Tiểu luận Lý thuyết chi phí cơ hội và việc ứng dụng vào kinh tế - đời sống

1. Cơ sở lý luận:

Mặc dù kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế dưới nhiều giác độ khác nhau, nhưng

kinh tế học vẫn thống nhất với nhau ở một số ý tưởng cơ bản. Trong đề tài này, chúng tôi

xem xét các vấn đề dựa trên một trong Mười nguyên lý của kinh tế học.

Chúng tôi mở đầu hành trình của mình bằng cách đề cập đến bốn nguyên lý chi phối

tới quá trình ra quyết định cá nhân.

- Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi.

- Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó.

- Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên.

- Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích.

Trong đó, đề tài của chúng tôi xin được nhấn mạnh về nguyên lý thứ 2, hay còn gọi

tắt là chi phí cơ hội.

Theo định nghĩa trong sách Nguyên Lý Kinh Tế Học của N.Gregory Mankiw thì,

Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó.

Hay có thể nói, chi phí cơ hội chính là khoản chi phí vô hình mà bạn phải trả khi lựa

chọn phương án này mà không lựa chọn một phương án khác.

Ở đây, ta phân biệt kỹ giữa hai nguyên lý một và hai. Sự đánh đổi và Chi phí cơ hội.

1.1 Sự đánh đổi

“Sự đánh đổi” được hiểu một cách đơn giản là bỏ cái này để lấy cái kia hay muốn

được cái này thì phải từ bỏ cái khác. Trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với

những sự đánh đổi như vậy, bạn bỏ ra một giờ để được xem một bộ phim thì bạn mất đi

một giờ để làm những việc khác. Tức là để có được một thứ ưa thích, chúng ta thường phải

từ bỏ một thứ khác mà mình thích.

Chúng ta cần ý thức được rằng riêng việc con người phải đối mặt với sự đánh đổi

không cho chúng ta biết họ sẽ hoặc sẽ cần ra những quyết định như thế nào.

Một cách tổng quát, ta có A và ta có một tập hợp các cơ hội có thể thay thế A là B,

C, D Ta muốn đổi A lấy B thì ta không thể có C hoặc D , ta muốn đổi A lấy C thì ta

không có B hoặc D Hay nói rõ ràng hơn nếu ta đổi A lấy B thì ta không có cơ hội để

dùng A đổi C hoặc D

Tuy nhiên đó mới chỉ là sự đánh đổi về hình thức mà chưa quan tâm tới nội dung

của nó. Khi bạn đổi A lấy B thì bạn quan tâm đến việc bạn được gì ở B và ở đây bạn quan

tâm tới lợi ích B’ của nó. Khi bạn được B’ thì đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ qua cơ hội

được có lợi ích C’ từ C hay D’ từ D

Như vậy đánh đổi bao gồm hai phần: đánh đổi về hình thức và đánh đổi về nội

dung. Từ các phân tích sau bạn sẽ thấy, sự đánh đổi về nội dung sẽ là nền tảng để chúng ta

bàn về chi phí cơ hội.

Việc nhận thức được những sự đánh đổi trong cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng,

bởi vì con người chỉ có thể ra quyết định đúng đắn khi họ hiểu rõ những phương án mà họ

có thể lựa chọn.

pdf 26 trang chauphong 79491
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Lý thuyết chi phí cơ hội và việc ứng dụng vào kinh tế - đời sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Lý thuyết chi phí cơ hội và việc ứng dụng vào kinh tế - đời sống

Tiểu luận Lý thuyết chi phí cơ hội và việc ứng dụng vào kinh tế - đời sống
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
1 
TIỂU LUẬN 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG 
DỤNG VÀO KINH TẾ - ĐỜI SỐNG 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
2 
Mục lục 
Trang 
A. LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................. 03 
B. PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 04 
1. Cơ sở lý luận................................................................................................. 04 
1.1 Sự đánh đổi .................................................................................................. 04 
1.2 Chi phí cơ hội .............................................................................................. 05 
1.3 Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán ....................................................... 07 
2 Chi phí cơ hội và hành vi người tiêu dùng ................................................. 08 
2.1 Một số khái niệm ........................................................................................ 08 
2.2 Ứng dụng lý thuyết CPCH để phân tích hành vi người tiêu dùng............... 10 
3 Chi phí cơ hội và hành vi của doanh nghiệp .............................................. 17 
3.1 Lý thuyết về chi phí sản xuất ....................................................................... 17 
3.2 Vận dụng CPCH trong việc giải thích hành vi của doanh nghiệp............... 18 
4. Chi phí cơ hội trong đời sống hàng ngày................................................... 21 
C. KẾT LUẬN.................................................................................................. 23 
D. PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT.............................................................. 24 
E. PHỤ LỤC 2: TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 26 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
3 
A. LỜI MỞ ĐẦU 
Trong đời sống ngày nay, phần lớn các quyết định của con người đều ẩn chứa một 
lý do kinh tế nào đó. Từ việc bạn mua cái gì, chọn lựa món đồ nào, đến việc các công ty 
sản xuất hàng hóa như thế nào, và ngay cả việc vận hành đất nước của chính phủ Tất cả 
đều có nhuốm màu sắc của các lý thuyết kinh tế học. 
Các lý thuyết về kinh tế thì có rất nhiều, đa dạng và phong phú, đã trở thành những 
đề tài nghiên cứu thú vị của rất nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng. Nhưng ở đây, nhóm chúng 
tôi chỉ đề cập đến một lý thuyết mà khi nêu tên ra , tưởng chừng như vô cùng đơn giản, và 
chúng ta gặp hằng ngày trong mỗi quyết định của mình, thế nhưng không phải ai cũng hiểu 
hết về nó, cũng như biết cách ứng dụng nó để đưa ra một quyết định sáng suốt nhất. Đó 
chính là lý thuyết chi phí cơ hội. 
Nói một cách nôm na, “chi phí cơ hội" là khoản chi phí vô hình mà bạn phải trả khi 
lựa chọn phương án này mà không lựa chọn một phương án khác. Nhìn chung, mọi việc, từ 
nhỏ cho đến lớn, dù là công việc, hay tình yêu, hay cuộc sống. Mỗi lựa chọn và quyết định 
của bạn cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mất thêm một chi phí để có cơ hội khác có thể tốt 
hơn. Tất nhiên, ngay cả các nhà kinh tế học tài ba nhất cũng không thể tính toán chính xác 
chi phí cơ hội thực sự của một phương án lựa chọn. Do đó, chi phí cơ hội lại càng trở nên 
quan trọng và cấp thiết hơn nữa, đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết rõ về nó cũng như biết cách 
áp dụng được nó một cách tốt nhất. Đây cũng là lý do mà chúng tôi chọn đề tài này. 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
4 
B. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận: 
Mặc dù kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế dưới nhiều giác độ khác nhau, nhưng 
kinh tế học vẫn thống nhất với nhau ở một số ý tưởng cơ bản. Trong đề tài này, chúng tôi 
xem xét các vấn đề dựa trên một trong Mười nguyên lý của kinh tế học. 
Chúng tôi mở đầu hành trình của mình bằng cách đề cập đến bốn nguyên lý chi phối 
tới quá trình ra quyết định cá nhân. 
- Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi. 
- Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó. 
- Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên. 
- Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích. 
Trong đó, đề tài của chúng tôi xin được nhấn mạnh về nguyên lý thứ 2, hay còn gọi 
tắt là chi phí cơ hội. 
Theo định nghĩa trong sách Nguyên Lý Kinh Tế Học của N.Gregory Mankiw thì, 
Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó. 
Hay có thể nói, chi phí cơ hội chính là khoản chi phí vô hình mà bạn phải trả khi lựa 
chọn phương án này mà không lựa chọn một phương án khác. 
Ở đây, ta phân biệt kỹ giữa hai nguyên lý một và hai. Sự đánh đổi và Chi phí cơ hội. 
1.1 Sự đánh đổi 
 “Sự đánh đổi” được hiểu một cách đơn giản là bỏ cái này để lấy cái kia hay muốn 
được cái này thì phải từ bỏ cái khác. Trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với 
những sự đánh đổi như vậy, bạn bỏ ra một giờ để được xem một bộ phim thì bạn mất đi 
một giờ để làm những việc khác. Tức là để có được một thứ ưa thích, chúng ta thường phải 
từ bỏ một thứ khác mà mình thích. 
Chúng ta cần ý thức được rằng riêng việc con người phải đối mặt với sự đánh đổi 
không cho chúng ta biết họ sẽ hoặc sẽ cần ra những quyết định như thế nào. 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
5 
Một cách tổng quát, ta có A và ta có một tập hợp các cơ hội có thể thay thế A là B, 
C, DTa muốn đổi A lấy B thì ta không thể có C hoặc D, ta muốn đổi A lấy C thì ta 
không có B hoặc DHay nói rõ ràng hơn nếu ta đổi A lấy B thì ta không có cơ hội để 
dùng A đổi C hoặc D 
Tuy nhiên đó mới chỉ là sự đánh đổi về hình thức mà chưa quan tâm tới nội dung 
của nó. Khi bạn đổi A lấy B thì bạn quan tâm đến việc bạn được gì ở B và ở đây bạn quan 
tâm tới lợi ích B’ của nó. Khi bạn được B’ thì đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ qua cơ hội 
được có lợi ích C’ từ C hay D’ từ D 
Như vậy đánh đổi bao gồm hai phần: đánh đổi về hình thức và đánh đổi về nội 
dung. Từ các phân tích sau bạn sẽ thấy, sự đánh đổi về nội dung sẽ là nền tảng để chúng ta 
bàn về chi phí cơ hội. 
Việc nhận thức được những sự đánh đổi trong cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng, 
bởi vì con người chỉ có thể ra quyết định đúng đắn khi họ hiểu rõ những phương án mà họ 
có thể lựa chọn. 
1.2 Chi phí cơ hội: 
Vì con người luôn phải đối mặt với “sự đánh đổi”, nên quá trình ra quyết định đòi 
hỏi phải so sánh chi phí và ích lợi của các đường lối hành động khác nhau. Song trong 
nhiều trường hợp, chi phí của một số cơ hội không phải lúc nào cũng rõ ràng như biểu hiện 
ban đầu của chúng. 
Theo trường hợp tổng quát nêu ra ở trên: 
Giả sử rằng bạn đã quyết định đổi A lấy B. Vậy điều nào đã quyết định hành vi này 
của bạn. Nếu giả sử bạn không nhắm mắt chọn bừa thì điều quyết định đến hành vi trao đổi 
của bạn là xuất phát từ chi phí cơ hội. 
Việc hiểu chi phí cơ hội như thế nào thực tế lại phức tạp hơn ta tưởng. Nếu như tập 
hợp các cơ hội thay thế cho A là duy nhất, tức là bạn chỉ có duy nhất B (hoặc C hay D) 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
6 
để trao đổi thì chi phí cơ hội không xảy ra. Tuy nhiên, nếu như bạn có một tập hợp từ hai 
cơ hội trao đổi trở lên thì chi phí cơ hội sẽ xảy ra. Bạn sẽ thấy ngay như sau: 
Đầu tiên chúng ta hãy nói đến chi phí nói chung. Chúng ta có thể hiểu một cách 
chung chung như thế này: Chi phí của một thứ là tất cả những gì bạn phải bỏ ra để có 
được nó. Vậy chi phí của B là gì? Có phải là A không? Chúng ta cần đi sâu vào vấn đề một 
chút. A có lợi ích A’ nào đó. Và bạn đang dùng lợi ích A’ này để đánh đổi với lợi ích B’. 
Chính vì vậy khi nói đến chi phí nói chung bạn cần phải tính đến cả phần lợi ích mà bạn từ 
bỏ. 
Như vậy chúng ta cũng thấy rằng xuất phát từ hai loại đánh đổi, để tính chi phí 
chúng ta có thể chia làm hai loại chi phí là chi phí cho hình thức và chi phí cho nội dung. 
Chi phí cho hình thức có thể gọi nó dưới một cái tên là chi phí thuần tuý. Chi phí 
thuần tuý là loại chi phí chưa tính đến chi phí cơ hội, nó thể hiện bằng khối lượng trao đổi 
trực tiếp. 
Chi phí cho nội dung là chi phí cơ hội. Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào loại chi phí này ở 
phần tiếp theo. 
Khi bạn dùng A đổi B thì bạn được lợi ích B’ nhưng bạn cũng đã bỏ qua lợi ích A’ 
nào đó. Vấn đề ở đây là bạn không thể đánh giá chính xác lợi ích A’, tức là bạn không thể 
dùng lợi ích A’ để đánh giá nó, bạn chỉ có thể đánh giá nó thông qua những sự so sánh 
khác. Vì vậy để tính chi phí cho B’ bạn cần dùng C’ hay D’để tính. Và C’ hay D’ là 
những chi phí cơ hội của việc bạn được B’ (hay là chi phí của B’). 
Tuy nhiên, Chi phí cơ hội với một người không nhất thiết phải được đánh giá về mặt 
tiền bạc hay hàng hóa mà nên được đánh giá theo thứ có giá trị nhất với người đó, hoặc với 
người đánh giá. Ví dụ, một người dùng toàn bộ tiền đầu tư của mình mua cổ phiếu FPT thì 
sẽ không còn tiền để mua các cổ phiếu khác. 
Chi phí cơ hội được sử dụng như là căn cứ để so sánh với lợi ích thu được khi thực 
hiện các sự lựa chọn, và đó là chi phí kinh tế. Các nhà kinh doanh và người tiêu dùng thực 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
7 
hiện lựa chọn trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra tại mỗi điểm biên (tức là 
tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc tiêu dùng thêm). Ví dụ trong việc lựa 
chọn lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa được tiêu 
dùng thêm là giá cả một đơn vị sản phẩm, và nó được so sánh với lợi ích cận biên thu được 
khi tiêu dùng thêm đơn vị sản phẩm đó. Trong việc lựa chọn lượng hàng hóa sản xuất tối 
ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa sản xuất thêm là chi phí cận biên của mỗi đơn 
vị sản phẩm sản xuất thêm, và được so sánh với doanh thu cận biên của đơn vị sản phẩm 
tăng thêm đó. Việc phân tích, so sánh lợi ích - chi phí tại điểm biên chính là nội dung của 
phương pháp phân tích cận biên. 
Do tính trừu tượng và tương đối của nó, cũng như việc nó chưa xảy ra nên chi phí 
cơ hội thường không xuất hiện trong các báo cáo của bộ phận tài chính, kế toán. Tuy nhiên, 
đây luôn là vấn đề các nhà quản lý phải cân nhắc khi đưa ra một quyết định. Gần như mỗi 
phương án sẽ liên quan đến ít nhất một chi phí cơ hội. Các chuyên gia về Phân tích gia 
tăng, Phân tích dự án luôn phải phân tích chi phí cơ hội. 
Khái niệm chi phí cơ hội được sử dụng rộng rãi trong nhiều lý thuyết, phân tích kinh 
tế như: 
• Lựa chọn của khách hang. 
• Khả năng sản xuất. 
• Giá vốn. 
• Quản lý thời gian. 
• Lựa chọn nghề nghiệp. 
• Phân tích lợi thế so sánh. 
1.3 Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán: 
Trong cuốn sách “Principles of Economics”, N. Gregory Mankiw – Giáo sư kinh tế 
học trường đại học tổng hợp Harvard - xây dựng hai thuật ngữ này dựa trên nền tảng là chi 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
8 
phí cơ hội. Ông cho rằng sự khác biệt giữa hai thuật ngữ là do chi phí cơ hội b ...  nghiệp đưa ra trong công việc kinh doanh của 
mình . 
Ví dụ, nếu tiền lương của người này với tư cách là một chuyên viên máy tính tăng từ 
100 $ đến 500 $ một giờ, người này có thể nghĩ rằng việc kinh doanh của doanh nghiệp 
quá tốn kém và quyết định đóng cửa doanh nghiệp và đi làm chuyên viên máy tính cả ngày 
. 
3.3 Chi phí tư bản với tư cách là 1 loại chi phí cơ hội: 
Một chi phí ẩn quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp là chi phí cơ hội của tư 
bản tài chính (hay vốn) được đầu tư vào kinh doanh. Giả sử người chủ doanh nghiệp nói 
trên sử dụng 300.000$ tiền tiết kiệm của mình để mua doanh nghiệp của người chủ cũ . 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
19 
Nếu không làm như vậy, người này có thể dùng số tiền đó gửi vào tài khoản tiền gửi ngân 
hàng đem lại lãi suất 5% và mỗi năm nhận được 15.000$. Cho nên để sở hữu doanh nghiệp 
, người này đã phải từ bỏ 15.000$ thu nhập mỗi năm. 15.000$ mất đi mỗi năm là 1 trong 
các chi phí cơ hội ẩn trong hoạt động kinh doanh. 
Như chúng ta đã thấy, nhà kinh tế và nhà kế toán có cách xử lý chi phí khác nhau và 
điều này đặc biệt đúng trong việc xử lý chi phí tư bản. Nhà kinh tế coi 15.000$ thu nhập về 
lãi suất mà người đó từ bỏ mỗi năm là chi phí cho công việc kinh doanh, mặc dù đó là một 
khoản chi phí ẩn. Song nhân viên kế toán của người này không coi 15.000$ này là chi phi, 
vì không có khoản tiền nào chảy ra khỏi doanh nghiệp để thanh toán cho khoản chi phí đó. 
Để hiểu sâu hơn sự khác biệt giữa nhà kinh tế và nhà kế toán, chúng ta hãy thay đổi 
ví dụ trên một chú. Bây giờ chúng ta giả định rằng người này không có đủ 300.000$ để 
mua doanh nghiệp, vì vậy chỉ dùng 100.000$ tiền tiết kiệm của riêng mình và vay 
200.000$ tiền thiếu từ một ngân hàng với lãi suất 5%. Nhân viên kế toán của người này chỉ 
tính chi phí hiện, bây giờ sẽ coi khoản lãi suất 10.000$ để trả lãi cho ngân hàng mỗi năm là 
chi phí, bởi vì bây giờ khoản tiền này chảy ra khỏi doanh nghiệp. Ngược lại theo quan 
điểm của nhà kinh tế, chi phí cơ hội của việc sở hữu doanh nghiệp hiện vẫn là 15.000$. Chi 
phí cơ hội bằng lãi suất trả cho ngân hàng (chi phí hiện = 10.000$) cộng với phần lãi suất 
tiết kiệm mất đi (chi phí ẩn = 5.000$). 
3.4 Vận dụng chi phí cơ hội trong việc giải thích hành vi của các doanh 
nghiệp: 
3.4.1 CPCH trong việc giữ nhiều tiền mặt: 
Từ lý thuyết về chi phí cơ hội mà điển hình là chi phí tư bản với tư cách là 1 loại chi 
phí cơ hội, ta thấy rõ chi phí cơ hội trong việc nắm giữ nhiều tiền mặt của các doanh 
nghiệp. Dường như tiền mặt luôn là một cái gì đó mà ai cũng thích sở hữu, doanh nghiệp 
cũng vậy. Thế nhưng việc doanh nghiệp có quá nhiều tiền mặt liệu có phải là một điều tốt? 
Thực tế thì việc doanh nghiệp có nhiều tiền mặt cũng có những điểm tốt. Nhà đầu tư không 
phải là người bên trong doanh nghiệp nên thông thường nếu nhìn thấy khoản mục tiền mặt 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
20 
trên bảng cân đối kế toán nhiều bao giờ cũng yên tâm hơn so với các doanh nghiệp có 
lượng tiền mặt ít hơn. Nhất là khi qua các quý, hoặc qua các năm, lượng tiền mặt tăng lên 
đều đặn và ổn định, nó là một tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt, đang 
phát triển rất mạnh. Tiền mặt tích lũy quá nhanh đến mức các nhà quản trị không kịp có 
thời gian để lên kế hoạch sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, doanh 
nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều chi phí cơ hội với việc giữ nhiều tiền mặt. Cụ thể, chi 
phí cơ hội của tiền mặt trong trường hợp này được hiểu là sự khác nhau giữa nhau giữa lãi 
suất có được khi nắm giữ tiền mặt (tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng cũng được xem như 
là tiền mặt) và cái giá phải trả để có tiền mặt. Cái giá phải trả để nắm giữ tiền mặt, đó chính 
là chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp WACC. Nếu một doanh nghiệp khi đầu 
tư vào một dự án mới hoặc mở rộng sản xuất có khả năng tạo ra tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ 
phần là 20%, thì chi phí cơ hội của việc nắm giữ nhiều tiền mặt thật sự là đắt. Bởi lãi suất 
cho tiền gửi không kỳ hạn khó lòng đạt tới 10%. Trong trường hợp tỷ suất sinh lợi của dự 
án thấp hơn mức chi phí sử dụng vốn trung bình WACC thì tiền mặt cũng không nên giữ 
lại tại doanh nghiệp, mà nên phân phối chúng lại cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức 
hay mua lại cổ phần của doanh nghiệp. 
3.4.2 CPCH trong việc thiết kế sản phẩm: 
Hầu như mọi loại nước giải khát đều được đựng trong lon hình trụ, dù là lon làm 
bằng nhôm hay thuỷ tinh. Hộp sữa thường làm bằng nhựa hay giấy cứng và gần như luôn 
có dạng hình hộp chữ nhật. Bao bì hình hộp giúp tiết kiệm không gian kệ trưng bày. Vậy 
thì , tại sao các nhà sản xuất nước giải khát lại thích dung lon hình trụ tròn? Với những vỏ 
hộp làm bằng nhôm, một lý do hình trụ tròn là hình dạng chịu được áp lực cao nhất sinh ra 
từ các loại nước có ga. Mặt khác người ta hay uống nước thẳng từ lon, tay ta khi cầm lon 
hình trụ tròn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, vì vậy chi phí cơ hội cho việc phát sinh không gian 
lưu trữ là có thể chấp nhận được. Điều này cũng lý giải vì sao chai hay lon làm bằng thuỷ 
tinh cũng có dạng hình trụ tròn, dù rằng bao bì hình hộp chữ nhật bằng thuỷ tinh cũng có 
thể chịu được áp lực sinh ra từ nước có ga. Đối với sữa việc tạo cảm giác thoải mái cho 
người tiêu dùng khi cầm trong tay không quan trọng bằng, vì thường người ta không uống 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
21 
sữa trực tiếp từ hộp. Ngay cả khi người tiêu dùng uống sữa trực tiếp từ hộp giấy đi nữa thi 
theo nguyên tắc chi phí – lợi ích, người ta cũng không nên dùng vỏ hộp hình trụ tròn cho 
sữa. Dù rằng bao bì hình hộp giúp tiết kiệm không gian trên kệ dù nó chứa thứ gì bên 
trong, nhưng việc tiết kiệm không gian có vai trò quan trọng với sản phẩm sữa hơn là nước 
giải khát. Bởi lẽ đa số các nước giải khát trong siêu thị được đặt trên các kệ mở, vốn rất rẻ 
và không cần chi phí vận hành náo khác. Trong khi đó, sữa được chứa trong ngăn lạnh, 
những tủ này giá đắt và phải tốn phí vận hành. Vì vậy nếu dùng bao bì hình trụ tròn để 
đựng sữa thì chi phí cơ hội trong trường hợp này sẽ rất lớn do không gian trên kệ trong các 
ngăn lạnh là rất quý và làm tăng lợi ích của việc đựng sữa trong hộp hình trụ chữ nhật . 
4. CPCH trong đời sống hằng ngày 
Không chỉ trong kinh tế mà chi phí cơ hội còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mối 
quan hệ xã hội. Điển hình là việc độ tuổi trung bình của các cuộc hôn nhân ngày càng tăng. 
Một trong số những lý do là thu nhập tăng khiến người ta có cơ hội học cao hơn và lượng 
kiến thức cần thiết để làm tốt một công việc nào đó cũng tăng. 
Ví dụ, cách đây nửa thế kỷ người có chứng chỉ giáo dục phổ thông có cơ hội tìm 
được vị trí nhân viên tại ngân hàng, nhưng đa số các ngân hàng ngày nay yêu cầu người 
làm tại vị trí đó, phải có bằng đại học hoặc cao đẳng. 
Do thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, nên kết quả kì thi và những qui chuẩn 
đánh giá thành tích khác trong trường học có ảnh hưởng ngày càng nhiều đến sự thành 
công trong nghề nghiệp. Đối với cả hai giới , chi phí cơ hội của việc kết hôn sớm ngày 
càng tăng . 
Ví dụ , việc kết hôn sớm khiến người ta khó theo đuổi việc học, nhất là khi đã có 
con . Ai cũng muốn kết hôn với người thành đạt, trong khi những thông tin để dự báo sự 
thành đạt đó không xuất hiện sơm như ngày trước. Ngày trước, một trong số những lợi ích 
dễ thấy của việc kết hôn sớm lá có thể tìm thấy một người bạn đời hấp dẫn trước khi tất cả 
những ứng viên sáng giá đều lên xe hoa . 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
22 
Tuy nhiên, ngày nay người ta ít có lý do phải lo lắng như vậy. Thu nhập cao hơn, tri 
thức và sự dịch chuyển tạo điều kiện người ta tiếp cận rất nhiều đối tượng tiềm năng. Vì 
vậy, chi phí cơ hội của việc bỏ qua một đối tượng hấp dẫn khi còn trẻ không cao như ngày 
trước. Một lợi ích khác của việc kết hôn sớm là có thể có con khi đang khoẻ mạnh và đủ 
sức đáp ứng những yêu cầu trong quá trình nuôi dạy con. Tuy nhiên lợi ích này cũng bớt 
dần ưu thế vì sức khoẻ và tuổi thọ của con người ngày càng được cải thiện. 
Tóm lại, chi phí cơ hội cho việc kết hôn sớm ngày càng tăng trong khi lợi ích ngày 
càng giảm. Đó là lý do vì sao độ tuổi kết hôn trung bình ngày càng tăng . 
Đ  tu i kt hôn  trung  bình  ln  đu
(2001‐2005)
25.7 26
26.2
26.7 26.8
22.8 22.8 23.1
23.4 23.5
2001 2002 2003 2004 2005
Nam N
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
23 
C. KẾT LUẬN 
Tóm lại, chi phí cơ hội là một lý thuyết đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống 
cũng như trong sản xuất hằng ngày, và là khái niệm chìa khóa trong kinh tế học. 
Thật vậy, mọi vấn đề trong đời sống đều phải đối mắt với sự lựa chọn, sự đánh đổi, 
và tất nhiên, đi kèm với nó là chi phí cơ hội. Vì thế, rất cần thiết để mỗi ngừơi chúng ta 
hiểu rõ về nó và từ đó, ta sẽ có sự lựa chọn sang suốt hơn trong mọi vấn đề. Mà một quyết 
định đúng đắn sẽ dẫn ta tới thành công trong tương lai. 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
24 
D. PHỤ LỤC 1 
BẢNG KHẢO SÁT 
Chúng tôi thuộc lớp kinh tế học khóa K08. Chúng tôi đang tiến hành một bảng khảo 
sát để phục vụ cho đề tài vi mô bàn về việc ứng dụng lý thuyết chi phí cơ hội vào trong 
đời sống hằng ngày. Mong các bạn giúp chúng tôi hòan thành bảng khảo sát này. 
Các câu hỏi cá nhân 
1.Giới tính: … Nam … Nữ 
2.Thu nhập: ..đồng/tháng 
Xin vui lòng đọc các tình huống sau và trả lời các câu hỏi (giả định bạn ở KTX): 
Tình huống 1: Giả sử,bạn đang có kế hoạch mua 1 cái Laptop HP Pavilion DV3 
111TX, bạn dự định sẽ mua nó ở đâu trong 2 địa điểm sau đây? 
a. … Nguyễn Kim, Quận 1 với giá là 12.900.000 VNĐ-bảo hành tận tình, cam 
kết chất lượng tốt với giá trị thương hiệu mạnh. 
b. … Bách Khoa Computer, gần KTX, giá bán là 12.488.000 VNĐ. 
c. Vì sao bạn có sự lựa chọn như vậy? 
Tình huống 2: Bạn muốn mua 1 đôi giày trong 1 cửa tiệm gần KTX với giá 
100.000 VNĐ. Thế nhưng, siêu thị Big C Hoàng Văn Thụ đang có đợt khuyến mãi giày 
dép, và đôi giày bạn muốn mua được sales off chỉ còn 50.000 VNĐ. Vậy bạn sẽ mua nó ở 
đâu? 
a. … Ở gần KTX 
b. … Ở Big C 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
25 
c. Vì sao bạn có sự lựa chọn như vậy? 
Tình huống 3: Ở rạp Galaxy đang chiếu phim “Step up 3” với bảng giá sau: 
a. … 2D, giá là 40.000 VNĐ. 
b. … 3D, giá là 70.000 VNĐ. 
Nếu là bạn, bạn sẽ chọn lọai hình xem phim như thế nào? Với giả định việc mua vé 
cùng tốn một lượng thời gian như nhau, không có ưu đãi và khuyến mãi thêm, chất lượng 
ghế ngồi là như nhau. 
c. Vì sao bạn có sự lựa chọn như vậy? 
Cám ơn bạn vì đã giúp chúng tôi thực hiện bảng khảo sát này. Chúc bạn một ngày 
vui vẻ. 
LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ- ĐỜI SỐNG 
26 
E. PHỤ LỤC 2 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1/ Principles of Economics, N. Gregory Mankiw. 
2/Kinh tế tự nhiên. 
Báo điện tử: 
 .kinhtehoc.com 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_ly_thuyet_chi_phi_co_hoi_va_viec_ung_dung_vao_kinh.pdf