Luận văn Phát triển hiệu quả thị trường tín dụng bất động sản của Việt Nam

1. Sự cần thiết của đề tài

Thị trường bất động sản đóng một vai trò rất lớn trong quá trình phát triển

của nền kinh tế Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập WTO. Phát triển hiệu quả thị

trường này sẽ góp phần quan trong trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh

tế xã hội, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển đô thị và nông thôn ngày

càng văn minh hơn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phát triển tốt thị trường

bất động sản, một yêu cầu rất quan trọng cần phải đáp ứng được đó là vốn, và

phải cần rất nhiều vốn. Thị trường tín dụng bất động sản là một thị trường quan

trọng cung cấp nguồn vốn cho thị trường bất động sản, trong các năm qua đã đáp

ứng được nhu cầu vốn của thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, đứng trước bối cảnh nền kinh tế đang bị lạm

phát cao, vật giá tăng chóng mặt. Nhà nước đang ưu tiên thực thi các biện pháp

chống lạm phát, trong đó chính sách thặt chặt tiền tệ là một biện pháp quan trọng.

Khi Nhà Nước thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ, rút một lượng lớn tiền ờ

ngoài lưu thông về thì thị trường bất động sản bị ảnh hưởng ngay lập tức đang

tăng nóng chuyển sang trạng thái bị đóng băng. Và cũng không ngoại lệ, thị

trường tín dụng bất động sản cũng bị tác động lớn, các kênh tính dụng truyền

thống bị nghẽn mạch. Đây là vấn đề thời sự nóng bỏng và là một bài toán khó

cho thị trường bất động sản vì nhu cầu về vốn thì ngày càng tăng. Vậy làm thế

nào để khơi thông các nguồn tín dụng đang bị tắc nghẽn, làm thế nào để thị

trường tín dụng vẫn là một kênh cung cấp vốn tốt cho thị trường bất động sản?

Vì vậy việc nghiên cứu “Phát triển hiệu quả thị trường tín dụng bất động

sản của Việt Nam” là một yêu cầu cấp thiết để góp phần khơi thông và phát triển

hơn nữa thị trường tín dụng bất động sản nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn của thị

trường bất động sản. Và đây cũng là mục tiêu của đề tài đề ra.

pdf 88 trang chauphong 12560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phát triển hiệu quả thị trường tín dụng bất động sản của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phát triển hiệu quả thị trường tín dụng bất động sản của Việt Nam

Luận văn Phát triển hiệu quả thị trường tín dụng bất động sản của Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 
------------ 
PHAN THỊ NHÂN 
PHÁT TRIIỂN HIIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG 
TÍÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA VIIỆT NAM 
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG 
MÃ SỐ : 60.31.12 
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
PGS . TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG 
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các 
thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn được trích dẫn đầy đủ nguồn tài 
liệu tại danh mục tài liệu tham khảo là hoàn toàn trung thực. 
 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2008 
 Phan Thị Nhân 
 Học viên cao học khóa 15 
 Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng 
 Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 
MỤC LỤC 
Trang 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 
 Phần 1: Khung lý thuyết về thị trường bất động sản và thị trường tín dụng bất 
động sản. ......................................................................................................................4 
1.1 Tổng quan thị trường bất động sản. .....................................................................4 
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thị trường bất động sản .....................................4 
1.1.1.1 Khái niệm về bất động sản và hàng hóa bất động sản ...............................4 
1.1.1.2 Đặc trưng của hàng hóa bất động sản .......................................................4 
1.1.1.3 Khái niệm thị trường bất động sản ...........................................................5 
1.1.2 Đặc điểm của thị trường bất động sản ..........................................................6 
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.....................................7 
1.1.4 Rủi ro thuộc thị trường bất động sản..........................................................10 
1.2 Tổng quan về thị trường tín dụng bất động sản............................................11 
1.2.1 Khái niệm và đặc trưng của thị trường tín dụng bất động sản.....................11 
1.2.1.1 Khái niệm ..............................................................................................11 
1.2.1.2 Đặc trưng của thị trường tín dụng bất động sản ......................................11 
1.2.2 Quản trị rủi ro thuộc các tổ chức tín dụng cho vay bất động sản ................12 
1.2.3 Sản phẩm và xu hướng phát triển của thị trường tín dụng bất động sản......13 
1.3 Tín dụng bất động sản tại Mỹ, Singapore và bài học kinh nghiệm ..............16 
1.3.1 Tín dụng bất động sản tại Mỹ ....................................................................17 
1.3.1.1 Một số khái niệm ...................................................................................17 
1.3.1.2 Quá trình phát triển, nguyên nhân khủng hoảng và hậu quả của khủng 
hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ ......................................................................18 
1.3.2 Tín dụng bất động sản tại Singapore ..........................................................23 
1.3.3 Các bài học kinh nghiệm từ khủng hoảng tín dụng bất động sản Mỹ..........25 
Phần 2: Thực trạng thị trường tín dụng bất động sản tại Việt Nam.......................27 
2.1 Thực trạng của thị trường bất động sản của Việt Nam ................................27 
2.1.1 Thực trạng phát triển của thị trường Bất động sản tại Việt Nam.................27 
2.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2002 ....................................................27 
2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay..............................................................30 
2.1.2 Đánh giá chung về thị trường bất động sản Việt Nam. ...............................40 
2.2 Thực trạng thị trường tín dụng bất động sản của Việt Nam ........................42 
2.2.1 Hành lang pháp lý đối với thị trường tín dụng bất động sản ở Việt Nam....42 
2.2.2 Các sản phẩm tín dụng được tung ra trên thị trường Việt Nam...................43 
2.2.2.1 Các sản phẩm qua kênh truyền thống .....................................................43 
2.2.2.2 Các sản phẩm mới..................................................................................50 
2.2.3 Tín dụng bất động sản tại Việt Nam, những tồn tại và nguyên nhân...........52 
2.2.4 Tác động của bùng nổ tín dụng đến môi trường tài chính tiền tệ ................56 
Phần 3: Các giải pháp phát triển thị trường tín dụng bất động sản nhằm đáp 
ứng đủ nhu cầu vốn cho thị trường bất động sản ....................................................59 
3.1 Nhu cầu bất động sản .....................................................................................59 
3.2 Nhu cầu tín dụng của thị trường bất động sản..............................................63 
3.3 Một số giải pháp phát triển thị trường tín dụng bất động sản nhằm đáp 
ứng đủ nhu cầu vốn cho thị trường bất động sản ....................................................64 
3.3.1 Các giải pháp với kênh tín dụng qua Ngân hàng ........................................64 
3.3.2 Cho phép hình thành thị trường thế chấp cầm cố thứ cấp ...........................67 
3.3.3 Chứng khoán hóa bất động sản .................................................................69 
3.3.3.1 Chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp cầm cố ...........................70 
3.3.3.2 Trái phiếu công trình..............................................................................72 
3.3.3.3 Chứng chỉ bất động sản..........................................................................73 
3.3.4 Phát hành quyền mua chọn mua đối với kênh huy động truyền thống từ 
người mua và nhà đầu tư..........................................................................................75 
3.3.5 Các giải pháp về phía nhà nước .................................................................76 
3.3.6 Các giải pháp khác.....................................................................................77 
Kết Luận ....................................................................................................................80 
Tài liệu Tham khảo 
Phụ lục 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
ABBank : Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 
BĐS : Bất động sản 
Eximbank : Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam 
Fannie Mae : Federal National Mortgage Association (Hiệp hội Quốc gia tài trợ 
bất 
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài 
FHA : Federral Housing Administration 
Freddie Mac : Federal Home Loan Mortgage Cororation (Công ty Quốc gia tài 
trợ địa ốc) 
Habubank : Ngân hàng thương mại cổ phần nhà 
HDBank : Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà TP.HCM 
HOLC : Home Owners’s Law Corporation 
OCB : Ngân hàng Phương Đông 
Techcombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 
động sản) 
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 
TP : Trái phiếu 
WTO : Tổ chức thương mại thế giới 
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 
TTCK : Thị trường chứng khoán. 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 
Bảng 1.1: Động thái về tiền vay khế ước bất động sản Mỹ......................................19 
Bảng 1.2: Tiến độ huy động vốn dự án tại Singapore ..............................................24 
Bảng 2.1: Bảng giá một số đất dự án tại TP.HCM...................................................33 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ 
Hình 2.1: Biến động khu công nghiệp trong các năm qua.......................................29 
Hình 2.2: Diện tích đât sử dụng cho các khu công nghiệp qua các năm.................29 
Hình 2.3: Số căn hộ chào bán qua các năm..............................................................30 
Hình 2.4: FDI qua các năm .......................................................................................31 
Hình 2.5: Số căn hộ đã bán trong 3 năm vừa qua....................................................32 
Hình 2.6: Giá bán căn hộ sắp giao ............................................................................32 
Hình 2.7: Tổng dự án FDI đầu tư vào Việt Nam......................................................35 
Hình 2.8: Tổng dự án đầu tư vào bất động sản qua các tháng................................35 
Hình 2.9: Vốn FDI đầu tư cho bất động sản phân bổ cho từng ngành ...................35 
Hình 3.1: Dự báo số lượng căn hộ dự kiến bán 2008 - 2010 ....................................60 
Hình 3.2: Nguồn cung thị trường bán lẽ...................................................................62 
LỜI MỞ ĐẦU 
1. Sự cần thiết của đề tài 
Thị trường bất động sản đóng một vai trò rất lớn trong quá trình phát triển 
của nền kinh tế Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập WTO. Phát triển hiệu quả thị 
trường này sẽ góp phần quan trong trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh 
tế xã hội, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển đô thị và nông thôn ngày 
càng văn minh hơn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phát triển tốt thị trường 
bất động sản, một yêu cầu rất quan trọng cần phải đáp ứng được đó là vốn, và 
phải cần rất nhiều vốn. Thị trường tín dụng bất động sản là một thị trường quan 
trọng cung cấp nguồn vốn cho thị trường bất động sản, trong các năm qua đã đáp 
ứng được nhu cầu vốn của thị trường bất động sản. 
Tuy nhiên, đến thời điểm này, đứng trước bối cảnh nền kinh tế đang bị lạm 
phát cao, vật giá tăng chóng mặt. Nhà nước đang ưu tiên thực thi các biện pháp 
chống lạm phát, trong đó chính sách thặt chặt tiền tệ là một biện pháp quan trọng. 
Khi Nhà Nước thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ, rút một lượng lớn tiền ờ 
ngoài lưu thông về thì thị trường bất động sản bị ảnh hưởng ngay lập tức đang 
tăng nóng chuyển sang trạng thái bị đóng băng. Và cũng không ngoại lệ, thị 
trường tín dụng bất động sản cũng bị tác động lớn, các kênh tính dụng truyền 
thống bị nghẽn mạch. Đây là vấn đề thời sự nóng bỏng và là một bài toán khó 
cho thị trường bất động sản vì nhu cầu về vốn thì ngày càng tăng. Vậy làm thế 
nào để khơi thông các nguồn tín dụng đang bị tắc nghẽn, làm thế nào để thị 
trường tín dụng vẫn là một kênh cung cấp vốn tốt cho thị trường bất động sản? 
Vì vậy việc nghiên cứu “Phát triển hiệu quả thị trường tín dụng bất động 
sản của Việt Nam” là một yêu cầu cấp thiết để góp phần khơi thông và phát triển 
hơn nữa thị trường tín dụng bất động sản nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn của thị 
trường bất động sản. Và đây cũng là mục tiêu của đề tài đề ra. 
2 
2. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài 
Luận văn đưa ra một số đóng góp chính như sau: 
- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về bất động sản, thị trường tín dụng bất 
động sản. 
- Điểm qua tình hình thị trường bất động sản Việt Nam, nhất là những năm 
gần đây, đánh giá nhu cầu về bất động sản trong các năm tới. 
- Điểm lại tình hình thị trường tín dụng bất động sản trong những năm gần 
đây. Đánh giá tình hình cung cấp tín dụng qua các kênh, xem xét nguyên nhân và 
tồn tại của thị trường tín dụng bất động sản. 
- Đề xuất  ... lớn: khách hàng không có khả năng đóng tiếp các lần 
huy động tiếp theo của chủ đầu tư. Qua một số báo cáo khảo sát của một số tổ 
chức, khi thị trường bất động sản đóng băng thì phân khúc sản phẩm căn hộ cao 
cấp bị ảnh hưởng nhiều nhất. Vì hiện nay, các chủ đầu tư đầu tư ồ ạt vào các dự 
án được coi là "cao cấp" đã gây ra những khó khăn trong việc tiêu thụ, hàng hóa 
thừa khá nhiều, trong khi những người thực sự có nhu cầu lại vẫn thiếu nhà. Các 
chủ đầu tư cần phân khúc lại sản phẩm, những sản phẩm có mức giá vừa phải 
đang có nhu cầu rất cao sẽ dễ huy động, nhất là với những công ty còn nhỏ hoặc 
chưa nhiều kinh nghiệm mà sức mạnh kinh doanh chủ yếu dựa vào việc sở hữu 
một quỹ đất dồi dào. 
3.3.5 Các giải pháp về phía nhà nước 
Hiện các kênh tín dụng qua ngân hàng và tư khách hàng đang bị tắc 
nghẽn, do vậy Nhà Nước cần có những nghiên cứu đề xuất hành lang pháp lý tạo 
điều kiện cho sự hình thành các định chế tài chính, tín dụng phí ngân hàng như: 
quỹ đầu tư bất động sản, Tổ chức tái cho vay thế chấp nhà ở, trái phiếu dự án, 
quỹ tiết kiệm nhà ở, hệ thống tiêu chí thẩm định các khoản cho vay nhà ở... Các 
hành lang pháp lý này cần cải tiến, dỡ bỏ những rào cản đang hạn chế hoạt động 
của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và ngân hàng thương mại. Bên 
cạnh đó, cần phải nghiên cứu và ban hành các hành lang pháp lý để một số thị 
trường hổ trợ thị trường truyền thống ra đời và hoạt động như thị trường thế chấp 
77 
cầm cố thứ cấp, hay như các công ty ủy thác đầu tư bất động sản  
Mặt khác, Nhà Nước cần rà soát, chỉnh sửa và bổ sung để có một hành 
làng pháp lý về bất động sản và tín dụng bất động sản đồng nhất hơn, tránh sự đá 
nhau giữa các luật với nhau. Như: Luật Đất đai 2003 và Bộ Luật dân sự quy định, 
đối với hộ gia đình và cá nhân ở trong nước sử dụng đất không phải là đất thuê, 
được Nhà nước giao đất không thu tiền, còn đất được Nhà nước giao có thu tiền 
thì được sử dụng để thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế hoặc cá 
nhân để vay vốn kinh doanh. Nhưng Luật Đất đai 2003 cũng quy định, các ngân 
hàng không được giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì thế, có trường hợp, 
một ngân hàng cho một chủ thể thế chấp bất động sản nhưng lại không hề biết 
rằng bất động sản đó đã bị thế chấp tại một tổ chức khác. Đến lúc đáo hạn, chủ 
thể không trả được nợ nhưng ngân hàng lại không thể phát mãi vì không giữ cơ 
sở pháp lý quan trọng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 
Hoàn thiện và phát triển thị trường thế chấp - cầm cố, trong đó có việc 
xem xét cho phép hình thành thị trường thứ cấp. Ngoài ra, Chính Phủ cũng nên 
xem xét việc cho phép thế chấp - cầm cố bằng bất động sản tại các ngân hàng 
nước ngoài là hướng mở rộng cũng rất hiệu quả. Lực vốn của các ngân hàng 
trong nước rất hạn chế, việc mở rộng thị trường thế chấp - cầm cố với sự tham 
gia của các tổ chức tín dụng nước ngoài là một cách khơi được nguồn vốn rất 
mạnh cho đầu tư. Việc mở rộng thị trường thế chấp - cầm cố là một giải pháp 
đúng đắn cho việc tăng vốn đầu tư đối với thị trường bất động sản hiện nay. 
3.3.6 Các giải pháp khác 
Ngoài các biện pháp đề khai thông nguồn vốn ở trên thì chúng ta có thể 
nghiên cứu và đưa vào áp dụng một số mô hình cũng như một số sản phẩm: 
Cần xây dựng hệ thống chính sách và định chế tốt cần xử lý hai việc kỹ 
thuật quan trọng: 
+ Một là, cung cấp công cụ tài chính có lãi suất cố định cho người sử 
dụng mua bất động sản để phòng rủi ro lãi suất tăng; 
+ Hai là, cung cấp cơ hội/khả năng cho người vay tái cấp tài chính để 
78 
mua tài sản khi lãi suất giảm.. 
Nghiên cứu áp dụng mô hình Công ty tín thác đầu tư bất động sản (Real 
Estate Investment Trust – REIT). REIT là tên gọi của Quỹ tín thác đầu tư bất 
động sản là một loại hình công ty đầu tư chuyên mua, phát triển, quản lý và bán 
bất động sản dựa trên việc quản lý chuyên nghiệp danh mục đầu tư bất động sản. 
Đây là một hình thức đầu tư kinh doanh trên thị trường bất động sản thông qua 
các loại tài sản sở hữu hoặc tài sản đảm bảo nợ mà các tổ chức và cá nhân có thể 
tham gia bằng cách mua hoặc bán cổ phần. Khi phát triển REIT mang đến một số 
lợi ít sau: 
- Lợi ích đối với nhà đầu tư: REIT có lợi thế tránh bị đánh thuế chồng trong 
đầu tư và không giới hạn mức đầu tư tối thiểu, REIT mang lại cho nhà đầu tư thu 
nhập trong hiện tại ổn định và hấp dẫn. Một nhân tố khác hấp dẫn nhà đầu tư là 
sự vận hành của REIT được giám sát dựa trên khuôn khổ pháp lý, bởi ban giám 
đốc độc lập, các chuyên gia phân tích, kiểm toán, các phương tiện truyền thông 
chuyên về kinh doanh và tài chính. 
- Lợi ích đối với nền kinh tế: 
+ Mở ra nhiều cơ hội đầu tư: REIT cung cấp nguồn vốn dài hạn từ việc 
huy động vốn rộng rãi để hình thành một loại hình đầu tư có khả năng đáp ứng 
nhu cầu vốn rất lớn cho các dự án bất động sản và cũng đồng thời hỗ trợ các ngân 
hàng và những công ty phát triển bất động sản sơ cấp trong việc thu hồi vốn đã 
bỏ ra để đầu tư cho dự án khác. Chứng chỉ đầu tư của REIT với mệnh giá nhỏ có 
thể mang lại nhiều cơ hội đầu tư cho bất kỳ ai có thể tham gia vào thị trường bất 
động sản. 
+ Tạo ra các điều kiện an toàn và chuyên nghiệp hơn cho hoạt động đầu 
tư kinh doanh bất động sản: Các chính sách đầu tư và cấu trúc của REIT được 
giám sát theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn đầu tư và thu nhập ổn 
định. Phần lớn REIT sử dụng tiền vốn của REIT để mua các tài sản đã hoàn thiện 
sau đó đem cho thuê lại. Tiền thuê là nguồn thu nhập chính của các REIT. REIT 
thường không được phép cho vay hoặc vay tiền. Những hạn chế này được cởi bỏ 
79 
một phần hoặc toàn bộ đối với các công ty trực thuộc REIT. 
+ Hỗ trợ cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho thị trường bất động sản, 
đặc biệt là đối với thị trường tài sản cho thuê mua: hoạt động chủ yếu của REIT 
là nắm giữ tài sản để cho thuê và thu nhập chủ yếu của REIT là từ cho thuê tài 
sản. REIT có thể mua lại nhiều loại tài sản như khách sạn, trường học, bệnh 
viện, kho hàng, khu mua sắm, từ bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào không có đủ 
kinh nghiệm quản lý, bị thua lỗ, gặp khó khăn trong việc xử lý , sau đó REIT 
có thể thuê một công ty quản lý tài sản chuyên nghiệp để thu lợi từ các tài sản 
mua được. 
+ Giúp phát triển các lĩnh vực chuyên môn và các chương trình 
phát triển kinh tế xã hội 
Kết luận phần 3 
Trong phần này, người viết đưa ra các giải pháp nhằm tăng thêm các hiệu 
quả hoạt động của thị trường tín dụng bất động sản nhằm đáp ứng được nhu cầu 
về vốn của thị trường bất động sản. Các giải pháp được đưa ra đối với ngân hàng, 
các tổ chức tín dụng, với khách hàng, các chủ đầu tư, Chính phủ nhằm tập trung 
vào việc khắc phục những hạn chế và đồng thời khơi thông các nguồn tín dụng 
như: các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng từ ngân hàng; cho phép 
hình thành thị trường thế chấp cầm cố thế chấp để nâng cao tính thanh khoản các 
khoản cho vay của các tổ chức tín dụng. Ở mức cao hơn nửa là tiến hành các biện 
chứng khoán hóa bất động sản như: chứng khoán hóa các khoản cho vay cầm cố 
thế chấp, phát hành trái phiếu công trình và phát hành chứng chỉ bất động sản 
một mặt để giải quyết nhu cầu vốn mặt khác nâng cao tính thanh khoản của các 
khoản tín dụng, đồng thời mỡ rộng nguồn tài trợ cho vay từ rất nhiều đối tượng 
khác trong nên kinh tế. 
Các giải pháp được đưa ra như trên hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện hơn 
hoạt động của thị trường tín dụng bất động sản và thị trường BĐS. 
80 
KẾT LUẬN 
Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế nói chung và thị trường bất động 
sản nói riêng có rất nhiều cơ hội để phát triển. Để thị trường bất động sản có thế 
phát triển bền vững, minh bạch, có tác động tốt đến sự phát triển của nền kinh tế 
thì chúng ta cần có các biện pháp hỗ trợ và điều chỉnh, trong đó hổ trợ tín dụng 
có vai trò rất quan trọng. Và để duy trì cho thị trường tín dụng luôn được thông 
suốt, phát triển bền vững thì trước hết chúng ta cần hoàn thiện hành lang pháp lý 
làm cơ sở để cho thị trường này hoạt động. Bên cạnh đó, chúng ta cần có các giải 
pháp để hổ trợ và phát triển hơn nữa thị trường tín dụng bất động sản hiện giờ 
như cho phép hình thành thị trường cầm cố thế chấp thứ cấp, thông qua nguyên 
tắc hoạt động của thị trường này tạo tính thanh khoản cho các khoản cho vay thế 
chấp cầm cố, và có thể duy trì một lượng vốn nhất định cho các tổ chức tín dụng 
cho vay trực tiếp. Và phát triển hơn nữa là chứng khoán hóa các khoản cho vay 
thế chấp cầm cố này, lúc này thị trường tín dụng bất động sản đã được mở rộng 
với nhiều nhà đầu tư tham gia cho vay vốn thông qua nghiệp vụ mua trái phiếu 
của các công ty mua bán nợ. Lúc này khả năng tiếp cận các khoản tín dụng sẽ dễ 
hơn đối với các đối tượng có nhu cầu vế vốn. Một số mô hình chứng khoán hóa 
bất động sản khác cũng nên nghiên cứu và ứng dụng trong thời điểm này như 
phát hành trái phiếu công trình, hay phát hành chứng chỉ bất động sản. Các mô 
hình này nếu hoạt động tốt cũng cung cấp cho thị trường bất động sản một lượng 
vốn không nhỏ và mang tính thanh khoản cao. 
Ngoài những giải pháp mang tính vĩ mô, thì nội tại mỗi tổ chức tín dụng 
phải có những biện pháp để quản lý chặt hơn, tốt hơn các khoản tín dụng của 
mình. Các chủ đầu tư thì phải có những biện pháp để có thể huy động và sử dụng 
tốt nhất nguồn vốn đi vay của mình.  
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, bền vững, và cung 
ứng đủ vốn cho thị trường bất động sản hoạt động tốt thì những giải pháp được 
đề nghị trong đề tài này sẽ góp một phần nhỏ để hoàn thiện mục tiêu chung ấy. 
81 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
1. Công ty chứng khoán BảoViệt (2008), báo cáo ngành bất động sản. 
2. Trần Thanh Bình,“Khi thị trường địa ốc “đóng băng””, báo Thanh niên 
3. Công ty TNHH CB Richard Ellis (Việt Nam), Các xu hướng phát triển 
bất động sản Việt Nam năm 2008; Hội thảo thị trường nhà ở - Thích nghi 
để phát triển; Tổng quan thị trường văn phòng – Cao ốc văn phòng hạng 
B tại TP. Hồ Chí Minh; Tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội năm 
2007-triển vọng 2008 & tiêu điểm tỉnh Hà Tâ; Thị trường bất động sản 
Hà Nội cấp nhật quý II năm 2008. 
4. PGS.PTS Vũ Văn Hóa chủ biên (1998), Lý thuyết tiền tệ,- Trường Đại học 
Tài chính – Kế toán Hà Nội. 
5. Luật dân sự 2005 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam 
6. Luật Đất đai 2003 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam 
7. Luật kinh doanh bất động sản 2006 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam 
8. Nghị định Chính Phủ số 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 
9. Nghị định Chính Phủ số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 
Các trang web 
1. Bộ kế hoạch và đầu tư  
2. Tổng Cục Thống kê  
3. Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM  
4. Tin nhanh Việt Nam  
5. Thời báo kinh tế Việt Nam  
6. Saga Việt Nam  
7. Báo Tuổi trẻ  
8. Báo Vietnamnet  
9. Báo thanh niên  
10. Báo Sài Gòn tiếp thị  
Tiếng Anh 
1. Rik Mekkelholt, Market Trends &Local Opportunities For Retailers And 
Developers, 2008 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phat_trien_hieu_qua_thi_truong_tin_dung_bat_dong_sa.pdf