Luận án Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Kể từ ngày 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ

chức thương mại thế giới WTO và đang trong tiến trình cải cách để hội nhập vào

nền kinh tế thế giới và song song là tiến trình tự do hóa nền kinh tế mà lĩnh vực

được ưu tiên hàng đầu chính là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Khi tự do hóa kinh tế,

các ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động nhưng đồng thời cũng chịu

thêm nhiều áp lực cạnh tranh cũng như rủi ro từ môi trường bên ngoài, trong khi

không thể tiếp tục trông chờ vào chính sách bảo hộ của nhà nước. Tiến trình tự do

hóa kinh tế tất yếu dẫn đến tự do hóa các dòng vốn, tự do hóa lãi suất và tự do hóa

tỷ giá hối đoái. Từ trước tới nay, nhờ chính sách can thiệp của nhà nước đã giúp cho

lãi suất và tỷ giá hối đoái rất ổn định, ngoại trừ một số thời điểm đặc biệt như khủng

hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á năm 1997-1998.

Thêm vào đó, hoạt động của các ngân hàng trong những năm trước đây chủ

yếu tập trung vào khâu tín dụng, có những ngân hàng hoạt động kinh doanh tín

dụng chiếm đến hơn 90%. Vì thế, vấn đề KDNH cũng như quản lý rủi ro tỷ giá

ngoại tệ và giá vàng trong KDNH chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức.

Chỉ đến thời gian gần đây từ năm 2006-2010, khi thị trường chứng khoán sôi động,

tỷ giá USD/VND tăng giảm nhanh, giá vàng biến động mạnh, tỷ trọng kinh doanh

tín dụng giảm dần, nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện như đầu tư tài chính,

kinh doanh vàng, v.vv áp lực cạnh tranh trên thị trường tăng cao thì các ngân

hàng mới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi

ro tỷ giá cho KDNH và các giải pháp khác trong việc quản lý rủi ro trong hoạt động

KDNH. Về phía các Ngân hàng, hoạt động KDNH luôn được kỳ vọng đem lại

nhiều lợi nhuận và rủi ro là thấp nhất. Trong khi đó, sự biến động của tỷ giá ngoại tệ

và giá vàng là rất khó để dự đoán và có thể gây ra nhiều thiệt hại cho cả ngân hàng.

Cho nên, việc tìm ra các giải pháp để phòng ngừa và nâng cao hiệu quả quản lý rủi

ro ngoại hối cho hoạt động KDNH là thật sự cần thiết. Chính vì lẽ đó, tác giả chọn15

“QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TP.HCM” để làm đề tài nghiên cứu cho Luận

án Tiến sĩ.

pdf 245 trang chauphong 19/08/2022 12240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh

Luận án Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 
T Ư NG ĐẠ H C NGÂN HÀNG T . HỒ CHÍ MINH 
BÙI QUANG TÍN 
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI 
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ K NH TẾ 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
NĂM 2013 
2 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 
T Ư NG ĐẠ H C NGÂN HÀNG T . HỒ CHÍ MINH 
BÙI QUANG TÍN 
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI 
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ K NH TẾ 
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 
MÃ SỐ: 62.34.02.01 
NGƯ HƯỚNG DẪN KHOA H C: PGS.;TS. NGÔ HƯỚNG 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
NĂM 2013 
3 
LỜI CAM ĐOAN 
Tác giả Luận án có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của 
mình, cụ thể: 
- Tôi tên là: Bùi Quang Tín 
- Sinh ngày: 20/10/1976 
- Quê quán: Quãng Ngãi 
- Hiện công tác tại: Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Ngân hàng 
TP.HCM 
- Là Nghiên cứu sinh khóa 15 của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 
- Đề tài: Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương 
mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh 
- Người hướng dẫn: PGS.;TS. Ngô Hướng 
Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu 
có tính độc lập, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ 
nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong Luận án được chú 
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. 
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. 
TP.Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 06 năm 2013 
Tác giả 
Bùi Quang Tín 
4 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
TIẾNG VIỆT 
BTGĐ Ban Tổng Giám Đốc 
Công ty SJC Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vàng bạc đá 
quý Sài Gòn 
CSTT Chính sách tiền tệ 
HĐQT Hội đồng Quản trị 
HTXTD Hợp tác xã tín dụng 
KDNH Kinh doanh ngoại hối 
NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài 
NH NNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
NHTM Ngân hàng thương mại 
NHTW Ngân hàng trung ương 
NK Nhập khẩu 
RRHĐ Rủi ro hoạt động 
TCTD Tổ chức tín dụng 
Thông tư 07 Thông tư số 07/2012/TT- NHNN quy định về trạng thái 
ngoại tệ 
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 
TSC Tài sản Có 
TSCF Tài sản Có về ngoại tệ 
TSN Tài sản Nợ 
TSNF Tài sản Nợ về ngoại tệ 
TTLNH Thị trường liên ngân hàng 
TTNH Thị trường ngoại hối 
XK Xuất khẩu 
XNK Xuất nhập khẩu 
VND Việt Nam đồng 
5 
TIẾNG NƯỚC NGOÀI 
ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu 
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 
CPI Chỉ số giá tiêu dùng 
Dealer Nhân viên kinh doanh Phòng Kinh doanh ngoại hối 
ĐongA Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á 
EXIMBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam 
FED Quỹ dự trữ liên bang Mỹ 
GDP Tổng sản phẩm quốc nội 
HSBC Ngân hàng Thương mại Hồng Kông và Thượng Hải 
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 
Interpol Cảnh sát Quốc tế 
ISDA Hợp đồng khung pháp lý do Hiệp hội Quốc tế về Hoán đổi 
và Phái sinh thực hiện 
OTC Thị trường mua bán thứ cấp 
SACOMBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín 
TCI Chỉ số tin cậy thương mại 
VCB.HCM Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 
VIETTINBANK Ngân hàng Công Thương Việt Nam 
WB Ngân hàng Thế giới 
WTO Tổ chức thương mại thế giới 
AUD Đồng đôla Úc 
EUR Đồng tiền chung Châu Âu 
GBP Đồng Bảng Anh 
JPY Đồng Yên Nhật 
SGD Đồng Singapore 
USD Đồng đôla Mỹ 
6 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB .................................................... 70 
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của SACOMBANK ................................... 71 
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của EXIMBANK ....................................... 71 
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của VIETA BANK .................................... 72 
Bảng 2.5: Số lượng khách hàng và TCTD khác giao dịch kỳ hạn của Eximbank ...... 87 
Bảng 2.6: Giá trị giao dịch kỳ hạn với khách hàng và với TCTD khác của Eximbank87 
Bảng 2.7: Số lượng khách hàng và TCTD khác giao dịch hoán đổi của Eximbank ... 87 
Bảng 2.8: Giá trị giao dịch hoán đổi với khách hàng và với TCTD khác của 
Eximbank .................................................................................................................... 88 
Bảng 2.9: Giá trị giao dịch quyền chọn với TCTD khác của Eximbank .................... 88 
Bảng 2.10: Lời / Lỗ từ giao dịch phái sinh ngoại tệ của Eximbank ........................... 89 
Bảng 2.11: Giá trị giao dịch quyền chọn vàng tại ACB ............................................. 89 
Bảng 3.1: Thống kê giá vàng SJC thực tế (từ 11/12/2009 – 16/06/2012) ................ 183 
Bảng 3.2: Bảng chi tiết tính toán VaR cho vàng (trạng thái trường) ........................ 131 
Bảng 3.3: Bảng kết quả VaR cho vàng (trạng thái trường) ...................................... 132 
Bảng 3.4: Bảng chi tiết tính toán VaR cho vàng (trạng thái đoản) ........................... 133 
Bảng 3.5: Bảng kết quả VaR cho vàng (trạng thái đoản) ......................................... 133 
Bảng 3.6: Thống kê giá CHF và các kết quả tính toán của tác giả ........................... 134 
Bảng 3.7: Bảng phân tích trạng thái và kết quả VaR của CHF ................................ 136 
7 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 2.1: Tình hình lạm phát qua các năm ............................................................ 73 
Biểu đồ 2.2: Thâm hụt/Thặng dư cán cân thương mại................................................ 74 
Biểu đồ 2.3: Tỷ giá USD/VND bình quân năm từ năm 2007 đến năm 2012 ............. 77 
Biểu đồ 2.4: Lãi/Lỗ thu nhập trong kinh doanh ngoại hối (ngoại tệ và vàng) tại 
Ngân hàng ACB .......................................................................................................... 77 
Biểu đồ 2.5: Lãi/Lỗ thu nhập trong kinh doanh ngoại hối (ngoại tệ và vàng) tại 
Ngân hàng EXIMBANK ............................................................................................. 78 
Biểu đồ 2.6: Lãi/Lỗ thu nhập trong kinh doanh ngoại hối (ngoại tệ và vàng) tại 
Ngân hàng SACOMBANK ......................................................................................... 79 
Biểu đồ 2.7: Lãi/Lỗ thu nhập trong kinh doanh ngoại hối (ngoại tệ và vàng) tại 
Ngân hàng Ngân hàng VIỆT Á ................................................................................... 80 
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ đôla hóa (tín dụng bằng ngoại tệ/M2) ........................................... 81 
Biểu đồ 2.9: Giá vàng thế giới bình quân qua các năm .............................................. 83 
Biểu đồ 2.10: Giá vàng SJC bình quân qua các năm .................................................. 84 
Biểu đồ 3.1: Phân phối xác xuất chuẩn của daily return CHFUSD .......................... 135 
8 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 
MỞ ĐẦU 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG 
KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
CỔ PHẦN ......................................................................................................... 1 
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ KINH 
DOANH NGOẠI HỐI ..................................................................................... 1 
1.1.1. . Quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế .................................................................. 1 
1.1.2. . Thị trường ngoại hối .......................................................................................... 3 
1.1.2.1. Khái niệm thị trường ngoại hối .................................................................... 3 
1.1.2.2. Đặc điểm, chức năng của thị trường ngoại hối ............................................ 4 
1.1.2.3. Các chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối ........................................... 6 
1.1.2.4. Xu hướng phát triển của thị trường ngoại hối trên thế giới ......................... 8 
1.1.3. Kinh doanh ngoại hối ....................................................................................... 10 
1.1.3.1. Khái niệm ngoại hối ................................................................................... 10 
1.1.3.2. Khái niệm kinh doanh ngoại hối và những vấn đề cơ bản trong kinh 
doanh ngoại hối .......................................................................................... 11 
1.1.3.3. Các loại giao dịch ngoại hối ...................................................................... 14 
 Giao dịch ngoại hối giao ngay (Spot) ................................................... 14 
 Giao dịch ngoại hối kỳ hạn (Forward) ................................................. 16 
 Giao dịch ngoại hối tương lai (Future) ................................................ 18 
 Giao dịch ngoại hối hoán đổi (Swap) ................................................... 19 
 Giao dịch ngoại hối quyền chọn (Option) ............................................ 20 
9 
1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TRONG KINH DOANH 
NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................... 22 
1.2.1. Các nhân tố chung tác động đến rủi ro trong kinh doanh ngoại hối ................ 23 
1.2.1.1. Các yếu tố bên ngoài ...................................................................................... 23 
1.2.1.2. Các yếu tố bên trong ...................................................................................... 23 
1.2.2. Các nhân tố riêng tác động đến rủi ro trong kinh doanh ngoại hối .................. 31 
1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI 
HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......................................... 33 
1.3.1. Các tiêu chí định lượng .................................................................................... 33 
1.3.1.1. Phương pháp đo lường VaR ........................................................................... 33 
1.3.1.2. Phương pháp đo lường trạng thái ngoại tệ ................................................... 34 
1.3.2. Các tiêu chí định tính ....................................................................................... 34 
1.4. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC 
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................................................... 35 
1.4.1. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại ................ 35 
1.4.2. Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại .... 35 
1.4.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thương mại 35 
1.4.2.2. Vai trò của quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối đối với Ngân hàng 
thương mại ....................................................................................................... 36 
1.4.2.3. Các phương pháp quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng 
thương mại ....................................................................................................... 37 
 Sử dụng các gi ... em xét một số giải pháp nhằm tăng cường sự 
ổn định của thị trường vàng lâu dài và hỗ trợ cho hoạt động KDNH của NHTM hiệu 
quả và tránh rủi ro cho các NHTM. 
3.3.6 Các giải pháp khác từ phía các ngân hàng thương mại để hổ trợ cho việc 
tăng cường hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối 
3.3.6.1 Tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại 
3.3.6.2 . Đầu tư công nghệ 
3.3.6.3 . Phát triển nguồn nhân lực 
3.4. CÁC KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN CHỨC NĂNG 
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan 
3.4.1.1. Ổn định tình hình bên ngoài: kinh tế, chính trị và xã hội 
238 
3.4.1.2. Các chính sách vĩ mô cơ bản: lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại, tình 
trạng đôla hóa nền kinh tế 
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 
3.4.2.1. Chính sách tỷ giá USD/VND 
3.4.2.2. Phát triển thị trường sản phẩm phái sinh 
3.4.2.3. Chính sách đối với huy động và tín dụng ngoại tệ 
3.4.2.4. Lập sàn giao dịch vàng, ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh mang tính 
quốc gia 
3.4.2.5. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại tệ và kinh doanh 
vàng 
3.4.2.6. Bình ổn thị trường ngoại tệ và thị trường vàng 
3.4.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường ngoại tệ và vàng 
3.4.2.8. Chính sách về rủi ro và kiểm soát 
3.4.2.9. Chính sách kiều hối 
3.4.2.10. Dự trữ ngoại hối 
3.4.2.11. Trạng thái ngoại tệ 
3.4.2.12. Hệ thống pháp luật 
3.4.3. Kiến nghị với Hiệp hội Ngân hàng 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 
KẾT LUẬN 
Trong những năm gần đây, thị trường ngoại hối Việt Nam đã hình thành và 
từng bước phát triển. Chính sách quản lý ngoại hối đang dần được hoàn thiện phù 
hợp với hướng phát triển kinh tế thị trường mở; những nhân tố thị trường ngày càng 
trở nên quyết định hơn trong việc xác định tỷ giá hối đoái; bước đầu đã đưa một số 
các giao dịch KDNH vào cuộc sống như giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, 
giao dịch hoán đổi và giao dịch quyền chọn. Mặc dù với những bước đi đầu tiên, thị 
trường ngoại hối Việt Nam đã tạo ra được một môi trường KDNH cho các NHTM, 
đồng thời cung cấp các công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho các 
239 
doanh nghiệp xuất nhập khẩu và những nhà đầu tư quốc tế cũng như các chủ thể 
khác trong nền kinh tế có giao dịch ngoại hối. 
Hoạt động KDNH chứa đựng nhiều loại rủi ro, nhất là rủi ro tỷ giá ngoại tệ và 
giá vàng, nhưng nếu được quản lý một cách khoa học, có hệ thống sẽ mang lại lợi 
nhuận lớn, đóng góp vào tổng lợi nhuận chung cho các NHTM. Chính vì vậy, trong 
xu hướng hội nhập hiện nay, việc hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại 
hối trong hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM là rất cần 
thiết và nhằm giúp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý rủi KDNH tại các NHTM. 
 Luận án này đã giải quyết được các vấn đề trong mục tiêu nghiên cứu, bao 
gồm: làm rõ cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong KDNH tại các NHTM, thực trạng 
về quản lý rủi ro trong KDNH tại các NHTM cổ phần TP.HCM và giải pháp nhằm 
nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong KDNH tại các NHTM cổ phần TP.HCM. 
Với các giải pháp mà Luận án đưa ra để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý rủi 
ro KDNH tại các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM; và cũng với hy vọng rằng 
trong những năm tới, các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM sẽ có một bước tiến 
mới đáng kể trong quản lý rủi ro hoạt động KDNH, góp phần đưa hoạt động này 
thành một trong những hoạt động quan trọng mang lại lợi ích và an toàn chung cho 
ngành ngân hàng, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố Hồ Chí 
TP.HCM nói riêng và đất nước nói chung. 
240 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN 
ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 
1) Quản lý rủi ro trong kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại bằng mô 
hình VaR * Tạp chí ngân hàng, số 5 (tháng 3/2013) 
2) Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng của Ngân hàng thương mại * 
Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 73 (tháng 4/2012) 
3) Lạm phát và tăng trường kinh tế năm 2011 tại Việt nam * Tạp chí công nghệ 
ngân hàng, số tháng 1+2/2011 
4) Nợ công thế giới và kinh nghiệm cho Việt nam * Hội thảo khoa học “Nợ công: 
Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt nam” tại trường Đại học ngân hàng 
TP.HCM, tháng 6/2012 
5) Rủi ro tỷ giá: phòng ngừa và tăng sức cạnh tranh đối với doanh nghiệp vừa và 
nhỏ * Hội thảo khoa học “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giúp hệ thống 
doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Cần Thơ vượt qua khủng hoảng” tại Sở Khoa 
học công nghệ Thành phố Cần Thơ, tháng 9/2012. 
6) Vai trò sản phẩm tài chính phái sinh và khả năng áp dụng ở Việt nam * Hội thảo 
khoa học của Khoa Thị trường chứng khoán ngày 15.12.2012 
241 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH 
BẢNG THÔNG TIN TÓM TẮT 
VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN 
- Đề tài luận án: “Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân 
hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh” 
- Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 
- Nghiên cứu sinh: Bùi Quang Tín Khóa: 15 
- Người hướng dẫn khoa học: PGS.;TS. Ngô Hướng 
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận cũng như 
thực tiễn như sau: 
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về thị 
trường ngoại hối, kinh doanh ngoại hối, rủi ro và quản lý rủi ro trong kinh doanh 
ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại cổ phần. 
- Ý nghĩa thực tiễn: hoạt động của các ngân hàng trong những năm trước đây 
chủ yếu tập trung vào khâu tín dụng, có những ngân hàng hoạt động kinh doanh tín 
dụng chiếm đến hơn 90%. Vì thế, vấn đề KDNH cũng như quản lý rủi ro tỷ giá 
ngoại tệ và giá vàng trong KDNH chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức. 
Chỉ đến thời gian gần đây từ năm 2006-2010, khi thị trường chứng khoán sôi động, 
tỷ giá USD/VND tăng giảm nhanh, giá vàng biến động mạnh, tỷ trọng kinh doanh 
tín dụng giảm dần, nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện như đầu tư tài chính, 
kinh doanh vàng, v.vv áp lực cạnh tranh trên thị trường tăng cao thì các ngân 
hàng mới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi 
ro tỷ giá ngoại tệ, giá vàng cho KDNH và các giải pháp khác trong việc quản lý rủi 
ro trong hoạt động KDNH. Về phía các Ngân hàng, hoạt động KDNH luôn được kỳ 
vọng đem lại nhiều lợi nhuận và rủi ro là thấp nhất. Trong khi đó, sự biến động của 
242 
tỷ giá ngoại tệ và giá vàng là rất khó để dự đoán và có thể gây ra nhiều thiệt hại cho 
cả ngân hàng. Cho nên, việc tìm ra các giải pháp để phòng ngừa và tăng cường hoạt 
động quản lý rủi ro ngoại hối cho hoạt động KDNH là thật sự cần thiết và có ý 
nghĩa về mặt thực tiễn. 
- Đóng góp mới của Luận án: 
 Thứ nhất, tác giả đã làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh 
doanh ngoại hối và gây ra rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng 
thương mại trong điều kiện hiện nay. 
Bên cạnh đó, Luận án cũng đề cập đến tiêu chí định lượng và định tính trong đo 
lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại; 
các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân 
hàng thương mại. 
 Làm rõ những thành tựu, tồn tại cũng như các nguyên nhân của các tồn tại đó 
của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại cổ phần 
trên địa bàn TP.HCM. 
 Đề xuất các chính sách và giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro trong kinh 
doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM, trong đó bao 
gồm các giải pháp chủ yếu như thiết lập trạng thái ngoại hối hợp lý và phù hợp, sử 
dụng mô hình định lượng VaR, sử dụng các sản phẩm phái sinh ngoại tệ và hạn chế 
các giao dịch trên thị trường không có nhu cầu thực; cũng như các giải pháp hổ trợ 
khác nhằm tăng cường hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối như tăng vốn 
chủ sở hữu, đầu tư công nghệ, phát triển nguồn nhân lực. 
 Các kiến nghị quan trọng và cần thiết với các cơ quan chức năng như: Chính 
phủ, các Bộ, ngành có liên quan, Ngân hàng nhà nước và Hiệp hội ngân hàng. 
243 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TP.HCM, Ngày 6 tháng 6 năm 2013 
 NGHIÊN CỨU SINH 
PGS.; TS. NGÔ HƯỚNG BÙI QUANG TÍN 
244 
THE MINISTRY OF EDUCATION TRAINING THE STATE BANK OF VIETNAM 
BANKING UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY 
ABSTRACTS 
 Thesis: “Risk management in foreign exchange trading of joint – stock 
commercial banks in Ho Chi Minh City” 
 Research field: Banking and Finance Code: 62.34.02.01 
 Postgraduate Student’s name: Bui Quang Tin Course: 15th 
 Science Instructor: Associate Prof.; Dr. Ngo Huong 
Researching this thesis presents important meanings both in theory and practice: 
 Scientific contribution: the thesis systematically presents the basic theory of 
foreign exchange market, foreign exchange trading, risk and risk management in 
foreign exchange trading in the joint – stock commercial banks. 
 Practical contribution: operation of banks mainly focus on credit previously, 
with which some banks with 90% operation in credit. So that, foreign exchange 
trading and foreign exchange management are not considered enough. Only from 
the period 2006-2010, Because of fluctuated stock market, changed USD/VND rate, 
quickly varied gold prices, decreased credit trading, raised forms of business such 
as financial investment, gold trading, etc., risen market competition, the banks care 
more about using preventive instrument for foreign rate and gold price risk in 
foreign exchange trading and solution for risk management in foreign exchange 
trading. Banks always hope much profit in foreign exchange trading and the least 
risk. The fluctuation of foreign rate and gold price are very difficultly predictive and 
easily make damage to bank operation. So, having the method to stave off and 
increase risk management in foreign exchange trading are really necessary and 
reality meaning. 
245 
- New findings: 
 The author makes clear about the factors influencing foreign exchange trading 
and making risk to foreign exchange trading in banks. 
 Besides, the thesis also mentions quantitative and qualitative criteria in 
measuring risk of foreign exchange trading in banks. 
 The thesis makes clear about the achievement and constraint and also reasons for 
such constraint of risk management for foreign exchange trading in banks in Ho Chi 
Minh City. 
 Propose policies and solution in order to increase risk management for foreign 
exchange trading in banks in Ho Chi Minh City, such as establishing the logical 
foreign exchange position, using VaR, derivatives, restricting transactions without 
real demand; and also other supportive methods to increase risk management for 
foreign exchange trading such as increasing equity, investing in technology, 
developing human resource. 
 Necessary and important numbers of proposal to Government, Ministries, the 
State bank of Vietnam, and Bank Association. 
HCM City, 6/6/2013 
Science Instructor Postgraduate Student 
Associate Prof.; Dr. Ngo Huong Bui Quang Tin 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_rui_ro_trong_kinh_doanh_ngoai_hoi_cua_cac_ng.pdf