Luận án Nghiên cứu khả năng mô phỏng mùa các yếu tố khí tượng trên lãnh thổ Việt Nam bằng phương pháp thủy động và thống kê
Các điều kiện khí hậu vào tháng sau, mùa sau hay năm sau luôn được quan
tâm khi con người đề ra những kế hoạch dài hạn trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp, trong kinh tế, xây dựng, du lịch, Mức độ thành công của những hoạt động
xã hội này phụ thuộc rất nhiều vào việc mùa sau sẽ nóng hay lạnh hơn, mưa nhiều
hay ít hơn, hạn hán hay lũ lụt có thể xảy ra do những sản phẩm sản xuất ra có thích
hợp với khí hậu khi đó hay không. Như ta đã biết, đây chính là mục đích của bài
toán dự báo khí hậu hạn mùa.
Đối với khu vực Châu Á, do đặc điểm về địa lý tự nhiên phức tạp, chịu tác
động mạnh của gió mùa nên thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết
và khí hậu bất thường. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), 43% thảm hoạ tự
nhiên trên thế giới xảy ra từ năm 1991 đến năm 2000 là ở Châu Á, trong đó có 2035
thảm hoạ về thời tiết làm thiệt hại khoảng 40,35 tỷ đô la. Đặc biệt là vào mùa hè, hệ
thống gió mùa tây nam thống trị ở đây mang đến lượng mưa chính, quyết định tình
trạng khí hậu hạn hán, lũ lụt hay ổn định cho khu vực. Chính vì vậy, đối với khu
vực Châu Á nói chung, Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng, dự báo khí hậu hạn
mùa nói chung và mùa hè nói riêng càng đặc biệt quan trọng.
Các phương pháp thường được sử dụng trong dự báo khí hậu là phương pháp
thống kê và phương pháp số trị. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng
của công nghệ máy tính trong một vài thập kỷ gần đây, chúng ta đã có thể xây dựng
và phát triển những mô hình số trong dự báo khí hậu. Ưu điểm của các mô hình số
so với phương pháp thống kê là nó được xây dựng dựa trên mối quan hệ vật lý thực
của các quá trình trong khí quyển.
• Tính cấp thiết của đề tài
Mô hình số dự báo khí hậu hạn mùa là vấn đề “nóng” hiện nay. Tuy nhiên,
mô hình toàn cầu không thể dự báo chi tiết cho khu vực Châu Á do hạn chế về độ
phân giải. Vì vậy, xây dựng mô hình khí hậu khu vực phù hợp là mối quan tâm của
hầu hết các quốc gia trên châu lục này, trong đó có Việt Nam. Nhưng trước khi đưa
một mô hình số vào dự báo khí hậu, cần kiểm tra kỹ năng của mô hình đó thông qua
mô phỏng trên số liệu nhiều năm và đánh giá bằng các chỉ số thống kê. Đứng trước
yêu cầu cấp thiết đó, chúng tôi đã chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng
mô phỏng mùa các yếu tố khí tượng trên lãnh thổ Việt Nam bằng phương pháp16
thủy động và thống kê”. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi thực hiện mô phỏng
hoàn lưu, nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung bình tháng thời hạn 3 tháng trong
mùa hè trên khu vực Đông Nam Á bằng mô hình khí hậu khu vực RegCM phiên
bản 3, sau đó đánh giá và hiệu chỉnh kết quả mô phỏng bằng phương pháp thống kê.
• Mục đích của luận án
Luận án đặt ra nhằm đạt được các mục đích sau:
- Đánh giá được khả năng mô phỏng khí hậu hạn mùa cho khu vực Đông Nam Á và
Việt Nam của mô hình khí hậu khu vực RegCM3.
- Cải tiến mô hình RegCM3 bằng cách đưa thêm vào một sơ đồ tham số hóa đối
lưu mới nhằm nâng cao chất lượng mô phỏng của mô hình.
- Xây dựng được phương pháp hiệu chỉnh sản phẩm đầu ra của mô hình bằng công
cụ thống kê nhằm chính xác hóa kết quả mô phỏng.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu mô phỏng và dự báo khí hậu khu vực bằng mô hình số là một bài
toán lớn liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau. Việc thực hiện đầy đủ bài toán
này nằm ngoài khuôn khổ luận án này, do đó luận án chỉ giới hạn:
- Đối tượng nghiên cứu: Nhiệt độ không khí bề mặt và lượng mưa trung bình tháng
trong mùa hè.
- Phạm vi nghiên cứu: Đông Nam Á và các vùng biển lân cận, đặc biệt chú trọng
đến Việt Nam.
• Những đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở ứng dụng mô hình RegCM3 để mô phỏng hạn mùa các trường khí
hậu bề mặt khu vực Việt Nam và Đông Nam Á trong thời kỳ gió mùa mùa hè, tác
giả luận án đã nghiên cứu phát triển mô hình này và xây dựng được phương pháp
hiệu chỉnh các sản phẩm đầu ra của mô hình. Những đóng góp mới chủ yếu là:
- Đã đưa được sơ đồ tham số hoá đối lưu Tiedtke (1989) vào mô hình RegCM3
thành một tùy chọn mới và do đó đã làm tăng chất lượng mô phỏng của mô hình đối
với trường nhiệt độ bề mặt.
- Đã nghiên cứu và xây dựng được phương pháp hiệu chỉnh các trường nhiệt độ và
lượng mưa của mô hình RegCM3 bằng phương pháp mạng thần kinh nhân tạo
(ANN).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu khả năng mô phỏng mùa các yếu tố khí tượng trên lãnh thổ Việt Nam bằng phương pháp thủy động và thống kê
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HỒ THỊ MINH HÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG MÔ PHỎNG MÙA CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY ĐỘNG VÀ THỐNG KÊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHÍ TƯỢNG HỌC HÀ NỘI - 2008 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------ ------ HỒ THỊ MINH HÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG MÔ PHỎNG MÙA CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY ĐỘNG VÀ THỐNG KÊ Chuyên ngành: Khí tượng học Mã số: 62.44.87.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHÍ TƯỢNG HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Nguyễn Hướng Điền 2. GS. TS. Nguyễn Văn Hữu HÀ NỘI - 2008 1 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Hồ Thị Minh Hà 2 Lời cảm ơn Luận án được hoàn thành tại Khoa Khí tượng-Thủy văn-Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Hướng Điền, Khoa Khí tượng-Thủy văn-Hải dương học và GS. TS. Nguyễn Văn Hữu, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Hà Nội. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới hai nhà khoa học đã hết lòng động viên, tận tình giúp đỡ và quan tâm tới từng bước nghiên cứu của luận án. Để thực hiện luận án, tác giả đã được giúp đỡ về thời gian và điều kiện nghiên cứu thuận lợi từ Ban Chủ nhiệm Khoa Khí tượng-Thủy văn-Hải dương học và Bộ môn Khí tượng, nơi tác giả được hỗ trợ về trang thiết bị tính toán và lưu trữ số liệu. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TSKH. Kiều Thị Xin đã chỉ dẫn những bước đi đầu tiên của tác giả đến với bài toán mô hình hóa khí hậu khu vực - vấn đề khoa học còn mới mẻ trong nước và tạo điều kiện cho tác giả tham gia đề tài khoa học để phát triển năng lực nghiên cứu. Lời tri ân tác giả muốn gửi tới các nhà khoa học GS. TS. Trần Tân Tiến, PGS. TS. Phan Văn Tân, GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ, PGS. TS. Hoàng Xuân Cơ, PGS. TS. Nguyễn Văn Tuyên, PGS. TS. Phạm Văn Huấn, PGS. TS. Phạm Vũ Anh, TSKH. Nguyễn Duy Chinh, PGS. Nguyễn Đăng Quế, thầy Trần Công Minh, TS. Nguyễn Văn Thắng, TS. Hoàng Đức Cường, Ths. Vũ Thanh Hằng và một số nhà khoa học khác đã góp ý chân tình và xây dựng về những nội dung nghiên cứu của luận án. Thành công của luận án đạt được cũng là nhờ sự giúp đỡ về số liệu cũng như hướng dẫn sử dụng hệ thống máy tính và đồ họa của các đồng nghiệp trong Bộ môn Khí tượng và sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của Chi Đoàn cán bộ Khoa Khí tượng-Thủy văn-Hải dương học. Tác giả xin cám ơn tất cả bạn bè và đồng nghiệp. Tác giả sẽ không bao giờ quên sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia buồn vui và giúp đỡ qua bao khó khăn của người bạn đời. Lòng biết ơn sâu nặng nhất của tác giả xin gửi về cha mẹ, những người đã ban cho tác giả cuộc sống, dưỡng nuôi suốt thời thơ ấu và định hướng khoa học là con đường theo đuổi suốt đời của tác giả. Tác giả 3 Mục lục Lời cam đoan .............................................................................................................. 1 Lời cảm ơn ..................................................................................................................2 Mục lục........................................................................................................................3 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .........................................................................5 Danh mục hình ảnh .....................................................................................................7 Danh mục các bảng ...................................................................................................13 Mở đầu ......................................................................................................................15 Chương 1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DỰ BÁO KHÍ HẬU KHU VỰC BẰNG MÔ HÌNH SỐ TRỊ...............................................................................................18 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 21 1.1.1. Tại sao cần dự báo khí hậu khu vực bằng mô hình RCM? ....................21 1.1.2. Những nghiên cứu ứng dụng RCM vào dự báo khí hậu khu vực ..........26 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 32 1.3. Những nghiên cứu về thống kê hiệu chỉnh sản phẩm mô hình số 35 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA KHÍ HẬU KHU VỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ SẢN PHẨM MÔ HÌNH SỐ (MOS) .................38 2.1. Phương pháp mô hình hóa khí hậu khu vực ứng dụng vào mô hình RegCM3 39 2.1.1. Động lực học ..........................................................................................39 2.1.2. Các thành phần vật lý trong RegCM3....................................................45 2.2. Phương pháp thống kê sản phẩm mô hình số 66 2.2.1. Các phương pháp đánh giá thống kê mô hình khí hậu...........................66 2.2.2. Phương pháp luyện mạng thần kinh nhân tạo ANN ..............................70 2.3. Nguồn số liệu sử dụng 74 4 Chương 3 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG CÁC TRƯỜNG KHÍ TƯỢNG TRÊN KHU VỰC ĐÔNG NAM Á BẰNG MÔ HÌNH KHÍ HẬU KHU VỰC RegCM3...............................................................................................................77 3.1. Thời tiết, khí hậu khu vực ĐNA trong thập kỷ cuối thế kỷ XX 77 3.2. Hoàn lưu, nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa của RegCM3 78 3.2.1. Cấu hình động lực ..................................................................................78 3.2.2. Lựa chọn sơ đồ tham số hóa vật lý.........................................................85 3.2.3. Kết quả mô phỏng 10 năm của RegCM3 với bộ tham số tối ưu............99 Chương 4 CẢI THIỆN KẾT QUẢ MÔ PHỎNG NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CỦA MÔ HÌNH RegCM3 BẰNG SƠ ĐỒ THAM SỐ HÓA ĐỐI LƯU MỚI VÀ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HIỆU CHỈNH THỐNG KÊ ............107 4.1. Cải tiến RegCM3 bằng sơ đồ tham số hóa đối lưu mới 107 4.1.1. Lý do chọn lựa sơ đồ tham số hóa đối lưu Tiedtke ..............................107 4.1.2. Mô hình RegCM3 với sơ đồ đối lưu mới Tiedtke................................109 4.1.3. Đánh giá thống kê.................................................................................117 4.2. Cải thiện kết quả mô phỏng nhiệt độ và lượng mưa của RegCM3 nhờ hiệu chỉnh bằng ANN 126 4.2.1. Lý do chọn phương pháp hiệu chỉnh bằng ANN .................................126 4.2.2. Các kết quả sau khi hiệu chỉnh.............................................................130 KẾT LUẬN.............................................................................................................140 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................143 PHỤ LỤC 5 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Acc Accuracy – Độ chính xác AGCM Atmosphere Global Climate Model – Mô hình khí hậu toàn cầu nhánh khí quyển ANN Artificial Neural Network - Mạng thần kinh nhân tạo. AS Arakawa-Schubert – Tên sơ đồ tham số hóa đối lưu BATS Bio-Atmospheric Transfer Scheme - Sơ đồ tương tác khí quyển - bề mặt BTBộ Bắc Trung Bộ BMJ Betts-Miller-Janjic – Tên sơ đồ tham số hóa đối lưu CCM Community Climate Model – Mô hình Khí hậu cộng đồng CGCM Couple Global Climate Model – Mô hình khí hậu toàn cầu phối hợp CRU Climatic Research Units – Trung tâm nghiên cứu khí hậu (Anh) DBKH Dự báo khí hậu DBKHKV Dự báo khí hậu khu vực ĐNA Đông Nam Á ĐBB Đông Bắc Bộ ĐBBB Đồng bằng Bắc Bộ ECHAM4 Mô hình khí hậu toàn cầu thuộc Viện Max Planck (Đức) ECMWF European Center for Medium Range Weather Forecasts - Trung tâm dự báo thời tiết hạn vừa Châu Âu. ENSO El Nino-Southern Oscillation – El Nino-Dao động Nam EOF Empirical Orthogonal Function – Hàm trực giao kinh nghiệm ERA40 Số liệu tái phân tích kết hợp sản phẩm mô hình số của ECMWF FC Fritsch-Chappell – Tên sơ đồ tham số hóa đối lưu GAB Grell_AS + Bats GCM Global Climate Model – Mô hình khí hậu toàn cầu GCM Global Circulation Model – Mô hình hoàn lưu chung khí quyển HK Biệt thức Hanssen và Kuipers HQTT Hồi quy tuyến tính HRM High Resolution Model - Mô hình (dự báo thời tiết) độ phân giải cao 6 HSS Heidke Skill Score – Chỉ số kỹ năng Heidke HSTQ Hệ số tương quan ICTP International Centre for Theoretical Physics – Trung tâm quốc tế nghiên cứu vật lý lý thuyết (Ý) ITCZ Internal Tropical Convection Zone – Dải hội tụ nội nhiệt đới IPCC Integovernmental Panel on Climate Change - Nhóm nghiên cứu đa chính phủ về biến đổi khí hậu MM5 Mesoscale Model 5 – Mô hình quy mô vừa thế hệ thứ 5 MOS Model Output Statistics – Thống kê sản phẩm mô hình NTrBộ Nam Trung Bộ NCAR National Center for Atmospheric Research (USA) – Trung tâm quốc gia nghiên cứu khí quyển (Mỹ). NCEP National Center for Environmental Prediction – Trung tâm Quốc gia về Dự báo Môi trường (Mỹ) NOAA National Oceanographical and Atmospheric Administration – Cơ quan quản lý Khí quyển – Đại dương (Mỹ) LAM Limited Area Model – Mô hình khu vực hạn chế LBC Lateral Boundary Condition – Điều kiện biên xung quanh PBL Planetary Boundary Layer – Lớp biên hành tinh PCA Principal Component Analysis – Phân tích thành phần chính PSU Pennsynavia States University – Đại học bang Pennsynavia RegCM Regional Climate Model – Mô hình khí hậu khu vực của NCAR RCM Regional Climate Model – Mô hình khí hậu khu vực SST Sea surface temperature - nhiệt độ nước biển bề mặt TBD Thái Bình Dương TBNN Trung bình nhiều năm TieB Tiedtke + Bats TieZ Tiedtke + Zeng TrTrBộ Trung Trung Bộ XTNĐ Xoáy thuận nhiệt đới V.Bắc Việt Bắc vcs. và cộng sự 7 Danh mục hình ảnh Hình 1.1: Phân vùng gió mùa của S.P.Khromov (1957). Phần giới hạn trong hình chữ nhật tô đậm là khu vực gió mùa ĐNA theo số liệu của Ramage (1971); .........................................................................................19 Hình 1.2: Sai số hệ thống của nhiệt độ không khí bề mặt (oC) và giáng thủy (%) trong giai đoạn 1961-1990 của các thử nghiệm sử dụng mô hình AOGCM của CSIRO Mk2, CCSR/NIES, ECHAM/OPYC, CGCM1 (tổ hợp 3 thành phần) và HadCM2 (4 thành phần). .................................22 Hình 1.3: Dòng chảy mùa hè ở Thụy Điển, (a) tính toán từ mô hình thủy văn, sử dụng quan trắc mưa và dòng chảy tại trạm [Raab và Vedin, 1995]; (b) mô phỏng của GCM; (c) mô phỏng của RCM độ phân giải 55km; (d) mô phỏng của RCM độ phân giải 18km. Đơn vị dòng chảy mặt là mm. (Trích dẫn từ Christensen vcs., 1998)............................25 Hình 1.4: RCM có thể dự báo được các đặc trưng hoàn lưu vốn không giải được bởi GCM. Ví dụ trong trường hợp dự báo xoáy thuận nhiệt đới [Giorgi, 2006]. ...........................................................................................26 Hình 1.5: Khả năng mô phỏng lượng mưa và nhiệt độ khu vực Tây Á của RegCM3 trung bình trong thời kỳ từ 1987-2000 [Giorgi, 2006]. .............29 Hình 1.6: Khả nă ... over Southeast Asia using RegCM”, Report of Vietnam- Japan Joint Workshop on Asian Monsoon, Ha Long, pp. 62-68. 5. Kieu Thi Xin, Le Duc, and Ho Thi Minh Ha (2005), “Simulation of Southeast Asia Rainfall using RegCM3 and Problems”, IAMAS 2005 General Assembly, Beijing, China, August 2 - 11, 2005. DOI: T4DKTX13Aug04100242. Tham gia nghiên cứu khoa học STT Tên đề tài, dự án Cơ quan chủ trì Thời gian 1. Dự báo mưa lớn diện rộng bằng công nghệ hiện đại phục vụ phòng chống lũ lụt ở Việt Nam. Đề tài KHCN độc lập cấp nhà nước. Mã số: ĐTĐL2002/02 2002-2005 2. Ứng dụng mạng thần kinh nhân tạo dự báo nhiệt độ bề mặt cho khu vực Việt Nam. Đề tài cơ bản ĐHQGHN. Mã số: 705306 2006-2008 3. Nghiên cứu ứng dụng mô hình khí hậu khu vực mô phỏng và dự báo hạn mùa các trường khí hậu bề mặt phục vụ quy hoạch phát triển và phòng tránh thiên tai Đề tài NCKH trọng điểm cấp ĐHQG 2006-2008 PHỤ LỤC A Phụ lục A 1 : Các mô hình khí hậu khu vực nhận điều kiện ban đầu và điều kiện biên từ số liệu tái phân tích. (Trích dẫn từ Dự án Đánh giá các mô hình khí hậu khu vực, Giorgi và Hewitson) Nguồn tham khảo Kích thước lưới Thời đoạn Khu vực a) Mô phỏng tháng 1 liên tục McGregor và Walsh (1993) 250 km 10 tháng Úc b) Mô phỏng riêng các tháng 1 và 7 Giorgi (1990) 60 km 6 x 1 tháng Mỹ Marinucci và Giorgi (1992) 70 km 5 x 1 tháng Châu Âu McGregor và Walsh (1994) 125 km/60 km 10 x 1 tháng Tasmania Marinucci vcs. (1995) 20 km 5 x 1 tháng Châu Âu (Alps) Walsh và McGregor (1995) 125 km 10 x 1 tháng Úc Podzun vcs. (1995) 55 km 5 x 1 tháng Châu Âu Rotach vcs. (1997) 20 km 5 x 1 tháng Châu Âu (Alps) Joubert vcs. ( 1999) 125 k m 20 x 1 tháng Nam Mỹ c) Mô phỏng biến đổi mùa Giorgi vcs. (1994) 60 km 3.5 năm Mỹ Dèquè và Piedelievre (1995) T21-T200 10 năm Châu Âu (var.res.GCM) Hirakuchi và Giorgi (1995) 50 km 5 năm Đông Á Jones vcs. (1995) 50 km 10 năm Châu Âu McGregor vcs. (1995) 125 km 10 năm Úc Giorgi và Marinucci (1996) 50 km 5 năm Châu Âu Giorgi vcs. (1997) 50 km 5 năm Châu Âu Krinner vcs. (1997) ~100 km 5 năm Nam Cực (var.res.GCM) Jenkins và Barron (1997) 108 km 7 tháng Mỹ – AMIP Jacob và Podzun (1997) 55 km 4 năm Châu Âu Walsh và McGregor (1997) 125 km 5 x 18 tháng Úc – AMIP Christensen vcs. (1998) 57 và 19 km 9 năm Scandinavia Krinner và Genthon (1998) ~100 km 3 năm Greenland (var.res.GCM) Dèquè vcs. (1998) ~60 km 10 năm Châu Âu Giorgi vcs. (1998) 50 km 5 năm Mỹ Katzfey vcs. (1998) 60 và 125 km 20 năm Úc Laprise vcs. (1998) 45 km 5 năm Tây Canada Machenhauer vcs. (1998) 19 - 70 km 5 - 30 năm Châu Âu McGregor vcs. (1998) 44 km 10 năm Đông Nam Á Noguer vcs. (1998) 50 km 10 năm Châu Âu Renwick vcs. ( 1998) 50 km 10 năm New Zealand Böhm vcs. (1998) 55 km 13 tháng Phía bắc của Nam Mỹ Kauker (1998) 15 km 5 năm Biển Bắc (O-RCM) Leung và Ghan (1999) 90 km 7 năm Tây Bắc Mỹ Gallardo vcs. (1999) 50 km 10 năm Iberian Peninsula Leung vcs. (1999) 90 km 2 năm Tây Bắc Mỹ Haugen vcs. (1999) 55 km 20 năm Tây Bắc Âu Jacob và Podzun (2000) 55 km 10 năm Bắc Âu Pan vcs. (2000) 55 km 2 x 10 năm Mỹ Rummukainen vcs. (2000) 44 km 10 năm Châu Âu Kato vcs. (2001) 50 km 10 năm Đông Á Gao vcs. (2000) 60 km 5 năm Trung Quốc Chen và Fu (2000) 60 km 3 năm Đông Á c) Mô phỏng mùa khí hậu mùa nhiệt đới hoặc gió mùa Jacob vcs. (1995) 55 km 6 tháng Gió mùa Ấn Độ Bhaskaran vcs. (1998) 50 km 10 năm Ấn Độ – AMIP Hassel và Jones (1999) 50 km 20 năm Gió mùa Ấn Độ [1995, 1] Hội thảo quốc tế lần 3 về mô hình hóa khí hậu và biến đổi khí hậu toàn cầu, Hamburg, Đức, 4 – 8/9/1995. [1998, 2] Hội thảo quốc tế về vai trò của dịa hình đến mô hình hóa thời tiết và khí hậu. Trung tâm vật lý lý thuyết quốc tế, Trieste, Italy, 22-26/6/1998. [2000, 3] Những hoạt động nghiên cứu mô hình hóa khí quyển và đại dương. (Nhóm nghiên cứu CAS/JSC về thực nghiệm số) [Geneva]: WMO. Phụ lục A 2: Các mô hình khí hậu khu vực nhận điều kiện ban đầu và điều kiện biên từ các dự báo của GCM. (Trích dẫn từ Dự án Đánh giá các mô hình khí hậu khu vực, Giorgi và Hewitson) Nguồn tham khảo Kích thước lưới Thời đoạn Khu vực a) Mô phỏng riêng tháng 1 và 7 với giả thiết lượng CO2 tăng gấp đôi Giorgi vcs. (1992) 70 km 5 x 1 tháng Châu Âu McGregor và Walsh (1994) 60 km 10 x 1 tháng Tasmania Rotach vcs. (1997) 20 km 5 x 1 tháng Châu Âu (Alps) b) Mô phỏng biến đổi mùa với giả thiết lượng CO2 tăng gấp đôi Giorgi vcs. (1994) 60 km 3.5 năm Mỹ Hirakuchi và Giorgi (1995) 50 km 5 năm Đông Á McGregor vcs. (1995) 125 km 10 năm Úc Giorgi vcs. (1997) 50 km 3 năm Châu Âu Jones vcs. (1997) 50 km 10 năm Châu Âu Dèquè vcs. (1998) ~ 60 km 10 năm Châu Âu (var.res.GCM ) Giorgi vcs. (1998) 50 km 5 năm Mỹ Joubert vcs. ( 1998) 125 km 10 năm Nam Phi Laprise vcs. (1998) 45 km 5 năm Tây Canada Machenhauer vcs. (1998) 19 - 70 km 5 - 30 năm Châu Âu McGregor vcs. (1998) 44 km 10 năm Đông Nam Á Renwick vcs. ( 1998) 5 0 km 10 năm New Zealand Kauker (1998) 15 km 5 năm Biển Bắc (O-RCM) Räisänen vcs. (1999) 44 km 10 năm Châu Âu Hassel và Jones (1999) 50 km 20 năm Gió mùa Ấn Độ Gallardo vcs. (1999) 50 km 10 năm Iberian Peninsula Haugen vcs. (1999) 55 km 20 năm Tây Bắc Âu Leung và Ghan (1999) 90 km 8 năm Tây Bắc Mỹ Pan vcs. (2000) 55 km 2 x 10 năm Mỹ Kato vcs. (2001) 50 km 10 năm Đông Á Gao vcs. (2000) 60 km 5 năm Trung Quốc c) Mô phỏng CO2 đầy đủ từng giai đoạn trong biến đổi mùa McGregor vcs. (1999) 125 km 140 năm Úc McGregor vcs. (1999) 60 km 140 năm Đông Nam Úc [1995, 1] Hội thảo quốc tế lần 3 về mô hình hóa khí hậu và biến đổi khí hậu toàn cầu, Hamburg, Đức, 4 – 8/9/1995. [1998, 2] Hội thảo quốc tế về vai trò của dịa hình đến mô hình hóa thời tiết và khí hậu. Trung tâm vật lý lý thuyết quốc tế, Trieste, Italy, 22-26/6/1998. PHỤ LỤC B Phụ lục B: Thuật toán Levenberg-Marquardt Thuật toán Levenberg-Marquardt là một thuật toán áp dụng cho các hàm mục tiêu có dạng bình phương. Gọi vectơ sai số giữa đầu ra của mạng và hàm mục tiêu là e. Ta cần cực tiểu hoá một chỉ tiêu F có dạng tổng bình phương sau: ( ) ( )2 1 n i i F x e x = = ∑ trong đó ei là thành phần thứ i của vectơ e, còn n là số chiều của vectơ e (cũng chính là số đầu ra). Chỉ tiêu F và sai số e là hàm của các trọng số và các tham số (đều được lưu trong vectơ x). Ta có thể tính được các đạo hàm riêng cấp 1 và cấp 2 như sau: ( ) 1 2 1,... n i i ij j eF e j m x x= ∂∂ = =∂ ∂∑ (B1) ( )22 1 1 1 2 2 2 , 1,... n n n i i i i i i i i ij k k j k j k j e e e eF e e j k m x x x x x x x x= = = ⎛ ⎞∂ ∂ ∂ ∂∂ ∂= = + =⎜ ⎟⎜ ⎟∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂⎝ ⎠∑ ∑ ∑ (B2) trong đó xj, xk là các thành phần của vectơ x, còn m là số chiều của vectơ x (là tổng số các trọng số và tham số). Ta sử dụng các ký hiệu vectơ và ma trận sau: 2 2 2 1 2 2 1 1 2 11 1 11 2 2 2 1 2 2 2 22 2 1 2 2 2 2 1 2 , , TT n m n F e F m n m m jm m F F Fee eF x x x x xx x xx ee eF F F F x x xxJ J H x x x x x x ee eF F x x xx x x ∂ ∂ ∂∂∂ ∂∂ ⎡ ⎤⎡ ⎤ ⎢ ⎥⎢ ⎥ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂∂ ∂ ∂∂ ⎢ ⎥⎢ ⎥ ∂∂ ∂⎢ ⎥∂⎢ ⎥ ∂ ∂ ∂⎢ ⎥⎢ ⎥ ∂ ∂ ∂∂= = = ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂⎢ ⎥⎢ ⎥ ⎢ ⎥⎢ ⎥ ⎢ ⎥⎢ ⎥ ∂∂ ∂∂ ∂⎢ ⎥⎢ ⎥ ⎢ ⎥⎢ ⎥ ∂ ∂ ∂∂ ∂ ∂⎣ ⎦ ⎣ ⎦ "" " " # # % ## # # % # " 2 2 1 2m m m F F x x x x ⎡ ⎤⎢ ⎥⎢ ⎥⎢ ⎥⎢ ⎥⎢ ⎥⎢ ⎥⎢ ⎥⎢ ⎥∂ ∂⎢ ⎥∂ ∂ ∂ ∂⎣ ⎦ " Như ta đã biết, trong toán học, người ta gọi tên các ma trận và vectơ này như sau: JF là Jacobian của F theo x, Je là Jacobian của e theo x, HF là ma trận Hessian của F theo x. Chú ý rằng ma trận Hessian luôn đối xứng. Từ đó ta có thể viết (B1) và (B2) lại thành: 2 TF eJ e J= (B3) và ( )2 TF e eH J J A= + (B4) Với A là ma trận có các thành phần: 2 1 n i jk i i k j eA e x x= ∂= ∂ ∂∑ (B5) Bây giờ ta xác định công thức lặp. Giả sử tại bước lặp thứ k, ta đã biết xk, ta cần xác định xk+1. Xét khai triển Taylor của hàm nhiều biến JF(xk+1) : ( ) ( ) ( ) ( )1 1 2Tk k k k kF F FJ x J x x x H x o+ +⎡ ⎤= + − +⎣ ⎦ (B6) trong đó o(2) ký hiệu các vô cùng bé bậc 2. Điểm cực tiểu là điểm có các đạo hàm riêng cấp 1 bằng 0, tức là Jacobian JF bằng 0. Nếu bỏ qua vô cùng bé bậc 2 thì ta cần chọn xk+1 sao cho: ( ) ( )1 0Tk k k kF FJ x x x H x+⎡ ⎤+ − =⎣ ⎦ (B7) Sử dụng (B3) và (B4) thay vào (B7), chú ý tính đối xứng của ma trận Hessian, ta có công thức của bước lặp (thế hệ) thứ k: ( )( ) ( )11 T Tk k k k k k ke e ex x J J A J e−+ = − + (B8) trong đó các ký hiệu k ở bên trên chỉ các giá trị được tính tại bước lặp (thế hệ) thứ k. Từ (B5) ta thấy rằng muốn tính được (B8) thì phải tính các đạo hàm cấp 2. Việc tính các đạo hàm cấp 2 rất khó. Vì vậy Levenberg-Marquardt thay ma trận A bởi ma trận đường chéo có trọng số thay đổi được. Lúc đó (B8) được sửa thành: ( )( ) ( )11 T Tk k k k k k ke e ex x J J I J e−+ = − + μ (B9) với I là ma trận đơn vị còn μk là một tham số có thể thay đổi một cách thích hợp. Với chú ý rằng JeTe là gradient, so sánh 1k k k kx x g+ = −α và (B9) ta thấy rằng bước tiến αk được thay bằng ((Jek)TJek+μkI)-1. Bước tiến này thay đổi theo từng bước lặp. Tại những vị trí có đạo hàm riêng Jek lớn thì bước tiến bé. Ta có thể hiểu vấn đề một cách hình tượng là một đường rất dốc nếu có bước tiến dài thì ta có thể vượt qua chỗ trũng và không hội tụ đến được điểm cực tiểu. Ngoài ra, trong thuật toán Levenberg-Marquardt, tham số μ được điều chỉnh sao cho hàm sai số giảm. Tại mỗi bước mà hàm sai số nhỏ đi thì μ sẽ được giảm đi để tăng bước tiến. Ngược lại nếu hàm sai số tăng lên, tức là bước tiến quá lớn thì μ được tăng lên để giảm bước tiến cho tới khi giảm được hàm sai số. Như vậy vấn đề của thuật toán còn lại là tính ma trận Jacobian. Ma trận Jacobian được tính bằng phương pháp đạo hàm hàm hợp. Từ (2.80) ta có các đạo hàm riêng sau: ( ) ( ) ( ) 1 , 1 1 1 , 1 ' ' ', 1 1 1 .... .... N N N k k k k N N N N k k k N N N N k k N e e a n a a n LW a n a n n LW e f LW f f a a − − − − − − − − ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂=∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂= ∂ (B10) ( ) ( ) ( ) 1 1 1 ' ' ', 1 1 .... .... N N N k k k N N N N k k N N N N k N e e a n a a n b a n a n n b e f LW f f a − − − − − ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂=∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂= ∂ (B11) ( ) ( ) ( ) 1 1 1 1 1 1 ' ' ', 1 1 1 .... .... N N N N N N N N N N N N e e a n a a n IW a n a n n IW e f LW f f p a − − − − − ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂=∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂= ∂ (B12) trong đó dấu phẩy ở trên ký hiệu đạo hàm của các hàm truyền. Để lập trình, các công thức (B10), (B11) và (B12) được viết dưới dạng quy nạp (B13). ( ) ( ) ( ) ( ) ' '1 , 1 1 1 1 '1 1, '1 2 2,1 1 1 1 1 1 , 1 , , , , ... , , ... , , , N N N N N N N N N N N N k k k k k k k k k k k k k ega gn ga f a ga gn LW gn ga f ga gn LW gn ga f ga gn LW gn ga f e e egn a gn gn p LW b IW − − − − − + + − − ∂= =∂ = = = = = = ∂ ∂ ∂= = =∂ ∂ ∂ (B13) Biểu thức quy nạp (B13) cho ta tính tất cả các đạo hàm riêng theo trọng số đầu vào IW, theo trọng số lớp LW và theo b, như vậy là ta tính được ma trận Jacobian J và có thể tiến hành lặp theo thuật toán Levenberg-Marquardt.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_kha_nang_mo_phong_mua_cac_yeu_to_khi_tuon.pdf