Tóm tắt luận án Ước lượng và điều khiển tối ưu trạng thái pin Lithium-Ion ứng dụng cho hệ thống BMS
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Pin Lithium-Ion (LiB) có nhiều ưu điểm vượt trội so với nhiều loại pin khác vì
vậy LiB được dùng nhiều trong các thiết bị điện và điện tử. Hiện nay LiB được dùng
trong lĩnh vực có công suất lớn như hệ thống lưu trữ điện năng trong ngành năng lượng
tái tạo, ô tô điện, Để tạo ra một bộ nguồn có công suất lớn, điện áp cao từ LiB thì
phải ghép nối rất nhiều cell riêng lẻ thành một gói pin (LiBP) và ghép nối nhiều
LiBP thành hệ thống công suất lớn, do đó cấu trúc của một hệ thống pin rất phức tạp.
Để hệ thống pin làm việc ổn định, an toàn và đạt hiệu suất cao cần thiết phải giải quyết
tốt các vấn đề kĩ thuật như: giám sát trạng thái tích điện (SoC) của các cell LiB và
LiBP, SoC cho phép xác định năng lượng còn lại trong LiBP; điều khiển cân bằng
SoC của các cell trong LiBP, giúp loại trừ được những sự cố nguy hiểm như cháy
nổ, tránh hiện tượng quá nạp, quá xả, tăng tuổi thọ cho LiBP cũng như khai thác hết
công suất của hệ thống. Với bài toán ước lượng và điều khiển tối ưu trạng thái cho
LiBP trong điều kiện có xét đến ảnh hưởng của nhiễu, sự thay đổi của dòng xả/nạp,
hiện nay chưa có công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thực
hiện. Vì vậy đề tài luận án có tính cấp thiết và thời sự cao, nếu được giải quyết sẽ bổ
sung một phương pháp ước lượng SoC và điều khiển cân bằng cell tích cực cho
LiBP, mặt khác cũng mở ra khả năng ứng dụng cho hệ thống quản lí pin thực tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết bộ lọc phi tuyến điểm Sigma (SPKF) để xây
dựng phương pháp ước lượng SoC cell LiB và gói pin LiBP online trong điều kiện có
xét đến ảnh hưởng của nhiễu, quá trình xả/nạp có tính chất thay đổi đột ngột. Dựa vào
trạng thái SoC đã ước lượng được làm đầu vào, thực hiện bài toán điều khiển tối ưu
cân bằng tích cực SoC online của LiBP để sai lệch SoC các cell trong LiBP là nhỏ
nhất thỏa mãn các điều kiện ràng buộc về giới hạn SoC, giới hạn dòng nạp/xả của
các cell, giới hạn về độ rộng xung của xung điều khiển, các điều kiện về vận hành
an toàn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt luận án Ước lượng và điều khiển tối ưu trạng thái pin Lithium-Ion ứng dụng cho hệ thống BMS
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP ----------- o0o ----------- NGUYỄN VĨNH THỤY ƯỚC LƯỢNG VÀ ĐIỀU KHIỂN TỐI ƯU TRẠNG THÁI PIN LITHIUM-ION ỨNG DỤNG CHO HỆ THỐNG BMS NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA MÃ SỐ: 9 52 02 16 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KĨ THUẬT THÁI NGUYÊN - 2022 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Chí Phản biện 1: ... Phản biện 2: ... Phản biện 3: ... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Họp tại: .. Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên Thư viện Quốc gia DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyen Vinh Thuy, Nguyen Van Chi (2020), “State of Charge Estimation for Lithium-Ion Battery Using Sigma-point Kalman Filters Based on the Second Order Equivalent Circuit Model”, International Conference on Engineering Research and Applications (ICERA2019), LNNS 104, pp. 664–678, 2020, https://doi.org/10.1007/978-3-030-37497-6_77. Scopus 2. Chi Nguyen Van, Thuy Nguyen Vinh (2020), “SoC Estimation of the Lithium- Ion Battery Pack using a Sigma Point Kalman Filter Based on a Cell’s Second Order Dynamic Model”, Applied Sciences, 2020, Vol10, Issue5, 1896. https://doi:10.3390/app10051896. SCIE-Q1 3. Nguyen Vinh Thuy, Nguyen Van Chi, Ngo Minh Duc, and Nguyen Hong Quang (2021), “State of Charge estimation of the Lithium-ion Battery Pack Based on Two Sigma Point Kalman Filters”, The 6th International Conference on Research in Intelligent and Computing in Engineering (RICE2021), Thu Dau Mot University, VietNam, June 3-4, 2021 4. Chi Nguyen Van, Thuy Nguyen Vinh, Duc Ngo Minh, and Seon-Ju Ahn (2021), “Optimal SoC Balancing Control for Lithium-ion Battery Cells Connected in Series”, Energies, 2021, Vol14, Issue10, 2875, https://doi.org/10.3390/en14102875. SCIE-Q2 5. Chi Nguyen Van, Thuy Nguyen Vinh (2021), “SoC Estimation for Lithium-Ion Batteries Connected in Series Using Two Sigma Point Kalman Filters”, International Journal of Electrical and Computer Engineering (IJECE), Vol12, No2, April 2022, ISSN: 2088-8708, DOI: 10.11591/ijece.v12i2.pp1334-1349. Scopus-Q2 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Pin Lithium-Ion (LiB) có nhiều ưu điểm vượt trội so với nhiều loại pin khác vì vậy LiB được dùng nhiều trong các thiết bị điện và điện tử. Hiện nay LiB được dùng trong lĩnh vực có công suất lớn như hệ thống lưu trữ điện năng trong ngành năng lượng tái tạo, ô tô điện, Để tạo ra một bộ nguồn có công suất lớn, điện áp cao từ LiB thì phải ghép nối rất nhiều cell riêng lẻ thành một gói pin (LiBP) và ghép nối nhiều LiBP thành hệ thống công suất lớn, do đó cấu trúc của một hệ thống pin rất phức tạp. Để hệ thống pin làm việc ổn định, an toàn và đạt hiệu suất cao cần thiết phải giải quyết tốt các vấn đề kĩ thuật như: giám sát trạng thái tích điện (SoC) của các cell LiB và LiBP, SoC cho phép xác định năng lượng còn lại trong LiBP; điều khiển cân bằng SoC của các cell trong LiBP, giúp loại trừ được những sự cố nguy hiểm như cháy nổ, tránh hiện tượng quá nạp, quá xả, tăng tuổi thọ cho LiBP cũng như khai thác hết công suất của hệ thống. Với bài toán ước lượng và điều khiển tối ưu trạng thái cho LiBP trong điều kiện có xét đến ảnh hưởng của nhiễu, sự thay đổi của dòng xả/nạp, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thực hiện. Vì vậy đề tài luận án có tính cấp thiết và thời sự cao, nếu được giải quyết sẽ bổ sung một phương pháp ước lượng SoC và điều khiển cân bằng cell tích cực cho LiBP, mặt khác cũng mở ra khả năng ứng dụng cho hệ thống quản lí pin thực tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết bộ lọc phi tuyến điểm Sigma (SPKF) để xây dựng phương pháp ước lượng SoC cell LiB và gói pin LiBP online trong điều kiện có xét đến ảnh hưởng của nhiễu, quá trình xả/nạp có tính chất thay đổi đột ngột. Dựa vào trạng thái SoC đã ước lượng được làm đầu vào, thực hiện bài toán điều khiển tối ưu cân bằng tích cực SoC online của LiBP để sai lệch SoC các cell trong LiBP là nhỏ nhất thỏa mãn các điều kiện ràng buộc về giới hạn SoC, giới hạn dòng nạp/xả của các cell, giới hạn về độ rộng xung của xung điều khiển, các điều kiện về vận hành an toàn. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: cell pin LiB và gói pin LiBP sử dụng cho các ứng dụng có công suất lớn. Các mạch cân bằng cell tích cực sử dụng mạch chuyển đổi Cuk hai chiều. * Phạm vi nghiên cứu: Mô hình cell pin và gói pin LiBP. Các phương pháp quan sát, ước lượng trạng thái SoC cho pin LiB. Các phương pháp điều khiển tối ưu và mạch cân bằng cell. * Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp. Kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thí nghiệm. Thông qua nghiên cứu tổng quan để xác định vấn đề cần giải quyết về lý thuyết và thiết kế thuật toán giải quyết vấn đề, kiểm chứng các nghiên cứu lý thuyết bằng mô phỏng và thí nghiệm. 2 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án * Những đóng góp mới của luận án: - Xây dựng được mô hình toán học bậc hai của cell pin Lithium-Ion (LiB) và gói pin Lithium-Ion (LiBP) trong điều kiện có xét đến ảnh hưởng của trễ điện áp trong quá trình nạp/xả, nhiệt độ làm việc và trôi điểm không dòng điện. Mô hình toán phản ánh chính xác động học của LiB trong chế độ xạc/xả liên tục, các thông số trong mô hình LiBP được xác định đầy đủ thông qua dữ liệu thực nghiệm. - Thiết kế được bộ lọc SPKF để ước lượng trạng thái SoC cho từng cell LiB dựa trên mô hình toán đã xây dựng. Đề xuất phương pháp ước lượng SoC của LiBP bằng cách sử dụng 02 bộ lọc SPKF. - Thiết kế được cấu trúc mạch cân bằng cải tiến cho LiBP dựa trên bộ biến đổi Cuk hai chiều và thành lập bài toán điều khiển tối ưu quá trình cân bằng cell tích cực thỏa mãn các yêu cầu ràng buộc về quá trình vận hành. Sử dụng phương pháp SQP để giải bài toán điều khiển tối ưu phi tuyến cân bằng cell cho LiBP và đề xuất công thức điều chỉnh thích nghi điểm khởi phát. - Xây dựng thành công hệ thống thí nghiệm ước lượng SoC và cân bằng cell cho LiBP, trên hệ thống này có thể thực hiện được các thí nghiệm để minh chứng cho các kết quả nghiên cứu lý thuyết của luận án. Hệ thống thí nghiệm đã xây dựng không chỉ phục vụ cho luận án mà còn sử dụng được cho những nghiên cứu tiếp theo về hệ thống quản lý pin. * Ý nghĩa khoa học của luận án: Bổ sung một phương pháp ước lượng SoC online cho LiB và LiBP sử dụng bộ lọc SPKF. Bổ sung một phương pháp điều khiển tối ưu cân bằng SoC tích cực cho các cell trong LiBP sử dụng thuật toán tối ưu SQP. * Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng cho các hệ thống điều khiển và quản lý LiBP trong những ứng dụng công suất lớn như các hệ thống lưu trữ điện năng cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, hệ thống pin trong xe điện và xe điện lai v.v. 5. Bố cục của luận án Cấu trúc luận án bao gồm phần mở đầu, năm chương và kết luận được bố cục như sau: Chương 1: Tổng quan về ước lượng và điều khiển trạng thái cho pin LiB. Chương 2: Ước lượng SoC cho cell LiB sử dụng bộ lọc SPKF và mô hình bậc hai của cell. Chương 3: Ước lượng SoC cho LiBP sử dụng bộ lọc SPKF Chương 4: Điều khiển tối ưu cân bằng SoC các cell trong LiBP Chương 5: Thí nghiệm ước lượng và điều khiển cân bằng SoC của LiBP Kết luận và kiến nghị Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ƯỚC LƯỢNG VÀ ĐIỀU KHIỂN TRẠNG THÁI CHO PIN LITHIUM-ION 1.1 Giới thiệu chung về pin Lithium - Ion 1.2 Tham số SoC của pin Lithium – Ion 1.2.1 Khái niệm về tham số SoC của pin Lithium - Ion 3 1.2.2 Các đặc điểm của tham số SoC 1.2.3 Bài toán ước lượng SoC cho LiB và LiBP Với công nghệ pin LiB hiện nay, các phương pháp ước lượng SoC được chia thành hai nhóm chính. - Phương pháp trực tiếp - Phương pháp gián tiếp 1.3 Bài toán điều khiển cân bằng SoC của các cell trong LiBP 1.3.1 Hiện tượng mất cân bằng SoC của các cell mắc nối tiếp 1.3.2 Các phương pháp điều khiển cân bằng SoC cho các cell nối tiếp - Phương pháp cân bằng thụ động - Phương pháp cân bằng tích cực 1.4 Hệ thống quản lí pin BMS 1.5 Các vấn đề nghiên cứu đặt ra trong luận án Với cấu trúc phức tạp của LiB, bài toán ước lượng SoC cho các cell LiB và LiBP, cũng như vấn đề điều khiển cân bằng SoC các cell trong LiBP đóng một vai trò quan trọng đảm bảo cho hệ thống pin vận hành an toàn ổn định. Trong một số ứng dụng có quá trình vận hành khắc nghiệt như ô tô điện thì quá trình xả biến thiên liên tục đột ngột, đòi hỏi cần có một phương pháp ước lượng SoC hiệu quả và chính xác trong điều kiện các thông số của cell thay đổi theo nhiệt độ, ảnh hưởng của nhiễu trong quá trình làm việc,... Để đảm bảo quá trình vận hành an toàn, tránh các hiện tượng quá xả, quá nạp, kéo dài tuổi thọ của pin thì bài toán điều khiển cân bằng SoC cho các cell trong hệ thống pin là rất cần thiết. Luận án tập trung nghiên cứu hai vấn đề quan trọng sau: - Ước lượng SoC cho LiB và LiBP trong điều kiện các thông số của cell biến thiên theo nhiệt độ vận hành, các nhiễu trong quá trình đo dòng điện, điện áp và trôi điểm không của thiết bị đo. Sử dụng mô hình mạch điện tương đương bậc hai của cell pin và phương pháp ước lượng dựa trên bộ lọc phi tuyến điểm Sigma. - Điều khiển tối ưu cân bằng SoC tích cực cho LiBP dựa trên mạch Cuk hai chiều, nhằm cân bằng năng lượng giữa các cell thỏa mãn các điều kiện ràng buộc khi LiBP làm việc. Áp dụng phương pháp giải bài toán tối ưu phi tuyến SQP xác định độ rộng xung tối ưu điều khiển các mạch cân bằng SoC cho các cell trong LiBP. 1.6 Kết luận chương 1 Chương 1 trình bày tổng quan về bài toán ước lượng và điều khiển trạng thái cho pin LiB, trình bày tổng quan về các phương pháp ước lượng SoC cũng như bài toán điều khiển cân bằng SoC cho các cell trong hệ thống pin. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên thế giới, chỉ ra những ưu điểm, những điểm hạn chế và những vấn đề còn bỏ ngỏ cần phải tiếp tục nghiên cứu. Từ đó đưa ra các vấn đề nghiên cứu được thực hiện trong luận án. 4 Chương 2. ƯỚC LƯỢNG SoC CHO CELL PIN LITHIUM-ION SỬ DỤNG BỘ LỌC SPKF VÀ MÔ HÌNH BẬC HAI CỦA CELL 2.1 Các loại mô hình cho cell pin Lithium – Ion 2.2 Xây dựng mô hình toán cho pin Lithium-Ion 2.2.1 Mô hình điện áp hở mạch 2.2.2 Rời rạc hóa mô hình của pin Lithium-Ion 2.2.3 Mô hình toán học bậc hai đầy đủ của LiB Mô hình mạch điện tương đương bậc hai được mô tả trên Hình 2-8. Hình 2-8. Mô hình mạch điện tương đương bậc hai cho cell LiB Phương trình biểu diễn dòng điện đi qua hai điện trở của hai cặp (R-C) trong mô hình của LiB là: 1 1 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 ( 1) exp ( ) 1 exp ( ) ( 1) exp ( ) 1 exp ( ) ∆ ∆ + = ... ước lượng SoC đã được thực hiện trong chương 3. * Kịch bản xả: Thực hiện xả LiBP liên tục với dòng xả, Ixả = 2.0A. Các kết quả mô phỏng được minh họa như Hình 4-10 đến Hình 4-12. Mô hình hệ thống cân bằng cell trong LiBP (4.17) Giải bài toán tối ưu SQP và các ràng buộc Ước lượng SoC các cell LiB 17 Hình 4-10. Quá trình cân bằng SoC 7 cell khi điều khiển cân bằng tối ưu (Ixả = 2.0A) Hình 4-11. Giá trị hàm mục tiêu J và số bước lặp tính toán khi giải bài toán tối ưu. Hình 4-12. Sự thay đổi độ rộng xung tối ưu của tín hiệu PWM đưa tới mạch cân bằng. * Kịch bản xả/nạp xen kẽ: Thực hiện nạp/xả LiBP với kịch bản dòng xả Ixả = 2.0A và Ixả = 1.0A, dòng nạp Inạp = -1.0A. Các kết quả mô phỏng điều khiển tối ưu cân bằng SoC cho các cell được biểu diễn lần lượt như trên Hình 4-16, Hình 4-17 và Hình 4-18. 18 Hình 4-16. Quá trình cân bằng SoC 7 cell khi điều khiển cân bằng tối ưu khi xả/nạp Hình 4-17. Giá trị hàm mục tiêu J và số bước lặp tính toán khi giải bài toán tối ưu. Hình 4-18. Sự thay đổi độ rộng xung tối ưu của tín hiệu PWM đưa tới mạch cân bằng Nhận xét: Trong các kịch bản mô phỏng, quá trình cân bằng SoC được thực hiện giữa hai cell liền kề theo luật là cell có SoC cao hơn sẽ truyền năng lượng sang cell có SoC thấp hơn thỏa mãn các điều kiện ràng buộc cho đến khi SoC của tất cả các cell cân bằng nhau. Quá trình truyền năng lượng giữa hai cell liền kề được thực hiện qua việc điều khiển độ rộng xung tối ưu của tín hiệu điều khiển đưa tới Q1 ÷ Q6 trong 19 từng mạch cân bằng. Để minh họa rõ hơn cho hoạt động của mạch cân bằng, giả thiết SoC ban đầu của các cell phân bố đều trong khoảng từ 30% đến 90%. Tuy nhiên trong thực tế, khi làm việc thì SoC của các cell không cho phép có chênh lệch lớn nên thời gian cân bằng ngắn hơn. 4.5 Kết luận chương 4 Chương 4 của luận án đã giải quyết được các vấn đề sau: - Xây dựng mô hình cân bằng SoC cho các cell nối nối tiếp sử dụng biến đổi Cuk hai chiều có cải tiến dựa trên kỹ thuật cân bằng tích cực. - Đã thiết lập bài toán điều khiển tối ưu cân bằng cell khi xét đến các ràng buộc phi tuyến cân bằng và không cân bằng, sử dụng phương pháp tối ưu SQP để giải bài toán tối ưu phi tuyến. Luận án điều chỉnh lại giá trị điểm khởi phát thích nghi khi bài toán tối ưu rơi vào trường hợp hàm mục tiêu không giảm hoặc giảm chậm, đảm bảo hàm mục tiêu hội tụ về gần không. - Qua các kết quả mô phỏng đã kiểm chứng được tính đúng của thuật toán cân bằng cell đã thiết kế. Để có thể khẳng định thuật toán đã đề xuất áp dụng được trong thực tế không, phần tiếp tiếp theo luận án sẽ xây dựng hệ thống thí nghiệm ước lượng SoC và điều khiển tối ưu cân bằng cell cho LiBP online trong thời gian thực. Chương 5. THÍ NGHIỆM ƯỚC LƯỢNG VÀ ĐIỀU KHIỂN CÂN BẰNG SoC CỦA LiBP 5.1 Xây dựng hệ thống thí nghiệm Mục tiêu thí nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn của thuật toán ước lượng SoC và điều khiển tối ưu cân bằng SoC cho các cell trong LiBP đã đạt được trong luận án. Cấu trúc hệ thống thí nghiệm được mô tả như hình 5-1. Hình 5-1. Cấu trúc hệ thống thí nghiệm * Đối tượng LiBP Sử dụng các cell LiB của SAMSUNG loại ICR18650-22P. Các thông số của một cell: dung lượng 2150mAh; điện áp nạp 4.2V; điện áp định mức 3.7V; dòng nạp tiêu chuẩn 1075mA; dòng xả tối đa 10A; điện áp xả hoàn toàn (Cut-off) 2.75V MÁY TÍNH Matlab, LabVIEW Ước lượng SoC và Điều khiển tối ưu cân bằng SoC Mô đun đo lường Mô đun điều khiển cân bằng PIN Lithium-Ion LiBP Nguồn nạp Tải u , i, T0C 20 * Mô đun đo lường Gồm 7 mạch đo điện áp, 1 mạch đo dòng, 1 mạch đo nhiệt độ. Tín hiệu đo chênh áp được biến đổi và chuyển thành tín hiệu áp single-end có cách ly, sử dụng truyền thông theo chuẩn RS485 chuyển đổi thành tín hiệu số 10bit. * Mô đun điều khiển cân bằng cell Gồm 06 mô đun giống nhau. Việc phát xung và điều chế PWM sử dụng vi xử lý, tần số và độ rộng xung được truyền thông từ máy tính thông qua truyền thông RS485. Chương trình điều khiển cho vi xử lý được cài đặt thông qua cổng lập trình. Mô đun điều khiển cân bằng SoC được lập trình với hai tần số là 10Khz và 20Khz, độ rộng xung thay đổi từ 0 đến 1, sử dụng 02 rơle để điều khiển quá trình truyền năng lượng cho hai cell liền kề. Lệnh được truyền từ máy tính tới mô đun cân bằng qua cổng truyền thông với định dạng “lệnh + địa chỉ + tham số”. * Tải Tải dùng trong thí nghiệm là động cơ BLDC, YONG-CHIDA-id67 công suất 240W, điện áp định mức 24V, dòng định mức 10A, điều chỉnh mô men tải sử dụng ma sát, tốc độ tối đa 295 vòng/phút. * Nguồn nạp Sử dụng bộ nguồn DC lập trình được Owon ODP 3032. Hai kênh điều chỉnh độc lập, điện áp tối đa 36V, dòng điện tối đa 6A. Một kênh điện áp ra không đổi 5V, dòng điện 3A. * Máy tính Máy tính kết nối với hệ thống thí nghiệm qua cổng truyền thông RS485, cài đặt phần mềm Matlab R2018a và LabVIEW2018 (32-bit). Phần mềm Matlab được nhúng vào LabVIEW để thực hiện các chương trình ước lượng SoC và tính toán điều khiển tối ưu cân bằng SoC cho LiBP. Phần mềm LabVIEW dùng để thiết lập giao diện điều khiển đồ họa. Mô hình thí nghiệm trong luận án được thể hiện như trong Hình 5-7. Hình 5-7. Hệ thống thí nghiệm ước lượng SoC và điều khiển tối ưu cân bằng SoC cho LiBP Máy tính Mạch cân bằng Nguồn nạp nạp Tải LiBP 21 5.2 Kết quả thí nghiệm ước lượng SoC cho LiBP Thuật toán ước lượng SoC cho LiBP được viết chương trình chính trên Matlab, sau đó nhúng vào LabVIEW. Để thực hiện thí nghiệm ước lượng SoC, đo thông số điện áp các cell, dòng điện, nhiệt độ của LiBP và đưa vào LabVIEW qua mô-đun đo lường. Khởi tạo các tham số trong mô hình bậc hai của cell LiB, các tham số của ma trận hiệp phương sai của nhiễu đo và sai lệch quan sát để thực hiện thuật toán ước lượng. Luận án thí nghiệm ước lượng SoC cho các kịch bản xả liên tục, nạp liên tục và kịch bản xả/nạp xen kẽ. Trên hình 5-26 đến hình 5-31 minh họa cho kết quả thí nghiệm với kịch bản xả/nạp xen kẽ với dòng xả Hình 5-26. Dòng điện qua LiBP trong kịch bản xả/nạp xen kẽ, Ixả =1.8(A) và Inạp =1.0(A) Hình 5-27. Điện áp 07 mô đun Hình 5-28. Nhiệt độ cell LiB Hình 5-29. Ước lượng SoC trung bình của LiBP Hình 5-30. Ước lượng sai lệch ∆SoC cho 7 mô đun Hình 5-31. Ước lượng SoC 7 mô đun của LiBP * Nhận xét: Qua kết quả thí nghiệm với các kịch bản trên cho thấy trong quá trình làm việc luôn có nhiễu đo điện áp, dòng điện và nhiệt độ song ước lượng SoC thu được từ thí nghiệm thay đổi trơn và có dạng tương tự như kết quả mô phỏng. 22 5.3 Kết quả thí nghiệm điều khiển tối ưu cân bằng SoC Thuật toán điều khiển tối ưu cân bằng SoC cho các cell trong LiBP được viết chương trình chính trên nền Matlab, sau đó nhúng vào LabVIEW để điều khiển các mạch cân bằng. Giao diện chương trình điều khiển và hiển thị các kết quả thí nghiệm được xây dựng trên LabVIEW. Để thực hiện điều khiển cân bằng SoC cho các cell trong LiBP cần phải có SoC ban đầu của các cell, SoC ban đầu các cell được lấy từ kết quả của phần thí nghiệm ước lượng SoC thực hiện trong mục 5.2. Trong thí nghiệm điều khiển cân bằng SoC, cho LiBP làm việc với các kịch bản đặc trưng cho chế độ vận hành LiBP trong các ứng dụng thực tế. Kết quả thí nghiệm với kịch bản xả/nạp xen kẽ được minh họa như trên hình 5-55 đến 5-67. * Kịch bản dòng xả/nạp xen kẽ cố định: Ixả = 1.8A, Inạp = 1.0A Hình 5-55. Dòng điện qua LiBP trong kịch bản xả/nạp xen kẽ (Ixả = 1.8A, Inạp = 1.0A) Hình 5-56. Điện áp 07 cell trong kịch bản xả/nạp xen kẽ Hình 5-58. Quá trình cân bằng SoC cho 7 cell Ixả = 1.8A, Inạp = 1.0A Hình 5-59. Giá trị hàm mục tiêu J * Kịch bản dòng xả/nạp xen kẽ thay đổi ngẫu nghiên: Ixả = (0 ÷ 5)A, Inạp = 1.0A Hình 5-62. Dòng điện qua LiBP trong kịch bản xả/nạp xen kẽ, (Ixả = (0 ÷ 5)A, Inạp = 1.0A) Hình 5-63. Điện áp 07 cell 23 Hình 5-65. Quá trình cân bằng SoC cho 7 cell Ixả = (0 ÷ 5)A, Inạp = 1.0A Hình 5-66. Giá trị hàm mục tiêu J Hình 5-67. Sự thay đổi độ rộng xung tối ưu điều khiển các mạch cân bằng. 5.4 Kết luận Các kết quả thí nghiệm ước lượng SoC và điều khiển cân bằng cell trong LiBP đã đạt được các mục tiêu sau: - Mô hình thí nghiệm phù hợp, đảm bảo tính chính xác cho việc kiểm chứng các kết quả lý thuyết đã nghiên cứu trong luận án. - Ước lượng SoC và điều khiển tối ưu cân bằng SoC online cho LiBP - Các kết quả thí nghiệm kiểm chứng tính đúng đắn của phương pháp ước lượng SoC cho LiBP gồm nhiều cell nối tiếp dựa trên hai bộ lọc SPKF và điều khiển tối ưu cân bằng SoC cho LiBP dựa trên thuật toán tối ưu SQP. - Các kết quả thí nghiệm cũng chỉ ra ưu điểm của bộ lọc SPKF trong bài toán ước lượng SoC cho LiBP khi có nhiễu đo dòng điện và điện áp trong thực tế. (File video ghi kết quả thí nghiệm của luận án có thể xem tại địa chỉ https://www.youtube.com/watch?v=HV3wkqy8SsA). 24 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA LUẬN ÁN 1. Kết luận Các kết quả nghiên cứu của luận án đã có một số đóng góp mới như sau: - Xây dựng được mô hình toán học bậc hai của cell pin Lithium-Ion (LiB) và gói pin Lithium-Ion (LiBP) trong điều kiện có xét đến ảnh hưởng của trễ điện áp trong quá trình nạp/xả, nhiệt độ làm việc và trôi điểm không dòng điện. Mô hình toán phản ánh chính xác động học của LiB trong chế độ xạc/xả liên tục, các thông số trong mô hình LiBP được xác định đầy đủ thông qua dữ liệu thực nghiệm. - Thiết kế được bộ lọc SPKF để ước lượng trạng thái SoC cho từng cell LiB dựa trên mô hình toán đã xây dựng. Đề xuất phương pháp ước lượng SoC của LiBP bằng cách sử dụng 02 bộ lọc SPKF. - Thiết kế được cấu trúc và thuật toán điều khiển cân bằng cell tích cực cho LiBP dựa trên biến đổi Cuk hai chiều để tối ưu hóa năng lượng sử dụng. Luận án đã áp dụng thành công phương pháp điều khiển tối ưu SQP cho bài toán cân bằng cell, đề xuất công thức điều chỉnh điểm khởi phát thích nghi để giải quyết bài toán hội tụ của hàm mục tiêu. - Xây dựng thành công hệ thống thí nghiệm ước lượng SoC và cân bằng cell cho LiBP, trên hệ thống này có thể thực hiện được các thí nghiệm để minh chứng cho các kết quả nghiên cứu lý thuyết của luận án. Hệ thống thí nghiệm đã xây dựng không chỉ phục vụ cho luận án mà còn sử dụng được cho những nghiên cứu tiếp theo về hệ thống quản lý pin. 2. Kiến nghị Luận án đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra song luận án mở ra một số vấn đề và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. - Tiếp tục nghiên cứu các thuật toán điều khiển phi tuyến cho bài toán ước lượng SoC khi xét đến hiện tượng già hóa và nhiệt của pin trên cơ sở mô hình toán học đã đề xuất. Cải thiện thời gian cân bằng cell cũng như giảm khối lượng tính toán. - Cài đặt mã nguồn của chương trình ước lượng SoC và điều khiển cân bằng cell vào vi xử lý thương mại. Hoàn thiện việc thiết kế phần cứng và phần mềm theo kiến trúc HIL (hardware in the loop) để triển khai ứng dụng vào hệ thống quản lý pin cho xe điện. 25
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_uoc_luong_va_dieu_khien_toi_uu_trang_thai_pi.pdf
- TomtatluananAnh.pdf
- Trang thông tin.docx
- Trang thông tin.pdf