Tiểu luận Trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra. Một số kinh nghiệm thanh – kiểm tra hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tại Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam

PHẦN THỨ NHẤT

TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA

I . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA:

Tiến hành một cuộc thanh tra là sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ

thanh tra để nắm thông tin, thu thập tài liệu, chứng cứ. Xử lý thông tin qua

xác minh, đối chiếu giám định, tổng hợp, phân tích, chọn lọc những thông tin

có giá trị sử dụng, nhằm kết luận rõ ưu điểm, khuyết điểm, sai phạm trong quá

trình quản lý, hoạt động tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức .

Mỗi cuộc thanh tra đều gắn với nhiệm vụ, nội dung cụ thể nhưng đều

hướng tới mục đích chung là: phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi

phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong quản lý, chính sách, pháp luật để

kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục;

phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lưc, hiệu quả của hoạt

động quản lý Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ

chức và công dân.

Qua thanh tra, đánh gía được việc làm đúng, sai của hoạt động quản lý

Nhà nước theo thẩm quyền. Đồng thời tìm ra đựơc nguyên nhân của những

sai phạm; kết luận về trách nhiệm cá nhân, tập thể đối với những sai phạm đó.

Mỗi cuộc thanh tra đều có nội dung cụ thể để xem xét đánh giá hoạt động

quản lý Nhà nước trên phạm vi, lĩnh vực mà nhà quản lý đòi hỏi và với mỗi

cuộc thanh tra đều có phạm vi giới hạn cụ thể về thời hạn thanh tra.

Kết thúc một cuộc thanh tra, Đoàn thanh tra phải kết luận về quá trình

chấp hành chính sách pháp luật của cơ quan, đơn vị và đưa ra các kiến nghị

hoặc quyết định xử lý theo thẩm quyền, phòng ngừa xử lý các sai phạm. Yêu

cầu kết luận thanh tra không chỉ phản ánh sự kiện mà điều quan trọng là phải

làm rõ tính chất, mức độ, tác hại và phân tích được rõ nguyên nhân khách

quan, chủ quan của hành vi vi phạm pháp luật, làm rõ trách nhiệm của từng

bộ phận và cá nhân đối với những sai phạm.

Cuộc thanh tra được thực hiện thông qua hoạt động của đoàn thanh tra.

Theo quy định Đoàn thanh tra được thành lập bởi quyết định thanh tra và hoạt

động theo trình tự, thủ tục nhất định.

Các đoàn thanh tra và Thanh tra viên phải tuân theo quy định về tổ chức

kỷ luật nghiêm minh- một yêu cầu quan trọng khi tiến hành bất kỳ một cuộc

thanh tra nào. Quá trình thanh tra phải nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo

cáo, thỉnh thị người ra quyết định thanh tra. Đây là nhân tố quan trọng đểTrần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT)

cuộc thanh tra đạt mục đích, yêu cầu đề ra, làm cho kết luận, kiến nghị, quyết

định của thanh tra có tính hợp lý.

pdf 26 trang chauphong 9260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra. Một số kinh nghiệm thanh – kiểm tra hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tại Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra. Một số kinh nghiệm thanh – kiểm tra hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tại Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Tiểu luận Trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra. Một số kinh nghiệm thanh – kiểm tra hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tại Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG.. 
TIỂU LUẬN 
Trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra. Một số 
kinh nghiệm thanh – kiểm tra hoạt động cung cấp và sử dụng 
dịch vụ Internet tại Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam 
Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) 
LỜI MỞ ĐẦU 
 Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm 
pháp luật là một chức năng quan trọng của Quản lý Nhà nước. Nó là một 
trong những biện pháp cơ bản để tăng cường pháp chế, góp phần giữ vững trật 
tự, kỷ cương xã hội, nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước, góp 
phần hoàn thiện cơ chế quản lý, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi 
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân, phát huy quyền làm chủ 
XHCN. 
Hoạt động thanh tra có nhiều phương thức, nhưng tiến hành một cựôc 
thanh tra là một phương thức hoạt động cơ bản của công tác thanh tra. Để 
đảm bảo cho cuộc thanh tra đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, thì việc tuân 
thủ đầy đủ trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra là một yêu cầu bắt 
buộc. 
Trong thời gian qua được học tập, nghiên cứu và rèn luyện về nghiệp vụ 
thanh tra cơ bản tại trường Cán bộ thanh tra, tôi nhận thấy đó sẽ là những kiến 
thức rất bổ ích giúp tôi trong quá trình thực tiễn, nâng cao trình độ nghiệp vụ 
của mình. Do tính đa dạng, tổng hợp của nghiệp vụ thanh tra, mặt khác do 
điều kiện có hạn trong phạm vi cho phép tôi xin trình bày một trong những 
nội dung của nghiệp vụ công tác thanh tra đó là “Trình tự các bước tiến 
hành một cuộc thanh tra. Một số kinh nghiệm thanh – kiểm tra hoạt động 
cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tại Bộ Bưu chính Viễn thông Việt 
nam” 
Do điều kiện về thời gian và trình độ có hạn, nội dung của đề tài không tránh 
khỏi nhiều hạn chế. Kính mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo. 
Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) 
PHẦN THỨ NHẤT 
TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA 
I . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA: 
Tiến hành một cuộc thanh tra là sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ 
thanh tra để nắm thông tin, thu thập tài liệu, chứng cứ. Xử lý thông tin qua 
xác minh, đối chiếu giám định, tổng hợp, phân tích, chọn lọc những thông tin 
có giá trị sử dụng, nhằm kết luận rõ ưu điểm, khuyết điểm, sai phạm trong quá 
trình quản lý, hoạt động tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức. 
Mỗi cuộc thanh tra đều gắn với nhiệm vụ, nội dung cụ thể nhưng đều 
hướng tới mục đích chung là: phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi 
phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong quản lý, chính sách, pháp luật để 
kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; 
phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lưc, hiệu quả của hoạt 
động quản lý Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ 
chức và công dân. 
Qua thanh tra, đánh gía được việc làm đúng, sai của hoạt động quản lý 
Nhà nước theo thẩm quyền. Đồng thời tìm ra đựơc nguyên nhân của những 
sai phạm; kết luận về trách nhiệm cá nhân, tập thể đối với những sai phạm đó. 
Mỗi cuộc thanh tra đều có nội dung cụ thể để xem xét đánh giá hoạt động 
quản lý Nhà nước trên phạm vi, lĩnh vực mà nhà quản lý đòi hỏi và với mỗi 
cuộc thanh tra đều có phạm vi giới hạn cụ thể về thời hạn thanh tra. 
Kết thúc một cuộc thanh tra, Đoàn thanh tra phải kết luận về quá trình 
chấp hành chính sách pháp luật của cơ quan, đơn vị và đưa ra các kiến nghị 
hoặc quyết định xử lý theo thẩm quyền, phòng ngừa xử lý các sai phạm. Yêu 
cầu kết luận thanh tra không chỉ phản ánh sự kiện mà điều quan trọng là phải 
làm rõ tính chất, mức độ, tác hại và phân tích được rõ nguyên nhân khách 
quan, chủ quan của hành vi vi phạm pháp luật, làm rõ trách nhiệm của từng 
bộ phận và cá nhân đối với những sai phạm. 
Cuộc thanh tra được thực hiện thông qua hoạt động của đoàn thanh tra. 
Theo quy định Đoàn thanh tra được thành lập bởi quyết định thanh tra và hoạt 
động theo trình tự, thủ tục nhất định. 
Các đoàn thanh tra và Thanh tra viên phải tuân theo quy định về tổ chức 
kỷ luật nghiêm minh- một yêu cầu quan trọng khi tiến hành bất kỳ một cuộc 
thanh tra nào. Quá trình thanh tra phải nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo 
cáo, thỉnh thị người ra quyết định thanh tra. Đây là nhân tố quan trọng để 
Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) 
cuộc thanh tra đạt mục đích, yêu cầu đề ra, làm cho kết luận, kiến nghị, quyết 
định của thanh tra có tính hợp lý. 
 II. ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH CUỘC THANH TRA: 
1. Phải có quyết định thanh tra của cấp có thẩm quyền: 
Quyết định thanh tra phải được thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ban 
hành, nội dung ghi trong quyết định đó không vượt quá thẩm quyền mà pháp 
luật quy định cho tổ chức thanh tra. Đúng thẩm quyền và đúng thể thức hành 
chính là hai tiêu thức về tính hợp pháp của quyết định thanh tra. 
Nội dung ghi trong quyết định thanh tra đúng thẩm quyền, không vượt 
quá thẩm quyền về: Lĩnh vực thanh tra, phạm vi thanh tra, đối tượng thanh tra 
và thời hạn tiến hành thanh tra. 
2. Phải đảm bảo các yếu tố về lực lượng, kinh phí, phương tiện vật 
chất, kỹ thuật để tiến hành thanh tra: 
Việc đảm bảo các yếu tố trên là do người ra quyết định thanh tra phê 
duyệt.Về lực lượng phải bao gồm đủ cơ cấu trưởng đoàn, đoàn viên. Mọi thành 
viên trong Đoàn thanh tra phải tuân thủ theo sự chỉ đoạ điều hành của Trưởng 
đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn về những 
chứng cứ và những công việc được phân công liên quan đến cuộc thanh tra. 
Không bố trí những người có quan hệ thân tôc, quan hệ kinh tế đối với đối 
tượng hoặc có liên quan đến nội dung cuộc thanh tra tham gia đoàn thanh tra. 
Về kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật cho cuộc thanh tra: Phải đảm 
bảo kinh phí, phương tiện đi lại, ăn ở cho các thành viên Đoàn thanh tra nhằm 
tạo điều kiện cho đoàn thanh tra có thể hoạt động một cách độc lập. 
III. CÁC NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA: 
1. Coi trọng công tác chính trị, tư tưởng nhằm thống nhất chung về mục 
đích, yêu cầu cuộc thanh tra cần đạt được trong nội bộ Đoàn thanh tra, giữa 
các thành viên Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và đạt được sự nhất trí 
của các cơ quan có liên quan đén cuộc thanh tra. 
2. Tuân thủ quy đinh của pháp luật trong quá trình thanh tra và thu thập 
chứng cứ. Chứng cứ là những tư liệu, thông tin được rút ra từ tài liệu, báo 
cáo, chứng từ, biên bản giám định, kiểm kê, lời khai báo, trả lời chất vấn hợp 
pháp, kèm theo cụ thể là phim, ảnh, băng ghi âm, ghi hình làm tài liêu bổ 
sung, tham khảo để chứng minh rõ cho kết luận thanh tra. 
3. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thanh tra. Do tính chất trung 
thực, khách quan và đặc thù của hoạt động thanh tra, cuộc thanh tra được thực 
hiện phải trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thanh tra. Đó là 
nguyên tắc rất cơ bản đòi hỏi Đoàn thanh tra phải nghiêm chỉnh chấp hành. 
4. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, hợp pháp, hợp lý. Hoạt động 
thanh tra thuộc nội dung của hoạt động quản lý Nhà nước. Kết luận, kiến nghị 
hoặc quyết định xử lý từ kết quả hoạt động thanh tra đòi hỏi mọi người có liên 
quan có nghĩa vụ và trách nhiệmthực hiện. Tác động của nó không những đối 
với đối tượng thanh tra mà còn trực tiếp hay gián tiếp đối với xã hội. Thông 
Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) 
qua thanh tra góp phần chấn chỉnh quản lý, xây dựng và hoàn thiện ơ chế 
chính sách quản lý. Vì vậy, đây là một nguyên tắc có tính tổng hợp. 
IV. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA: 
1. Đối với người ra ban hành quyết định thanh tra: 
Thủ trưởng các cơ quan thanh tra Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan 
quản lý Nhà nước là người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra. 
Để chuẩn bị cho việc ban hành quyết định thanh tra cần phải chú ý tới 
các vấn đề sau: 
- Phân tích những trọng tâm, trọng điểm trong kế hoạch phát triển kinh 
tế xã hội thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị mình; đánh gía chính xác 
thực trạng diễn biến tình hình thực tiễn để xác định những nội dung, địa bàn 
còn nhiều vướng mắc tồn tại cần thanh tra để phòng ngừa vi phạm, chấn chỉnh 
xử lý hoặc bổ sung, sửa đổi chính sách, cơ chế quản lý. 
- Thu thập và phân tích đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, những 
phản ánh của công luận, báo chí đã nêu, nhất là các vụ việc tiêu cực, tham 
nhũng, buôn lậu, cố ý làm trái chính sách, cơ chế quản lý để quyết định đúng 
đắn những việc thanh tra cần làm rõ. 
- Chấp hành các chỉ thị của cấp trên giao cho mình, phải tiến hành 
những cuộc thanh tra để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quản 
lý. Trong khi chấp hành phải biết chọn lọc tìm ra những vấn đề bức xúc cần 
giải quyết trong khả năng thẩm quyền, cần thực hiện một cách có hiệu quả 
nhất. Các vấn đề thuộc thẩm quyền cấp dưới thì giao cho cấp dưới tiến hành, 
những vụ việc không đúng thẩm quyền thì báo cáo lại với cấp trên xem xét, 
điều chỉnh lại cho phù hợp, nhằm thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của 
thanh tra trong công tác quản lý. 
- Khi cần thiết phải khảo sát ban đầu để có căn cứ thực tế trước khi ban 
hành quyết định thanh tra. 
Chỉ đạo Đoàn thanh tra, thanh tra viên tiến hành cuộc thanh tra: 
- Người ban hành quyết định thanh tra phải cử chọn thanh tra viên, 
thành lập Đoàn thanh tra có chất lượng. Trong đó việc chọn cử Trưởng đoàn 
là quan trọng vì đó là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành cuộc thanh tra và trực 
tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về cuộc thanh tra. 
- Người ban hành quyết định thanh tra chỉ đạo đoàn thanh tra xây dựng 
kế hoạch tiến hành thanh tra và phê duyệt nó; chỉ đạo tổ chức thanh tra tạo 
điều kiện kinh phí, phương tiện vật chất cho Đoàn thanh tra hoạt động. 
- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của Đoàn thanh tra; giúp cho 
Đoàn thanh tra khắc phục kịp thời những thiêú sót, tháo gỡ những vướng mắc, 
đảm bảo cho cuộc thanh tra đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Dự thảo kết 
luận của Đoàn thanh tra phải được thông qua người ban hành quyết định 
thanh tra trước khi công bố chính thức. 
2. Trình tự tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra: 
Các bước trong trình tự thanh tra có liên quan mật thiết với nhau. Bước 
trước tạo tiền đề để tiến hành bước sau, bước sau nhằm tiếp tục và hoàn thiện 
Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) 
bước trước, đảm bảo cho cuộc thanh tra đạt yêu cầu. Tiến hành cuộc thanh tra 
gồm 3 bước sau: 
Bước 1: Chuẩn bị thanh tra: 
Chuẩn bị thanh tra được tính từ khi có quyết định thanh tra cho đến khi 
Đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra tại cơ quan đối tượng thanh tra 
(có thể bao gồm cả việc khảo sát ban đầu khi chưa thành lập Đoàn thanh tra). 
Để làm tốt công tác chuẩn bị cần lưu ý các vấn đề sau: 
- Tiếp tục tìm hiểu để nắm tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra. 
Phải hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra nghiên cứu các chính 
sách, cơ chế liên quan lĩnh vực mà thanh tra hướng đến. 
- Thống nhất, quán triệt nội dung, quyết định, kế hoạch, phương pháp 
tiến hành cuộc thanh tr ...  đúng theo cơ chế giá cước đã báo cáo Bộ BCVT hoặc áp 
dụng giá cước không báo cáo Bộ BCVT. Áp dụng chế độ khuyến mãi giá cước 
thấp hơn quy định của pháp luật (thấp hơn 30% giá cước bình thường). 
c) Không xây dựng quy chế quản lý đại lý, hợp đồng mẫu, căn cứ pháp lý 
trong hợp đồng mẫu không phù hợp, không đúng theo các văn bản quy phạm 
pháp luật hiện hành là không đúng theo tinh thần chỉ thị số 07/2004/CT-
BBCVT. 
d) Giải quyết các vụ khiếu nại của khách hàng không đúng thủ tục, 
trình tự và thời gian giải quyết. 
*Hành vi vi phạm của đại lý 
1. Không niêm yết nội quy truy nhập Internet công cộng mà các ISP đã 
phát là không đúng theo quy định tại Chỉ thị số 07/2004/CT-BBCVT về việc 
tăng cường công tác quản lý đại lý Internet công cộng; 
2. Không có đăng ký kinh doanh; 
3. Không ký kết hợp đồng đại lý nhưng vẫn cung cấp dịch vụ ra công 
cộng vi phạm điểm d khoản 3 Điều 41 Nghị định 55/2001/NĐ-CP 
4. Không niêm yết giá dịch vụ, giờ mở cửa; 
5. Không có sổ lưu giữ thông tin khách hàng vi phạm quyết định số 
71/2004/QĐ-BCA của Bộ Công an; 
6. Thời gian lưu giữ dấu ấn các website truy nhập không đủ 30 ngày – 
không đúng theo quyết định số 71/2004/QĐ-BCA của Bộ Công an; 
7. Để cho khách hàng truy nhập các trang web đen; 
8. Không có bảng đại lý; 
*Các hành vi vi phạm của cá nhân: 
1. Các cá nhân lợi dụng môi trường Internet để tham gia các diễn đàn 
(forum) tin học trên mạng, qua đó lấy các tài khoản (account) và mật khẩu 
(password) được cung cấp tự do trên các diễn đàn về sử dụng. 
2. Các cá nhân giả danh nhà cung cấp dịch vụ gửi các thư điện tử (có 
đính kèm virus ăn cắp mật khẩu) cảnh báo việc đánh cắp mật khẩu hoặc 
hướng dẫn sử dụng các dịch vụ. nhằm mục đích đánh lừa người sử dụng. 
Khi người sử dụng mở thư điện tử (e-mail), lập tức các virus đính kèm sẽ tự 
động kích hoạt và chạy thường trú trên máy tính. Khi người sử dụng dùng tài 
khoản và mật khẩu của mình để kết nối Internet, nếu bật tính năng lưu mật 
khẩu tự động trên máy tính thì lập tức virus sẽ đánh cắp mật khẩu đó và gửi 
về theo địa chỉ được chỉ rõ ở trong mail có đính kèm virus. Những mật khẩu 
bị đánh cắp này thường được phát tán cho nhiều người sử dụng nhằm mục 
đích khó phát hiện. 
3. Sử dụng các thiết bị điện tử, viễn thông đấu nối các thuê bao điện 
thoại (cố định và di động) với Internet để chuyển cuộc gọi trái phép từ nước 
ngoài về Việt Nam. 
Ngày 24/5/2005, tại thành phố Hải Phòng, Cơ quan Công an và Bưu 
điện Hải Phòng đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện hợp đồng cung cấp và sử 
Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) 
dụng điện thoại - Internet đối với các chủ thuê bao sau: Ngô Văn Thông, 
Hoàng Ngọc Long, Hoàng Văn Thịnh, Nguyễn Thanh Hùng, Ngô Thị Hương 
Giang đều có địa chỉ tại phường Trại Cau, Quận Lê Chân và Ngô Văn Hiệp 
có địa chỉ tại phường Lạch Tray, Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. 
Qua kiểm tra phát hiện bọn chúng vi phạm hợp đồng đã ký kết với Bưu điện 
Hải Phòng và các quy định hiện hành của Nhà nước. Cụ thể, bọn chúng đã lắp 
đặt các thiết bị VoIP Gateway để kết nối đường MegaVNN với các đường 
điện thoại cố định và di động nhằm chuyển tải trái phép lưu lượng viễn thông 
trong nước và quốc tế thông qua môi trường Internet. Hiện tại, cơ quan Công 
an đang tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý. 
V. BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM 
PHỔ BIẾN 
1. Hành vi sử dụng mật khẩu, khóa mật mã, thông tin riêng của người 
khác để truy cập, sử dụng Internet trái phép bị xử phạt từ 200.000 đến 
1.000.000 đồng theo Điểm a Khoản 2 Điều 41 Nghị định 55. 
2. Hành vi đánh cắp mật khẩu, khóa mật mã thông tin riêng của tổ 
chức, cá nhân và phổ biến cho người khác sử dụng sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu 
đồng đến 20 triệu đồng theo điểm I Khoản 5 Điều 41. Tùy theo từng trường 
hợp, thái độ, mức độ mà áp dụng xử phạt như sau: 
Nếu cá nhân sử dụng mật khẩu của người khác để truy nhập trái phép, 
đánh cắp thông tin thì sẽ bị xử phạt tối thiểu là 10 triệu đồng, nếu tính chất, 
mức độ vi phạm nặng hơn sẽ bị phạt tối đa là 20 triệu đồng. Đồng thời phải 
bồi thường thiệt hại cho người bị đánh cắp mật khẩu do hành vi vi phạm này 
gây ra theo quy định của pháp luật. 
Nếu hành vi đánh cắp có tổ chức, cung cấp cho nhiều người sử dụng 
hoặc lợi dụng mật khẩu để truy nhập đưa vào mạng những thông tin trái pháp 
luật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc phát tán Virus làm rối loại hoặc phá hủy 
hệ thống dữ liệu mà đã bị xử phạt hành chính sau đó vẫn vi phạm thì sẽ bị 
truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 226 Bộ Luật hình sự. 
Thanh tra Bộ Bưu chính viễn thông đã kiểm tra và xử lý một số trường 
hợp sau: 
1. Phan Quang Trung – 31 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Q1, TP Hồ 
Chí Minh - xử phạt 5 triệu đồng về hành vi “dùng thiết bị viễn thông, điện tử, 
tin học thâm nhập trái phép vào mạng lưới VT công cộng, mạng dùng riêng” 
ngoài ra còn bị xử phạt bổ sung bồi thường thiệt hại là 1.038.084 đồng. 
2. Nguyễn Đắc Thuận – 14/10 C Lý Tự Trọng, Q1, TP Hồ Chí Minh bị 
xử phạt 5 triệu đồng về hành vi như trên, phạt bổ sung bồi thường thiệt hại 
2.501.929 đồng. 
3. Nguyễn Trung Hiếu - 27/6S Hậu Giang - Phường 4 - Quận Tân Bình 
– TP HCM phạt 5.977.726 đồng, tịch thu 01 máy tính. 
4. Lê Huỳnh Ngọc Phan – 75/11 Nguyễn Văn Cừ, P1, Q5 TP Hồ Chí 
Minh bị phạt 7,5 triệu đồng, phạt bổ sung, tịch thu 1 máy vi tính, truy thu 
2.961.561 đồng. 
Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) 
*Một số thủ đoạn mà tin tặc hay sử dụng: 
1. Tấn công từ chối dịch vụ (DDOS – Distributed Dinial of Service): 
Hacker sẽ dùng máy tính có tốc độ lớn gửi một số lượng lớn các gói tin có 
kích thước lớn, gửi thông tin yêu cầu truy nhập tới hệ thống một cách dồn dập 
khiến cho hệ thống không đáp ứng được yêu cầu dẫn tới việc bị nghẽn cục bộ, 
những người sử dụng có yêu cầu kết nối thật sự sẽ không kết nối được. 
2. Xây dựng các website giả: Khách hàng không biết khi truy nhập vào 
các trang web này sẽ vô tình cung cấp mật khẩu cho tin tặc. 
3. Gửi thư cho khách hàng có gắn các virus khi khách hàng vô tình kích 
hoạt vào các hộp thư này, virus sẽ lây nhiễm vào máy tính; 
4. Viết các virus do thám tung lên môi trường mạng, các virus này sẽ tự 
động tìm kiếm thông tin của người dùng, đồng thời chúng tự nhân bản và 
truyền sang các máy tính khác trộm cắp thông tin và gửi trở lại cho người 
phát tán. 
5. Gửi các thư rác lừa gạt người sử dụng, trước đây là nhằm mục đích 
khiêu dâm, tuy nhiên hiện nay thư rác đã nhằm việc trộm cắp số tài khoản cá 
nhân tại ngân hàng. 
Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) 
PHẦN THỨ BA 
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 
I.KẾT LUẬN: 
Tiến hành cuộc thanh tra là sử dụng các biện pháp nghiệp vụ thanh tra. 
Đòi hỏi vừ a phải tinh thông nghiệp vụ, có phương pháp khoa học, vừa phải tỷ 
mỉ, chi tiết chặt chẽ. Các thành viên trong Đoàn thanh tra phải có lập trường 
quan điểm rõ ràng, kiên quyết. Khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ chặt chẽ 
các nguyên tắc và các yêu cầu bắt buộc trong trình tự tiến hành một cuộc 
thanh tra. 
Sau khi có pháp lệnh Thanh tra và sau đó là Luật thanh tra 2004 ra đời, 
ngành thanh tra đã có nhiều chuyển biến trong nhiều mặt, cá tổ chức thanh tra 
đã thu được rất nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên nhiều vấn đề mới đang 
đặt ra, nhiều vấn đề phù hợp với những năm trước hiện nay không còn thích 
hợp nữa. Do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu, mạnh dạn đổi mới nhằm tăng 
cường hiệu lực thanh tra, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà 
nước. 
II. KIẾN NGHỊ 
Hiện nay tổ chức thanh tra chuyên ngành hoạt động theo hình thức 
song trùng lãnh đạo, thanh tra chuyên ngành vừa thực hiện hướng dẫn về 
công tác, nghiệp vụ của thanh tra tỉnh vừa chịu sự chỉ đạo toàn diện của thủ 
trưởng cơ quan và giúp thủ trưởng cơ quan thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành 
chính trong phạm vị quyền hạn nhiệm vụ của thủ trưởng cơ quan và thanh tra 
chuyên ngành do thủ trưởng cơ quan chuyên ngành bổ nhiệm miễn nhiệm ( 
theo luật thanh tra 2004). Do đó thanh tra ngành và thanh tra nhà nước cũng 
có những độc lập ương đối, đôi khi chưa ăn khớp về công tác tổ chức cán bộ 
và điều hành. Cũng cần được làm rõ để nâng cao tính độc lập trong hoạt động 
của các tổ chức thanh tra. 
Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) 
Nhà nước cần nghiên cứu để có chế độ chính sách phù hợp với đặc thù 
của công tác thanh tra nhằm khuyến khích động viên đội ngũ làm công tác 
thanh tra yên tâm vững vàng, yêu thích nghề nghiệp, nhiệt tình hăng say và có 
Thanh tra chính phủ cũng cần phải có phương án đào tạo bồi dưỡng kịp 
thời cho đội ngũ cán bộ công chức thanh tra để đáp ứng với các tiêu chuẩn 
của Quy chế thanh tra đề ra. 
Tăng cường trang bị đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, đảm 
bảo đáp ứng yêu cầu thu thập, xử lý thông tin nhanh, kịp thời và chính xác 
giúp cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp ngành có 
hiệu lực hiệu quả. 
Hoàn thiện hệ thống pháp luật và quy định những chế tài cần thiết cho 
việc sử dụng các quyền trong thanh tra. 
Qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản về Thanh tra, đã giúp tôi nắm bắt 
được những vấn đề cơ bản nhất về công tác Thanh tra. Thời gian học tập tuy 
ngắn nhưng đã được lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi; cũng 
như sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, những kiến thức tôi ghi nhận 
được trong khoá học rất thiết thực cho công tác nghiệp vụ thanh tra mà tôi đã 
và đang lựa chọn. 
Qua cuốn tiểu luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những 
người thầy đã hướng dẫn cho tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận; đồng thời giúp 
tôi hiểu biết nhiều kiến thức mới công tác thanh tra. Do thời gian và kiến 
tthức còn hạn chế nên tiểu luận không tránh khỏi nhiều hạn chế; Kính mong 
các thầy cô thông cảm và chỉ bảo giúp đỡ thêm. 
Xin kính chúc nhà trường đào tạo được nhiều lớp nghiệp vu đạt chất 
lượng ngày càng cao, kính chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ thành công. 
Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật Thanh tra 2004, Luật khiếu nại-tố cáo 
2. Nghiệp vụ công tác thanh tra( chương trình cơ bản) (Trường Cán bộ thanh 
tra- Nhà xuất bản Thống kê-2005) 
3. Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước (Nhà xuất bản Thống kế-2005) 
4. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 15 của Bộ chính trị về phương hướng, 
nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà nội trong thời kỳ 2001-2010. 
5. Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị nhằm đẩy mạnh ứng 
dụng và phát triển CNTT. 
6. Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý, cung cấp và sử 
dụng dịch vụ truy nhập, kết nối và dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu 
chính viễn thông. 
7. Thông tư 04, 05/2001/TT-TCBĐ hướng dẫn thi hành Nghị định 55/2001-CP. 
Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) 
MỤC LỤC 
Lời mở đầu 1 
Phần thứ nhất: Trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra 2-11 
Phần thứ hai: Một số kinh nghiệm khi tiến hành thanh kiểm tra cung 
cấp và sử dụng dịch vụ Internet của Bộ Bưu chính Viễn thông Việt 
nam 
12-20 
Phần thứ ba: Kết luận- Kiến nghị 21-22 
Tài liệu tham khảo 23 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_trinh_tu_cac_buoc_tien_hanh_mot_cuoc_thanh_tra_mot.pdf