Tiểu luận Tác động của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế - Lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam (Giai đoạn 2006-2010)

1.1. Ngân sách Nhà nước và thâm hụt ngân sách

1.1.1. Ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước là dự toán (kế hoạch) thu – chi bằng tiền của Nhà nước

(hay Chính phủ) trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Ngân

sách thường bao gồm một danh mục các chương trình cụ thể (giáo dục, phúc lợi, quốc

phòng ) cũng như các nguồn thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt ).

Theo P. A Samuelson, ngân sách Chính phủ phục vụ ba chức năng kinh tế

chính. Thứ nhất, ngân sách Chính phủ là một công cụ theo đó sản lượng quốc gia được

phân chia giữa tiêu dùng và đầu tư tư nhân và công cộng. Thứ hai, thông qua chi tiêu

trực tiếp và các khuyến khích gián tiếp về thuế, ngân sách của Chính phủ tác động đến

các cung đầu vào như lao động, vốn và tác động đến đầu ra của hầu hết các khu vực

trong nền kinh tế. Thứ ba, chính sách tài khóa hay ngân sách của Chính phủ có vai trò

trong việc tác động đến những mục tiêu vĩ mô then chốt. Chính sách tài khóa hay

Ngân sách của Chính phủ chính là quá trình xây dựng thuế khóa và chi tiêu công cộng

nhằm hạn chế những dao động của chu kỳ kinh doanh và góp phần duy trì một nền

kinh tế tăng trưởng, có mức hữu nghiệp cao, tránh được lạm phát lớn hay lạm phát

không ổn định. Chính phủ có thể điều chỉnh ngân sách hay chính sách tài khóa bằng

cách thay đổi thuế suất hoặc các chương trình chi tiêu, còn được gọi là chính sách tài

khóa tùy biến. Bên cạnh đó, bản thân hệ thống tài khóa hiện đại còn có những tính chất

ổn định tự động. Cơ chế ổn định tự động chủ yếu là những thay đổi tự động trong

doanh thu thuế và thanh toán chuyển nhượng trước những biến động của nền kinh tế.

Quan điểm của các nhà kinh tế học trường phái Keynes rất xem trọng vai trò

của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng hay trì

trệ. Lý thuyết của trường phái Keynes nhấn mạnh đến vai trò của chi tiêu Chính phủ

nhằm kích cầu, thông qua hiệu ứng số nhân đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy chính sách tài khóa không phải lúc nào cũng hoạt động4

tốt như trong lý thuyết và không phải lúc nào cũng có thể hạn chế những tác động tiêu

cực của chu kỳ kinh doanh. Hơn nữa, chính sách tiền tệ đã trở thành một công cụ được

ưa thích hơn để điều hòa những dao động của nền kinh tế hiện đại. Mặc dù vậy, bất cứ

công cụ chính sách nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định của nó, bao gồm

cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Do vậy, các giáo trình kinh tế học hiện đại

đều quan tâm đến sự kết hợp hiệu quả của các chính sách để thực hiện các mục tiêu vĩ

mô của nền kinh tế.

pdf 25 trang chauphong 7160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Tác động của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế - Lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam (Giai đoạn 2006-2010)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Tác động của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế - Lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam (Giai đoạn 2006-2010)

Tiểu luận Tác động của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế - Lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam (Giai đoạn 2006-2010)
0 
TIỂU LUẬN 
TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI 
NỀN KINH TẾ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN TẠI 
VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2006 – 2010) 
TIỂU LUẬN 
GVHD: GS – TS. NGUYỄN VĂN LUÂN 
1 
MỤC LỤC 
Lời mở đầu..1 
Chương 1: Cơ sở lý luận...2 
1.1. Ngân sách Nhà nước và thâm hụt ngân sách............2 
1.1.1. Ngân sách Nhà nước............2 
1.1.2. Thâm hụt ngân sách – Một số khái niệm liên quan3 
1.2. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế.5 
1.2.1. Tác động ngắn hạn của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế - Sự thoái giảm 
của đầu tư tư nhân.5 
1.2.2. Tác động dài hạn của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế - gánh nặng nợ nần 
và tăng trưởng kinh tế7 
Chương 2: Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 20109 
2.1. Thực trạng thâm hụt ngân sách ở VN giai đoạn 2006 – 2010..9 
2.2.1. Vài nét về tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 và những 
động thái của Chính phủ9 
2.1.2. Thực trạng và nguyên nhân của thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2006 – 
2010 .10 
2.2. Tác động của thâm hụt ngân sách đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 
..14 
2.2.1. Tác động ngắn hạn của thâm hụt ngân sách giai đoạn 2006 – 2010.14 
2.2.2. Tác động dài hạn của thâm hụt ngân sách giai đoạn 2006 – 2010....17 
Chương 3: Một số kiến nghị..21 
Kết luận22 
2 
LỜI MỞ ĐẦU 
 Trong thời gian gần đây, vấn đề thâm hụt ngân sách của Chính phủ ở Việt Nam 
đã và đang là vấn đề gây nhiều bàn tán sôi nổi cả trong và ngoài nghị trường. Có nhiều 
luồng ý kiến trái chiều về thâm hụt ngân sách cũng như tác động của nó đối với nền 
kinh tế. Xét ở góc độ khoa học, bản chất của thâm hụt ngân sách là gì? Tác động của 
nó như thế nào đối với nền kinh tế trong ngắn hạn và trong dài hạn? Thực tiễn ở Việt 
Nam có gì giống và khác so với lý thuyết về thâm hụt ngân sách? 
 Với mong muốn trả lời cho các câu hỏi trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài 
“Tác động của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế – lý thuyết và thực tiễn tại 
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010”. Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương chính. 
Chương 1 nêu những quan điểm lý thuyết về thâm hụt ngân sách cũng như tác động 
của nó đối với nền kinh tế. Chương 2 nêu thực tiễn của vấn đề thâm hụt ngân sách của 
Việt Nam và một số tác động của nó đối với nền kinh tế. Chương 3 nêu lên một số 
kiến nghị đối với vấn đề thâm hụt ngân sách hiện nay. 
3 
TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 
LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2006 – 2010) 
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 
1.1. Ngân sách Nhà nước và thâm hụt ngân sách 
1.1.1. Ngân sách Nhà nước 
 Ngân sách Nhà nước là dự toán (kế hoạch) thu – chi bằng tiền của Nhà nước 
(hay Chính phủ) trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Ngân 
sách thường bao gồm một danh mục các chương trình cụ thể (giáo dục, phúc lợi, quốc 
phòng) cũng như các nguồn thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt). 
 Theo P. A Samuelson, ngân sách Chính phủ phục vụ ba chức năng kinh tế 
chính. Thứ nhất, ngân sách Chính phủ là một công cụ theo đó sản lượng quốc gia được 
phân chia giữa tiêu dùng và đầu tư tư nhân và công cộng. Thứ hai, thông qua chi tiêu 
trực tiếp và các khuyến khích gián tiếp về thuế, ngân sách của Chính phủ tác động đến 
các cung đầu vào như lao động, vốn và tác động đến đầu ra của hầu hết các khu vực 
trong nền kinh tế. Thứ ba, chính sách tài khóa hay ngân sách của Chính phủ có vai trò 
trong việc tác động đến những mục tiêu vĩ mô then chốt. Chính sách tài khóa hay 
Ngân sách của Chính phủ chính là quá trình xây dựng thuế khóa và chi tiêu công cộng 
nhằm hạn chế những dao động của chu kỳ kinh doanh và góp phần duy trì một nền 
kinh tế tăng trưởng, có mức hữu nghiệp cao, tránh được lạm phát lớn hay lạm phát 
không ổn định. Chính phủ có thể điều chỉnh ngân sách hay chính sách tài khóa bằng 
cách thay đổi thuế suất hoặc các chương trình chi tiêu, còn được gọi là chính sách tài 
khóa tùy biến. Bên cạnh đó, bản thân hệ thống tài khóa hiện đại còn có những tính chất 
ổn định tự động. Cơ chế ổn định tự động chủ yếu là những thay đổi tự động trong 
doanh thu thuế và thanh toán chuyển nhượng trước những biến động của nền kinh tế. 
 Quan điểm của các nhà kinh tế học trường phái Keynes rất xem trọng vai trò 
của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng hay trì 
trệ. Lý thuyết của trường phái Keynes nhấn mạnh đến vai trò của chi tiêu Chính phủ 
nhằm kích cầu, thông qua hiệu ứng số nhân đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. 
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy chính sách tài khóa không phải lúc nào cũng hoạt động 
4 
tốt như trong lý thuyết và không phải lúc nào cũng có thể hạn chế những tác động tiêu 
cực của chu kỳ kinh doanh. Hơn nữa, chính sách tiền tệ đã trở thành một công cụ được 
ưa thích hơn để điều hòa những dao động của nền kinh tế hiện đại. Mặc dù vậy, bất cứ 
công cụ chính sách nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định của nó, bao gồm 
cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Do vậy, các giáo trình kinh tế học hiện đại 
đều quan tâm đến sự kết hợp hiệu quả của các chính sách để thực hiện các mục tiêu vĩ 
mô của nền kinh tế. 
1.1.2. Thâm hụt ngân sách – Một số khái niệm liên quan 
 Một ngân sách Chính phủ trong một năm cho biết các khoản chi theo kế hoạch 
của các chương trình Chính phủ và thu dự kiến từ hệ thống thuế. Khi tất cả các loại 
thuế và nguồn thu khác lớn hơn chi tiêu của Chính phủ trong một năm thì Chính phủ 
đang có thặng dư ngân sách. Ngược lại, khi tất cả các loại thuế và nguồn thu khác nhỏ 
hơn chi tiêu của Chính phủ trong một năm thì Chính phủ đang bị thâm hụt ngân sách. 
Còn khi thu và chi bằng nhau trong một giai đoạn nhất định thì Chính phủ có ngân 
sách cân bằng. 
 Khi lâm vào thâm hụt ngân sách, Chính phủ phải đi vay từ công chúng để trả 
cho những khoản nợ của mình bằng việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Nợ Chính 
phủ là tổng những khoản vay hay vay tích lại của Chính phủ, nó là tổng giá trị bằng 
tiền của các trái phiếu Chính phủ do công chúng sở hữu. Như vậy, thâm hụt ngân sách 
sẽ dẫn đến nợ Chính phủ. 
 Quan điểm tài chính công hiện đại chia thâm hụt ngân sách Chính phủ thành hai 
dạng: thâm hụt ngân sách cơ cấu và thâm hụt ngân sách chu kỳ. Phần thâm hụt ngân 
sách cơ cấu đề cập đến thâm hụt ngân sách một cách “chủ động” của Chính phủ, được 
quyết định bởi những chính sách tài khóa tùy biến như quy định thuế suất, trợ cấp bảo 
hiểm xã hội, quy mô chi tiêu quốc phòng Ngược lại, phần thâm hụt ngân sách chu 
kỳ được quyết định một cách thụ động bởi tình trạng của chu kỳ kinh doanh, tức là bởi 
mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. 
 Về mặt định lượng, các nhà kinh tế định nghĩa ngân sách cơ cấu và ngân sách 
chu kỳ như sau: 
5 
 Ngân sách thực có: bao gồm những khoản chi, khoản thu và thâm hụt bằng tiền 
thực sự diễn ra trong một giai đoạn nhất định. 
 Ngân sách cơ cấu tính toán thu, chi và thâm hụt của Chính phủ sẽ là bao nhiêu 
nếu nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng. 
 Ngân sách chu kỳ là sự chênh lệch giữa ngân sách thực có và ngân sách cơ 
cấu. Ngân sách chu kỳ đo lường tác động của chu kỳ kinh doanh lên ngân sách, có tính 
đến ảnh hưởng của chu kỳ đối với thu, chi và thâm hụt. 
 Sự phân biệt giữa ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ tương đương với sự 
khác nhau giữa cơ chế ổn định tùy biến và cơ chế ổn định tự động. Chi và thu cơ cấu 
bao gồm những chương trình tùy biến do bộ máy lập pháp ban hành; chi và thâm hụt 
chu kỳ bao gồm thuế và chi tiêu được điều chỉnh tự động theo tình trạng nền kinh tế. 
Theo P. A Samuelson, để đánh giá tác động của chính sách tài khóa đối với nền kinh 
tế, cần chú ý nhiều đến thâm hụt cơ cấu; những thay đổi trong thâm hụt chu kỳ là kết 
quả chứ không phải là nguyên nhân của những thay đổi trong nền kinh tế. 
 Quan điểm kinh tế học cổ điển của A. Smith cho rằng ngân sách nên được giữ ở 
trạng thái cân bằng, thâm hụt ngân sách là điều hoàn toàn không tốt cho nền kinh tế. 
Trong khi đó, quan điểm của trường phái Keynes cho rằng trong những giai đoạn nền 
kinh tế bị áp lực suy thoái, Chính phủ cần chủ động tăng chi tiêu và giảm thuế, hay 
chủ động để ngân sách thâm hụt để ngăn chặn suy thoái kinh tế; trong thời kỳ lạm phát 
cao thì Chính phủ có thể hành động ngược lại để giảm áp lực lạm phát. Theo quan 
điểm này thì Chính phủ không nhất thiết theo đuổi mục tiêu cân bằng ngân sách mà 
nên cho ngân sách thâm hụt trong thời kỳ suy thoái kinh tế và thặng dư trong thời kỳ 
lạm phát cao. Quan điểm kinh tế hiện đại đề cập đến “ngân sách cân đối theo chu kỳ”, 
tiếp tục phát triển quan điểm ngân sách chủ động của trường phái Keynes. Theo đó, 
ngân sách nên thâm hụt trong thời kỳ suy thoái, nhưng tình trạng thâm hụt phải được 
khắc phục bằng sự thặng dư trong thời kỳ hưng thịnh. Về lâu dài, tổng các khoản thâm 
hụt và tổng các khoản thặng dư phải bù trừ với nhau, tạo ra khuynh hướng cân bằng 
ngân sách xét trong dài hạn. Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau, ngày nay nhiều 
Chính phủ đang thực hiện chính sách tài khóa của mình theo quan điểm ngân sách chủ 
động và cân đối theo chu kỳ nói trên. 
6 
1.2. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế 
 Thâm hụt ngân sách là một trong những vấn đề gây nhiều tác động phức tạp đối 
với nền kinh tế. Như đã nói ở phần trên, thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến việc Chính phủ 
phải vay nợ để tài trợ cho khoản thâm hụt ngân sách này. Vì vậy, xem xét tác động của 
thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế không thể bỏ qua tác động của nợ Chính phủ 
do thâm hụt ngân sách gây nên. Theo P. A Sam-uelson, xét trong ngắn hạn, trữ 
lượng nợ của Chính phủ là cho trước và sản lượng thực tế có thể dao động quanh mức 
sản lượng tiềm năng của nó. Tác động ngắn hạn của thâm hụt ngân sách đối với nền 
kinh tế được gọi là sự “thoái giảm” trong đầu tư tư nhân. Trong dài hạn, nợ Chính phủ 
thay đổi tùy theo các đường lối tài khóa và tiền tệ khác nhau, còn sản lượng có xu 
hướng tiến tới mức tiềm năng của nó. Tác động dài hạn của thâm hụt ngân sách bao 
gồm tác động của nợ Chính phủ đối với sự tạo vốn và tiêu dùng của các thế hệ tương 
lai, được coi là “gánh nặng nợ nần” đối với nền kinh tế. 
1.2.1. Tác động ngắn hạn của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế - Sự thoái 
giảm của đầu tư tư nhân. 
 Giả thiết thoái giảm đầu tư: khi Chính phủ mua 100 đô la hàng hóa và dịch vụ, 
đầu tư tư nhân và những chi tiêu nhạy cảm với lãi suất khác sẽ giảm đi 100 đô la. 
 Cơ chế của việc thoái giảm này như sau: khi Chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm 
thuế sẽ làm tăng tổng cầu. Tổng cầu tăng, thông qua hiệu ứng số nhân làm tăng sản 
lượng nhiều hơn mức tăng của chi tiêu Chính phủ. Tuy nhiên, khi xét phản ứng trên thị 
trường tài chính, do sản lượng tăng nên cầu về tiền tăng dẫn đến lãi suất cũng tăng. 
Hơn nữa, nếu Ngân hàng trung ương thực hiện thắt chặt tiền tệ khi sản lượng tăng do 
lo ngại lạm phát thì sẽ làm lãi suất tăng cao hơn nữa. Lãi suất tăng lên và thắt chặt tín 
dụng sẽ có chiều hướn ... ến 
động rất mạnh. Từ khoảng 7 – 8% vào năm 2006 và 2007, lãi suất đạt đỉnh điểm vào 
nửa cuối năm 2008 với gần 20%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biến động lãi suất, 
đặc biệt liên quan đến chính sách tiền tệ của Chính phủ trong giai đoạn này. Tuy 
nhiên, sự biến động của lãi suất nói trên lại không thể hiện mối tương quan rõ ràng với 
thâm hụt ngân sách. Trên lý thuyết, thâm hụt ngân sách cao do chi tiêu Chính phủ tăng 
(hoặc giảm thuế) sẽ kích thích tổng cầu, làm gia tăng sản lượng, từ đó dẫn đến cầu tiền 
tăng, khiến lãi suất tăng cao sẽ lấn át đầu tư tư nhân. Nhưng số liệu lại cho thấy trong 
những năm thâm hụt ngân sách ở mức cao thì lãi suất lại tương đối ổn định, ngược lại 
trong những năm thâm hụt thấp thì lãi suất lại ở mức cao. Nếu xem thâm hụt ngân sách 
là nguyên nhân của biến động lãi suất và có độ trễ nhất định thì cũng không thể giải 
thích việc trong năm 2009 thâm hụt ngân sách ở mức rất cao nhưng đến năm 2010 thì 
lãi suất lại tương đối ổn định xoay quanh mức 10%. Mặt khác, nếu xét ở khía cạnh đầu 
tư thì kết quả lại dường như không đúng với quy luật của tác động “lấn át”. Biểu đồ 
sau thể hiện mức độ và cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 
như sau: 
17 
Hình 2.4. Mức độ và cơ cấu đầu tư (2006 – 2010) 
 Có thể thấy cơ cấu đầu tư không có nhiều thay đổi trong suốt giai đoạn. Trong 
thời kì lãi suất cao thì đầu tư tư nhân chỉ giảm chút ít, trong năm thâm hụt ngân sách 
đạt cao nhất (2009) thì đầu tư tư nhân chẳng những không giảm mà còn tăng so với 
năm trước. Như vậy, có vẻ như tác động lấn át do thâm hụt ngân sách gây ra không 
phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. 
 Nếu xét ở khía cạnh thâm hụt ngân sách có thể tạo nên hiệu ứng “gia tốc” dẫn 
đến tăng đầu tư và tăng trưởng kinh tế thì lại khá phù hợp với số liệu nói trên. Trong 
những năm thâm hụt ngân sách cao, đầu tư tư nhân có xu hướng tăng và tình trạng 
chung của nền kinh tế có vẻ như được cải thiện, đặc biệt là trong năm 2009 sau khi 
Chính phủ tung ra gói kích thích kinh tế. Một số nguyên nhân có thể lý giải cho việc 
hoạt động của hiệu ứng “gia tốc” thay vì tác động “lấn át” như sau: 
 Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam chưa phải là nền kinh tế có mức toàn dụng cao 
như trong lý thuyết, các nguồn lực để phát triển kinh tế còn chưa được sử dụng triệt để 
mà bằng chứng là hệ số ICOR luôn ở mức cao. Vì vậy, chi tiêu của Chính phủ đóng 
vai trò như một đòn bẩy mạnh mẽ kích thích, thu hút thêm đầu tư từ những khu vực 
khác của nền kinh tế. 
18 
 Thứ hai, gói kích thích kinh tế năm 2009 đã làm tăng mạnh thâm hụt ngân sách. 
Tuy nhiên, phần lớn chi tiêu trong gói kích thích này được đưa vào khu vực tư nhân 
thông qua hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế Vì vậy, tác động chủ yếu của thâm hụt 
ngân sách trong thời kỳ này là kích thích hoạt động đầu tư, sản xuất của khu vực tư 
nhân, làm động lực đưa kinh tế thoát khỏi suy giảm. Điều này cũng lý giải vì sao trong 
năm 2009, đầu tư tư nhân lại có xu hướng gia tăng, trái ngược với dự đoán của tác 
động “lấn át”. 
 Thứ ba, thị trường tài chính Việt Nam còn khá non trẻ, chưa thể phản ứng 
nhanh nhạy trước những biến đổi của nền kinh tế như ở các nước phát triển. Trong khi 
đó, công cụ lãi suất vốn được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế vẫn chưa thể phát 
huy được toàn bộ vai trò của nó do vẫn còn bị điều hành bởi những công cụ hành 
chính bởi Ngân hàng trung ương. Vì vậy, có khả năng lãi suất trong thời kỳ này chưa 
thể phản ánh tác động của vấn đề thâm hụt ngân sách như trong lý thuyết. 
 Nói tóm lại, trong ngắn hạn, thâm hụt ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2006 – 
2010 có tác động khá tích cực đối với hoạt động đầu tư và tình trạng chung của nền 
kinh tế. Có thể nói rằng, thâm hụt ngân sách trong giai đoạn này là cần thiết. Tuy 
nhiên, thâm hụt ở mức độ bao nhiêu và kéo dài bao lâu là tốt thì vẫn cần những nghiên 
cứu sâu sắc hơn để có được câu trả lời thỏa đáng. 
2.2.2. Tác động dài hạn của thâm hụt ngân sách giai đoạn 2006 – 2010 
 Như đã đề cập trong phần cơ sở lý luận, tác động dài hạn của thâm hụt ngân 
sách đối với nền kinh tế bao gồm hai khía cạnh chính là vấn đề nợ nước ngoài và tác 
động của việc tích lũy vốn giảm xuống, từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế trong 
dài hạn. 
 Về vấn đề nợ nước ngoài, số liệu thống kê tỷ trọng vay nước ngoài trên tổng 
thâm hụt ngân sách thể hiện qua biểu đồ sau: 
19 
Hình 2.5. Tỷ trọng vay nước ngoài trong bù đắp thâm hụt ngân sách (2006 – 2010) 
Nguồn: Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn) 
 Biểu đồ trên cho thấy tỷ trọng vay nước ngoài để bù đắp cho thâm hụt ngân 
sách chiếm tỷ trong không cao và tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên, như đã 
nói ở phần trên, số liệu này chỉ tính thâm hụt theo định nghĩa của Việt Nam, do vậy số 
liệu thực tế có khả năng cao hơn những con số trên đây. 
 Nguồn: Bộ Tài chính 
Bảng 2.2. Nợ nước ngoài của Việt Nam (2005 – 2009) 
20 
 Nợ nước ngoài của Việt Nam bao gồm cả nợ của chính phủ, nợ của doanh 
nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Tổng số nợ nước ngoài năm 2009 là 37 tỷ 
USD, trong đó 27.8 tỷ là nợ của chính phủ (gồm cả nợ do nhà nước bảo lãnh) và 9,2 tỷ 
là nợ doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân không được nhà nước bảo lãnh. Tỷ lệ nợ 
nước ngoài trên GDP của nền kinh tế là 39.0%, còn tỷ lệ nợ của chính phủ là 29.3% 
vào năm 2009. Những con số này hầu như tăng đều qua các năm 
 Tuy nhiên, theo số liệu trên, điều này chưa đáng lo ngại vì nợ của chính phủ 
chủ yếu đến từ các nguồn vay chính thức có lãi suất rất thấp và thời gian chưa phải trả 
nợ có thể kéo dài đến 10 năm hay dài hơn. Tỷ lệ nợ này cao thì áp lực chi trả thấp và 
nước vay mượn có thể tính toán trước về khả năng trả vì lãi suất cố định. Trường hợp 
Việt Nam là rất thuận lợi. Vào năm 2009, tỷ lệ vay chính thức lên tới 86 % và phần 
vay tư nhân là 14 %. Hơn nữa, 72 % tổng số nợ này chịu lãi suất thấp dưới 6 %, trong 
đó 60 % số nợ có lãi suất dưới 3 %. 
 Mặc dù Việt Nam được đánh giá là nước có khả năng trả nợ tốt, vẫn có những 
quan ngại về tốc độ tăng nhanh của nợ nước ngoài trong giai đoạn này. Tổng số nợ 
nước ngoài của Việt Nam tăng rất nhanh (trung bình 22 % một năm), cao hơn nhiều so 
với mức tăng danh nghĩa của GDP (trung bình 16 % một năm). Nhưng quan trọng hơn 
là nợ nước ngoài đang tăng tốc, vào năm 2009 tăng ở mức rất cao 49 % . Và đặc biệt 
quan trọng là nợ doanh nghiệp không có bảo lãnh là nợ có lãi suất thị trường còn tăng 
mạnh hơn nhiều, ở mức 125 %. Rõ ràng, với mức tăng cao như trên, nợ nước ngoài có 
khả năng trở thành một gánh nặng thật sự, nhất là trong điều kiện việc quản lý nợ còn 
nhiều yếu kém, việc sử dụng vốn kém hiệu quả, có sự nhập nhằng trong việc phân định 
nợ doanh nghiệp nhà nước có và không có bảo lãnh của Chính phủ... Nếu mức thâm 
hụt ngân sách tiếp tục ở mức cao, có khả năng nợ nước ngoài sẽ trở thành gánh nặng 
kinh tế thực sự cho Việt Nam trong thời gian tới. 
 Về việc gây ra “hiệu ứng thế chỗ” của thâm hụt ngân sách trong giai đoạn 2006 
– 2010, ở Việt Nam dưởng như chưa có số liệu thống kê cho thấy thâm hụt ngân sách 
làm giảm tích lũy tài sản tư nhân của công chúng để tích lũy “nợ công”. Có thể lý giải 
là do một phần đáng kể của thâm hụt ngân sách đã được tài trợ bởi nợ nước ngoài, còn 
phần vay trong nước dưới dạng trái phiếu thường do các tổ chức tài chính lớn nắm giữ, 
ít gây ảnh hưởng đến đối tượng là cá nhân hay hộ gia đình. Đồng thời khoảng thời 
21 
gian 5 năm có lẽ là khá ngắn ngủi để đưa ra bất cứ phán đoán nào về hiệu ứng thế chỗ 
nêu trên. 
 Nói tóm lại, tác động dài hạn của thâm hụt ngân sách đáng chú ý nhất của Việt 
Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 là vấn đề nợ nước ngoài gia tăng. Trong bối cảnh 
nhiều nước đã và đang lâm vào khủng hoảng nợ nước ngoài thì vấn đề này lại càng 
làm dấy lên nhiều lo ngại về những bất ổn vĩ mô của nền kinh tế giai đoạn tiếp theo. 
22 
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 
 Phần phân tích nêu trên đã cho thấy tác động của thâm hụt ngân sách đối với 
nền kinh tế có sự khác nhau đáng kể giữa lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam. Vì vậy, 
dựa trên thực tiễn Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách của các tổ chức quốc 
tế, tác giả đưa ra một số kiến nghị cho vấn đề thâm hụt ngân sách ở Việt Nam như sau: 
 Thứ nhất, Chính phủ cần củng cố ngân sách và cắt giảm bội chi xuống mức 
trước khủng hoảng (khoảng 3%GDP) và phù hợp với mức nợ công bền vững. Công 
việc này được thực hiện thông qua kiểm soát chi tiêu, cải thiện hiệu quả đầu tư công, 
triển khai trên phạm vi toàn quốc khuôn khổ ngân sách trung hạn đã được thí điểm 
trong một số bộ ngành. 
 Thứ hai, ưu tiên việc thu thập các thông tin tin cậy và cập nhật về các khoản nợ 
dự phòng trong lĩnh vực các doanh nghiệp nhà nước, đánh giá các rủi ro liên quan tới 
khoản nợ này. 
 Thứ ba, thực hiện mạnh việc công khai, minh bạch và cập nhật hóa thông tin tài 
khóa theo các thông lệ quốc tế để củng cố niềm tin của công chúng cũng như nhà đầu 
tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí khi huy động vốn tài trợ cho các chương trình chi tiêu 
của mình. 
 Thứ tư, tăng cường sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 
để tránh trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” làm giảm hiệu quả của các 
công cụ chính sách kinh tế. 
23 
KẾT LUẬN 
 Rõ ràng vấn đề thâm hụt ngân sách cũng như tác động của nó đối với nền kinh 
tế là hết sức phức tạp. Với vốn kiến thức, thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu 
còn hạn hẹp, chắc hẳn đề tài vẫn chưa thể phản ánh một cách trọn vẹn vấn đề nói trên. 
Tuy nhiên, với nỗ lực của mình, tác giả rất hi vọng đã cung cấp cho độc giả một cái 
nhìn tổng quan nhất về thâm hụt ngân sách trên lý thuyết cũng như tác động của nó 
trên thực tiễn kinh tế Việt Nam. Để thấy rằng, từ lý thuyết đến thực tiễn vẫn còn một 
khoảng cách nhất định. Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể bắt đầu từ việc lý giải vì 
sao lại có sự khác biệt nói trên, “hiệu ứng thế chỗ” trên lý thuyết liệu có thể xảy ra ở 
Việt Nam hay không Lời cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến 
các thầy cô và các bạn đã hết sức giúp đỡ và gợi mở để tác giả có thể hoàn thành đề tài 
này. 
24 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. PGS – TS. Nguyễn Văn Luân, Giáo trình Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế - Luật. 
2. P. A Samuelson, Kinh tế học, NXB Tài chính. 
3. TS. Dương Tấn Diệp, Kinh tế vĩ mô, NXB Thống kê. 
4. WB, Điểm lại – cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, Báo cáo của Ngân 
hàng thế giới – Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (tháng 12 – 2009) 
5. WB, Điểm lại – cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, Báo cáo của Ngân 
hàng thế giới – Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (tháng 12 – 2010) 
6. Michael Todaro (1998), “Kinh Tế Học cho Thế Giới Thứ Ba”, NXB Giáo Dục. 
7. Bộ Tài Chính Nước CHXHCN Việt Nam (2009), “Bản tin nợ nước ngoài Số 4”. 
8. Bộ Tài Chính Nước CHXHCN Việt Nam (2010), “Bản tin nợ nước ngoài Số 5”. 
Số liệu từ các website 
1. www.gso.gov.vn 
2. www. sbv.gov.vn 
3. www.mof.gov.vn 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_tac_dong_cua_tham_hut_ngan_sach_doi_voi_nen_kinh_t.pdf