Luận án Kiến tạo tính hấp dẫn không gian khu đô thị mới ở Hà Nội

1. Sự cần thiết phải nghiên cứu

Đô thị hóa là hiện tượng tất yếu về phát triển đô thị. Việt Nam cũng không là

ngoại lệ. Trước đây, các thành phố Việt Nam được quy hoạch theo các chỉ tiêu kinh tế

kỹ thuật và thiếu vắng các yếu tố xã hội. Hiện nay, quan điểm đó đã thay đổi với mong

muốn đô thị không chỉ là môi trường không gian vật chất, mà còn là nơi thể hiện những

giá trị tinh thần như bản sắc, văn hóa, khẳng định chất lượng môi trường cư trú đô thị.

Đô thị cũng là nơi mà các tương tác xã hội của con người diễn ra nhiều nhất thông qua

các hoạt động tam giao - giao tiếp, giao thương và giao thông. Với sự xuất hiện của công

nghệ, sự tương tác trực tiếp ngày càng giảm. Thậm chí, sự phụ thuộc internet trong giao

tiếp giữa con người còn nghiêm trọng đến mức các nhà nghiên cứu chia ra sự tiến hóa

giao tiếp của con người chỉ thành hai thời kỳ: (1) kỷ nguyên giao tiếp tiền internet (era

of pre-internet communication) với kiểu giao tiếp truyền thống phổ biến “mặt đối mặt”

(face-to-face); và (2) kỷ nguyên giao tiếp phụ thuộc internet (era of internet-dependent

communication) với kiểu giao tiếp hiện đại “từ xa” (at-a-distance) [98]. Người dân đô

thị đang dần mải mê chăm lo các không gian ảo hơn những không gian thực khiến cho

những mối quan hệ với các không gian thực trở nên lỏng lẻo hơn.

“Trong ngành quy hoạch đô thị và thiết kế cảnh quan của chúng ta vào những

thập kỷ đầu thế kỷ XXI, người ta luôn miệng nói về “hồn nơi chốn” như một thứ ảo ảnh

khó nắm bắt, nhưng một khi đã chộp được nó và tìm cách nhốt nó vào giữa những nan

lồng ken chặt của cái bẫy ngôn ngữ, thì cái “hồn nơi chốn” vốn là vô định hình kia, cái

ảo ảnh ngọt ngào hay cay đắng kia có thể mang lại những sự đền bù rất lớn ” [35]. Có

ba địa điểm không gian quan trọng trong cuộc sống người dân đô thị [2]: (1) Địa điểm

thứ nhất: “Nơi ở” - mỗi loại nơi ở có vị trí địa lý khác nhau, với các điều kiện về cảnh

quan, kiến trúc, cơ sở vật chất. cũng như số lượng, kiểu loại dân cư khác nhau, và sự

khác biệt này sẽ tạo nên tính chất và tinh thần không gian của các nơi ở; (2) Địa điểm

thứ hai: “Nơi làm việc/học tập” - đây là những điểm đến hàng ngày của người dân

nhưng mang nhiều ý nghĩa về mặt chuyên môn và mưu sinh, cung cấp phương tiện để

kiếm sống, cải thiện chất lượng vật chất của cuộc sống; (3) Địa điểm thứ ba: “Nơi vui2

chơi, giải trí, giao lưu, công cộng” - thỏa mãn nhu cầu tiếp xúc, giao lưu, giải trí giữa

con người với nhau. Như vậy, địa điểm thứ ba - hay còn được hiểu là các KGCC, càng

phong phú bao nhiêu, càng đáp ứng được nhu cầu cuộc sống về mặt tinh thần của người

dân bấy nhiêu. Cách làm đô thị trước đây ở Việt Nam là tổ chức phân vùng theo những

công năng tách biệt. Hiện nay việc tách biệt rạch ròi giữa ba loại hình không gian này

chỉ mang tính tương đối [2]. Bất kỳ không gian thứ ba nào cũng đều ẩn chứa trong nó

yếu tố của không gian thứ hai và thứ nhất. Mặt khác, để tăng cường tính tiện nghi của

cuộc sống con người, tuy nơi ở vẫn là quan trọng nhất, nhưng đã được tích hợp thêm

nhiều yếu tố của hai không gian kia và trở thành một xu thế trong kiến tạo môi trường

cư trú đô thị tại Việt Nam.

Xuất hiện tại Việt Nam vào cuối thế kỷ XX, các KĐTM chủ yếu được xem xét

dưới góc độ kiến tạo vật chất, tập hợp nhiều công trình kiến trúc hay là nơi cung cấp

hàng hóa nhà đất. Qua quá trình phát triển, KĐTM trở thành mô hình cư trú quan trọng,

thu hút ngày càng nhiều cư dân đô thị [52]. Tuy nhiên, đằng sau những giá trị vật chất

của một khối lượng lớn BĐS tiện nghi, nhiều dự án KĐTM cho thấy sự không đồng bộ

của các yếu tố hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội làm cho môi trường cư trú không hoàn

chỉnh và thiếu bản sắc. Mặt khác, xét trên góc độ xã hội, mỗi KĐTM, với quy mô dân

số và vai trò tương đối độc lập, được xem là một xã hội thu nhỏ có đặc điểm văn hóa,

lịch sử và xã hội nhất định.

Như vậy, có thể thấy sự hấp dẫn của KĐTM đối với cư dân liên quan trực tiếp

đến chất lượng môi trường cư trú, đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố và luôn biến

đổi theo sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế -

xã hội, khi nhu cầu nhà ở lớn mà nguồn cung hạn chế thì nhà ở thuần túy hấp dẫn người

dân. Ở các giai đoạn phát triển kế tiếp, khi thu nhập người dân tăng lên, chất lượng nhà

ở, đặc biệt là chất lượng môi trường cư trú là tiêu chí lựa chọn của người dân. Điều đó

chỉ ra rằng, để hấp dẫn người dân, KĐTM phải được thiết kế và xây dựng đồng bộ, hoàn

chỉnh giữa các không gian vật chất (ở, làm việc, học tập, công cộng.) và không gian xã

hội, trong đó yếu tố địa điểm hay tinh thần địa điểm có ý nghĩa quan trọng.

Về lý thuyết, nếu tinh thần địa điểm được khai thác hợp lý trong thiết kế KĐTM

sẽ góp phần tạo nên cảm nhận tích cực của con người về các giá trị văn hóa tinh thần,

và KĐTM sẽ trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên trên thực tế ở Hà Nội, yếu tố địa điểm chưa

được chú trọng nghiên cứu và khai thác để làm tăng tính hấp dẫn không gian các KĐTM.

Tính hấp dẫn không gian, vì vậy được xem như là một giá trị gia tăng cần thiết và là

mục tiêu của thiết kế và xây dựng các KĐTM hiện nay ở Hà Nội theo hướng đồng bộ,

hiện đại và có bản sắc.

pdf 218 trang chauphong 16/08/2022 10840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Kiến tạo tính hấp dẫn không gian khu đô thị mới ở Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Kiến tạo tính hấp dẫn không gian khu đô thị mới ở Hà Nội

Luận án Kiến tạo tính hấp dẫn không gian khu đô thị mới ở Hà Nội
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI 
NGUYỄN THÀNH HƯNG 
KIẾN TẠO TÍNH HẤP DẪN KHÔNG GIAN 
KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 
Chuyên ngành: Kiến trúc 
Mã số: 9580101 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
Hà Nội - Năm 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI 
NGUYỄN THÀNH HƯNG 
KIẾN TẠO TÍNH HẤP DẪN KHÔNG GIAN 
KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 
Chuyên ngành: Kiến trúc 
Mã số: 9580101 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. GS.TS. NGUYỄN QUỐC THÔNG 
2. TS. TRẦN MINH TÙNG 
Hà Nội - Năm 2021
 i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả, dưới sự 
hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Quốc Thông, TS. Trần Minh Tùng. Các kết quả nghiên 
cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn 
nào và dưới bất cứ một hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực 
hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Việc sử dụng các số liệu 
nghiên cứu chung đã được các đồng tác giả cho phép. 
Nghiên cứu sinh 
Nguyễn Thành Hưng 
 ii 
LỜI CẢM ƠN 
Trong quá trình thực hiện luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và 
hỗ trợ. Tôi xin cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án, và đặc biệt 
cảm ơn đến những cơ quan, tổ chức và các cá nhân sau đây: 
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và các thầy, cô Trường Đại học Xây dựng, 
Khoa Đào tạo Sau đại học, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Bộ môn Kiến trúc dân dụng 
đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, 
nghiên cứu và thực hiện đề tài. 
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến các thầy hướng dẫn, GS.TS. 
Nguyễn Quốc Thông và TS. Trần Minh Tùng đã luôn theo sát và tận tình hướng dẫn tôi 
giúp tôi hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình. 
Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia trong ngành và ngoài ngành, các đồng 
nghiệp ở Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia, đã đóng góp những thông tin 
liên quan đến các vấn đề liên quan quan đến đề tài, cũng như giúp đỡ tôi rất nhiều trong 
điều tra, khảo sát, cung cấp số liệu. 
Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cảm ơn tới gia đình và người thân luôn 
bên cạnh tôi, và là niềm động viên mạnh mẽ giúp tôi hoàn thiện luận án. 
Nghiên cứu sinh 
Nguyễn Thành Hưng 
 iii 
MỤC LỤC 
Trang phụ bìa 
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i	
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii	
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU .................................................................. vi	
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. x	
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1	
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu .................................................................................. 1	
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3	
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3	
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3	
5. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu ........................................................... 4	
6. Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận án..................................................... 4	
7. Cấu trúc luận án .................................................................................................... 6	
Chương I. TỔNG QUAN VỀ KIẾN TẠO TÍNH HẤP DẪN KHÔNG GIAN KHU ĐÔ 
THỊ MỚI Ở HÀ NỘI ....................................................................................................... 7	
1.1. Tổng quan về tính hấp dẫn không gian của môi trường cư trú .......................... 7	
1.1.1. Tính hấp dẫn .................................................................................................... 7	
1.1.2. Tính hấp dẫn và tinh thần địa điểm của môi trường cư trú ................................ 7	
1.1.3. Tính hấp dẫn của không gian công cộng trong môi trường cư trú ..................... 9	
1.1.4. Tính hấp dẫn không gian và chất lượng cuộc sống trong môi trường cư trú .... 10	
1.2. Khu đô thị mới ở Hà Nội .................................................................................... 12	
1.2.1. Đặc điểm mô hình khu đô thị mới .................................................................. 12	
1.2.2. Thực tế phát triển khu đô thị mới ở Hà Nội .................................................... 13	
1.3. Thực trạng về tính hấp dẫn không gian khu đô thị mới ở Hà Nội .................... 16	
1.3.1. Tiền đề về tính hấp dẫn thông qua danh hiệu khu đô thị mới kiểu mẫu ........... 16	
1.3.2. Những vấn đề về tính hấp dẫn không gian khu đô thị mới ở Hà Nội ............... 17	
1.3.3. Cách thức xây dựng và nâng cao tính hấp dẫn không gian khu đô thị mới ...... 21	
1.4. Khảo sát về tính hấp dẫn của một số khu đô thị mới điển hình tại Hà Nội ...... 28	
1.4.1. Lý do chọn mẫu khảo sát ............................................................................... 28	
1.4.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................... 32	
1.4.3. Kết quả khảo sát ............................................................................................ 33	
1.5. Tình hình nghiên cứu về khu đô thị mới và tính hấp dẫn không gian .............. 35	
1.5.1. Các nghiên cứu về khu đô thị mới và khu đô thị mới ở Hà Nội ...................... 35	
1.5.2. Các nghiên cứu về nơi chốn, tinh thần địa điểm và tính hấp dẫn không gian .. 39	
1.5.3. Nhận xét về các nghiên cứu ........................................................................... 43	
1.6. Những vấn đề cần nghiên cứu ............................................................................ 44	
 iv 
1.6.1. Đánh giá thực tế tính hấp dẫn không gian của các khu đô thị mới ở Hà Nội ... 44	
1.6.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 46	
Chương II. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KIẾN TẠO TÍNH HẤP DẪN KHÔNG GIAN 
KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI .................................................................................... 48	
2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 48	
2.1.1. Lý luận về tính hấp dẫn đô thị ........................................................................ 48	
2.1.2. Lý luận về kiến tạo tính hấp dẫn không gian môi trường cư trú ...................... 50	
2.1.3. Lý luận về hoạt động của con người trong môi trường cư trú ......................... 53	
2.1.4. Các điều kiện chi phối tính hấp dẫn không gian khu đô thị mới ở Hà Nội ...... 60	
2.2. Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 73	
2.2.1. Đầu tư phát triển đô thị và các dự án khu đô thị mới ...................................... 73	
2.2.2. Tổ chức và quản lý quy hoạch không gian kiến trúc ....................................... 73	
2.2.3. Phát triển nhà ở đô thị tại Hà Nội ................................................................... 74	
2.2.4. Yêu cầu về hạ tầng xã hội - không gian công cộng trong đơn vị ở .................. 75	
2.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 76	
2.3.1. Đặc điểm văn hóa lịch sử của Hà Nội ............................................................ 76	
2.3.2. Mô hình hỗn hợp chức năng và sự đa dạng trong không gian kiến trúc đô thị Hà 
Nội .......................................................................................................................... 81	
2.3.3. Điều kiện tự nhiên và môi trường đô thị của Hà Nội ...................................... 82	
2.3.4. Cơ hội cải thiện sinh kế và điều kiện an sinh xã hội tại Hà Nội ...................... 84	
2.4. Kinh nghiệm kiến tạo tính hấp dẫn không gian cho các khu dân cư ................ 85	
2.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới .............................................................................. 85	
2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam ............................................................................. 90	
2.4.3. Nhận xét ........................................................................................................ 92	
Chương III. KIẾN TẠO TÍNH HẤP DẪN KHÔNG GIAN KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ 
NỘI ................................................................................................................................. 95	
3.1. Quan điểm và mục tiêu kiến tạo tính hấp dẫn không gian khu đô thị mới ở Hà 
Nội .............................................................................................................................. 95	
3.1.1. Quan điểm ..................................................................................................... 95	
3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................................ 98	
3.2. Bộ tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn không gian khu đô thị mới ở Hà Nội ........ 100	
3.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá về tiện nghi vật chất ................................................ 100	
3.2.2. Nhóm tiêu chí đánh giá về tiện nghi tinh thần .............................................. 103	
3.2.3. Nhóm tiêu chí đánh giá về vị trí và vị thế địa điểm ...................................... 106	
3.2.4. Chuyển hóa bộ tiêu chí đánh giá vào mô hình tháp hấp dẫn không gian khu đô 
thị mới ở Hà Nội ................................................................................................... 109	
3.3. Nguyên tắc và mô hình kiến tạo tính hấp dẫn không gian cho khu đô thị mới ở 
Hà Nội ...................................................................................................................... 113	
3.3.1. Nguyên tắc .................................................................................................. 113	
 v 
3.3.2. Mô hình ....................................................................................................... 115	
3.4. Giải pháp kiến tạo tính hấp dẫn không gian khu đô thị mới ở Hà Nội trên cơ sở 
không gian công cộng .............................................................................................. 125	
3.4.1. Phân cấp và phân loại không gian công cộng trong khu đô thị mới ở Hà Nội 125	
3.4.2. Giải pháp tổ chức không gian công cộng cấp độ công trình và nhóm nhà ..... 127	
3.4.3. Giải pháp tổ chức không gian công cộng cấp độ phân khu ........................... 130	
3.4.4. Giải pháp tổ chức không gian công cộng cấp độ toàn khu đô thị mới ........... 132	
3.5. Áp dụng thử ng ... n đến sống ở một nơi khác không phải là KĐTM
Muốn chuyển đến sống ở một KĐTM khác
Không muốn chuyển khỏi KĐTM đang cư trú
 PL5-13 
KĐTM với các trang bị hạ tầng kỹ thuật đầy đủ, người dân đã phải bỏ ra một số tiền 
không nhỏ ban đầu để mua nhà lẫn những khoản chi phí hàng tháng để duy trì cuộc sống 
của họ tại các KĐTM. Các chủ dự án là người quyết định những khoản chi phí này và 
người dân bắt buộc phải chấp nhận vì không có các lựa chọn khác nên thường xuyên 
xảy ra xung đột giữa chủ dự án và người dân. Mặt khác, không giống như các khu dân 
cư truyền thống khi thu nhập của các gia đình được cải thiện thông qua việc tích hợp 
các không gian thương mại, dịch vụ vào trong mỗi ngôi nhà tạo nên kiểu “nhà ở sinh 
lợi” thì nhà ở tại các KĐTM thường chỉ dành cho việc ở đơn thuần do các KĐTM phân 
định rạch ròi chức năng ở và chức năng dịch vụ tại những không gian khác nhau. Đây 
cũng là yếu tố không có câu trả lời nhiều nhất do nhiều người dân cũng không có khái 
niệm cải thiện thu nhập tại các KĐTM họ đang sống. Cuối cùng, có thể nói nếu cải thiện 
được giá nhà (vốn được xem là tương đối cao) tại các KĐTM cũng như tiện nghi xung 
quanh nhà (vốn được đánh giá chưa tương xứng với giá tiền ngôi nhà lẫn chi phí hàng 
tháng) thì các KĐTM sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người dân. 
 PL6-1 
PHỤ LỤC 6. Các nội dung và câu hỏi định lượng mối quan hệ tương tác giữa con 
người và không gian tại các khu đô thị mới 
Tính hai 
chiều giữa 
con người 
và không 
gian 
Các nội dung và 
cấp độ Các câu hỏi diễn giải nội dung và định lượng chi tiết 
Những tình 
cảm của 
con người 
liên quan 
đến không 
gian 
Cấp độ 1. Quan 
trọng và có ý nghĩa 
- khi KĐTM được 
xem là một không 
gian quan trọng và 
có ý nghĩa với người 
dân 
- Người dân có cảm thấy KĐTM gợi nhắc lại những đặc 
trưng vật lý và văn hóa lịch sử của địa điểm? 
- Người dân có cảm thấy KĐTM có những ý nghĩa khác 
của không gian bên cạnh việc cung cấp nhà ở đơn thuần? 
- Người dân có cảm thấy KĐTM họ đang ở trở nên quan 
trọng và có giá trị trong tổng thể chung đô thị? 
Cấp độ 2. Hiện sinh 
và giá trị sống - khi 
KĐTM được xem là 
một không gian kiến 
tạo các giá trị sống 
và cuộc sống tích 
cực cho người dân 
- Người dân có cảm thấy KĐTM gợi lên ý thức về bản sắc 
riêng cho một lối/cách sống? 
- Người dân có cảm thấy KĐTM tạo được cảm giác gắn 
bó, kết nối giữa con người với khung cảnh sống? 
- Người dân có cảm thấy cuộc sống của mình tại KĐTM 
tốt hơn so với nơi ở trước đó? 
Cấp độ 3. Thẩm mỹ 
và hấp dẫn thị cảm 
- khi KĐTM được 
xem là một không 
gian hấp dẫn về thị 
giác, tác động tích 
cực vào thị cảm của 
người dân 
- Người dân có cảm thấy tinh thần cảnh quan đặc trưng và 
hấp dẫn trong KĐTM được gắn kết với cảnh quan tự 
nhiên? 
- Người dân có cảm thấy kiến trúc tổng thể KĐTM có 
đẹp, thẩm mỹ và gây cảm hứng? 
- Người dân có cảm thấy tính thẩm mỹ của khung cảnh 
KĐTM tạo ra một trải nghiệm cảm giác tích cực và đánh 
giá cao? 
Cấp độ 4. Gợi ký ức 
và xúc cảm - khi 
KĐTM được xem là 
một không gian tạo 
nên hình ảnh đáng 
nhớ cho người dân 
- Người dân có cảm thấy KĐTM được gắn kết với những 
giá trị di sản của không gian? 
- Người dân có cảm thấy KĐTM tạo ra khung cảnh sống 
đầy cảm hứng, đặc trưng để phân biệt với những không 
gian khác? 
- Người dân có cảm thấy nhớ nếu họ phải đi vắng hoặc 
luyến tiếc nếu người dân phải rời xa KĐTM? 
Cấp độ 5. Siêu việt 
và biểu tượng - khi 
KĐTM được xem là 
một không gian có 
linh hồn trong tâm 
thức người dân 
- Người dân có cảm thấy KĐTM mang lại cho họ cảm 
giác huyền diệu, thậm chí là thiêng liêng thông qua những 
yếu tố vật chất hoặc phi vật chất? 
- Người dân có cảm thấy KĐTM làm cho họ cảm thấy tự 
hào, có cảm giác lãng mạn hay cảm xúc mạnh mẽ? 
- Người dân có cảm thấy KĐTM trở thành một mẫu hình, 
một biểu tượng về môi trường cư trú trong tương lai? 
Những Cấp độ 1. Cơ bản và - KĐTM có đảm bảo tuân thủ đúng những mục đích, mục tiêu đề ra ban đầu với cư dân về một môi trường cư trú 
 PL6-2 
Tính hai 
chiều giữa 
con người 
và không 
gian 
Các nội dung và 
cấp độ Các câu hỏi diễn giải nội dung và định lượng chi tiết 
chức năng 
của không 
gian liên 
quan đến 
con người 
đồng bộ - khi 
KĐTM đảm bảo 
những mục đích cơ 
bản của một không 
gian cư trú 
đồng bộ? 
- KĐTM có cung cấp cho cư dân các loại hình không gian 
cư trú và công cộng cơ bản nhất? 
- KĐTM có đáp ứng mong đợi của cư dân về những yếu 
tố tiện nghi cần thiết và gia tăng của một môi trường cư 
trú? 
Cấp độ 2. Trú ẩn và 
bảo vệ - khi KĐTM 
đảm bảo cung ứng 
nhà ở như một 
không gian trú ẩn an 
toàn cho người dân 
- KĐTM có tạo ra một mô hình ở khác biệt rõ ràng cho cư 
dân? 
- KĐTM có cung cấp nơi trú ẩn và cảm giác được bảo vệ 
cho cư dân? 
- KĐTM có cung cấp cho cư dân các không gian an ninh, 
an toàn bên trong KĐTM? 
Cấp độ 3. Thông tin 
và trực quan - Khi 
KĐTM đảm bảo 
cung ứng thông tin 
đầy đủ và rõ ràng về 
thị cảm không gian 
- KĐTM có cung cấp đầy đủ các thông tin về không gian 
và hoạt động cho cư dân? 
- KĐTM có cấu trúc trực quan, giúp cư dân có thể “đọc-
hiểu” các không gian bên ngoài nhà ở? 
- KĐTM có tạo ra các trục hướng, các công trình/không 
gian định vị giúp cư dân dễ dàng tìm thấy? 
Cấp độ 4. Hạnh 
phúc và tiện nghi - 
khi KĐTM đảm bảo 
một không gian cư 
trú cùng khung cảnh 
sống thoải mái, tiện 
nghi và bình an 
- KĐTM có mang đến các không gian thoải mái, ấm áp, 
bình an không? 
- KĐTM có mang đến tính ưu việt trong cư trú cho cư dân 
khi so sánh với các môi trường cư trú khác? 
- KĐTM có cung cấp khung cảnh sống được vận hành, 
quản lý tốt và có sự giám sát từ cả cộng đồng cư dân? 
Cấp độ 5. Triển 
vọng và phát triển - 
khi KĐTM đảm bảo 
bền vững cuộc sống 
tương lai và tạo ra 
các cơ hội mới 
- KĐTM có luôn tạo ra sự mới mẻ về không gian và hoạt 
động để cư dân luôn muốn khám phá và đóng góp? 
- KĐTM có tạo ra các cơ hội phát triển cho cuộc sống vật 
chất và tinh thần của người dân? 
- KĐTM có thực sự là một môi trường cư trú bền vững để 
cư dân gắn bó lâu dài? 
 PL7-1 
PHỤ LỤC 7. Xác định trọng số cho bộ tiêu chí đánh giá tính hấp không gian khu 
đô thị mới ở Hà Nội 
Để có được trọng số của mỗi tiêu chí thành phần, trên cơ sở bộ tiêu chí với 10 
tiêu chí thành phần trong 3 nhóm, luận án đã khảo sát 152 chuyên gia hoạt động trong 
các lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, quản lý đô thị và BĐS về mức độ quan trọng của các 
tiêu chí ảnh hưởng đến việc đánh giá tính hấp dẫn không gian KĐTM ở Hà Nội. 
Kết quả khảo sát trên 152 chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, 
quản lý đô thị và BĐS về mức độ quan trọng của các tiêu chí ảnh hưởng đến việc đánh giá 
tính hấp dẫn không gian KĐTM ở Hà Nội 
Kết quả cuộc khảo sát này là tiền đề cho việc đề xuất trọng số cho các tiêu chí 
thành phần. Dựa trên việc đánh giá, các mức độ quan trọng của từng tiêu chí thành phần 
được quy đổi ra điểm số theo thang tổng điểm bộ tiêu chí là 100. Theo đó, luận án đề 
xuất tỷ lệ các tiêu chí thành phần như sau: 
Bảng đề xuất trọng số các nhóm tiêu chí và các tiêu chí thành phần trong bộ tiêu chí đánh 
giá tính hấp dẫn không gian KĐTM ở Hà Nội 
Nhóm tiêu chí 
Trọng số theo nhóm 
tiêu chí Tiêu chí thành phần 
Trọng số theo tiêu 
chí thành phần 
Khảo sát Đề xuất Khảo sát Đề xuất 
A. Nhóm các tiêu 
chí đánh giá về tiện 
nghi vật chất của 
KĐTM (thể hiện 
48,2% 50% 
A1. Nhà ở 11,1% 12% 
A2. Hạ tầng xã hội 12,3% 13% 
0.7
3.9
1.3
6.6
17.1
23
36.2
17.1
3.3
2.6
0.7
48.7
50.6
37.5
47.4
42.8
13.8
7.2
1.3
9.2
10.5
27.6
19.1
12.5
28.3
40.1
56.6
61.3
29.6
36.2
45.4
6.6
6.6
9.9
7.2
13.8
29.6
28.9
69.1
52.6
37.5
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
C3. Quan niệm xã hội về địa điểm
C2. Văn hóa nhân văn của địa điểm
C1. Lịch sử địa điểm
B3. Tạo lập hình ảnh, thương hiệu
B2. Tính thân thiện và kiến tạo xã hội
B1. Tính an toàn, an ninh
A4. Giao thông
A3. Hạ tầng kỹ thuật
A2. Hạ tầng xã hội
A1. Nhà ở
Rất không quan trọng Không quan trọng Tương đối quan trọng Quan trọng Rất quan trọng
 PL7-2 
Nhóm tiêu chí 
Trọng số theo nhóm 
tiêu chí Tiêu chí thành phần 
Trọng số theo tiêu 
chí thành phần 
Khảo sát Đề xuất Khảo sát Đề xuất 
quá trình tạo dựng 
cơ sở vật chất) 
A3. Hạ tầng kỹ 
thuật 13,3% 13% 
A4. Giao thông 11,5% 12% 
B. Nhóm các tiêu 
chí đánh giá về tiện 
nghi tinh thần của 
KĐTM (thông qua 
quá trình tạo dựng 
cuộc sống cư dân) 
29,4% 30% 
B1. Tính an toàn và 
tiện nghi 11,5% 12% 
B2. Tính thân thiện 
và kiến tạo xã hội 9,6% 9% 
B3. Tạo lập hình 
ảnh, thương hiệu 8,3% 9% 
C. Nhóm các tiêu 
chí đánh giá về vị 
trí và vị thế địa 
điểm của KĐTM 
(thông qua quá 
trình khai thác tiềm 
năng địa điểm) 
22,4% 20% 
C1. Lịch sử địa 
điểm 6,8% 6% 
C2. Văn hóa nhân 
văn của địa điểm 7,5% 7% 
C3. Quan niệm xã 
hội về địa điểm 8,1% 7% 
(1) Nhóm A - nhóm các tiêu chí đánh giá về tiện nghi vật chất của KĐTM (thể 
hiện quá trình tạo dựng cơ sở vật chất) chiếm 50% tổng số điểm, trong đó có 4 tiêu chí 
thành phần mà mỗi tiêu chí thành phần chiếm 12% (A1. Nhà ở; A4. Giao thông) và 13% 
(A2. Hạ tầng xã hội; A3. Hạ tầng kỹ thuật). Như vậy, cơ sở vật chất của KĐTM sẽ chiếm 
1/2 số điểm và xem như điều kiện cần để khởi tạo tính hấp dẫn không gian KĐTM khi 
gắn với các thành tố không gian tạo thành bộ khung định hình KĐTM. 
(2) Nhóm B - nhóm các tiêu chí đánh giá về tiện nghi tinh thần của KĐTM (thông 
qua quá trình tạo dựng cuộc sống cư dân) chiếm 30% tổng số điểm, trong đó có 3 tiêu 
chí thành phần mà mỗi tiêu chí thành phần chiếm 12% (B1. Tính an toàn và tiện nghi) 
và 9% (B2. Tính thân thiện và kiến tạo xã hội; B3. Tạo lập hình ảnh, thương hiệu). Đây 
được xem là điều kiện cần để kiến tạo tính hấp dẫn không gian KĐTM khi gắn với yếu 
tố con người để giúp cho KĐTM có sức sống. 
(3) Nhóm C - Nhóm các tiêu chí đánh giá về vị trí và vị thế địa điểm của KĐTM 
(thông qua quá trình khai thác tiềm năng địa điểm) chiếm 20% tổng số điểm, trong đó 
có 3 tiêu chí thành phần mã mỗi tiêu chí thành phần chiếm 6% (C1. Lịch sử địa điểm) 
và 7% (C2. Văn hóa nhân văn của địa điểm; C3. Quan niệm xã hội về địa điểm). Đây 
được xem là điều kiện nâng cao trong việc kiến tạo tính hấp dẫn không gian KĐTM khi 
gắn với đặc trưng địa điểm và các yếu tố phi hiển thị tiềm năng đòi hỏi phải có sự tính 
toán chiến lược. 
 PL7-3 
Mức độ hấp dẫn của các KĐTM sẽ căn cứ theo tổng điểm và chia thành 5 cấp: 
(1) 85 - 100 điểm: KĐTM rất hấp dẫn 
(2) 70 - dưới 85 điểm: KĐTM hấp dẫn 
(3) 55 - dưới 70 điểm: KĐTM tương đối hấp dẫn 
(4) 40 - dưới 55 điểm: KĐTM không hấp dẫn 
(5) Dưới 40 điểm: KĐTM rất không hấp dẫn 
 PL8-1 
PHỤ LỤC 8. Ứng dụng bộ tiêu chí đề xuất để đánh giá thử nghiệm tính hấp dẫn 
không gian cho một số khu đô thị mới đại diện của Hà Nội 
 PL8-2 
 PL8-3 
 PL8-4 
 PL8-5 
 PL8-6 
 PL8-7 
 PL8-8 
 PL8-9 
 PL8-10 
 PL8-11 
 PL8-12 
 PL8-13 
 PL8-14 
 PL8-15 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_kien_tao_tinh_hap_dan_khong_gian_khu_do_thi_moi_o_ha.pdf
  • pdf3.TrichyeuLATS-nguyenthanhhung.pdf
  • pdf4.TomtatLATS-ta-nguyenthanhhung.pdf
  • pdf5.TomtatLATS-tv-nguyenthanhhung.pdf
  • pdf6.TrangTTnhungdonggopmoi-ta-nguyenthanhhung.pdf
  • pdf7.Trangthongtinnhungdonggopmoi-tv-nguyenthanhhung.pdf
  • docx9.DONGGOPMOI-tv-nguyenthanhhung.docx