Luận văn Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Ở tất cả các quốc gia, khi sản xuất hàng hóa phát triển đến giai đoạn cao đòi
hỏi sự ra đời thị trường chứng khoán (TTCK) như là một kênh huy động vốn trung
và dài hạn cho nền kinh tế. Việt Nam chúng ta cũng không là ngoại lệ. Trong những
năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, TTCK Việt Nam đã ra đời,
từng bước trưởng thành và phát triển. Cho đến nay, sau hơn 7 năm hoạt động liên
tục, bên cạnh những thành quả đạt được thì TTCK cũng tồn tại những hạn chế nhất định.
Quy mô của TTCK Việt Nam chưa tương xứng và ngang tầm với TTCK của
các quốc gia trong khu vực. Những diễn biến trên TTCK chưa phản ánh được tình
trạng sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam. Những biến động giá chứng khoán,
những thay đổi trong quan hệ cung cầu chứng khoán dường như chưa tuân theo
những quy luật chung của TTCK thế giới.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK,
ảnh hưởng đến biến động giá chứng khoán từ đó đưa ra những nhận định và kiến
nghị về cung cầu và giá chứng khoán trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển
TTCK là việc làm cần thiết và cấp bách trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Từ những suy nghĩ trên, tôi xin chọn đề tài “Phân tích những nhân tố ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
Nội dung của đề tài nghiên cứu này nhằm đạt được các mục đích sau:
- Về mặt lý luận, luận văn đã nêu lên những cơ sở lý luận cơ bản về những
nhân tố hình thành, ảnh hưởng đến giá chứng khoán bao gồm những nhân tố nội
sinh, những nhân tố ngoại sinh và những nhân tố can thiệp.
- Về mặt thực tiễn, luận văn đã giới thiệu sơ lược về TTCK Việt Nam qua
hai trung tâm HOSTC và HASTC. Luận văn đã phân tích, chứng minh, nhận xét,
đánh giá những diễn biến thị trường, tìm ra các nhân tố đã ảnh hưởng đến VNIndex
trên HOSTC từ khi được thành lập cho đến nay. Đây được xem là phần thực tế có
được thông qua quá trình tìm hiểu, học hỏi và trải nghiệm bản thân của tác giả. Trên8
cơ sở kết hợp lý thuyết với thực tế luận văn xin đưa ra những nhận định và kiến nghị về
cung cầu và giá cả chứng khoán trong thời gian tới trên TTCK Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động
giá cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nội dung của đề tài chỉ giới hạn trong
phạm vi các cổ phiếu niêm yết trên HOSTC. Đề tài không nghiên cứu trái phiếu và
các cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC.
Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp tập hợp các thông tin thứ
cấp và những nhận định của các chuyên gia về chứng khoán để phân tích, chứng
minh rồi đưa ra những nhận xét, bình luận, đánh giá của riêng mình nhằm làm rõ
vấn đề mà đề tài đã nêu ra.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa cả về mặt khoa học cũng như thực tiễn.
Về mặt khoa học, đề tài đã khẳng định được vai trò quan trọng của TTCK
trong nền kinh tế quốc gia, sự ra đời và phát triển của TTCK Việt Nam là một yêu
cầu tất yếu trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh và trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Về mặt thực tiễn, những phân tích, nhận xét, đánh giá trong luận văn phản
ánh đúng thực tế đang diễn ra trên TTCK Việt Nam. Những nhận định và kiến nghị
đưa ra dựa trên những phân tích thực tế kết hợp với mục tiêu phát triển TTCK đến
năm 2010 của Chính phủ nên có tính khả thi cao, có thể áp dụng vào thực tế nhằm
ổn định giá cho TTCK, xây dựng TTCK Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung
của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận.
Chương 2. Thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam.
Chương 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu và giá chứng khoán trong
thời gian tới
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- NGUYỄN VAÊN MYÕ PHAÂN TÍCH NHÖÕNG NHAÂN TOÁ AÛNH HÖÔÛNG ÑEÁN GIAÙ COÅ PHIEÁU NIEÂM YEÁT TREÂN SÔÛ GIAO DÒCH CHÖÙNG KHOAÙN THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẤN: PGS-TS NGUYỄN XUAÂN THEÁ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2007 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Phần lớn những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, chứng minh, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan khác, người viết đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng. Một lần nữa, tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học nhà trường, Khoa Sau đại học và Ban giám hiệu trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả NGUYỄN VĂN MỸ 3 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan........................................................................................................ 1 Mục lục ................................................................................................................ 2 Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................... 4 Danh mục các bảng biểu ...................................................................................... 5 Lời mở đầu ........................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 8 1.1. Thị trường tài chính ................................................................................... 8 1.1.1. Thị trường tiền tệ .................................................................................. 8 1.1.2. Thị trường vốn ...................................................................................... 8 1.2. Thị trường chứng khoán ............................................................................ 9 1.2.1. Lịch sử thị trường chứng khoán ........................................................... 9 1.2.2. Tổng quan về thị trường chứng khoán ................................................. 10 1.2.2.1. Khaùi nieäm veà TTCK . 10 1.2.2.2. Phaân loaïi thò tröôøng chöùng khoaùn .............................................. 10 1.2.2.3. Haøng hoùa cuûa thò tröôøng chöùng khoaùn ....................................... 11 1.2.2.4. Các tỷ số tài chính của các công ty cổ phần ................................ 14 1.2.2.5. Các chủ thể tham gia TTCK 17 1.2.2.6. Nguyên tắc hoạt động của TTCK . 18 1.3. Giá chứng khoán và các nhân tố hình thành, ảnh hưởng đến giá CK ... 19 1.3.1. Sự hình thành giá chứng khoán ............................................................ 19 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán .......... 20 1.3.2.1. Các nhân tố nội sinh . 20 1.3.2.2. Các nhân tố ngoại sinh ... 21 1.3.2.3. Các nhân tố can thiệp .. 21 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TTCK VIỆT NAM ........... 24 2.1. Giới thiệu TTCK Việt Nam ....................................................... 24 2.1.1. Giới thiệu trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. HCM 24 2.1.2. Giới thiệu trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ... 24 4 2.1.3. TTCK Việt Nam sau 7 năm hoạt động . 25 2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên TTCK ..... 26 2.2.1. Diễn biến thị trường qua ba giai đoạn ............................................. 26 2.2.1.1. Giai đoạn 1: “Sốt cao rồi đột quỵ” từ 28/7/00 đến 5/10/01.. 26 2.2.1.2. Giai đoạn 2: “Trầm lắng” từ 5/10/01 đến 31/12/05 .. 29 2.2.1.3. Giai đoạn 3: “Thăng hoa” từ 2/1/06 đến 21/9/07... 33 2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến VNIndex qua ba giai đoạn .... 37 2.2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến VNIndex trong giai đoạn 1 . 37 2.2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến VNIndex trong giai đoạn 2 . 42 2.2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến VNIndex trong giai đoạn 3 .. 52 2.3. Một số nhận định về TTCK Việt Nam thời gian qua .. 67 2.3.1. Những nhận định chung ... 67 2.3.2. Những thành quả đạt được trong 7 năm hoạt động .. 69 2.3.3. Những hạn chế của TTCK Việt Nam ... 69 CHƯƠNG 3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN TRONG THỜI GIAN TỚI ... 72 3.1. Các nhân tố nội sinh .... 72 3.1.1. Việc tăng cung hàng hóa cho TTCK 72 3.1.2. Kết quả từ hoạt động SXKD của các công ty niêm yết ... 76 3.2. Các nhân tố ngoại sinh ........................................................ 78 3.2.1. Tăng trưởng kinh tế ..... 78 3.2.2. Chủ trương phát triển TTCK của Chính phủ Việt Nam ... 81 3.2.3. Ảnh hưởng của các kênh đầu tư khác .. 82 3.3. Các nhân tố can thiệp ..... 84 3.3.1. Tâm lý nhà đầu tư trong nước .. 84 3.3.2. Yếu tố đầu tư nước ngoài ..... 88 KẾT LUẬN .. 92 Tài liệu tham khảo ... 93 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CPH : Cổ phần hóa 2. CP : Cổ phiếu 3. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước 4. EPS : Thu nhập trên một cổ phiếu (Earnings Per Share) 5. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội 6. HASTC : Trung tân giao dịch chứng khoán Hà Nội 7. HOSTC : Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh 8. HOSE : Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh 9. IPO : chào bán cổ phần ra công chúng rộng rãi lần đầu tiên 10. LN : Lợi nhuận 11. NAV : Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value) 12. NHTM : Ngân hàng thương mại 13. OTC : Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung 14. P/E : Giá cổ phiếu trên thu nhập một cổ phiếu (Price – Earnings) 15. ROA : Suất sinh lợi trên tổng tài sản 16. ROE : Suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường 17. SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán 18. Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 19. TTCK : Thị trường chứng khoán 20. TTDGCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán 21. UBCKNN: Ủy ban chứng khoán nhà nước 22. Ghi chú: Trong luận văn cụm từ “TTCK Việt Nam” được hiểu là thị trường niêm yết HOSTC, cụm từ “chỉ số giá chứng khoán” được hiểu là chỉ số giá cổ phiếu niêm yết trên HOSTC, cụm từ “chứng khoán” được hiểu là các cổ phiếu niêm yết trên HOSTC. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Hình 1.1.1. Phaân loaïi thò tröôøng taøi chính Bảng 2.2.1. Mức tăng giá các loại cổ phiếu niêm yết Bảng 2.2.2. Mức giảm giá các loại cổ phiếu Bảng 2.2.3. Mức giảm giá các loại cổ phiếu so với giá cao nhất đạt được Bảng 2.2.4. Mức tăng giá các loại cổ phiếu so với giá ngày 24/10/2003 Bảng 2.2.5. Các đơn vị niêm yết và lượng cổ phiếu phát hành Bảng 2.2.6. Chỉ số tài chính của các công ty niêm yết trên HOSTC Bảng 2.2.7. Một số chỉ tiêu chính của cổ phiếu niêm yết giai đoạn 2001-2003 Bảng 2.2.8. LN sau thuế, EPS, giá đóng cửa ngày 30/12/2005 Bảng 2.2.9. Số lượng các loại cổ phiếu niêm yết tại HOSTC Bảng 2.2.10. Các công ty niêm yết trên HOSTC có vốn điều lệ lớn Bảng 2.2.11. Các cổ phiếu có EPS cao năm 2006 trên HOSTC Bảng 2.2.12. Chỉ số P/E của các công ty trên HOSTC ngày 25/4/2006 Biểu đồ 2.2.1. Chỉ số VNIndex và khối lượng giao dịch chứng khoán (từ 28/7/2000 đến 5/10/2001) Biểu đồ 2.2.2. Chỉ số VNIndex và khối lượng giao dịch chứng khoán (từ 5/10/2001 đến 31/12/2005) Biểu đồ 2.2.3. Chỉ số VNIndex và khối lượng giao dịch chứng khoán (từ 2/1/2006 đến 21/9/2007) Biểu đồ 2.2.4. Số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên HOSTC Biểu đồ 2.2.5. Chỉ số VNIndex và khối lượng giao dịch chứng khoán (từ 28/7/2000 đến 21/9/2007) 7 LỜI MỞ ĐẦU Ở tất cả các quốc gia, khi sản xuất hàng hóa phát triển đến giai đoạn cao đòi hỏi sự ra đời thị trường chứng khoán (TTCK) như là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Việt Nam chúng ta cũng không là ngoại lệ. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, TTCK Việt Nam đã ra đời, từng bước trưởng thành và phát triển. Cho đến nay, sau hơn 7 năm hoạt động liên tục, bên cạnh những thành quả đạt được thì TTCK cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Quy mô của TTCK Việt Nam chưa tương xứng và ngang tầm với TTCK của các quốc gia trong khu vực. Những diễn biến trên TTCK chưa phản ánh được tình trạng sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam. Những biến động giá chứng khoán, những thay đổi trong quan hệ cung cầu chứng khoán dường như chưa tuân theo những quy luật chung của TTCK thế giới. Việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK, ảnh hưởng đến biến động giá chứng khoán từ đó đưa ra những nhận định và kiến nghị về cung cầu và giá chứng khoán trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển TTCK là việc làm cần thiết và cấp bách trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Từ những suy nghĩ trên, tôi xin chọn đề tài “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Nội dung của đề tài nghiên cứu này nhằm đạt được các mục đích sau: - Về mặt lý luận, luận văn đã nêu lên những cơ sở lý luận cơ bản về những nhân tố hình thành, ảnh hưởng đến giá chứng khoán bao gồm những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh và những nhân tố can thiệp. - Về mặt thực tiễn, luận văn đã giới thiệu sơ lược về TTCK Việt Nam qua hai trung tâm HOSTC và HASTC. Luận văn đã phân tích, chứng minh, nhận xét, đánh giá những diễn biến thị trường, tìm ra các nhân tố đã ảnh hưởng đến VNIndex trên HOSTC từ khi được thành lập cho đến nay. Đây được xem là phần thực tế có được thông qua quá trình tìm hiểu, học hỏi và trải nghiệm bản thân của tác giả. Trên 8 cơ sở kết hợp lý thuyết với thực tế luận văn xin đưa ra những nhận định và kiến nghị về cung cầu và giá cả chứng khoán trong thời gian tới trên TTCK Việt Nam. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nội dung của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi các cổ phiếu niêm yết trên HOSTC. Đề tài không nghiên cứu trái phiếu và các cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp tập hợp các thông tin thứ cấp và những nhận định của các chuyên gia về chứng khoán để phân tích, chứng minh rồi đưa ra những nhận xét, bình luận, đánh giá của riêng mình nhằm làm rõ vấn đề mà đề tài đã nêu ra. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa cả về mặt khoa học cũng như thực tiễn. Về mặt khoa học, đề tài đã khẳng định được vai trò quan trọng của TTCK trong nền kinh tế quốc gia, sự ra đời và phát triển của TTCK Việt Nam là một yêu cầu tất yếu trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh và trong bối cả ... xin đề xuất việc phổ cập đại chúng kiến thức chứng khoán, trước tiên là ở tất cả các trường cao đẳng, đại học thuộc khối ngành kinh tế, sau đó là ở các khối ngành khác cũng như ở cấp học phổ thông, song song đó là việc mở rộng các loại hình đào tạo cho công chúng đầu tư. Chúng tôi kiến nghị khi phổ cập kiến thức chứng khoán cần chú ý nội dung đào tạo phải mang tính phổ cập, tính chuyên nghiệp và tính thực tiễn. Do đó, ngoài việc cập nhật thông tin TTCK cho những môn học có liên quan như Thị trường chứng khoán, Quản trị tài chính, Phân tích hoạt động kinh doanh các trường cao đẳng, đại học có thể sử dụng loại hình sinh hoạt Câu lạc bộ chứng khoán để phổ cập kiến thức chứng khoán cho người học, người chơi 90 Thực tế cho thấy, người học dù được đào tạo ở bất cứ ngành nghề nào, trình độ nào và kể cả công chúng bên ngoài cũng đều có thể trở thành nhà đầu tư trên TTCK. Mỗi nhà đầu tư cá nhân thì giữ rất ít cổ phiếu, nhưng tất cả số này cộng lại sẽ là một khối lượng khổng lồ, thậm chí lớn hơn cả phần nắm giữ của các nhà đầu tư có tổ chức. Nên việc trang bị kiến thức chứng khoán cho công chúng là việc làm rất cần thiết nhằm góp phần làm tăng lượng cầu chứng khoán trên thị trường. Tóm lại, khi nhà đầu tư được trang bị kiến thức chứng khoán một cách tốt nhất sẽ tạo được tâm lý vững vàng, tự tin cho các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, khuyến khích họ đến với TTCK nhiều hơn. 3.3.2. Yếu tố đầu tư nước ngoài Trong thời gian qua yếu tố đầu tư nước ngoài đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển vượt bậc của TTCK Việt Nam. Cho đến nay, yếu tố đầu tư nước ngoài vẫn chưa có biểu hiện tiêu cực nào. TTGDCK TP.HCM cho biết hiện có trên 5.000 – 6.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài giao dịch, đa số các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore Nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường với chiến lược mua và nắm giữ các blue-chips. Thị trường “thăng hoa” trong thời gian qua chủ yếu là do việc tăng giá ở nhóm cổ phiếu này. Lợi nhuận lớn từ thị trường Việt Nam đã tạo nên một hấp lực lớn đối với các tổ chức tài chính nước ngoài. Số liệu đưa ra trong một cuộc hội thảo về tài chính cũng làm nhiều người “giật mình”, rằng có đến 70 quĩ nước ngoài đang chờ để gia nhập thị trường. Riêng ba quĩ đầu tư lớn nhất trên thị trường đang nắm gần 4 tỷ USD. Dragon Capital đang quản lý khoảng 1,5 tỷ USD, kế đến là VinaCapital với gần 1,3 tỷ USD và Indochina Capital với gần 1 tỷ USD. Chính sự lớn mạnh ngoài dự kiến của ba quĩ này đã buộc các tổ chức tài chính nước ngoài khác phải vào cuộc để không quá chậm chân trong trong cuộc chơi này. Hiện nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang gia tăng mở tài khoản tại Việt Nam và nhiều khả năng sẽ tăng mạnh khi thị trường có nhiều hàng hoá hơn. Các tổ chức tài chính của Trung Quốc và Hồng Kông cũng đã đặt chân đến Việt Nam thông qua việc thành lập công ty tư vấn đầu tư tài chính. Hầu hết các quỹ 91 Chuyên trang chứng khoán Atpvietnam.com dự báo rằng TTCK Việt Nam chắc chắn sẽ thu hút thêm nhiều vốn nước ngoài trong tương lai gần, khi chợ chứng khoán Việt Nam thành một siêu thị hoành tráng. Một số người thận trọng hơn thì cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư mạnh hơn nữa vào TTCK Việt Nam trong thời gian tới, nhưng nguồn vốn chủ yếu phải đợi từ các quỹ đầu tư lớn của nước ngoài. Hiện nay những quỹ nước ngoài đầu tư mạnh vào TTCK Việt Nam mới chỉ có vài gương mặt như VinaCapital, Dragon Capital, Citigroup Số lượng quỹ đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu thông tin về TTCK Việt Nam nói chung và từng công ty cụ thể nói riêng tại các công ty chứng khoán cũng đang tăng dần. Nhiều người trong số này thừa nhận rằng họ có cơ hội, bởi so với nước ngoài, TTCK Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong thời gian tới, khi có nhiều “đại gia” chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngoài ra, tại một số nền kinh tế lớn như Nhật và Mỹ, còn nhiều nhà đầu tư đang muốn hướng đến Trung Quốc hoặc Việt Nam để không bõ lỡ cơ hội hoá rồng của hai nền kinh tế này. Tại các nước này, chỉ số giá chứng khoán đã lên rất cao nên khó tăng trưởng mạnh nữa, vì vậy nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Trung Quốc hoặc Việt Nam để đầu tư. Theo một báo cáo mới nhất về Việt Nam của ngân hàng ANZ, dòng vốn FPI vào Việt Nam trong năm tới sẽ đạt con số 7,3 tỷ USD (tiền ròng), tăng 30% so với năm 2007. Trong khi đó, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng ước đạt 2,25 tỷ USD (tiền ròng) trong năm 2008, tăng 10% so với năm 2007. Một số điều kiện trong nước đã làm cho dòng vốn FPI và FDI vào Việt Nam tăng chậm, trong đó việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Thuế thu nhập cá nhân, nhất là việc đánh thuế vào đầu tư chứng khoán. Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân mới này (có hiệu lực từ ngày 1/1/2009) thì Chính phủ Việt Nam sẽ đánh thuế 25% đối với các 92 ANZ cũng cho rằng, việc dòng vốn FPI vào Việt Nam tăng mạnh đã khiến TTCK trong nước trở nên sôi động hơn với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Hiện các nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 50% tổng giá trị giao dịch tại HOSE, tăng 20% so với hồi đầu năm 2006. Tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài tại TTCK Việt Nam cao hơn ở Indonesia (khoảng 35%) nhưng thấp hơn ở Thái Lan (khoảng 70%). Tóm lại, qua luận văn này, chúng tôi đã đưa ra một số nhận định về các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán trong thời gian tới. Hy vọng trong thời gian tới TTCK Việt Nam sẽ ổn định để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. Như vậy, nếu 7 năm đầu tiên, Việt Nam giải quyết được bài toán thứ nhất là lập nên thị trường và xác định vị thế của nó trong nền kinh tế, thì bài toán thứ hai trong giai đoạn tới là phải phát triển TTCK Việt Nam một cách bền vững, giải quyết được những vấn đề còn tồn tại của thị trường. Và câu chuyện về một TTCK Việt Nam trẻ trung, năng động hôm nay và ngày mai sẽ còn được viết tiếp bằng những nhìn nhận mới, những diễn biến mới, nhưng chắc chắn tốc độ mở rộng cũng như phát triển thị trường sẽ lớn hơn, mạnh hơn những gì mà thị trường đã đạt được trong 7 năm đầu tiên. 93 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trên cơ sở những phân tích ở chương 2 của luận văn, chúng tôi xin đưa những nhận định mang tính dự báo về các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng trong thời gian tới như sau: Các nhân tố nội sinh Trong số những nhân tố nội sinh có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trong thời gian tới phải kể đến là việc tăng cung hàng hoá cho TTCK và kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết. Trong tương lai gần, cung hàng hóa cho TTCK sẽ tăng qua các nguồn: cổ phần hóa DNNN, các công ty cổ phần tham gia niêm yết trên TTCK, các công ty đang niêm yết phát hành thêm cổ phiếu mới, thành lập mới các công ty cổ phần. Dự báo trong thời gian tới các công ty niêm yết sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tốt làm cơ sở cho TTCK Việt Nam tiếp tục phát triển. 3.2.2. Các nhân tố ngoại sinh Các nhân tố ngoại sinh ảnh hưởng mạnh đến sự biến động giá chứng khoán trong thời gian tới có thể kể đến là sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, chủ trương phát triển TTCK của Chính phủ và ảnh hưởng của các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng và ngoại tệ. Theo dự báo, trong 15 năm tới mức tăng trưởng GDP trung bình của kinh tế Việt Nam rất ấn tượng. 3.2.3. Các nhân tố can thiệp Các nhân tố can thiệp có thể ảnh hưởng nhiều đến sự biến động giá chứng khoán trong thời gian tới có thể kể đến là tâm lý nhà đầu tư trong nước và yếu tố đầu tư nước ngoài. Những việc cần làm nhằm tạo niềm tin và tâm lý nhà đầu tư là khuyến khích phát triển nhà đầu tư tổ chức, minh bạch hóa thông tin chứng khoán, đào tạo phổ cập kiến thức cho công chúng dưới các hình thức khác nhau. 94 Dự báo trong thời gian tới, TTCK Việt Nam sẽ thu hút thêm nhiều vốn nước ngoài khi chợ chứng khoán Việt Nam thành một siêu thị hoành tráng. KẾT LUẬN Với đề tài “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh”, luận văn đã kết hợp được những cơ sở lý luận với những diễn biến thực tiễn trên TTCK Việt Nam hơn 7 năm qua để đưa ra những nhân tố chính ảnh hưởng quyết định đến sự biến động giá cổ phiếu niêm yết qua các giai đoạn. Qua đó, tác giả tiếp tục nêu một số nhận định mang tính dự báo về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong thời gian tới. Trước đây đã từng có nhiều bài viết, bài phân tích những diễn biến của chỉ số giá cổ phiếu và những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của nhiều tác giả nhưng những bài viết này chỉ dừng lại ở việc phân tích một hay một vài thời đoạn ngắn và chỉ đưa ra các nhân tố ảnh hưởng chứ chưa đi sâu phân tích, chứng minh các ảnh hưởng của những nhân tố này đến chỉ số giá cổ phiếu như thế nào. Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống toàn bộ quá trình diễn biến thị trường thông qua sự biến động của chỉ số giá cổ phiếu từ khi thị trường mới thành lập cho đến nay. Qua luận văn, người đọc sẽ có cái nhìn tổng quát về TTCK Việt Nam trong hơn 7 năm hoạt động liên tục và không ngừng phát triển. Để dễ tiếp cận, tác giả đã chia những biến động giá chứng khoán trên TTCK Việt Nam thành ba giai đoạn với những đặc trưng riêng biệt của từng giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, tác giả đã nêu lên diễn biến thị trường, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu một cách rất chi tiết, rất sâu với nhiều số liệu, dẫn chứng cụ thể và lập luận trên cơ sở khoa học để khẳng định các đặc điểm riêng có của từng giai đoạn và những nhân tố chính ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu trên TTCK. Tất cả những điều kể trên là những đóng góp mới của luận văn. Luận văn chưa đi vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC và những ảnh hưởng của chỉ số giá VNIndex đến biến động giá cổ phiếu trên thị trường OTC. Đây có thể sẽ là những đề tài hấp dẫn cho những nghiên cứu tiếp theo về TTCK Việt Nam – một thị trường mới trải qua 95 giai đoạn đầu với hơn 7 năm hình thành và phát triển – một thị trường non trẻ và đầy triển vọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Ái (2001), Các giải pháp tạo hàng hóa cho Thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 2. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tạp chí Đầu tư chứng khoán. 3. Hoàng Tuấn Cường (2001), Thị trường chứng khoán Việt Nam thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 4. Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, Bản tin Thị trường chứng khoán. 5. Nguyễn Quang Thu (2005), Quản trị tài chính căn bản, Nhà xuất bản Thống kê. 6. Phạm Thị Anh Thư (2006), Chặng đường 6 năm của TTCK Việt Nam thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. 7. Lê Văn Tư, Thân Thị Thu Thủy (2006), Thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính. 8. Một số trang Web: vse.org.vn, bsc.com.vn, acbs.com.vn, vietstock.com.vn, hsc.com.vn, vinafund.com
File đính kèm:
- luan_van_phan_tich_nhung_nhan_to_anh_huong_den_gia_co_phieu.pdf