internet được thể hiện rất rõ ràng. Chúng cho phép trao đổi thông tin hai chiều và cung cấp nhiều tầng thông tin cũng như tạo ra mối quan hệ trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng. Hoạt động marketing trực tuyến cung cấp thông tin theo yêu cầu của người sử dụng và cho phép người sử dụng xem các thông tin. ... h đào tạo; Kiến thức cũng như những điều học hỏi được qua chương trình đào tạo; Những thay đổi về hành vi nhờ có sự đào tạo; Các kết quả hoặc sự tiến bộ đo được trong bản thân mỗi một học viên và cũng như của cả công ty như sự luân chuyển lao động ít hơn, tai nạn giảm xuống thấp hơn, người lao động vắng mặt ít hơn. 1.6 Phát triển sản phẩm và thương hiệu Khi môi trường cạnh tranh giữa các nhà cung cấp ngày càng quyết liệt thì thương hiệu sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thương hiệu giúp công ty tạo dựng hình ảnh và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Muốn thương hiệu ngày càng phát triển, các công ty cần xây dựng được một chiến lược truyền thông và quảng cáo hiệu quả. Chính vì vậy mà các nhà làm marketing cần cân nhắc thật kỹ lưỡng khi lựa chọn phương tiện quảng cáo. Quảng cáo điện tử là hình thức ngày một phổ biến và được các công ty sử dụng trong quá trình phát triển thương hiệu. Các công ty cần lưu ý một điều rằng: giao diện của trang web phải nhất quán với hình ảnh của thương hiệu trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Nó phải đồng nhất và không khác biệt so với các yếu tố thương hiệu khác được truyền tải. Đối với hình thức quảng cáo bằng email, công ty cần phải chú ý đến việc lựa 45 chọn chủ đề sao cho thật hấp dẫn và lập sẵn một danh sách các địa chỉ email của đối tượng khách hàng mục tiêu. Ngoài hình thức quảng cáo bằng trang web và hệ thống thư điện tử, công ty có thể lựa chọn một số hình thức quảng cáo khác như: quảng cáo Banner trên các trang web lớn, quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, quảng cáo tài trợ, quảng cáo bằng điện thoạiTuy nhiên, chí phí của các loại hình quảng cáo này là khá lớn, không thích hợp với phần đông các công ty vừa và nhỏ. 1.7 Chăm sóc khách hàng Tìm hiểu khách hàng là nền tảng thành công của hoạt động tiếp thị. Những nhà tiếp thị giỏi là những người nắm bắt được tâm lý của tập khách hàng mục tiêu. Dường như họ phải đi guốc trong bụng người tiêu dùng. Tìm hiểu về khách hàng trực tuyến thậm chí còn quan trọng hơn do sự khác biệt về địa lý và văn hóa. Khách hàng trực tuyến có đặc điểm và thái độ khác về quá trình tìm kiếm thông tin và mua hàng trực tuyến. Những chỉ dẫn về website: Việc chăm sóc khách hàng không chỉ được thực hiện sau bán hàng, mà công ty cần phải thực hiện trước và trong khi bán. Chính vì vậy, các công ty bán hàng trực tuyến nên đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng và minh bạch về cách thức sử dụng trang web. Hãy hướng dẫn cho họ một cách để bổ sung thêm hàng hóa vào giỏ hàng của họ, cách thức đặt hàng và xem xét sản phẩm, phương thức thanh toán và vận chuyển. Trả lời câu hỏi của khách hàng: Mục FAQ rất dễ thiết kế nhưng lại mang lại hiệu quả trong việc trả lời câu hỏi của khách hàng một cách nhanh chóng. Nhưng có một lưu ý rằng, công ty của bạn phải trả lời câu hỏi của khách hàng một cách thường xuyên. 2. Một số vấn đề cần lưu ý trong quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động e-marketing 2.1. Vấn đề pháp lý 46 Quảng cáo trực tuyến đã bắt đầu phát triển tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Các hình thức quảng cáo trực tuyến chủ yếu vẫn là thông qua đặt banner, logo trên các trang thông tin điện tử có lượng truy cập lớn. Bên cạnh đó, xuất hiện hình thức quảng cáo gửi thư trực tiếp vào email cho các khách hàng, quảng cáo bằng tin nhắn thông qua điện thoại di động. Hoạt động mua bán địa chỉ thư điện tử và số điện thoại di động cho mục đích quảng cáo vẫn chưa được diễn ra dưới sự quản lý của pháp luật. Do không sự chọn lọc đối tượng khách hàng kỹ lưỡng và việc phát tán thư quảng cáo hàng loạt gây nhiều nhiều phiền toán cho khách hàng. Các tin quảng cáo này thường bị xóa và không gây được ấn tượng với khách hàng. Nhiều người còn sử dụng các phần mềm lọc để lấy địa chỉ email của người dùng các trang tin. Do đó, quảng cáo trực tuyến không đạt được kết quả như mong đợi. Chính vì thế, quảng cáo trực tuyến hiện cần điều chỉnh bởi pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người dùng, nhà cung cấp. Hiện nay, các quy định liên quan đến loại hình quảng cáo này còn khá sơ lược và chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của hoạt động quảng cáo trên thực tế. Có thế nói hiện nay chưa có văn bản pháp quy nào trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Việc xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp trong quảng cáo trực tuyến cũng là một vấn đề cần ưu tiên đối với cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian tới. Trên thực tế, việc thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp khiến cho nhà cung cấp dịch vụ e ngại khi đưa ra các công nghệ mới cũng như cách tính phí phù hợp, đồng thời khiến cho doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trực tuyến e ngại đầu tư vào hình thức quảng cáo này. Vấn đề này khi được pháp luật điều chỉnh sẽ giúp các bên tham gia vào thị trường quảng cáo trực tuyến tin tưởng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này. 2.2. Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân 47 Thông tin cá nhân là bất kỳ thông tin nào để xác định được hay có thể xác định được danh tính của một cá nhân cụ thể. Trong thời gian vừa qua, với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, các giao dịch thương mại điện tử tăng mạnh, khối lượng thông tin trao đổi ngày càng nhiều. Tuy nhiên, những vi phạm liên quan đến thông tin cá nhân cũng ngày một nhiều hơn, gây tâm lý e ngại cho cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch thương mại điện tử. Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương trong năm 2007, vấn đề bảo mật, an toàn thông tin cá nhân được đánh giá là cản trở lớn nhất đối với phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Công nghệ thông tin và truyền thông, kể cả công nghệ di động kết nối với Internet và các hệ thống thông tin khác cho phép con người có thể thu thập, lưu trữ và tiếp cận thông tin từ mọi nơi trên thế giới. Những công nghệ này mang đến nhiều lợi ích kinh tế, xã hội cho các cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước và toàn xã hội, đa dạng hoá phạm vi lựa chọn của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao năng suất lao động, đổi mới giáo dục, cải tiến sản phẩm, v.v Những công nghệ hiện đại cho phép con người kết nối, thu thập và sử dụng khối lượng thông tin đồ sộ nhưng chưa hậu thuẫn cho việc xác định danh tính của những người tham gia các hoạt động đó. Hệ quả là khó có biện pháp quản lý dữ liệu cá nhân và người ta ngày càng trở nên quan ngại hơn về những thiệt hại có thể xảy ra do dữ liệu cá nhân của họ bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và thúc đẩy thực thi những cơ chế trao đổi thông tin tin cậy và phù hợp trong các giao dịch trực tuyến cũng như ngoại tuyến là yêu cầu cấp bách nhằm tăng cường niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng đối với thương mại điện tử. Những quy định pháp lý hạn chế hay ràng buộc quá mức cần thiết đối với việc trao đổi thông tin đều có tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế 48 Để bảo đảm quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân đối với quyền riêng tư, cần xây dựng các cơ chế bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn ngừa việc sử dụng thông tin trái phép. Cần quy định trách nhiệm cụ thể đối với việc thu thập, sử dụng, chuyển giao dữ liệu cá nhân, trong đó có tính đến thiệt hại có thể phát sinh từ việc sử dụng thông tin trái phép, đồng thời xây dựng các biện pháp chế tài phù hợp đối với mức độ thiệt hại có thể xảy ra. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh các hành vi liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách hệ thống. 2.3. Khai thác thế mạnh cộng đồng Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các hình thức xã hội ảo, từ bộ lọc xã hội (social filtering), nguồn dữ liệu từ đám đông (crowd sourcing), bộ đánh dấu xã hội (social book marking), đến các blog và tiểu blog (microblogging) như myspace.com, facebook.com, zing.vn, yume.vn, tamtay.vn, cyvee.com. Đây là công cụ mới để doanh nghiệp và những người làm tiếp thị tiếp cận với thị trường và khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức marketing trực tuyến (E – marketing). Các kênh tiếp thị số như Internet, blog, mạng xã hội, qua điện thoại di động có chi phí rẻ hơn cả trăm lần so với quảng cáo truyền thống, có “độ phủ” rất rộng và hiệu quả cao nhưng vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng và đầu tư phát triển. Do đó, cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của việc khai thác quảng cáo đối với các mạng xã hội nhằm mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. 2.4. Nâng cao nhận thức xã hội 49 Nội dung của quảng cáo cần quan tâm đến các lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phầm và dịch vụ chứ không phải là những đặc tính của sản phẩm.Cần nhấn mạnh sự chú ý của người tiêu dùng vào bảo hành. Bảo hành sẽ góp phần tăng doanh thu bán hàng. - Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được rõ các lợi ích từ việc quảng cáo tới các cộng đồng mạng nên vẫn chưa đầu tư thích đáng về nhân lực và tài chính cho hoạt động quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp vẫn chưa phát huy được hết các lợi ích từ các hội chợ trực tuyến, sàn giao dịch trong việc quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến về phương thức marketing trực tuyến, các lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp là cần thiết. II. Kiến nghị 1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước - Coi tiếp thị điện tử là một trong những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong các kế hoạch phát triển liên quan tới thương mại điện tử giai đoạn 2013-2018. - Luôn khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp ứng dụng, triển khai tiếp thị điện tử nhằm cắt giảm chi phí, tận dụng nguồn lực, từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của cả doanh nghiệp và nền kinh tế. - Đưa tiếp thị điện tử vào nội dung tập huấn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng một phương thức kinh doanh mới. 2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp triển khai e-marketing Để triển khai tiếp thị điện tử thành công, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm như sau: 50 - Dành thời gian nghiêm túc nghiên cứu về phương thức tiếp thị mới trong bối cảnh của từng doanh nghiêp và đặc thù sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình, từ đó, đề xuất định hướng ứng dụng và phát triển. - Dành nguồn lực thỏa đáng trong bộ phận tiếp thị của doanh nghiệp để phát triển kênh tiếp thị điện tử và xác định đây là hướng đi tất yếu của hoạt động tiếp thị trong thời đại Internet. Đánh giá đúng vai trò của kỹ sư tin học trong hoạt động chuyên môn của tiếp thị điện tử. Một trong những đặc điểm nổi bật của tiếp thị điện tử là tính tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, vì vậy, doanh nghiệp cần có sự đầu tư về “chất” nhiều hơn phần chi phí bỏ ra để triển khai một chiến lược tiếp thị điện tử. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 2010/ 3. 4. 5. 6. 7. nam-2011/ 8. cu.html 9. 10. 11. 12. 13. icleid=218 14. 15. 52
File đính kèm:
- de_tai_thuc_trang_va_giai_phap_e_marketing_tiep_thi_dien_tu.pdf