Đề tài Đặc điểm chung của các nước đang phát triển và liên hệ thực tiễn Việt Nam

1.Mở đầu

Sau chiến tranh thế giới thứ 2,với việc giải phóng thuộc địa, một nhân tố mới đã xuất hiện

trên sân khấu chính trị quốc tế: “thế giới thứ 3”. “Thế giới thứ 3” được gọi để phân biệt với “Thế

giới thứ 1” là các nước có nền kinh tế phát triển – đi theo con đường TBCN. “Thế giới thứ 2” là

những nước có nền kinh tế tương đối phát triển đi theo con đường XHCN. Do đó dưới góc độ

kinh tế,bắt đầu từ những năm 60, các nước thuộc thế giới thứ ba còn được gọi là các nước đang

phát triển với nền nông nghiệp lạc hậu, hoặc các nước công nông nghiệp đang từ sản xuất nhỏ tiến

lên con đường công nghiệp hóa.Khi nền kinh tế thế giới có những bước chuyển đổi theo hướng

toàn cầu hóa thì khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các nước phát triển và các nước đang

phát triển ngày càng nhiều.Trong khi đó con người ngày càng đòi hỏi phải có cuộc sống tốt đẹp

hơn.Vì vậy vấn đề phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển đã trở nên rất cấp bách.Việc

nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và hậu quả của tình trạng kém phát triển để tìm cách khắc phục và

tìm ra giải pháp, hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói và

cùng hòa nhập với nền kinh tế thế giới.Để biết được điều này chúng ta cần nghiên cứu những đặc

điểm chung của các nước đang phát triển, nguyên nhân và tác động của nó đối với quá trình phát

triển kinh tế.

2. Khái quát về các nước đang phát triển:

2.1. Khái niệm về các nước đang phát triển (LDCs):

Có nhiều quan điểm nói về các quốc gia đang phát triển,Nước đang phát triển là quốc gia

có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con

người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu

tư bản thấp. "Nước đang phát triển" gần nghĩa với Thế giới thứ ba thường dùng trong Chiến tranh

Lạnh.

Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể

chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp

và khai thác tài nguyên tự nhiên. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng

trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin,

v.v.

Việc áp dụng thuật ngữ nước đang phát triển cho toàn thể các nước chưa đạt trình độ nước

phát triển trong nhiều trường hợp là không thích hợp, không ít quốc gia nghèo không hề có những

cải thiện tình hình kinh tế thậm chí là suy giảm.

2.2. Giới thiệu về một số nước đang phát triển:

Theo thống kê của ngân hàng thế giới( WB) hiện nay trên thế giới trong nhóm “Các nước đang

phát triển” hiện có khoảng 142 nước . VD: Afghanistan, Albania, Algeria, Angola, Antigua,

Argentina, Armenia, Azerbaijan, Bangladesh, Barbados, Hungary, India, Indonesia, Iran, Jamaica,

Jordan, Kazakhstan, Uruguay, Vanuatu, Venezuela, Vietnam, West Samoa, Zambia,

pdf 17 trang chauphong 79943
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đặc điểm chung của các nước đang phát triển và liên hệ thực tiễn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Đặc điểm chung của các nước đang phát triển và liên hệ thực tiễn Việt Nam

Đề tài Đặc điểm chung của các nước đang phát triển và liên hệ thực tiễn Việt Nam
1 
KINH TẾ PHÁT TRIỂN 
TS. NGUYỄN CHÍ HẢI
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NƯỚC 
ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ LIÊN HỆ 
THỰC TIỄN VIỆT NAM 
2 
MỤC LỤC: 
1. Mở đầu: 
2. Khái quát về các nước đang phát triển: 
 2.1. Khái niệm về các nước đang phát triển (LDCs): 
 2.2. Giới thiệu về một số nước đang phát triển: 
3. Những đặc điểm chung của những nước đang phát triển : 
4. Quan điểm và biện pháp thoát khỏi vòng luẩn quẩn ở các nước đang phát triển: 
4.1. Nguyên nhân của vòng luẩn quẩn nghèo đói: 
4.2. Biện pháp thoát khỏi vòng luẩn quẩn ở các nước đang phát triển: 
 5. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam: 
5.1 Tổng quan về nền kinh tế Việt nam qua các chỉ số: 
5.2. Những hạn chế của nền kinh tế VN và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài 
chính thế giới đến các mục tiêu phát triển: 
 6. Ý nghĩa và kết luận của việc nghiên cứu: 
Danh mục tài liệu tham khảo: 
3 
1.Mở đầu 
Sau chiến tranh thế giới thứ 2,với việc giải phóng thuộc địa, một nhân tố mới đã xuất hiện 
trên sân khấu chính trị quốc tế: “thế giới thứ 3”. “Thế giới thứ 3” được gọi để phân biệt với “Thế 
giới thứ 1” là các nước có nền kinh tế phát triển – đi theo con đường TBCN. “Thế giới thứ 2” là 
những nước có nền kinh tế tương đối phát triển đi theo con đường XHCN. Do đó dưới góc độ 
kinh tế,bắt đầu từ những năm 60, các nước thuộc thế giới thứ ba còn được gọi là các nước đang 
phát triển với nền nông nghiệp lạc hậu, hoặc các nước công nông nghiệp đang từ sản xuất nhỏ tiến 
lên con đường công nghiệp hóa.Khi nền kinh tế thế giới có những bước chuyển đổi theo hướng 
toàn cầu hóa thì khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các nước phát triển và các nước đang 
phát triển ngày càng nhiều.Trong khi đó con người ngày càng đòi hỏi phải có cuộc sống tốt đẹp 
hơn.Vì vậy vấn đề phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển đã trở nên rất cấp bách.Việc 
nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và hậu quả của tình trạng kém phát triển để tìm cách khắc phục và 
tìm ra giải pháp, hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói và 
cùng hòa nhập với nền kinh tế thế giới.Để biết được điều này chúng ta cần nghiên cứu những đặc 
điểm chung của các nước đang phát triển, nguyên nhân và tác động của nó đối với quá trình phát 
triển kinh tế. 
2. Khái quát về các nước đang phát triển: 
 2.1. Khái niệm về các nước đang phát triển (LDCs): 
Có nhiều quan điểm nói về các quốc gia đang phát triển,Nước đang phát triển là quốc gia 
có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con 
người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu 
tư bản thấp. "Nước đang phát triển" gần nghĩa với Thế giới thứ ba thường dùng trong Chiến tranh 
Lạnh. 
Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể 
chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp 
và khai thác tài nguyên tự nhiên. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng 
trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin, 
v.v.. 
Việc áp dụng thuật ngữ nước đang phát triển cho toàn thể các nước chưa đạt trình độ nước 
phát triển trong nhiều trường hợp là không thích hợp, không ít quốc gia nghèo không hề có những 
cải thiện tình hình kinh tế thậm chí là suy giảm. 
 2.2. Giới thiệu về một số nước đang phát triển: 
Theo thống kê của ngân hàng thế giới( WB) hiện nay trên thế giới trong nhóm “Các nước đang 
phát triển” hiện có khoảng 142 nước . VD: Afghanistan, Albania, Algeria, Angola, Antigua, 
Argentina, Armenia, Azerbaijan, Bangladesh, Barbados, Hungary, India, Indonesia, Iran, Jamaica, 
Jordan, Kazakhstan, Uruguay, Vanuatu, Venezuela, Vietnam, West Samoa, Zambia, 
3. Những đặc điểm chung của những nước đang phát triển : 
Mặc dù các nước đang phát triển (LDCs) có sự tương đồng nhất định về điều kiện lịch sử, 
địa lý, chính trị và kinh tế, nhưng giữa các nước cũng có sự khác biệt cơ bản tạo nên tính đa dạng 
4 
cho các nước này.Những khác biệt này chi phối đến việc xác định lợi thế của từng nước.Cụ thể ở 
đây chúng ta có thể thấy những khác biệt như: 
- Quy mô đất nước; 
- Nền tảng/ bối cảnh lịch sử; 
- Nguồn lực con người và tự nhiên; 
- Thành phần tôn giáo và dân tộc; 
- Tầm quan trọng tương đối của các khu vực Tư nhân và Công cộng; 
- Cơ cấu công nghiệp; 
- Sự phụ thuộc bên ngoài; 
- Cơ cấu chính trị, các nhóm lợi ích và quyền lực; 
Bên cạnh những khác biệt, các nước đang phát triển còn có những đặc điểm cơ bản, giống 
nhau; 
Chúng ta xét 4 đặc điểm chính như sau: 
¾ Mức sống thấp: 
 Ở các nước đang phát triển, mức sống nói chung đều rất thấp đối với đại đa số dân chúng.Mức 
sống thấp phản ánh qua thu nhập thấp, thiếu nhà ở, sức khỏe kém, ít được học hành, tỷ lệ tử vong 
của trẻ sơ sinh cao, tuổi thọ thấp 
Mức thu nhập thấp được thể hiện rõ rệt qua mức thu nhập bình quân đầu người (GNI/người). 
Mức thu nhâp bình quân đầu người thấp,theo thống kê năm 1990 thì thu nhập bình quân đầu 
người tổng cộng của các nước chậm phát triển tính trung bình ít hơn 1/16 thu nhập bình quân đầu 
người của các nước giàu.Không chỉ ở các nước giàu mà ở các nước LDCs các mô hình phân phối 
thu nhập không cân xứng, có sự chênh lệch lớn giữa thu nhập của người giàu và người nghèo, 
trong đó 20% dân thượng lưu thường có thu nhập cao hơn 5 đến 10 lần so với 40% dân hạ lưu. 
Phần lớn số dân tộc thuộc thế giới thứ 3 phải chịu cảnh nghèo đói tuyệt đối, từ 650 đến 1300 triệu 
người phải sống bằng những mức thu nhập tối thiểu dưới 250 USD một năm.Điều này phản ánh 
khả năng hạn chế của các nước đang phát triển trong việc giải quyết các nhu cầu cơ bản của con 
người.Trong những năm gần đây mức thu nhập trung bình có sự thay đổi lớn, tuy nhiên sự chênh 
lệch giữa các châu lục,các khu vực còn rất lớn.Chúng ta có thể thấy rõ vấn đề này qua các bảng số 
liệu sau: 
Bảng 3.1:GNI bình quân đầu người của một số khu vực: 
GNI bình quân đầu người (2009) 
 Đông Á và Thái Bình Dương 3.143 $ 
 Châu Âu và Trung Á 6.793 $ 
 Mỹ Latinh và Caribbean 6.936 $ 
 Trung Đông và Bắc Phi 3.594 $ 
 Bắc Mỹ 46.739 $ 
 Nam Á 1.088 $ 
 Châu Phi hạ Sahara 1.096 $ 
Nguồn trích dẫn:IBRD World tables 2005-2009,Báo cáo phát triển thế giới. 
5 
Bảng 3.2: Tỷ lệ nghèo đói ở các nước LDCs cao hơn các nước phát triển: 
Tên nước (khu vực) Tỷ lệ đói nghèo mức 
1.25$/ngày(2008) 
Tỷ lệ đói nghèo mức 
2$/ngày(2008) 
 Đông Á và Thái Bình 
Dương 16,8% 38,7% 
 Châu Âu và Trung Á 3,7% 8,9% 
 Mỹ Latinh và Caribbean 8,2% 17,1% 
 Trung Đông và Bắc Phi 3,6% 16,9% 
 Nam Á 40,3% 73,9% 
 Châu Phi hạ Sahara 50,9% 72,9% 
Nguồn trích dẫn:IBRD World tables 2005, Báo cáo phát triển thế giới,vấn đề nghèo đói. 
Bảng 3.3: Một số nước có số dân sống dưới 2$/ngày nhiều nhất như: 
Số dân sống dưới 2USD một ngày ở (%): 
Tanzania 97 
Liberia 95 
Nigeria 84 
Banladesh 81 
Nepal 78 
Lao 77 
Ấn Độ 76 
Congo 74 
Haiti 72 
Angola 70 
Indonesia 54 
Việt Nam 48 
Nguồn trích dẫn :2008 Population Reference Bureau 
Ngoài việc phải vật lộn với thu nhập thấp,các nước LDCs còn phải chống chọi với nạn suy 
dinh dưỡng, bệnh tật và sức khỏe kém.Người ta thống kê rằng ở cả Châu Á và Châu Phi hơn 60% 
dân số chỉ đáp ứng được những yếu tố tối thiểu về calo cần thiết cho sức khỏe.Lượng thiếu hụt 
này theo thống kê nó chiếm khoảng 2% lượng ngũ cốc của thế giới.Vấn đề suy dinh dưỡng và sức 
khỏe kém có phải là do nguyên nhân thiếu lương thực ở các đang phát triển hay là do sự nghèo 
đói (tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong việc phân phối thu nhập) – 2 vấn đề này có mối 
liên hệ gián tiếp với nhau.Tuổi thọ ngắn,trong số 42 nước có mức thu nhập thấp nhất thế giới thì 
tuổi thọ trung bình năm 2008 vào khoảng 56 tuổi so với 67 tuổi ở các nước LDCs khác và 77 tuổi 
so với các nước phát triển (bảng 3.4). 
Bảng 3.4:Tuổi thọ trung bình 
Tuổi thọ trung bình (2008) 
Châu Phi 55 
Châu Mỹ 75 
Châu Á 70 
6 
Châu Âu 76 
Nước chậm phát triển 56 
Nước kém phát triển 67 
Nước phát triển hơn 77 
Thế giới 68 
Nguồn trích dẫn:IBRD,Báo cáo phát triển thế giới 2005-2009,y tế thế giới. 
Với tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh gấp 10 lần so với các nước phát triển (bảng 3.5).Tỷ lệ người biết 
chữ thấp, tỷ lệ bỏ học giữa chừng cao, học trình và các phương tiện giáo dục ko đầy đủ và thường 
là không phù hợp.Trong số các nước kém phát triển nhất thì tỷ lệ biết chữ là 34% so với 65% ở 
các nước LDCs khác và 99% ở các nước phát triển.Điều này làm cho trình độ lao động của các 
nước LDCs càng thấp, không đáp ứng được nhu cầu của quốc gia. 
Sự tác động qua lại của các đặc điểm này có chiều hướng làm trầm trọng thêm và duy trì muôn 
thủa những vấn đề phổ biến về “ nghèo đói, ngu dốt và bệnh tật” ở các nước đang phát triển. 
¾ Tỷ lệ tích lũy thấp: 
Chúng ta đều biết để phát triển thì phải có nguồn vốn, mà để có vốn tích lũy thì phải hy sinh tiêu 
dùng.Nhưng khó khăn ở chỗ, đối với các nước đang phát triển nhất là những nước có thu nhập 
thấp , đã gần như chỉ có mức sống tối thiểu, vì vậy việc giảm tiêu dùng là rất khó khăn.Ở các nước 
phát triển thường dành từ 20% - 30% thu nhập để tích lũy .Trong khi đó ở các nước LDCs chỉ có 
khả năng tiết kiệm trên 10% thu nhập, nhưng phần lớn số tiết kiệm này lại phải dùng để cung cấp 
nhà ở và trang thiết bị cần thiết cho số dân tăng lên.Số dân tăng lên hàng năm ở những nước này 
là rất lớn.Tích lũy thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, công nghệ khoa học kỹ thuật 
để phục vụ sản xuất.Do đó ngày càng hạn chế quy mô tiết kiệm cho tích lũy phát triển kinh tế. 
Điều đó có thể giải thích được tại sao hằng năm các nước LDCs phải cần các nguồn vốn tài trợ từ 
các nước phát triển với lãi suất ưu đãi (hoặc không hoàn lại). 
¾ Trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp: 
Ở các nước đang phát triển hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp 
chiếm tỷ trọng lớn (nông nghiệp chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc dân, trong khi tỷ lệ này 
chỉ là 3% ở các nước phát triển)(bảng3. 6), kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu.Lịch sử phát triển 
kinh tế cho thấy rằng nền kinh tế phát triển mạnh thì công nghiệp và dịch vụ phải chiếm tỷ trọng 
lớn.Nền kinh tế thế giới luôn biến chuyển từng ngày với hàng loạt phương thức sản xuất mới ra 
đời, ngày càng hiện đại hóa. 
Bảng 3.6: Đóng góp của nông nghiệp trong GDP của một số nước lựa chọn: 
Đóng góp của nông nghiệp trong GDP 
(%) 
Tên nước 2008 
Afghanistan 32 
Angola 7 
Bangladesh 19 
Bolivia 13 
Brazil 6 
China 11 
Colombia 9 
7 
Comoros 46 
Congo 40 
Dominica 16 
Gambia 29 
Guyana 28 
Indonesia 14 
Lao P.D.R. 35 
Liberia 61 
Mexico 4 
Nepal 34 
Paraguay 24 
Thailand 12 
Uganda 30 
United Kingdom 1 
Vietnam 22 
Zambia 21 
Nguồn trích dẫn:IBRD,World tables 2005-2009,Báo cáo phát triển thế giới,nông nghiệp và nông 
thôn. 
Thực tế cho thấy rằng các nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều có nguồn 
gốc từ tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp.Thay v ... g chủ yếu của chính sách mở cửa và hội nhập thông qua 
hai yếu tố chính đó là tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển và tăng xuất khẩu, tăng thu nhập và 
ngoại tệ xu hướng các nguồn vốn từ bên ngoài đổ vào VN ngày càng tăng qua các kênh đầu tư 
trực tiếp và gián tiếp 
Tất cả những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho kinh tế VN phát triển. Đây cũng là cơ hội 
tốt để VN thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển đất nước là đến năm 2020 về cơ bản, trở thành 
một nước công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình hội nhập, nền kinh tế VN cũng gặp nhiều khó khăn 
và thách thức đó là nhiều chỉ số phát triển còn thấp so với yêu cầu, tình hình khủng hoảng tài 
chính Mỹ và thế giới cũng có tác động tiêu cực đến nền kinh tế VN. 
5.2. Những hạn chế của nền kinh tế VN và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính 
thế giới đến các mục tiêu phát triển 
Mặc dù đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế nêu trên, nhưng nền kinh tế VN còn 
nhiều hạn chế, qui mô nền kinh tế nhỏ, dấu hiệu của phát triển thiếu bền vững và hiệu quả chưa 
cao. 
14 
Mặc dù, năm 2008 là năm đánh dấu VN thoát ra khỏi nhóm nước nghèo nhưng theo xếp 
hạng của Ngân hàng thế giới tháng 10/2009 thì VN đứng hạng 112 về thu nhập bình quân đầu 
người tính theo tỷ giá VNĐ/USD, và đứng thứ 128 về thu nhập bình quân tính đầu người theo 
phương pháp sức mua tương đương (PPP) trong tổng số 180 nước, vùng lãnh thổ được xếp hạng. 
Quy mô GDP, qui mô xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương ứng là 0,48% và 0,4% so với tổng 
giá trị nền kinh tế và xuất khẩu của toàn thế giới. Các chỉ số xếp hạng về môi trường kinh doanh, 
năng lực cạnh tranh, tham nhũng và chỉ số phát triển giáo dục của VN đều có vị trí xếp hạng thấp 
trong các nền kinh tế thế giới (xem bảng 5.5) 
Bảng 5.5 :Vị trí nền kinh tế VN trong nền kinh tế thế giới qua các chỉ số (2009) 
Chỉ số Hạng Giá trị 
GDP/người theo tỷ giá 112/180 1040 
GDP/người theo PPP 128/180 2900 
Xuất khẩu 40 56,55 
Nhập khẩu 36 68,80 
Môi trường kinh doanh 118/128 
Năng lực cạnh tranh 75/133 
Tham nhũng 96/127 
Chỉ số phát triển giáo dục 105/177 
Nguồn trích dẫn:tổng cục thống kê Việt Nam 
Bảng 5.6: Tỷ lệ lạm phát củaVN và một số nước trong khu vực(%) (2006-2009) 
 Năm 
Nước 
2006 2007 2008 2009 
Việt Nam 7 12 24,7 6,9 
Trung Quốc 2 6 4,2 4 
Thái Lan 3 3 2,1 4,2 
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: 
- Khoảng cách giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng GDP của VN cao hơn nhiều so với các 
nước Trung Quốc và Thái Lan. Điều này giải thích tại sao VN có tỷ lệ lạm phát cao hơn tỷ lệ lạm 
phát ở các nước này trong 4 năm qua (2006-2009) (bảng 5.6). 
-Trong khi các nước Trung Quốc và Thái Lan có cán cân thanh toán dương với qui mô lớn, tăng 
dần qua các năm, thì VN có cán cân thanh toán là số âm lớn do nhập siêu cao và số nhập siêu 
cũng tăng dần qua các năm. 
- Tỷ trọng hàng xuất khẩu của VN năm 2007 chủ yếu là dầu thô chiếm 17,5%, hàng nông sản, hải 
sản chiếm trên 15%, còn lại là các hàng gia công như hàng may mặc, giầy dép. . Điều này thể 
hiện VN chưa có những sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, năng suất lao động của VN 
thấp, lợi thế xuất khẩu chỉ phụ thuộc vào tài nguyên và lao động rẻ. 
Về mặt xã hội, mặc dù đời sống của người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm, nhưng chỉ 
số bất bình đẳng về thu nhập (Gini) ở VN còn cao, và tăng qua các năm (năm 2004 Gini là 0,423, 
năm 2006 hệ số này là 0,425,năm 2009 là 0,496). Hệ số Gini cao thể hiện phân hóa thu nhập, 
phân hóa giàu nghèo cao giữa các tầng lớp dân cư. 
15 
Cùng với những hạn chế trên, kinh tế VN cũng chịu tác động của khủng hoảng tài chính 
thế giới đang gây khó khăn cho VN thực hiện mục tiêu chiến lược. Quá trình hội nhập của VN 
trên 10 năm qua kể từ khi VN gia nhập khối các nước Đông nam Á-ASEAN, và đặc biệt là sau hai 
năm sau khi VN trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại 
những tác động tích cực trong phát triển kinh tế nêu trên. 
Tuy nhiên, tham gia quá trình hội nhập với kinh tế toàn cầu VN cũng không tránh khỏi các 
tác động tiêu cực mà đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ và lan 
rộng ra toàn thế giới mới đây. Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến hai nhân tố này 
sẽ gây thiệt hại đến tốc độ tăng trưởng. 
Do đó, chúng ta sẽ khó đạt được mục tiêu mong muốn. Bởi lẽ, trong bối cảnh kinh tế thế 
giới suy giảm chung, thị trường xuất khẩu của VN chủ yếu vào các nền kinh tế phát triển gồm thị 
trường Mỹ, Nhật, các nước EU, Trung Quốc, Singapore,  Như vậy, việc tiêu thụ hàng hóa của 
các nước này giảm mạnh sẽ ảnh hưởng mạnh đến kim ngạch xuất khẩu của VN. Khi xuất khẩu 
giảm sẽ làm cho GDP giảm tương ứng. 
Tác động của yếu tố thứ hai là nguồn vốn nước ngoài vào VN qua các kênh đầu tư trực 
tiếp, gián tiếp sẽ không giải ngân theo số đăng ký hoặc thời gian cam kết. Tình hình giải ngân vốn 
FDI của VN đang gặp khó khăn. 
Vì vậy về ngắn hạn tăng đầu tư này sẽ ít tác động đến tăng trưởng. Trong khi đó do khủng 
hoảng tài chính thế giới và lạm phát ở VN vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực, thị trường tín 
dụng hoạt động chựng lại, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất cao. 
Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới giới đầu tư quốc tế cũng như VN hiện nay đó là 
yếu tố tâm lý và lòng tin. “Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xấu đi nhanh chóng trong 
tháng rồi, khi lĩnh vực tài chính tiếp tục khủng hoảng trong lúc lòng tin của nhà sản xuất và người 
tiêu dùng sụt giảm”. 
5.3. Kết luận và kiến nghị 
Để phát triển đất nước theo mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, 
một số chỉ tiêu phát triển VN phải đạt được đó là GDP/người phải > 3.000 USD, tỷ trọng nông 
nghiệp trong GDP phải <15%, lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp phải lớn hơn 
75%, đô thị hóa có tỷ lệ dân số đô thị >50%. 
Với những chỉ tiêu phát triển trên của một nước công nghiệp, đòi hỏi VN phải có một chiến 
lược phát triển phù hợp. 
Để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển đất nước, VN cần có các chiến lược tổng thể và 
chiến lược bộ phận. Tạo động lực cho giai đoạn phát triển mới, cần tập trung giải quyết tốt một số 
vấn đề trọng tâm sau đây: 
- Tiếp tục chủ động ngăn chặn lạm phát cao trở lại và đang tiềm ẩn nhiều yếu tố tăng giá. Kinh tế 
thế giới bắt đầu phục hồi nên nhu cầu hàng hoá sẽ tăng nhanh; những gói kích thích kinh tế lớn 
của Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nền kinh tế khác chắc chắn cũng sẽ gây hệ luỵ tăng 
giá một số loại nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc mà nước ta thường phải nhập khẩu với 
khối lượng lớn. Mặt khác, chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khoá mở rộng mà Chính 
phủ thực hiện trong năm 2009 và còn đang duy trì cũng sẽ là một trong những nhân tố tác động 
làm tăng tốc độ tăng giá. 
16 
- Nắm bắt cơ hội kinh tế thế giới phục hồi để đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh việc giữ vững thị trường 
truyền thống, cần tìm kiếm mở rộng thị trường mới, đặc biệt là thị trường không đòi hỏi hàng hoá chất 
lượng quá cao hoặc không có hàng rào kỹ thuật khắt khe đối với hàng hoá Việt Nam như thị trường 
châu Phi. 
- Chú trọng xây dựng mạng lưới phân phối và bán lẻ hàng hoá trong nước để khai thác tốt thị 
trường nội địa với sức mua của 86 triệu dân. Đẩy mạnh và thực hiện tốt cuộc vận động “Người 
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đồng thời đón bắt tâm lý, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của 
dân cư để đưa vào kế hoạch sản xuất của từng doanh nghiệp, nhằm tạo ra các hàng hoá có mẫu mã 
phù hợp, bảo đảm chất lượng và giá cả cạnh tranh. Có giải pháp mạnh mẽ ngăn chặn hàng nhập 
lậu, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường; tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, 
kiểm soát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu lưu 
thông. 
- Khẩn trương xây dựng chương trình, đề án nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời 
sống nông dân theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện triệt để chủ trương thu mua dự trữ các sản phẩm 
nông sản để nông dân yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất và chủ động xuất khẩu khi có thị trường thế 
giới có lợi cho ta. Triển khai các biện pháp giảm chi phí giá thành, trọng tâm là sản phẩm thức ăn 
chăn nuôi và giống cây con. Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi và 
công tác dự báo, phòng chống thiên tai. 
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Tích cực triển khai các 
Chương trình đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Chủ động hội nhập 
quốc tế về khoa học công nghệ. Chú trọng khai thác tài sản trí tuệ của các nước phát triển, đặc biệt 
là trong lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ phục vụ nông nghiệp và chế biến các 
sản phẩm nông nghiệp. 
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch kinh tế-xã hội vùng và từng địa phương. Chú trọng xây dựng quy 
hoạch vùng sản phẩm, vùng nông nghiệp chất lượng cao nước ta có thế mạnh. Tăng cường phối 
hợp liên kết các địa phương, liên kết vùng nhằm phát huy sức mạnh của liên vùng, liên tỉnh; đồng 
thời khắc phục hạn chế của mỗi địa phương, mỗi vùng, từ đó tạo sức tăng trưởng mạnh, hiệu quả 
và bền vững. 
6.Kết luận của việc nghiên cứu: 
Mỗi nước đang phát triển đều có những đặc điểm riêng biệt khác nhau về chính trị, kinh tế, xã 
hội, việc nghiên cứu những đặc điểm chung của các nước đang phát triển nhằm rút ra những 
đặc điểm đặc trưng nhất, nói lên bản chất, cốt lõi của nền kinh tế các nước đang phát triển để từ 
đó các nước nhìn nhận và đưa ra những giải pháp đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh và sự phát 
triển của đất nước, đưa nền kinh tế phát triển đi lên. 
17 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Giáo trình Kinh tế phát triển,GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng,NXB Lao động-Xã hội HN, 
2006. 
2. Kinh tế học cho thế giới thứ ba,Michael Todaro,NXB Giáo dục,1998. 
3. World Bank (2008), World Development Indicators DatabaseIMF (2008), World 
Economic Outlook Update, November 6, 2008 
4. WTO (2007), Leading exporters and importers in world merchandise trade. 
5. Tổng cục Thống kê VN, Số liệu thống kê, 2007-2008 
6. Báo điện tử Vietnamnet, “VN cần tìm ra động lực phát triển mới”,2/12/2008. 
7.  
8. “Vietnam economy 2010”. CIA Fact Book. 
9. Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế- xã hội năm 2009 “2025: Việt Nam đứng thứ 
17 về tiềm lực kinh tế?”. 
10. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980. 
11. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Đại hội đại 
biểu toàn quốc lần thứ V do Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình 
bày, ngày 27 tháng 3 năm 1982. 
12. “Phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu về kinh tế và xã hội trong 5 năm 
(1981 - 1985) và những năm 80”, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ V do Phạm Văn Đồng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội 
đồng Bộ trưởng trình bày ngày 27 tháng 3 năm 1982. 
13.  

File đính kèm:

  • pdfde_tai_dac_diem_chung_cua_cac_nuoc_dang_phat_trien_va_lien_h.pdf