Luận án Nghiên cứu lực ngắn mạch tổng hợp có tính đến ảnh hưởng phân bố nhiệt trong máy biến áp khô có lõi thép vô định hình

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh mở cửa đất nước, hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam có sự

phát triển vượt bậc, tạo ra các áp lực to lớn cho hệ thống cơ sở hạ tầng: các khu dân

cư lớn, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp. Song song với sự phát triển kinh

tế xã hội, năng lượng nói chung và điện năng nói riêng cũng chịu những áp lực to lớn.

Nhu cầu điện năng không chỉ dừng lại về việc đáp ứng công suất mà còn phải đảm

bảo các yếu tố về chất lượng. Điều đó dẫn đến những yêu cầu ngày càng cao về độ

an toàn, hiệu suất cũng như độ thân thiện với môi trường của các thiết bị điện nhằm

phục vụ cho việc cung cấp năng lượng trong thế kỷ 21.

Việc truyền tải năng lượng truyền thống được thực hiện chủ yếu bởi các máy

biến áp (MBA) dầu. Dầu khoáng, ngoài việc là chất cách điện và môi chất làm mát

tuyệt với, nó còn có khả năng gây cháy và khả năng nổ rất cao khi tiếp xúc với ngọn

lửa. Do vậy, rất cần thiết phải có một hình thức truyền tải an toàn hơn khi dân cư phải

sinh sống ở trong phạm vi rất gần những MBA như vậy.

MBA khô cấp F, H đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi cho việc phân phối

năng lượng, thay thế cho các MBA dầu. Các máy điện này có thể vận hành trong

trạng thái môi trường và khí hậu khắc nghiệt, chịu đựng được lửa, vận hành êm ái,

kết cấu chắc chắn với khối lượng nhỏ giúp tối thiểu hoá sử dụng không gian, mang

lại hiệu suất sử dụng cao.

Một trong những sự cố nghiêm trọng đối với hệ thống điện cũng như các MBA

đó là sự cố ngắn mạch. Điều này có thể dẫn tới quá trình phá hỏng MBA dưới tác

dụng của lực điện từ, lực nhiệt động bên trong MBA. Khi đó hậu quả của việc hư hại

này sẽ dẫn đến những tổn thất đáng kể về kinh tế, kỹ thuật.

Do vậy một bài toán phức tạp được đặt ra là làm sao để có thể bảo vệ MBA khi

sự cố ngắn mạch xảy ra, trong thời gian mà các thiết bị đóng cắt chưa hoạt động.

Trong lịch sử phát triển MBA, nghiên cứu về ảnh hưởng của lực ngắn mạch luôn

được chú trọng và là chủ đề nghiên cứu chuyên sâu của nhiều nhà khoa học trên thế

giới. Tuy nhiên việc nghiên cứu vấn đề này gặp không ít khó khăn về cả lý thuyết

cũng như thực nghiệm. Khi các quá trình biến đổi về điện từ - cơ - nhiệt khi MBA

hoạt động khá phức tạp, đồng thời các thí nghiệm, thử nghiệm ngắn mạch là rất tốn

kém và khó thực hiện.

Do đó, việc nghiên cứu các phương pháp tính toán hiện đại ứng dụng trong mô

phỏng trường điện từ, cơ khí, nhiệt các hệ thống thiết bị điện có kích thước lớn, và

cấu trúc phức tạp như MBA và các thiết bị điện khác là rất cần thiết. Với sự phát triển

của khoa học-kỹ thuật máy tính, việc sử dụng các phần mềm mô phỏng số luôn được

ưu tiên vì lý do tiết kiệm chi phí so với việc tạo ra thiết bị mẫu thực vì khi sử dụng

mô phỏng số, chúng ta có thể dễ dàng thay đổi các tham số, tạo ra nhiều mô hình ảo

đáp ứng yêu cầu thiết kế mà không tốn thêm chi phí nào. Điều này tạo tiền đề cho2

việc thiết kế và tối ưu hóa MBA cũng như những thiết bị điện khác. Kết quả của việc

nghiên cứu này cũng phục vụ cho việc theo dõi, xử lý sự cố, duy trì bảo dưỡng thiết

bị.

Có hai loại tổn hao điện năng tồn tại trong MBA khi vận hành trong hệ thống

điện: Tổn hao có tải (tổn hao đồng) thay đổi theo mức tải của MBA và tổn hao không

tải (tổn hao sắt từ) sinh ra trong lõi từ và xảy ra suốt cuộc đời vận hành của MBA,

không phụ thuộc vào tải. Theo tính toán, tổn thất MBA chiếm 2-3% tổng sản lượng

điện năng trên toàn thế giới, bao gồm khoảng 30% tổn thất có tải và 70% tổn thất

không tải. Hiện nay trên thế giới, theo xu thế tiết kiệm năng lượng, người ta đang dần

chuyển sang sử dụng những MBA phân phối hiệu suất cao giúp đáp ứng các tiêu chí

về mặt kỹ thuật nhưng cũng mang lại lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường [1], [2].

MBA lõi thép vô định hình (VĐH) ngày càng được sử dụng rộng rãi do nó làm

giảm tổn thất hệ thống điện thông qua việc giảm tổn hao không tải của MBA. Các tài

liệu [2], [3], [4], đã đề cập đến vấn đề kinh tế khi sử dụng MBAVĐH và đưa ra so

sánh chi phí do tổn thất giữa hai loại MBA lõi thép silic thông thường và lõi VĐH,

từ đó khẳng định sử dụng MBAVĐH giảm tổn hao không tải từ 60-70% và sẽ mang

lại hiệu quả kinh tế cao.

MBAVĐH có cấu trúc lõi thép đặc biệt và kéo theo cấu trúc cuộn dây là hình

chữ nhật nên phân bố điện trường, từ trường tản và phân bố lực tác dụng lên cuộn

dây cũng không đối xứng trên cùng một vòng dây. Đặc biệt hơn là lúc xảy ra ngắn

mạch thì lực ngắn mạch sẽ rất lớn, gây nguy hiểm đối với cuộn dây [5], [6], [7], [8].

Nghiên cứu lực ngắn mạch tổng hợp tác động lên dây quấn MBA bao gồm lực

điện từ ngắn mạch và lực cơ học sinh ra do tác động phân bố nhiệt trong lớp cách

điện epoxy (gọi là lực nhiệt động hay ứng suất nhiệt). Đặc biệt, thay đổi nhiệt độ sau

ngắn mạch làm các thông số α, , Cp của epoxy thay đổi, ảnh hưởng đến khả năng

truyền dẫn nhiệt, phân bố nhiệt cũng như làm thay đổi lực nhiệt động. Những vấn đề

trên chưa được nghiên cứu và phân tích đánh giá cụ thể.

Lực điện từ tác dụng lên dây quấn của MBA được sinh ra là do sự tương tác

giữa dòng điện và từ trường tản trong vùng dây quấn. Khi MBA hoạt động trong điều

kiện bình thường, tác dụng của lực điện từ lên các dây quấn là khá nhỏ do giá trị từ

trường tản và dòng điện tương đối nhỏ. Nhưng khi MBA bị ngắn mạch sự cố (tức là

MBA đang làm việc với điện áp sơ cấp định mức Uđm, phía đầu cực thứ cấp xảy ra

ngắn mạch), lúc này toàn bộ điện áp định mức đặt lên tổng trở ngắn mạch rất nhỏ của

MBA nên dòng điện ngắn mạch quá độ sẽ rất lớn. Trong các trường hợp ngắn mạch

thì trường hợp ngắn mạch 3 pha đối xứng thường có trị số dòng điện ngắn mạch lớn

hơn trường hợp ngắn mạch không đối xứng. Do vậy, lực điện từ sinh ra là rất lớn, nó

làm uốn cong, xê dịch hoặc phá hủy dây quấn MBA, thậm chí làm nổ MBA [9], [10],

[11].

pdf 162 trang chauphong 16/08/2022 11120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu lực ngắn mạch tổng hợp có tính đến ảnh hưởng phân bố nhiệt trong máy biến áp khô có lõi thép vô định hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu lực ngắn mạch tổng hợp có tính đến ảnh hưởng phân bố nhiệt trong máy biến áp khô có lõi thép vô định hình

Luận án Nghiên cứu lực ngắn mạch tổng hợp có tính đến ảnh hưởng phân bố nhiệt trong máy biến áp khô có lõi thép vô định hình
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
PHẠM HỒNG HẢI 
NGHIÊN CỨU LỰC NGẮN MẠCH TỔNG HỢP CÓ TÍNH ĐẾN 
 ẢNH HƯỞNG PHÂN BỐ NHIỆT TRONG MÁY BIẾN ÁP KHÔ 
CÓ LÕI THÉP VÔ ĐỊNH HÌNH 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN 
Hà Nội – 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
PHẠM HỒNG HẢI 
NGHIÊN CỨU LỰC NGẮN MẠCH TỔNG HỢP CÓ TÍNH ĐẾN 
ẢNH HƯỞNG PHÂN BỐ NHIỆT TRONG MÁY BIẾN ÁP KHÔ 
CÓ LÕI THÉP VÔ ĐỊNH HÌNH 
Ngành: Kỹ thuật điện 
Mã số: 9520201 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. PGS. TS. LÊ ĐỨC TÙNG 
2. PGS. TS. PHẠM VĂN BÌNH 
Hà Nội – 2021
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan rằng các kết quả khoa học được trình bày trong luận án này là thành 
quả nghiên cứu của bản thân tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh và chưa từng 
xuất hiện trong công bố của các tác giả khác. Các kết quả đạt được là chính xác và trung 
thực. 
 XÁC NHẬN CỦA TẬP THỂ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
 Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2021
GV. HƯỚNG DẪN 1 
PGS. TS Lê Đức Tùng 
GV. HƯỚNG DẪN 2 
PGS. TS. Phạm Văn Bình 
TÁC GIẢ LUẬN ÁN 
Phạm Hồng Hải 
LỜI CẢM ƠN 
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng đến hai thầy hướng dẫn 
khoa học trực tiếp, PGS. TS. Lê Đức Tùng và PGS. TS. Phạm Văn Bình đã trực tiếp 
hướng dẫn, định hướng khoa học trong quá trình nghiên cứu. Hai thầy đã dành nhiều thời 
gian và tâm huyết, hỗ trợ về mọi mặt để tác giả hoàn thành luận án. Bên cạnh đó, tôi cũng 
xin được cảm ơn thầy PGS. TS. Đặng Quốc Vương cũng đã luôn đồng hành, hỗ trợ và 
chia sẻ với tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. 
Tác giả trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo nhà máy sản xuất máy biến áp SANAKY – 
khu công nghiệp Quất Động, Thường Tín Hà Nội đã tạo điều kiện cho tác giả lấy mẫu 
epoxy, đo đạc thực nghiệm MBA khô 320kVA 22/0,4kV tại nhà máy. Tác giả xin trân 
trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng, Giám Đốc Công ty cổ phần Advantech, đã tạo 
điều kiện thuận lợi cho phép tác giả sử dụng chương trình phần mềm Ansys được hỗ trợ 
bản quyền, tại phòng nghiên cứu của công ty để thực hiện bài toán mô phỏng máy biến 
áp. Tác giả cũng xin trân trọng TS. Lê Kiều Hiệp – Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt 
Lạnh – Đại học Bách Khoa Hà Nội đã phối hợp cùng tác giả nghiên cứu, chế tạo thành 
công thiết bị đo QTT01 phục vụ cho quá trình thực nghiệm của luận án. 
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Phòng 
đào tạo, Viện Điện, Bộ môn Thiết bị Điện - Điện tử và Trung tâm đào tạo thực hành kỹ 
thuật điện đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình 
học tập và nghiên cứu. Chân thành cảm ơn các thầy, cô và cán bộ Bộ môn Thiết bị điện - 
Điện tử, đã hỗ trợ tận tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án. 
Cuối cùng, tôi thực sự cảm động và từ đáy lòng mình xin bày tỏ lòng biết ơn đến 
các bậc sinh thành và người vợ yêu quý cùng hai con trai thân yêu đã luôn ở bên tác giả 
những lúc khó khăn nhất, những lúc mệt mỏi nhất, để động viên, để hỗ trợ về tài chính và 
tinh thần, giúp tác giả có thể đứng vững trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bản 
luận án này. 
Tác giả luận án 
 Phạm Hồng Hải 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... iii 
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv 
MỤC LỤC ........................................................................................................................ v 
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ........................................................ix 
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU ....................................................................................... xii 
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ..................................................................... xiii 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... xvii 
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1 
2. Mục tiêu, đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu ....................................... 3 
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................... 4 
4. Các đóng góp mới của luận án .................................................................................. 5 
5. Cấu trúc nội dung của luận án ................................................................................... 5 
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................................ 8 
1.1 Giới thiệu chung .................................................................................................... 8 
1.2 Mô phỏng số các thiết bị điện – điện tử ................................................................ 8 
1.3 MBA trong hệ thống điện .................................................................................... 10 
1.3.1 MBA khô .............................................................................................. 11 
1.3.2 MBA có lõi thép VĐH.......................................................................... 14 
1.4 Tổng quan nghiên cứu MBA khô có cuộn dây đúc trong epoxy và lõi thép VĐH 
trên thế giới ...................................................................................................................... 18 
1.4.1 Nghiên cứu về lực điện từ tác dụng lên dây quấn MBA trên thế giới .. 18 
1.4.2 Nghiên cứu về phân bố nhiệt ở MBA khô trên thế giới ....................... 20 
1.5 Những nghiên cứu ở trong nước về MBA lõi thép VĐH .................................... 23 
1.6 Những nghiên cứu về thông số nhiệt của vật liệu epoxy ..................................... 24 
1.7 Những vấn đề còn tồn tại ..................................................................................... 28 
1.8 Đề xuất hướng nghiên cứu ................................................................................... 28 
1.9 Kết luận chương 1 ................................................................................................ 29 
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TOÁN TÍNH LỰC NGẮN MẠCH TỔNG 
HỢP TÁC DỤNG VÀO DÂY QUẤN MÁY BIẾN ÁP .............................................. 30 
2.1 Giới thiệu ............................................................................................................. 30 
2.2 Hệ phương trình Maxwell và bài toán điện từ ..................................................... 30 
2.2.1 Các đặc tính vật liệu ............................................................................. 31 
2.2.2 Điều kiện bờ tổng quát ......................................................................... 32 
2.2.3 Điều kiện biên tổng quát ....................................................................... 34 
2.2.4 Mô hình bài toán từ động ..................................................................... 34 
2.2.5 Mô hình bài toán từ tĩnh ....................................................................... 35 
2.3 Mô hình bài toán điện từ bằng phương pháp tích phân số .................................. 35 
2.4 Nghiên cứu mô hình toán tính ứng suất lực điện từ dây quấn theo từ thế vectơ A
 41 
2.4.1 Điều kiện biên: ...................................................................................... 42 
2.4.2 Tính hằng số tích phân Aj,k ................................................................... 43 
2.4.3 Phương trình ứng suất lực trên dây quấn viết theo từ thế vectơ A(x,y)
 45 
2.5 Bài toán áp dụng MBA 320kVA 22/0,4kV ......................................................... 45 
2.5.1 Tính dòng ngắn mạch trên các cuộn dây .............................................. 46 
2.5.2 Kết quả về ứng suất lực điện từ trên cuộn CA và HA khi MBA ngắn 
mạch 48 
2.6 Nghiên cứu mô hình giải tích tính ứng suất nhiệt trên dây quấn MBA khô khi ngắn 
mạch 53 
2.6.1 Mô hình MBA 320 kVA 22/0,4kV ....................................................... 53 
2.6.2 Tính ứng lực vào dây quấn khi có chênh lệch nhiệt độ giữa dây quấn và 
epoxy 54 
2.6.3 Tổng ứng suất vùng biên ...................................................................... 58 
2.7 Kết luận chương 2 ................................................................................................ 60 
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN PHÂN BỐ NHIỆT MBA KHÔ 
VỚI CÁC ĐẶC TÍNH NHIỆT VẬT LIỆU EPOXY THAY ĐỔI THEO NHIỆT ĐỘ
 ......................................................................................................................................... 61 
3.1 Giới thiệu ............................................................................................................. 61 
3.2 Nghiên cứu mô hình tính toán phân bố nhiệt MBA khô ..................................... 61 
3.2.1 Nguồn nhiệt trong MBA ....................................................................... 61 
3.2.2 Dẫn nhiệt ............................................................................................... 63 
3.2.3 Trao đổi nhiệt đối lưu ........................................................................... 69 
3.2.4 Trao đổi nhiệt bức xạ ............................................................................ 71 
3.2.5 Mô hình toán quá trình truyền nhiệt MBA khô .................................... 72 
3.3 Nghiên cứu phương pháp mạch nhiệt thay thế tương đương MBA khô và áp dụng 
tính toán cho một bài toán cụ thể ..................................................................................... 74 
3.3.1 Thiết lập mạch nhiệt thay thế tương đương MBA ............................... 74 
3.3.2 Mạch nhiệt thay thế tương đương MBA khô 320kVA 22/0,4kV ......... 77 
3.4 Đặc tính nhiệt vật liệu epoxy ............................................................................... 87 
3.4.1 Cấu tạo và tính chất lí hóa vật liệu epoxy ............................................ 87 
3.4.2 Hệ số dẫn nhiệt ..................................................................................... 90 
3.4.3 Hệ số khuếch tán nhiệt và nhiệt dung riêng ......................................... 93 
3.5 Thực nghiệm xác định hệ số dẫn nhiệt vật liệu epoxy ........................................ 94 
3.5.1 Nguyên vật liệu sử dụng trong thực nghiệm ........................................ 94 
3.5.2 Cấu tạo thiết bị đo QTT01 đo hệ số dẫn nhiệt ...................................... 95 
3.5.3 Quy trình thí nghiệm và kết quả ......................................................... 100 
3.6 Kết luận chương 3 .............................................................................................. 106 
CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN PHÂN BỐ NHIỆT VÀ LỰC NGẮN MẠCH TỔNG HỢP 
M ... odel for Soft Ferromagnetic and Power Ferrite Materials in 
Transient Finite Element Analysis,” IEEE Trans. Magn., vol. 40, no. 2, pp. 
1318–1321. 
[32] B. Tomczuk and D. Koteras (2008), “Influence of the air gap between coils on 
the magnetic field in the transformer with amorphous modular core,” vol. 28, 
no. 62, pp. 1–5. 
[33] M. Xiao and B. X. Du (2016), “Effects of high thermal conductivity on 
temperature rise of epoxy cast winding for power transformer,” IEEE Trans. 
Dielectr. Electr. Insul., vol. 23, no. 4, pp. 2413–2420. 
[34] M. Eslamian, B. Vahidi, and A. Eslamian (2011), “Thermal analysis of cast-
resin dry-type transformers,” Energy Convers. Manag., vol. 52, no. 7, pp. 
2479–2488. 
[35] E. Rahimpour and D. Azizian (2007), “Analysis of temperature distribution in 
cast-resin dry-type transformers,” Electr. Eng., vol. 89, no. 4, pp. 301–309. 
[36] W. Satterlee (1944), “Design and Operating Characteristics of Modern Dry-
Type Air-Cooled Transformers,” Trans. Am. Inst. Electr. , vol. 63, pp. 701–
704. 
[37] L. C. Whitman (1956), “Co-ordination Models Transformer witk Geometry,” 
Trans. Am. Inst. Electr. Eng. Part III Power Appar. Syst., vol. 75, no. 3, p. 
Papers (12). 
[38] L. W. Pierce (1994), “Predicting hottest spot temperatures in ventilated dry 
type transformer windings,” IEEE Trans. Power Deliv., vol. 9, no. 2, pp. 1160–
1172. 
[39] L. W. Pierce (1992), “An investigation of the temperature distribution in cast-
resin transformer windings,” IEEE Trans. Power Deliv., vol. 7, no. 2, pp. 920–
926. 
[40] Z. Dianchun and Y. Jiaxiang (2000), “Thermal Field and Hottest Spotaf the 
Ventilated Dry-type Transformer,” IEEE Conf. Publ., vol. 1, pp. 141–143. 
[41] H. Ahn, Y. Oh, J. Kim, J. Song, and S. Hahn (2012), “Experimental Veri fi 
cation and Finite Element Analysis of Short-Circuit Electromagnetic Force for 
Dry-Type Transformer,” IEEE Trans. Magn., vol. 48, no. 2, pp. 819–822. 
[42] W. Ning and X. Ding (2012), “Three-Dimensional Finite Element Analysis on 
Fluid Thermal Field of Dry-Type Transformer,” Instrumentation, Meas. 
Comput. Commun. Control (IMCCC), 2012 Second Int. Conf., pp. 516–519. 
[43] M. A. Arjona, R. B. B. Ovando-Martínez, and C. Hernandez (2012), “Thermal–
fluid transient two-dimensional characteristic-based-split finite-element model 
of a distribution transformer,” IET Electr. Power Appl., vol. 6, no. 5, p. 260. 
[44] M. A. Arjona, C. Hernandez, and E. Melgoza (2014), “Thermal Analysis of a 
Dry-Type Distribution Power Transformer Using FEA,” IEEE Conf. Publ., pp. 
2270–2274. 
[45] A. Boglietti, A. Cavagnino, D. Staton, M. Shanel, M. Mueller, and C. Mejuto 
(2009), “Evolution and modern approaches for thermal analysis of electrical 
141 
machines,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 56, no. 3, pp. 871–882. 
[46] Y. Chen, C. Zhang, Y. Li, Z. Zhang, W. Ying, and Q. Yang (2019), 
“Comparison between Thermal-Circuit Model and Finite Element Model for 
Dry-Type Transformer,” 2019 22nd Int. Conf. Electr. Mach. Syst. ICEMS 
2019. 
[47] Y. Li, Y. J. Guan, Y. Li, and T. Y. Li (2014), “Calculation of Thermal 
Performance in Amorphous Core Dry-Type Transformers,” Adv. Mater. Res., 
vol. 986–987, pp. 1771–1774. 
[48] Bộ Công thương (2009), “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy biến áp có tổn 
hao không tải thấp, sử dụng vật liệu thép từ vô định hình, siêu mỏng, chế tạo 
trong nước,” Quyết định số 6228/GĐ – BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương, 
ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Công ty cổ phần chế tạo biến áp và vật liệu 
điện Hà Nội. 
[49] Bùi Đình Chi - luận văn thạc sĩ khoa học (2010), “Nghiên cứu chế tạo máy biến 
áp khô có lõi thép sử dụng vật liệu vô định hình,” Viện Điện, Trường Đại học 
Bách khoa Hà nội. 
[50] Đinh Văn Thuận - Luận án Phó Tiến Sĩ Khoa Học (1996), “Xác định bằng thực 
nghiệm các đặc trưng truyền dẫn nhiệt của vật liệu cách điện và tính toán hợp 
lý cách nhiệt kho lạnh trong điều kiện Việt Nam,” Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 
pp. 45–49. 
[51] N. Yüksel (2016), “The Review of Some Commonly Used Methods and 
Techniques to Measure the Thermal Conductivity of Insulation Materials,” in 
Insulation Materials in Context of Sustainability, 2016, pp. 114–136. 
[52] N. Yüksel (2016), “The Review of Some Commonly Used Methods and 
Techniques to Measure the Thermal Conductivity of Insulation Materials,” 
Insul. Mater. Context Sustain., p. 114. 
[53] Phạm Văn Bình - Lê Văn Doanh (2011), “Máy biến áp - Lý thuyết - Vận Hành 
- Bảo Dưỡng - Thử Nghiệm,” Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, vol. 2, pp. 
1–619. 
[54] Nguyễn Hoa Thịnh - Nguyễn Đình Đức (2002), “Vật liệu composite cơ học và 
công nghệ,” Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, pp. 1–351. 
[55] Blackwell JH (1952), “Transient heat flow problems in cylindrical geometry,” 
Ph.D. Thesis, University of Western Ontario Canada, London, Canada, 1952. 
[56] J. H. Blackwell (1954), “A transient-flow method for determination of thermal 
constants of insulating materials in bulk part I - Theory,” J. Appl. Phys., vol. 
25, no. 2, pp. 137–144. 
[57] A. Garcia, E. Contreras, and S. Lopez (1991), “Measurement of the thermal 
conductivity of insulating materials by a line-source technique,” High Temp. - 
High Press., vol. 23, no. 6, pp. 643–650. 
[58] Nguyễn Đức Lợi, “Xác định thực nghiệm hệ số dẫn nhiệt của các vật liệu cách 
nhiệt,” Tạp chí Khoa học Công nghệ của 4 trường ĐHBK, vol. 4, pp. 31–35. 
[59] Đinh Văn Thuận, “Chế tạo dụng cụ đo hệ số dẫn nhiệt của một số vật liệu cách 
nhiệt tự nhiên ở Việt nam,” Tạp chí KHCN Nhiệt, vol. 6, pp. 9–11. 
[60] Dang Quoc Vuong (2013), “Modeling of Electromagnetic Systmes by Coupling 
of Subproblems – Application to Thin Shell Finite Element Magnetic,” Ph.D. 
142 
thesis, Univ. Liege Appl. Mathet. 
[61] C. G. Vuong Q. Dang, P. Dular, R.V. Sabariego, L. Krähenbühl (2012), 
“Subproblem approach for Thin Shell Dual Finite Element Formulations,” 
IEEE Trans. Magn., vol. 48, no. 2, pp. 407–410. 
[62] T. Le-Duc, G. Meunier, O. Chadebec, and J. M. Guichon (2012), “A new 
integral formulation for eddy current computation in thin conductive shells,” 
IEEE Trans. Magn., vol. 48, no. 2, pp. 427–430. 
[63] T. Le-Duc, G. Meunier, O. Chadebec, J. M. Guichon, and J. P. A. Bastos 
(2013), “General integral formulation for the 3D thin shell modeling,” IEEE 
Trans. Magn., vol. 49, no. 5, pp. 1989–1992. 
[64] T. Le-Duc, O. Chadebec, J. M. Guichon, and G. Meunier (2012), “Coupling 
between partial element equivalent circuit method and an integro-differential 
approach for solving electromagnetics problems,” IET Sci. Meas. Technol., 
vol. 6, no. 5, pp. 394–397. 
[65] A. E. Ruehli (1974), “Equivalent Circuit Models for Three-Dimensional 
Multiconductor Systems,” IEEE Trans. Microw. Theory Tech., vol. 22, no. 3, 
pp. 216–221. 
[66] S. I. Babic and C. Akyel (2006), “New analytic-numerical solutions for the 
mutual inductance of two coaxial circular coils with rectangular cross section 
in air,” IEEE Trans. Magn., vol. 42, no. 6, pp. 1661–1669. 
[67] L. Krahenbuhl and D. Muller (1993), “Thin layers in electrical engineering. 
Example of shell models in analysing eddy-currents by boundary and finite 
element methods,” IEEE Trans. Magn., vol. 29, no. 2, pp. 1450–1455. 
[68] M. Allahbakhshi, K. Abbaszadeh, and A. Akbari, “Effect of Asymmetrical 
Dimensions in Short Circuit Forces of Power Transformers,” pp. 1746–1749. 
[69] Nhữ Mai Phương (2009), “Lý thuyết đàn hồi,” NXB Giáo Dục Việt Nam, pp. 
1–81. 
[70] J. A. Dudek and J. A. Kargol (1988), “Linear thermal expansion coefficients 
for an epoxy/glass matte-insulated solid cast transformer,” Int. J. Thermophys., 
vol. 9, no. 2, pp. 245–253. 
[71] S. S. L.B. Freund (2003), “Thin Film Materials: Stress, Defect Formation, and 
Surface Evolution,” Cambridge Univ. Press. 
[72] K. Wang (1943), “Thermal expansion of copper alloys,” J. Franklin Inst., vol. 
236, no. 3, pp. 305–306. 
[73] PGS.TS. Võ Chí Chính (2006), “Kỹ thuật nhiệt,” p. 160. 
[74] C. R. Soderberg (1931), “Steady Flow of Heat in Large Turbine-Generators,” 
Trans. Am. Inst. Electr. Eng., vol. 50, no. 2, pp. 782–798. 
[75] I. J. Perez and J. G. Kassakian (1979), “A stationary thermal model for smooth 
air-gap rotating electric machines,” Electr. Mach. Power Syst., vol. 3, no. 3–
4, pp. 285–303. 
[76] V. V. S. S. Haritha, T. R. Rao, A. Jain, and M. Ramamoorty (2010), “Thermal 
modeling of electrical utility transformer.” pp. 1–6, 2010. 
[77] T. May, C.A. (1993), Epoxy Resins Chemistry and Technology. 1993. 
[78] Phạm Thị Hường - luận án tiến sĩ kỹ thuật hóa học (2016), “Nghiên cứu chế 
143 
tạo vật liệu polyme compozit từ nhựa epoxy der331 và tro bay phế thải ứng 
dụng trong kỹ thuật điện,” - Đại Học Bách Khoa Hà Nội. 
[79] Nguyễn Hữu Kiên - Luận văn tiến sĩ khoa học (2011), “Ảnh hưởng của nhiệt 
độ và độ ẩm lên tính chất điện môi của vật liệu composite dùng trong máy biến 
áp điện lực,” Đại Học Bách Khoa Hà Nội. 
[80] H. S. C. and J. C. Jaeger (1959), “Conduction of heat in solids,” p. 18. 
[81] and W. Van Rooyen, M. (1957), “Theoretical and Practical Concepts of the 
Thermal Conductivity of Soils and Similar Granular Systems,” Highw. Res. 
Board, Bull. 168—Fundamental Pract. Concepts Soil Freez., pp. 143–205. 
[82] M. Von Herzen (1959), “The Measurement of Thermal Conductivity of Deep-
Sea Sediments by a Needle-Probe Method,” J. Geophys. Res., vol. 64, pp. 
1557–1563. 
[83] ASTM (2000), “ASTM D5334-00: Standard Test Method for Determination of 
Thermal Conductivity of Soil and Soft Rock by Thermal Needle Probe 
Procedure,” Annu. B. ASTM Stand., vol. 04.08, pp. 1226–1232. 
[84] F. Birch and H. Clark (1940), “The thermal conductivity of rocks and its 
dependence upon temperature and composition; Part II,” Am. J. Sci., vol. 238, 
no. 9, pp. 613–635. 
[85] A. Garcia, F. Rojas, and R. Nava (1991), “Determination of thermal properties 
of casting resin systems for encapsulated transformers,” High Temp. - High 
Press., vol. 23, no. 6, pp. 651–658. 
[86] T. O. Becker BE, Graham F, Carey GF (1981), “Finite elements: an 
introduction.” 
[87] D. Zhou, Z. Li, C. Ke, X. Yang, and Z. Hao (2016), “Simulation of transformer 
windings mechanical characteristics during the external short-circuit fault,” 
Proc. 5th IEEE Int. Conf. Electr. Util. Deregulation, Restruct. Power Technol. 
DRPT 2015, pp. 1068–1073. 
[88] S. Lee et al. (2015), “A Study on the Thermal Characteristics of the Epoxy 
Insulator in the Stop Joint Box of HTS Power Cable,” Physics Procedia, vol. 
65. pp. 269–272, 2015. 
[89] F. W. Peek (1929), “Dielectric phenomena in high voltage Engineering,” 
McGraw-Hill. 
[90] Phạm Văn Bình (2003), “Thiết Kế Máy Biến Áp,” Nhà xuất bản khoa học kỹ 
thuật, p. 110. 
144 
PHỤ LỤC 1 
Biên bản kiểm tra xuất xưởng máy biến áp khô, công suất 
320kVA -22/0,4kV 
145 
PHỤ LỤC 2 
Biên bản kiểm tra xuất xưởng máy biến áp lõi thép vô định 
hình, công suất 630kVA -22/0,4kV 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_luc_ngan_mach_tong_hop_co_tinh_den_anh_hu.pdf
  • pdfThong tin dua len mang_Tieng Anh.pdf
  • pdfThong tin dua len mang_Tieng Viet.pdf
  • pdfTOM TAT LATS_Pham Hong Hai.pdf
  • pdfTrich yeu Luan an.pdf