Chuyên đề Tốt nghiệp Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Công ty Kinh đô
Hiện nay từ “dự án” được sử dụng rất rộng rãi - ta thường nghe nói
đến các dự án đầu tư phát triển tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế, song cũng có
thể nói đến dự án của cá nhân mỗi người, như tiến hành một nghiên cứu thử
nghiệm, viết một cuốn sách.Vậy có thể hiểu "dự án” là gì?
Thường có hai cách hiểu về dự án. Theo cách hiểu thứ nhất (tĩnh) dự
án là hình tượng về một tình huống (một trạng thái ) mà ta muốn đạt tới.
Trong cách hiểu thứ hai (động) theo từ điển về quản lý dự án AFNOR, dự án
là một hoạt động đặc thù tạo nên một thực tế mới một cách có phương pháp và tịnh
tiến, với các phương tiện ( nguồn lực đã cho).
Theo nghị định 177/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ quy định:
“ Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc
cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số
lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong
một khoảng thời gian nhất định”.
Qua đây ta có thể nhận thấy:
+Dự án không chỉ là một ý định hay phác thảo, mà có tính cụ thể và
mục tiêu xác định, nhằm đáp ứng một nhu cầu chuyên biệt.
+Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng, mà
phải cấu trúc nên một thực tế mới, một thực tế mà trước đó còn chưa tồn tại
nguyên bản tương đương. Ngoài ra mỗi dự án phải có tính sáng tạo riêng.
+ Vì liên quan đến một thực tế trong tương lai, bất kì dự án nào cũng
có một độ bất định và những rủi ro có thể xảy ra.
+Cuối cùng, như một hoạt động đặc thù, dự án phải có bắt đầu, có kết
thúc và chịu những hạn chế nói chung là đã cho về nguồn lực( phương tiện).
Ta cũng thấy rõ các đặc trưng sau đây cho phép nhận dạng một dự án:
+Mục tiêu dự án.
+Thời gian (Với các giai đoạn khác nhau).
+Đặc thù (Tính độc nhất vô nhị) của dự án
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Tốt nghiệp Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Công ty Kinh đô
`Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 1 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHOA KINH TẾ TÀI CHÍNH Đề tài: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty Kinh đô `Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 2 Lời mở đầu Đầu tư là một hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo cho việc tồn tại và phát triển không ngừng của xã hội. Muốn có sự phát triển thì tất cả mọi quốc gia, doanh nghiệp hay công ty đều phải tiến hành đầu tư. Có thể nói nhờ có hoạt động đầu tư mà mọi lĩnh vực được phát triển cả về chất và lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Các dự án chính là nhịp cầu nối hoạt động đầu tư đến với hiện thực. Thông qua dự án mà các ý tưởng đầu tư được thể hiện và thực hiện. Tuy nhiên ý tưởng đầu tư sẽ trở nên bị méo mó, không được phản ánh trung thực nếu như các dự án lập ra không chính xác, không được kiểm tra cẩn thận. Xuất phát từ lý do đó mà môn thẩm định dự án ra đời trong đó có thẩm định tài chính dự án. Thẩm định tài chính dự án là công việc mà không có một dự án nào bỏ qua vì tài chính là một vấn đề sống còn đối với dự án. Thấy được tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án nên trong thời gian thực tập tại công ty kinh doanh bất động sản Kinh Đô ( là một công ty mà hoạt động chủ yếu là đầu tư vào các dự án), em đã chọn đề tài : Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty Kinh đô cho chuyên đề thực tập của m ình. Nội dung chuyên đề gồm có 3 phần chính sau: Phần 1: Những vấn đề cơ bản về dự án và thẩm định tài chính dự án. Phần 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty Kinh Đô Phần 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty Kinh Đô. Em xin chân thành cảm ơn trước hết là giảng viên Trần thị thanh tú vừa là cô giáo giảng dạy bộ môn Tài chính doanh nghiệp vừa là giáo viên hướng dẫn em làm bản chuyên đề thực tập này. Tiếp theo em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngân hàng-Tài chính của trường đã cung cấp cho em những kiến thức về môn thẩm định tài chính dự án để giúp em hoàn thành chuyên đề của mình. Cuối cùng em xin cảm ơn cán bộ công ty Kinh Đô nói chung và các cán bộ phòng kế toán tài chính, `Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 3 phòng kinh doanh đầu tư tiếp thị nói riêng đã tạo điều kiện rất thuận lợi và giúp đỡ em trong thời gian tiến hành thực tập tại công ty. Sau đây là toàn bộ nội dung chuyên đề của em. Phần 1: Những vấn đề cơ bản về dự án và thẩm định dự án. 1.1 Dự án 1.1.1 Khái niệm dự án. `Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 4 Hiện nay từ “dự án” được sử dụng rất rộng rãi - ta thường nghe nói đến các dự án đầu tư phát triển tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế, song cũng có thể nói đến dự án của cá nhân mỗi người, như tiến hành một nghiên cứu thử nghiệm, viết một cuốn sách...Vậy có thể hiểu "dự án” là gì? Thường có hai cách hiểu về dự án. Theo cách hiểu thứ nhất (tĩnh) dự án là hình tượng về một tình huống (một trạng thái ) mà ta muốn đạt tới. Trong cách hiểu thứ hai (động) theo từ điển về quản lý dự án AFNOR, dự án là một hoạt động đặc thù tạo nên một thực tế mới một cách có phương pháp và tịnh tiến, với các phương tiện ( nguồn lực đã cho). Theo nghị định 177/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ quy định: “ Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định”. Qua đây ta có thể nhận thấy: +Dự án không chỉ là một ý định hay phác thảo, mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định, nhằm đáp ứng một nhu cầu chuyên biệt. +Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng, mà phải cấu trúc nên một thực tế mới, một thực tế mà trước đó còn chưa tồn tại nguyên bản tương đương. Ngoài ra mỗi dự án phải có tính sáng tạo riêng. + Vì liên quan đến một thực tế trong tương lai, bất kì dự án nào cũng có một độ bất định và những rủi ro có thể xảy ra. +Cuối cùng, như một hoạt động đặc thù, dự án phải có bắt đầu, có kết thúc và chịu những hạn chế nói chung là đã cho về nguồn lực( phương tiện). Ta cũng thấy rõ các đặc trưng sau đây cho phép nhận dạng một dự án: +Mục tiêu dự án. +Thời gian (Với các giai đoạn khác nhau). +Đặc thù (Tính độc nhất vô nhị) của dự án. `Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 5 +Môi trường xung quanh dự án (nhất là phần tiếp giao giữa dự án với môi trường xung quanh). Khi nói đến dự án bao gìơ cũng liên quan đến hoạt động đầu tư bởi lẽ nếu dự án không được đầu tư thì không thể nào tiến hành được. Khi một doanh nghiệp có dự án thì một điều tất nhiên là doanh nghiệp đó có hoạt động đầu tư. Đầu tư là hoạt động chủ yếu quyết định sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động đầu tư, đặc điểm và sự phức tạp về mặt kỹ thuật, hậu quả và hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội của nó đòi hỏi khi tiến hành một hoạt động đầu tư cần phải có sự chuẩn bị cẩn thận và nghiêm túc. Có nghĩa là mọi hoạt động đầu tư phải thực hiện theo dự án thì mới đạt hiệu quả mong muốn. Vì ta có thể nhận thấy: 1.1.2 Vai trò của dự án. 1.1.2.1 Đối với nhà đầu tư. -Dự án là một căn cứ quan trọng nhất để nhà đầu tư quyết định có nên tiến hành đầu tư hay không. -Là phương tiện để chủ đầu tư thuyết phục các tổ chức tài chính tài trợ vốn cho dự án. -Là cơ sở cho các nhà đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện dự án. -Là công cụ để tìm kiếm các đối tác liên doanh. -Là công cụ giúp nhà đầu tư xác định được cơ hội đầu tư tốt, giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu chi phí cơ hội. -Là căn cứ để soạn thảo hợp đồng liên doanh cũng như để giải quyết các mối quan hệ trong tranh chấp giữa các đối tác trong quá trình thực hiện dự án. 1.1.2.2 Đối với Nhà nước. Dự án là tài liệu để các cấp có thẩm quyền xét duyệt cấp giấy phép `Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 6 đầu tư, là căn cứ pháp lý để tòa án xem xét giải quyết khi có sự tranh chấp giữa các bên tham gia đầu tư trong quá trình thực hiện dự án sau này. 1.1.2.3 Đối với các tổ chức tài trợ vốn. Dự án là căn cứ để các cơ quan này xem xét tính khả thi của dự án để quyết định có nên tài trợ hay không, tài trợ đến mức độ nào cho dự án để đảm bảo rủi ro ít nhất cho nhà tài trợ. 1.1.3 Phân loại dự án. Các dự án trong thực tế rất đa dạng và dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau, ta có các cách phân loại khác nhau: +Xét theo người khởi xướng, ta có các dự án của cá nhân, tập thể hay quốc gia (quốc tế). +Xét theo phân ngành kinh tế xã hội, ta có các dự án sản xuất, dự án thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội... +Xét theo địa chỉ khách hàng, ta có dự án xuất khẩu; tiêu thụ địa phương ( thậm chí nội bộ) hoặc trong nước. +Xét theo thời gian, ta có dự án ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Một cách tổng hợp, ta có thể phân biệt các dự án lớn và các dự án nhỏ. *Các dự án lớn ( xây dựng một nhà máy hay một tổ hợp công nghiệp, quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ...) được đặc trưng bởi tổng kinh phí huy động lớn, số lượng các bên tham gia đông và sử dụng nhiều công nghệ khác nhau, thời gian thực hiện ra dài, có ảnh hưởng mạnh đến môi trường kinh tế và sinh thái. Chúng đòi hỏi phải thiết lập các cấu trúc tổ chức chuyên biệt, với các mức phân cấp trách nhiệm khác nhau, đề ra quy chế hoạt động và các phương pháp kiểm tra chặt chẽ. Tầm bao của các dự án này rộng tới mức người quản lý không thể nào đi sâu vào từng chi tiết trong quá trình thực hiện. Trái lại, nhiệm vụ chủ yếu của người quản lý là, một mặt thiết lập hệ thống quản lý và tổ chức (Phân chia dự án thành các dự án bộ phận và phối kết hợp các dự án bộ phận đó) cho phép mỗi cấp thực hiện được trách nhiệm của mình, và mặt khác đảm nhận các mối quan hệ giữa dự án với bên ngoài. `Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 7 Các dự án lớn hiện nay thường mang tính quốc gia hoặc quốc tế. *Các dự án nhỏ, ngoài những đặc tính ngược lại với các dự án lớn, như không đòi hỏi kinh phí nhiều, thường nằm trong một bối cảnh sẵn có hoặc không được ưu tiên. Các nguồn lực huy động chẳng những eo hẹp, mà thường không có ngay. Mục tiêu và trách nhiệm đôi khi không được xác định rõ ràng, và những người tham gia không có kinh nghiệm trong hoạt động dự án. Chủ nhiệm dự án thường kiêm luôn cả việc quản lý dự án ( đối nội) lẫn việc liên hệ với các chuyên gia bên ngoài (đối ngoại). Mỗi xí nghiệp, cơ quan ... thường chỉ chủ trì hoặc tham gia vào một hay vài dự án lớn, trong khi đó có thể có nhiều dự án nhỏ cùng đồng thời thực hiện. Về phương diện quản lý, các dự án lớn và các dự án nhỏ, tuy có những nét chung, nhưng cũng nhiều đặc điểm riêng đòi hỏi phải áp dụng các phương pháp và công cụ quản lý khác nhau. Các dự án lớn thường đặt ra nhiều vấn đề về quản lý cần được ngiên cứu và giải quyết. Ngược lại, các dự án nhỏ cho phép áp dụng một cách đơn giản và công hiệu các phương pháp định lượng. 1.1.4 Các giai đoạn của dự án. Dự án được xây dựng và phát triển trong một quá trình gồm nhiều giai đoạn riêng biệt, song gắn bó chặt chẽ với nhau và đi theo một tiến trình logic. ở đây ta phân thành 5 giai đoạn cụ thể là: Xác định dự án, phân tích và lập dự án, duyệt dự án, triển khai thực hiện, nghiệm thu tổng kết và giải thể. 1.1.4.1 Xác định dự án. Là giai đoạn đầu tiên trong chu trình dự án có nhiệm vụ phát hiện những lĩnh vực có tiềm năng để đầu tư phát triển, trên cơ sở đó hình thành sơ bộ các ý đồ đầu tư. Trong thực tế ý đồ về một dự án đầu tư mới có thể xuất phát từ các nguồn như sau: `Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 8 -Từ những chiến lược phát triển ngành hay chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. -Thông qua việc phát hiện những nguồn tài nguyên, nguyên nhiên vật liệu chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. -Dự án có thể được đề xuất để đáp ứng những nhu cầu sản xuất tiêu dùng ở thị trường trong nước và ngoài nước còn chưa được thỏa mãn. -ý đồ dự án có thể nảy sinh từ yêu cầu khắc phục những khó khăn và trở ngại đối với sự phát triển kinh tế-xã hội do thiếu các điều kiện vật chất cần thiết. Trên cơ sở các lĩnh vực và ý đồ đầu tư khác nhau được đề xuất, cần tiến hành nghiên cứu chi tiết hóa, lựa chọn ra những ý đồ dự án có triển vọng nhất để tiến hành chuẩn bị và phân tích trong giai đoạn tiếp theo. Việc xác định và sàng lọc các ý đồ dự án có ảnh hưởng quyết định tới quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Dự án có thể thất bại hay không đạt được kết quả mong muốn, tuy rằng việc thực hiện và chuẩn bị dự án tốt đến đâu, nếu như ý đồ ban đầu đã hàm chứa những sai lầm cơ bản. 1.1.4.2 Phân tích và lập dự án. Sau khi xác định ý đồ, mục tiêu và phương tiện của dự án, ta có thể tiến hành quá trình phân tích và lập dự án. Phâ ... ra bảo lãnh và giúp đỡ các chủ dự án và để tránh lãng phí một cơ hội đầu tư. 3.3.2 Đối với cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Trong thời buổi kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, công ty thành lập ngày càng nhiều đặc biệt là ở các trung tâm, thành phố lớn như Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế xét thấy nhu cầu về văn phòng tiềm năng là rất lớn. ở nước ta tài nguyên đất lại thuộc sở hữu Nhà nước vì thế các doanh nghiệp cũng như Kinh Đô cần một sự hơn của các cơ quan cấp trên như Liên đoàn Lao động thành phố ( Nơi Kinh Đô trực thuộc), UBND thành phố trong việc giao đất hoặc cho thuê đất với giá ưu đãi để khuyến khích kinh doanh. Ngoài ra công ty Kinh Đô cũng rất cần một số những ưu đãi khác trong quá trình hoạt động của mình. `Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 75 Chú ý đến công tác thẩm định tài chính dự án tại các doanh nghiệp. Tạo điều kiện để bồi dưỡng cán bộ thẩm định, phổ biến những quy định mới trong công tác thẩm định nói chung. Việc tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng là rất cần thiết, bởi lẽ như thế sẽ có một thống nhất chung trong công tác thẩm định tài chính dự án. Ban hành một hệ thống chuẩn mực, các phương pháp, chỉ tiêu thống nhất để các doanh nghiệp tiến hành theo một khuôn mẫu chung đồng thời các cơ quan quản lý cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý, ngân hàng cũng dễ đánh giá các dự án hơn. Trên đây em đã trình bày xong ba phần chính trong chuyên đề thực tâp tốt nghiệp của em. Và sau đây sẽ là phần kết luận cho bản chuyên đề này. `Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 76 Kết luận. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện mở cửa nền kinh tế, các doanh nghiệp phải tự chủ trong kinh doanh, tự tìm chỗ đứng cho mình trong nền kinh tế. Hết thời bao cấp, các doanh nghiệp chỉ có duy nhất một cách đứng trong nền kinh tế đó là đứng bằng chính đôi chân của mình. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng trong thời gian qua không thể không kể tới hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp. Nền kinh tế nhiều thành phần nên các lĩnh vực đầu tư cũng được đa dạng theo và quay lại phục vụ chính nó. Các chủ thể trong nền kinh tế đang dần thấy vai trò ngày càng lớn của các dự án và từ đó càng coi trọng hơn công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.Các doanh nghịêp Việt Nam hiện nay, đây là khâu đang còn yếu vì đây là vấn đề khá mới mẻ cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Đối với công ty Kinh Đô, dự án là nguồn sống của công ty vì thế nên chất lượng dự án cũng như chất lượng công tác thẩm định dự án là một vấn đề quan trọng của công ty.Mặc dù còn nhiều khó khăn xong công ty đã và đang dần dần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án của mình để góp phần vào công cuộc xây dựng nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, năng động hơn, bền vững hơn. Do thẩm định tài chính dự án là một vấn đề khá phức tạp và còn khá mới mẻ ở Việt Nam, chưa có nhiều tài liệu viết về vấn đề này chính vì thế mà trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp này em không tránh khỏi việc mắc những sai xót, khâu trình bày cũng có nhiều khuyết điểm. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Thị Thanh Tú đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc hoàn thành bản chuyên đề này. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, lời khuyên để em có thể hoàn thiện hơn nữa bản chuyên đề này. em xin cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo. `Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 77 1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Chủ biên: TS Lưu Thị Hương ĐH KTQD NXB Giáo dục. 2. Giáo trình Quản trị tài chính . Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam - ĐHKTQD chủ biên. 3. Giáo trình Quản lý dự án: Georges Hirsch. 4. Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư: NXB TK. ĐHKTQD. 5. Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư: GS. TS Bùi Xuân Phong, Nguyễn Đăng Quang, Hà Văn Hợi. 6. Giáo trình Quản trị dự án đầu tư: TS Nguyễn Trường Sơn; Ths Đào Hữu Hoà. 7. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, tạp chí Tài chính, tạp chí ngân hàng 8. Các báo cáo tài chính của Công ty Kinh Đô. Mục lục `Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 78 Lời mở đầu ....................................................................................................1 Phần 1: Những vấn đề cơ bản về dự án và thẩm định dự án.......... 3 1.1 Dự án .............................................................................. 3 1.1.1 Khái niệm dự án............................................................. 3 1.1.2 Vai trò của dự án. .......................................................... 3 1.1.2.1 Đối với nhà đầu tư. ...................................................... 4 1.1.2.2 Đối với Nhà nước. ....................................................... 5 1.1.2.3 Đối với các tổ chức tài trợ vốn...................................... 5 1.1.3 Phân loại dự án. ............................................................. 5 1.1.4 Các giai đoạn của dự án. ................................................. 7 1.1.4.1 Xác định dự án. ........................................................... 7 1.1.4.2 Phân tích và lập dự án. ................................................. 8 1.1.4.3 Duyệt dự án. ............................................................... 9 1.1.4.4 Triển khai thực hiện. ................................................... 9 1.1.4.5 Nghiệm thu, tổng kết và giải thể. ................................ 11 1.2 Thẩm định dự án. ............................................................ 11 1.2.1 Khái niệm ................................................................... 11 1.2.2 Nội dung thẩm định dự án. ............................................ 12 1.2.2.1 Thẩm định thị trường. ................................................ 12 1.2.2.2 Thẩm định kỹ thuật.................................................... 13 1.2.2.3 Thẩm định tổ chức, quản lý dự án. .............................. 15 1.2.2.4 Thẩm định kinh tế - xã hội dự án. ..............................................16 1.2.2.5 Thẩm định tài chính dự án ......................................... 17 1.3 Thẩm định tài chính dự án. .............................................. 18 1.3.1 Mục đích, ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án. ............ 18 1.3.2 Nội dung thẩm định. ..................................................... 20 1.3.2.1 Dự tính số vốn đầu tư cần cho dự án trong từng giai đoạn thực hiện cho dự án. ........................................................................... 20 `Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 79 1.3.2.2 Xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ. .......................................... 21 1.3.2.3 Lập các báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn của chu trình dự án: ............................................................ 21 1.3.2.4 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án 22 1.3.3 Các nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định tài chính dự án. ................................................................................................. 31 1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan. ................................................ 31 1.3.3.1.1 Tư duy, nhận thức của lãnh đạo, cán bộ công ty ......... 31 1.3.3.1.2 Trình độ của cán bộ thẩm định. ................................ 31 1.3.3.1.3 Điều kiện cơ sở vật chất. ......................................... 33 1.3.3.2 Các nhân tố khách quan. ............................................ 33 1.3.3.2.1 Sự phát triển của nền kinh tế.................................... 33 1.3.3.2.2 Hiệu quả đầu tư , kinh doanh của các doanh nghiệp.... 34 1.3.3.2.3 Các quy định của Nhà nước. .................................... 34 Phần 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty kinh đô. ......................................................... 36 2.1 Tổng quan về công ty Kinh Đô. .................................... 36 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.................................. 36 2.1.2 Nhiệm vụ kinh doanh của công ty Kinh Đô. .................... 37 2.1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty. ..................... 38 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Kinh Đô. ..... 38 2.2 Công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty. ................. 39 2.2.1 Tổng hợp các dự án của công ty..................................... 39 2.2.2.1 Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2002. .................... 40 2.2.2.2 Từ năm 2002 đến nay. ............................................... 40 2.2.3 Công tác thẩm định tài chính dự án tại Kinh Đô. ............. 41 2.2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty. ............................................................................ 58 `Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 80 2.2.4.1 Những kết quả đạt được. ............................................ 58 2.2.4.2 Một số hạn chế. ......................................................... 60 2.2.4.3 Một số nguyên nhân dẫn đến những kết quả trên........... 62 2.2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan. ........................................... 62 2.2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan. ........................................ 63 Phần 3: giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty Kinh Đô. ....................................................................... 65 3.1 Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. ................................................................................................. 65 3.2 Giải pháp nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty Kinh Đô. .................................................................................... 65 3.2.1 Đối với ban lãnh đạo công ty. ........................................ 67 3.2.2 Đối với cán bộ thực hiện thẩm định tài chính dự án. ........ 67 3.2.2.1 Đối với bộ phận nghiên cứu thị trường. ....................... 67 3.2.2.2 Đối với cán bộ thực hiện thẩm định. ........................... 68 3.2.3 Về quy trình thẩm định . ............................................... 69 3.2.3.1 Công tác huy động vốn cho dự án. .............................. 69 3.2.3.2 Các chỉ tiêu sử dụng .................................................. 70 3.3 Một số kiến nghị. ............................................................ 73 3.3.1 Đối với ngân hàng. ....................................................... 73 3.3.2 Đối với cơ quan cấp trên có thẩm quyền. ........................ 74 Kết luận. ................................................................................... 75 Danh mục tài liệu tham khảo. .................................................... 76 `Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ H¬ng Giang 81
File đính kèm:
- chuyen_de_tot_nghiep_hoan_thien_cong_tac_tham_dinh_tai_chinh.pdf