Báo cáo Đề tài Việt Nam vượt qua khủng hoảng để giữ mức tăng trưởng kinh tế

I.KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG.

- Khủng hoảng là một quá trình, nhờ quá trình đó kinh tế thị trường được cứu thoát khỏi tình trạng

cùng cực, kinh tế trong tương lai tránh được sai lầm từ sự phồn vinh tạm thời cùng với lạm phát

lần trước; và tạo động năng để hồi phục tình trạng kinh tế vững chắc. Đình đốn là hiện tượng

không dễ chịu, nhưng là sự phản ứng cần thiết.

- Khủng hoảng kinh tế: là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy

thoái trong chu kỳ kinh tế. Là sự tàn phá nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình

tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời. Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai

tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới.

- Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm

quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng

trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời

của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh

nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh

giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm. Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng

hoảng kinh tế.

pdf 26 trang chauphong 19/08/2022 12580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Đề tài Việt Nam vượt qua khủng hoảng để giữ mức tăng trưởng kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Đề tài Việt Nam vượt qua khủng hoảng để giữ mức tăng trưởng kinh tế

Báo cáo Đề tài Việt Nam vượt qua khủng hoảng để giữ mức tăng trưởng kinh tế
BÁO CÁO ĐỀ TÀI KINH TẾ VĨ MÔ: 
VIỆT NAM VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG 
ĐỂ GIỮ MỨC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 
 GVHD: TS.NGUYỄN TIẾN DŨNG 
LỜI CẢM ƠN 
Lời đầu tiên nhóm tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tiến Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn để 
chúng tôi thực hiện đề tài này và cũng xin cảm ơn các bạn trong lớp đã có những đóng góp ý kiến 
qúy báu cùng những nổ lực của tất cả các thành viên trong nhóm để hoàn thành đề tài này. 
MỤC LỤC 
 I. KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG. 
II. SƠ LƯỢC VỀ KHỦNG HOẢNG 2008. 
III. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI VIỆT NAM. 
IV.VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG. 
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 
VI.CÁC CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG 2009- 2010. 
NỘI DUNG 
I.KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG. 
- Khủng hoảng là một quá trình, nhờ quá trình đó kinh tế thị trường được cứu thoát khỏi tình trạng 
cùng cực, kinh tế trong tương lai tránh được sai lầm từ sự phồn vinh tạm thời cùng với lạm phát 
lần trước; và tạo động năng để hồi phục tình trạng kinh tế vững chắc. Đình đốn là hiện tượng 
không dễ chịu, nhưng là sự phản ứng cần thiết. 
- Khủng hoảng kinh tế: là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy 
thoái trong chu kỳ kinh tế. Là sự tàn phá nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình 
tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời. Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai 
tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới. 
- Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm 
quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng 
trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời 
của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh 
nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh 
giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm. Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng 
hoảng kinh tế. 
II.SƠ LƯỢC VỀ KHỦNG HOẢNG. 
 Khủng hoảng tài chính đầu tiên trong lịch sử đã nổ ra vào thời kỳ đế chế La Mã năm 88 trước 
Công Nguyên ( theo Giáo sư đại học Oxford, nhà lịch sử học Phillip Kay ). Khủng hoảng kinh tế 
đã diễn ra vào thời Trung cổ (Florence, năm 1342), thời đại Phục hưng (Venice, năm 1492), thời 
kỳ Cận đại (Pháp, năm 1720). Nhưng cho đến giữa thế kỷ 19, những hiện tượng đó mang tính chất 
địa phương là chủ yếu. 
 Trong quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản, tần số và sự ảnh hưởng của chúng tăng lên. Nhưng 
điều chính là tất cả những khủng hoảng đó đều được khắc phục. Và cứ mỗi lần một quốc gia nào 
đó thoát khỏi cuộc khủng hoảng thì nó lại trở nên hùng mạnh hơn trước khi rơi vào khủng hoảng. 
 Khủng hoảng và suy thoái hiện nay thực chất là sự điều chỉnh sự mâu thuẩn giữa sản xuất và 
tiêu dùng, điều chỉnh sự mâu thuẩn giữa quyền lợi của các giai cấp, mâu thuẩn giữa người nghèo 
và người giàu, v.v 
 Hơn nữa, khủng hoảng có thể làm chứng cứ về việc kinh tế những nước công nghiệp phát triển 
chuyển đổi khoa học kỹ thuật và kinh tế-xã hội lên cấp độ mới. Khủng hoảng xuất hiện khi hệ 
thống tài chính và kinh tế tích lũy quá nhiều thành phần xơ cứng, không hiệu quả và không hợp 
lý. 
Một số cuộc khủng hoảng: 
- Khủng hoảng vào năm 1825 được coi là thảm họa tài chính toàn thế giới đầu tiên. 
- Khủng hoảng trong thị trường chứng khoán năm 1836-1837 đã bao phủ Anh, Đức và Hà 
Lan.Toàn bộ hệ thống ngân hàng những nước đó bị thiệt hại nghiêm trọng 
- Vào năm 1857, một trong những khủng hoảng có quy mô lớn nhất thế kỷ 19 bùng nổ 
 - Khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ năm 1861 
- Vào năm 1914 khủng hoảng tài chính tiếp theo bùng lên. 
- Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới hoàn toàn là khủng hoảng kinh tế. 
- Thời kỳ đình trệ năm 1920-1922 và giai đoạn Đại suy thoái năm 1929-1933 đã tác động đến đời 
sống mọi giới con người. 
- Khủng hoảng năm 1957-1958 lan tràn ra Mỹ, Canada và những nước Tây Âu. 
- Vào năm 1994-1995, khủng hoảng nổ ra ở Mexico, hai năm sau thị trường quỹ của châu Á sụp 
đổ. 
- Khủng hoảng tài chính năm 2007-2010: là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt 
hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy 
mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ. 
Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Mỹ dẫn tới một cuộc khủng 
hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan hệ 
tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Mỹ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ 
Mỹ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy 
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. 
 Đầu tiên là việc các hợp đồng cho vay bất động sản thế chấp, tổng số khoảng 12 ngàn tỷ USD, 
trong đó 3 đến 4 ngàn tỷ USD là dưới chuẩn, khó đòi. Những người không có khả năng trả nợ 
cũng được cho vay. 
 Khi các chứng khoán này mất giá thảm hại, thị trường không có người mua, nên các ngân 
hàng, công ty bảo hiểm, các tổ chức tài chính nắm hàng ngàn tỷ USD chứng khoán đó không bán 
được, mất khả năng thanh khoản, và mất khả năng thanh toán, đi đến gục ngã hoặc phá sản. 
 Nhiều ngân hàng vì mất khả năng thanh khoản đã co lại, rút lại tín dụng, điều này đã khiến các 
doanh nghiệp khó tiếp cận thị trường vốn và bị ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất kinh 
doanh. 
III. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI VIỆT NAM. 
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ diễn biến phức tạp, lan rộng tới nhiều nước và đã dẫn tới suy 
thoái kinh tế thế giới. Sự tác động này tới nền kinh tế Việt Nam được thể hiện qua một số yếu tố 
sau: 
- Đối với thị trường tài chính: 
 + Vì chưa có định chế tài chính nào của Việt Nam đầu tư vào trái phiếu MBS và các hợp đồng 
cho vay cầm cố như Mỹ nên ảnh hưởng trực tiếp thì cũng có giới hạn. 
 + Tiền tệ Việt Nam, vì kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn chiếm 30% tổng sản lượng, chu chuyển 
vốn thị trường thế giới. Trong điều kiện hội nhập “nhất cử, nhất động” của một nền kinh tế nào đó 
cũng có ảnh hưởng nhất định đối với thế giới, chưa nói tới một nền kinh tế lớn như Mỹ. 
Giá bất động sản ở Việt Nam có thể xuống thấp hơn nữa. Mà bất động sản xuống thì tài sản ngân 
hàng cũng xuống theo và nợ xấu có thể tăng lên. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì dư nợ 
cho vay bất động sản tính đến cuối tháng 9/2008 là 115.500 tỷ VND, chiếm 9,15% tổng dư nợ 
toàn hệ thống. 
 +Thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ, nửa đầu năm 2008 tỉ số chứng 
khoán tụt dốc nhanh chóng. Đầu tháng 1-2008, Vn-Index còn trên 900 điểm, tới đầu tháng 6-2008, 
hàn thử biểu kinh tế lần đầu rơi xuống dưới ngưỡng 400 điểm. Thị trường tiếp tục giằng co trong 
quý III-2008. Từ sau tháng 10-2008, thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm. Tới ngày 11-12-
2008, Vn-Index chỉ còn 288 điểm. Tại Hà Nội, HaSTC-Index còn 101 điểm. Trước đó, thị trường 
Hà Nội thậm chí còn lùi về sau vạch xuất phát, tụt xuống 97,61 điểm khi kết thúc phiên giao dịch 
ngày 27-11-2008. . Đến cuối năm 2008, giá trị các chỉ số chứng khoán giảm tới 70% so với đầu 
năm. Ngay một số cổ phiếu thuộc nhóm “blue-chip” còn có mức sụt giảm lớn hơn nhiều, như SSI 
(- 84%) và FPT (- 78%). 
Bảng 2: Tương quan chặt chẽ giữa các chỉ số chứng khoán 
Ngày DJAI Nikkei 225 Vn-Index 
30/9/2008 -777,68 -483,75 -22,30 
 -6,98% -4,12% -4,66% 
10/10/2008 -128 -881,06 -18,58 
 -1,49% -9,62% -4,68% 
16/10/2008 -733,08 -1089,02 -12,54 
 -7,87% -11,41% -3,16% 
23/10/2008 -514 -213,71 -14,48 
 -5,70% -2,46% -3,86% 
6/11/2008 -443,48 -622,1 -13,54 
 -4,85% -6,53% -3,57% 
11/11/2008 -176,58 -272,13 -9,38 
 -1,99% -3% -2,67% 
- Đối với hoạt động xuất nhập khẩu: 
Các chỉ số về GDP theo sức mua 
Năm 
GDP theo 
 sức mua 
(tỷ USD) 
GDP sức 
mua theo 
 đầu người 
(USD) 
 2007 230,8 2700 
 2008 245,1 2800 
 2009 258,1 2900 
 Nền kinh tế Mỹ bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vì xuất khẩu 
chiếm tới 60% GDP, trong khi đó Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng dệt may, 
da giày, thuỷ sảncủa nước ta. Điều này được thể hiện thông qua hai tác động sau: 
- Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Mỹ đối với Việt Nam (Việt Nam là một trong 37 
nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ, trong đó có một số mặt hàng đứng thứ hạng cao như: 
Dệt may, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, đồ gỗ, thuỷ sản...) có xu hướng giảm sút vì hai lý do 
 + Hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn vẫn là các loại hàng thô, trong khi giá các nguyên liệu 
thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi không có khủng hoảng ở Mỹ. 
 + Sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp thị trường nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu về 
hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi. 
- Thứ hai, tỷ giá VND/USD bị tác động nhiều và cần được điều chỉnh linh hoạt do đồng Việt 
Nam được xác định giá gắn với đồng USD. Khi đồng USD giảm trên thị trường thế giới thì có thể 
dẫn tới lạm phát trong nước nếu đồng VND không lên giá, và khi đó người tiêu dùng chịu giá cả 
tăng do nhập khẩu. Nhưng nếu tỷ giá VND/USD giảm (tức là VND lên giá so với USD) ở mức 
không phù hợp sẽ làm cho xuất khẩu vào Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam bị lỗ. Trong khi để 
cạnh tranh bán hàng vào Mỹ, nhiều nước có mặt hàng tương đồng cũng đã giảm giá. Nhìn vào 
lĩnh vực xuất khẩu, năm 2008 mức xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng ngoạn mục (do tăng 
về số lượng và cả giá cả). Nhưng sáu tháng đầu năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 27,6 
tỷ USD, kém xa so với mục tiêu đề ra (mục tiêu đặt ra cho cả năm là 64,75 tỷ USD) giảm tới 
10,15% so với cùng kỳ (mục tiêu là tăng 13%). 
Các chỉ số về GDP theo tỷ giá 
Năm 
GDP theo 
tỷ giá 
(tỷ USD) 
GDP tỷ giá theo 
đầu người 
(USD) 
Tăng 
trưởng 
 2007 71,4 823 8,5% 
 2008 89,83 1024 6,2% 
 2009 92,84 1040 5,3% 
 Hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đều suy giảm: Nếu so cùng kỳ, 6 tháng đầu năm 
2009 hàng dệt nay giảm 1,3%; giày dép giảm 8,7%; thuỷ hải sản giảm 10,7%. Nếu năm 2008 giá 
xuất khẩu rất cao thì năm nay giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều giảm sút 
nghiêm trọng: giá dầu thô giảm 53%; giá cà phê giảm 28,3% và còn có xu hướng giảm tiếp, giá 
cao su giảm 44%; giá gạo giảm hơn 20% .... 
 Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam ở hầu hết các thị 
trường chính đều giảm như thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Australia... Hơn nữa 
để chống trọi với tình trạng thiếu hụt phương tiện thanh toán và bảo vệ các doanh nghiệp trong 
nước, ở hầu hết các thị trường này đều đang gia tăng các biện pháp bảo hộ, từ chối đơn hàng, tung 
tin thất thiệt để hạ uy tín của hàng Việt Nam. 
 Các chỉ số về xuất nhập khẩu 
Năm Xuất khẩu (tỷ USD) 
Nhập khẩu 
(tỷ USD) 
Thâm hụt
(tỷ USD)
2007 48,38 60,83 -12,45 
2008 63,0 80,5 -17,5 
2009 56,58 68,83 -12,25 
- Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): 
Khủng hoảng tài chính lan rộng, hầu  ... trưởng dương nhưng có suy giảm so với trước, 
chứ không bị tốc độ tăng trưởng âm như các quốc gia có nền kinh tế phát triển. 
 Lại một sự điều chỉnh rất hợp lý khi quí 1 còn giữ được tăng trưởng tuy không cao nhưng do bắt 
mạch được nền kinh tế nên Chính phủ trong quí 2 lại tiếp tục điều chỉnh mục tiêu từ mục tiêu 
ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế, được bổ sung thêm nội dung : “duy trì và phục hồi tăng 
trưởng kinh tế” . Và từ đầu tháng 12-2009, để ngăn chặn nguy cơ lạm phát cao tăng trở lại do 
hàng loạt các biện pháp kích thích kinh tế như kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng, cho vay bù lãi 
suất .v.v. thì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn tái lạm phát cao trở lại, lại được đề cao. 
- Bài học thứ hai: Trong khi vượt qua khủng hoảng chúng ta đã lựa chọn giải pháp chủ yếu rất phù 
hợp với mục tiêu ở từng thời điểm của nến kinh tế. 
 Mục tiêu ưu tiên đã chuyển từ kiếm chế lạm phát sang ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế, 
nên biện pháp chủ yếu cũng được chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng, linh hoạt, thận trọng tiền tệ - 
tài khóa. Trong các giải pháp, đáng chú ý là hỗ trợ bù lãi suất 4%. Việc cấp bù lãi suất 4% có 4 
điểm nổi bật: là cách làm riêng, có sáng tạo của Việt Nam, phù hợp với nguồn lực có hạn chế của 
Việt Nam, có nguồn vốn để doanh nghiệp tiếp cận được , có tác động lan tỏa để ngân hàng đưa 
vốn ra thị trường. Nhờ bù lại suất 4% với nguồn vốn bù 17.000 tỉ đồng mà doanh số cho vay từ 
các ngân hàng cho các doanh nghiệp đã lên con số trên 400.000 tỉ đồng. Khi các doanh nghiệp có 
vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, việc làm cho người lao động được ổn định tạo được sự 
đồng thuận cao trong toàn xã hội. Cũng chính vì vậy mà các chủ trưởng, giải pháp của Chính phủ 
đưa ra đã có sự phối họp chặt chẽ cùng một hướng của các ngành, các cấp, sự đồng thuận giữa 
Chính phủ, doanh nghiệp và dân chúng. 
 Trước đây, chúng ta tập trung các giải pháp chủ yếu lĩnh vực tiền tệ, đặt gánh nặng quá mức vào 
lĩnh vực này, làm cho chính sách tiền tệ thắt quá chặt, thậm chí có lúc giật cục khó dự đoán, thì 
năm 2009, chúng ta có sự phối hợp đồng bộ hơn với nhiều giải pháp về tài chính, giá cả, sản xuất, 
tiêu thụ sản phẩm .v.v. Nếu có vốn nhưng địa phương giải phóng mặt bằng chậm thì cũng không 
giúp cho dự án triển khai thực hiện được. Nếu doanh nghiệp sản xuất nhưng không tiêu thụ được 
thì hàng tồn kho, doanh nghiệp phải khốn đốn. Nghĩa là các giải pháp của Chính phủ đưa ra đã tạo 
được sự đồng thuận cao ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các cấp, làm cho sự vận hành của nền 
kinh tế đồng bộ hơn và gặt hái được thành công. 
- Bài học thứ ba: Sự kết hợp giữa nội lực trong nước và ngoại lực, trên cơ sở đề cao nội lực và 
tranh thủ ngoại lực. 
 Như chúng ta đã thấy, khi suy giảm kinh tế toàn cầu thì cả thế giới đều khó khăn và mọi quốc 
gia đều có các giải pháp để cứu nền kinh tế ở quốc gia mình. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư 
giảm tiếp FDI bị sụt giảm mạnh, nguồn vốn đầu tư trực tiếp rất khó khăn nhưng phải bằng mọi giá 
tạo được nguồn vốn tiềm ẩn trong xã hội đưa vào sản xuất kinh doanh. Đối với tiêu thụ, xuất 
khẩu chắc chắn sẽ giảm do hàng rào kỹ thuật của các quốc gia thì phải mở rộng thêm thị trường 
mới, đặc biệt là đẩy mạnh thị trường nội địa, vận động phong trào “người Việt Nam ưu tiên dùng 
hàng Việt Nam”. Khi có bất ổn ở bên ngoài tác động thì ổn định trong nước là yếu tố rất quan 
trọng để duy trì hoạt động kinh tế xã hội bình thường. 
 Tuy nhiên,cuộc khủng khoảng tài chính - kinh tế vừa qua đã cho chúng ta thấy sự yếu kém, 
bất cập của công tác giám sát, dự báo và cảnh báo về khả năng xảy ra khủng khoảng. Đồng thời 
dự báo cũng có vai trò rất quan trọng trong hoạch định chính sách và bảo đảm tăng trưởng dài 
hạn. 
 Tóm lại, sự điều hành và lèo lái con thuyền kinh tế của Chính phủ trong năm vừa qua là sự kết 
hợp chặt chẽ giữa bàn tay hữu hình của Nhà nước và bàn tay vô hình của thị trường, là sự nắm 
bắt, dự báo đúng sự phát triển kinh tế trong điều kiện khủng hoảng để có các chính sách vĩ mô và 
vi mô và đã gặt được những kết quả khả quan mà chúng ta đã thấy. Bước sang năm 2010 này thì 
mục tiêu ngăn chặn lạm phát cao trở lại và tái cấu trúc kinh tế, tám nhóm giải pháp ở trên mà 
Chính phủ đã triển khai, hi vọng tiếp tục sẽ gặt hái được những thành công. 
VI. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH. 
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế thế giới, đặc 
biệt là các nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản, các nước EU, do đây là đối tác đầu tư và thương mại quan 
trọng của Việt Nam trong thời gian qua. Mức độ suy giảm cũng như triển vọng phục hồi của các 
nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ là yếu tố quan trọng đến kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. 
 Kinh tế Việt Nam đã gặp phải nhiều khó khăn trong năm 2008. Mặc dù lạm phát cao đã được 
kiềm chế nhưng tác động của nó đang làm tăng trưởng suy giảm mạnh và đà suy giảm này sẽ còn 
tiếp diễn trong năm 2009. Bên cạnh đó, tác động sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ làm 
giảm lượng vốn FDI và xuất khẩu của nước ta. Công nghiệp Việt Nam tháng 1 năm 2009 đã giảm 
so với tháng trước là 8,6% và so với tháng cùng kỳ năm ngoái là 4,4%. Còn xuất khẩu giảm 
24%. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy giảm tốc độ tăng trưởng. Thứ nhất, kim ngạch 
xuất khẩu giảm do giá giảm và nhu cầu tại các thị trường truyền thống giảm. nhưng nhờ Việt Nam 
đã đa dạng hoá cao thị trường xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn giữ được năng lực 
cạnh tranh nên tăng tốc độ xuất khẩu có khả năng đạt 11%. Thứ hai, việc thu hút vốn FDI giảm so 
với năm 2008, nhưng vốn FDI đăng ký và thực hiện vẫn đạt mức tương đương các năm 2006 và 
2007. Nhờ đó, tổng vốn đầu tư phát triển có thể đạt 768.000 tỷ đồng, tương đương 44 tỷ USD. 
Ngoài ra, kịch bản này cũng giả thiết rằng các chính sách kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng của 
Chính phủ sẽ sớm được thực hiện và tác động tích cực. 
GDP 91,76 tỉ USD (ước tính năm 2009) 
Tăng GDP thực tế +5,32 % (2009, ước sơ bộ, theo giá so sánh năm 
1994) 
GDP đầu người 1000 USD (ước tính năm 2009) 
GDP(PPP)/người 2.900 USD (2008 ước tính) 
GDP theo lĩnh vực Nông nghiệp (22%), công nghiệp (39,9%), dịch vụ 
(38,1%) (2008 ước) 
Lạm phát 6,88 % (CPI, 2009, ước sơ bộ) 
Lực lượng lao động 47,66 triệu (2009 ước tính) 
Lao động theo nghề Nông nghiệp (56,8 %), công nghiệp (37 %), dịch vụ 
(6,2%) (2005 ước tính) 
Thất nghiệp 6,5% (2009) 
Ngành công nghiệp 
chính 
Dầu mỏ, sản xuất quần áo, giầy dép, xi măng, thép, 
hóa chất, vật liệu xây dựng, than, chế biến thực 
phẩm 
Trao đổi thương mại 
Xuất khẩu 61,6 tỉ USD (2008 ước) 
Mặt hàng xuất 
khẩu 
Dầu thô (23%), hàng dệt may (15 %), giầy dép 
(9,3%), hải sản (8,5%), điện tử máy tính (4,5%), 
gạo (4,3%), cao su (2,4%), cà phê (2,2%) (năm 
2005). 
Đối tác xuất khẩu Hoa Kỳ (20,9%), Nhật Bản (13,7%), Trung Quốc 
(6,9%) Úc (7,4%), Đức (4,5%) (năm 2008). 
Nhập khẩu 77,61 tỉ USD (2008 ước) 
Mặt hàng nhập 
khẩu 
Máy móc, thiết bị (14,2%), xăng dầu (13,5%), thép 
(8%), vải (6,5%), nguyên phụ liệu dệt may da 
(6,3%), điện tử máy tính (4,6%), phân bón (1,8%). 
Đối tác nhập khẩu Trung Quốc (21,3%), Singapore (11,7%), Nhật 
(10,4%), Hàn Quốc (7,4%), Thái Lan (6,6%) (năm 
2008) 
Tài chính công 
Nợ công 52,3 % GDP (2004) 
Thu 21,89 tỉ USD (2009) 
Chi 30,42 USD (2003) 
Viện trợ Nhận viện trợ, 2,8 tỷ USD (2004) 
 - GDP Việt Nam năm 2010 theo giá thực tế khoảng 102,2 tỷ USD. 
Báo cáo được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền trình bày trong phiên họp Quốc hội lần 
thứ 8 kỳ họp thứ XII diễn ra tại Hà Nội sáng nay (20/10). 
 + Trong 21 chỉ tiêu theo nghị quyết của Quốc hội, có 15 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch 
(GDP cả năm khả năng đạt 6,7%, cao hơn kế hoạch (6,5%), Tổng GDP theo giá thực tế năm 2010 
là khoảng 1.951,2 nghìn tỷ đồng, tương đương 102,2 tỷ USD. 
 + Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn 
không ít bất trắc, nếu không sớm khắc phục có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định trong 
những năm tiếp theo. 
 + Nhập siêu tuy đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng số tuyệt đối dự kiến vẫn là 13,5 
tỷ USD, tăng 5% so với năm 2009, nếu loại trừ đá quý, kim loại quý xuất khẩu thì nhập siêu vẫn 
trên 23%. 
 Chỉ số giá tiêu dùng cả năm dự kiến được kiểm soát dưới 8% nhưng diễn biến không ổn định 
trong năm, mức tăng bình quân CPI theo tháng của quý I là 1,35%, trong đó tháng 2 tăng tới 
1,96% so với tháng 1, đến quý II còn 0,21%/tháng, quý III tăng bình quân 0,53%/tháng, nhưng 
tháng 9 tăng tới 1,31% so với tháng 8, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp, tác động xấu đến tâm lý của người dân và khó khăn cho các cơ quan hoạch định và điều 
hành chính sách. 
 Các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do tác 
động bởi một số chính sách cụ thể. Lãi suất vay ngân hàng trong Quý I/2010 lên tới 17-18%/năm, 
đến tháng 8/2010 vẫn phổ biến ở mức trên 13%/năm. (Theo một khảo sát của Phòng thương mại 
và công nghiệp Việt Nam quý II năm 2010, 65% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ phải vay ở 
mức lãi suất từ 12-13% trở lên, 36% thấy không thể chịu được mức lãi vay này trong lâu dài) 
 -Các mục tiêu tổng quát năm 2011: 
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, Chính phủ dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 (GDP) 
tăng khoảng 7-7,5%; CPI tăng khoảng 7%; nhập siêu dự kiến 19,5% kim ngạch xuất khẩu, tương 
đương 14,6 tỷ USD (Ủy ban Kinh tế yêu cầu nhập siêu không được vượt năm 2010, đạt khoảng 
13,5 tỷ USD, bằng 18% kim ngạch xuất khẩu). 
Về thâm hụt ngân sách nhà nước, Chính phủ đề xuất khoảng 5,5% GDP (125.100 tỷ đồng), Ủy 
ban Kinh tế đề xuất không quá 5%. 
Theo Ủy ban Kinh tế, nợ công đang có xu hướng tăng nhanh, năm 2009 là 52,6% GDP, năm 2010 
khoảng 56,7% GDP (vẫn ở trong ngưỡng an toàn). Vượt thu ngân sách năm 2010 dự kiến là 
58.600 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 35.600 tỷ đồng. Ủy ban Kinh tế cho rằng, nếu 
bổ sung một phần số vượt thu ngân sách trung ương năm 2010 cho ngân sách năm 2011 để bù vào 
bội chi thì mức bội chi ngân sách năm 2011 sẽ ở mức không quá 5% GDP. 
Ước tính đến hết năm 2010, nợ công khoảng 56,7% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ bằng 44,5% 
GDP (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ) đang tiến dần đến ngưỡng an toàn cho phép. Vì vậy, cần 
kiểm soát vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và giảm phát hành trái phiếu Chính phủ (vốn trái 
phiếu Chính phủ năm 2010 tăng 47,8% so với năm 2009) để tránh làm vấn đề nợ công trở nên 
trầm trọng hơn. 
 - Ủy ban Kinh tế tán thành với dự kiến huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 152 
nghìn tỷ đồng, giảm 15,5%; vốn trái phiếu Chính phủ 45 nghìn tỷ đồng, giảm 34% so với ước 
thực hiện năm 2010. 
 Tóm lại, mặc dù bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhưng khả năng tăng trưởng 
của kinh tế Việt Nam vẫn khả quan do cả những yếu tố khách quan và nội lực chủ quan. 
Nguồn thông tin: 
1. WWW.VNEXPRESS.COM.VN 
2. WWW.VNECONOMY.COM.VN 
3. WWW.CHINHPHU .VN 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_de_tai_viet_nam_vuot_qua_khung_hoang_de_giu_muc_tang.pdf