Luận văn Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long phải làm gì để ứng phó với nước biển dâng

Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBCSL) gồm có 8 tỉnh: Long An,

Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang có

chiều dài bờ biển 700km, chiếm 23% so với cả nước, 25 cửa lạch lớn và nhỏ. Vùng

ven biển còn có hệ thống sông ngòi tự nhiên và nhân tạo dày đặc thuận lợi cho việc

thông thương với các tỉnh khác và các quốc gia láng giềng.

Với tổng diện tích các huyện ven biển là 18,066.6 km2 , chiếm gần 46 % diện

tích của toàn ĐBSCL, dân số 10,88 triệu người vào năm 2010 chiếm 50% dân số

của vùng . Kinh tế vùng ven biển này chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và thủy

sản, chiếm 53 % GDP của ĐBSCL. Trong những năm gần đây ngành du lịch cũng

phát triển mạnh góp phần thúc đẩy kinh tế của cả nước, chiếm 35% GDP dịch vụ

toàn vùng. Nhưng đây là vùng thấp nên sẽ chịu nhiều ảnh hưởng do biến động của

biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và hoạt động của các nước thượng nguồn

sông Mêkong. Trong mùa khô nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây khó khăn

trong sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trước tình hình cấp bách đó, các tỉnh

ven biển ĐBSCL đã và đang thực hiện các biện pháp để ứng phó và thích nghi với tình

hình biển cấp bách như hiện nay

pdf 107 trang chauphong 19/08/2022 12220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long phải làm gì để ứng phó với nước biển dâng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long phải làm gì để ứng phó với nước biển dâng

Luận văn Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long phải làm gì để ứng phó với nước biển dâng
HU
TE
CH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM 
VŨ LÊ KIỂM TÚ 
CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG 
BẰNG SÔNG CỬU LONG PHẢI 
LÀM GÌ ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI 
NƯỚC BIỂN DÂNG 
LUẬN VĂN THẠC SĨ 
Chuyên ngành : Công nghệ Môi trường 
Mã số: 0981081040 
TP. HỒ CHÍ MINH, 2011 
HU
TE
CH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM 
VŨ LÊ KIỂM TÚ 
CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG 
BẰNG SÔNG CỬU LONG PHẢI 
LÀM GÌ ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI 
NƯỚC BIỂN DÂNG 
LUẬN VĂN THẠC SĨ 
Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường 
Mã số: 0981081040 
 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 PGS.TS HOÀNG HƯNG 
TP. HỒ CHÍ MINH, 2011 
HU
TE
CH
LỜI CẢM ƠN 
Lời cảm ơn đầu tiên em xin chân thành gửi đến quý thầy cô trường Đại Học 
Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM cũng như quý thầy cô Phòng Quản lý Sau Đại Học 
và khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học đã giảng dạy cho em trong suốt thời 
gian học tại trường. 
Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS HOÀNG HƯNG đã tận tình hướng 
dẫn giúp em hoàn thành luận văn này. 
Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị công tác tại Viện Khoa Học Thủy Lợi 
Miền Nam đã sẵn sàng tạo điều kiện cho em về mặt số liệu, tài liệu cần thiết cho em 
hoàn thành luận văn. 
 Xin cảm ơn các bạn cùng khóa đã trao đổi kiến thức và giúp đỡ mình học tập 
trong suốt những năm qua. 
Em xin kính chúc quý thầy cô được dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành 
công trong cuộc sống. 
Mình xin chúc các bạn hoàn thành tốt luận văn và có tương lai thật tốt đẹp. 
 TP. Hồ Chí Minh tháng 07 năm 2011 
 Vũ Lê Kiểm Tú 
HU
TE
CH
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN 
Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBCSL) gồm có 8 tỉnh: Long An, 
Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang có 
chiều dài bờ biển 700km, chiếm 23% so với cả nước, 25 cửa lạch lớn và nhỏ. Vùng 
ven biển còn có hệ thống sông ngòi tự nhiên và nhân tạo dày đặc thuận lợi cho việc 
thông thương với các tỉnh khác và các quốc gia láng giềng. 
Với tổng diện tích các huyện ven biển là 18,066.6 km2 , chiếm gần 46 % diện 
tích của toàn ĐBSCL, dân số 10,88 triệu người vào năm 2010 chiếm 50% dân số 
của vùng . Kinh tế vùng ven biển này chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và thủy 
sản, chiếm 53 % GDP của ĐBSCL. Trong những năm gần đây ngành du lịch cũng 
phát triển mạnh góp phần thúc đẩy kinh tế của cả nước, chiếm 35% GDP dịch vụ 
toàn vùng. Nhưng đây là vùng thấp nên sẽ chịu nhiều ảnh hưởng do biến động của 
biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và hoạt động của các nước thượng nguồn 
sông Mêkong. Trong mùa khô nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây khó khăn 
trong sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trước tình hình cấp bách đó, các tỉnh 
ven biển ĐBSCL đã và đang thực hiện các biện pháp để ứng phó và thích nghi với 
tình hình biến cấp bách như hiện nay. 
HU
TE
CH
Abstract 
 Coastal Region Delta (DBCSL) includes eight provinces: Long An, Tien 
Giang, Ben Tre, Tra Vinh, Soc Trang, Ca Mau, Bac Lieu and Kien Giang with 700 
km coastline, making up 23% compared the country, 25 large and small bays. The 
coastal zone is also a natural river system and artificially dense facilitate trade with 
other provinces and neighboring countries. With a total area of coastal district is 
18,066.6 km2, accounting for nearly 46% of the entire Mekong Delta area and a 
population of 10.88 million in 2010 accounted for 50% of the population. Coastal 
Economic mainly dependent on agriculture and fisheries, accounting for 53% GDP 
of the Mekong Delta. In recent years the tourism industry is also growing, 
contributing to the country's economy, accounting for 35% GDP services in the 
region. But here's the low areas will be greatly influenced by the fluctuation of 
global climate change, rising sea levels and activities of the upper Mekong River. In 
the dry season saline intrusion into the internal difficulties in the production and 
living of the people. Urgent situation, the coastal provinces and the Mekong Delta 
is implementing measures to cope with and adapt to the changes of urgency today. 
HU
TE
CH
i 
“Caùc tænh ven bieån Ñoàng Baèng Soâng Cöûu Long phaûi laøm gì ñeå öùng phoù vôùi nöôùc bieån daâng” 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 1 
2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 2 
2.1 Tình hình nghiên cứu thế giới ..................................................................... 2 
2.2 Tình hình hình nghiên cứu tại Việt Nam .................................................... 4 
3. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 7 
4. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 7 
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................... 8 
6. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHÍNH ......................................................... 8 
7. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 8 
8. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 9 
9. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ..................................................................................... 9 
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA VÙNG VEN BIỂN ĐBSCL ........ 10 
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ .......................................................................................... 10 
1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ............................................................................. 11 
1.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT............................................................................. 12 
1.4 ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN .................................................. 12 
1.4.1 Đặc điểm khí tượng ............................................................................... 12 
1.4.1.1 Nhiệt độ không khí .......................................................................... 12 
1.4.1.2 Nắng và bức xạ ............................................................................... 13 
1.4.1.3 Độ ẩm không khí ............................................................................. 13 
1.4.1.4 Chế độ gió ....................................................................................... 14 
1.4.1.5 Mây: ............................................................................................... 15 
1.4.1.6 Mưa: ............................................................................................... 15 
1.4.2 Đặc điểm thủy văn ................................................................................. 16 
1.4.2.1 Chế độ thủy văn mùa cạn ................................................................ 16 
1.4.2.2 Thủy triều khu vực ven biển ĐBSCL .............................................. 16 
HU
TE
CH
ii 
“Caùc tænh ven bieån Ñoàng Baèng Soâng Cöûu Long phaûi laøm gì ñeå öùng phoù vôùi nöôùc bieån daâng” 
1.5 TÀI NGUYÊN ĐẤT ................................................................................... 21 
1.6 TÀI NGUYÊN NƯỚC ............................................................................... 23 
1.7 TÀI NGUYÊN SINH HỌC VÀ HỆ SINH THÁI ..................................... 24 
1.8 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................................ 26 
1.8.1 Đặc điểm dân sinh ................................................................................. 26 
1.8.2 Đặc điểm kinh tế ................................................................................... 27 
1.8.2.1 Kinh tế nông nghiệp ........................................................................ 27 
1.8.2.2 Kinh tế công nghiệp và xây dựng .................................................... 28 
1.8.2.3 Kinh tế dịch vụ ................................................................................ 29 
1.8.2.4. Điện năng ....................................................................................... 30 
1.8.2.5 Giao thông vận tải ........................................................................... 30 
1.8.2.6 Bưu chính viễn thông ...................................................................... 31 
1.8.3 Y tế........................................................................................................ 32 
1.8.4 Văn hóa - Xã hội ................................................................................... 32 
1.8.5 An ninh quốc phòng .............................................................................. 33 
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH), HIỆN 
TRẠNG NƯỚC BIỂN DÂNG (NBD) CỦA CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐBSCL .. 35 
2.1 TỔNG QUAN VỀ BĐKH .......................................................................... 35 
2.1.1 Định nghĩa BĐKH ................................................................................. 35 
2.1.2 Những biểu hiện của BĐKH .................................................................. 35 
2.1.3 Hiện tượng trái đất ấm dần lên .............................................................. 36 
2.3.4 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu: .................................................... 36 
2.2 TỔNG QUAN VỀ NBD ............................................................................. 39 
2.2.1 Tình hình nước biển dâng tại cc tỉnh ven biển ĐBSCL .......................... 39 
2.2.2 Nguyên nhân NBD ................................................................................ 43 
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG NƯỚC BIỂN DÂNG LÊN KHU VỰC 
VEN BIỂN ĐBSCL.............................................................................................. 45 
3. 1 CÁC CỬA SÔNG ĐBSCL ........................................................................ 45 
3.1.1 Sông Hậu .............................................................................................. 45 
HU
TE
CH
iii 
“Caùc tænh ven bieån Ñoàng Baèng Soâng Cöûu Long phaûi laøm gì ñeå öùng phoù vôùi nöôùc bieån daâng” 
3.1.2 Sông Tiền ............................................................................................. 49 
3.2 CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC CÁC VÙNG VEN BIỂN ĐBSCL ............ 50 
3.2.1 Chế độ thủy động lực vùng biển Hà Tiên – Cà Mau............................... 50 
3.2.2 Độ thủy động lực vùng biển Cà Mau – Bạc Liêu .................................. 51 
3.2.3 Chế độ thủy động lực vùng biển Bạc Liêu – Hàm Luông (Trà Vinh) ..... 53 
3.2.4 Chế độthủy động lực vùng biển Trà Vinh – Gò Công ............................ 55 
3.3 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NƯỚC THƯỢNG NGUỒN SÔNG MEKONG 
SẼ LÀM ĐẢO LỘN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY – GIA TĂNG XÓI LỞ HẠ 
LƯU LÒNG SÔNG .......................................................................................... 56 
3.4 XÂY DỰNG KỊCH BẢN NBD .................................................................. 60 
3.4.1 Các kịch bản NBD ............... ... âm. Mục tiêu cần rõ ràng và có khả năng thực hiện 
thành công. Lập kế hoạch công tác cụ thể cho từng đối tượng sau đó tổng hợp vào 
công tác tổng thể chung. Cần phân rõ những vai trò sau: 
- Vai trò của các cơ quan, tổ chức ở mỗi bước triển khai kế hoạch. 
HU
TE
CH
87 
“Caùc tænh ven bieån Ñoàng Baèng Soâng Cöûu Long phaûi laøm gì ñeå öùng phoù vôùi nöôùc bieån daâng” 
- Các vấn đề về lĩnh vực, ngành, cần quan tâm và các vấn đề ưu tiên trong 
từng lĩnh vực. 
- Các phương pháp được sử dụng để đánh giá và triển khai các giải pháp. 
- Cách thức, thủ tục để tổng hợp các vấn đề. 
- Quá trình chuẩn bị và thông qua các kế hoạch. 
- Quá trình sử dụng các kế hoạch cho việc thông báo quốc gia. 
- Cách thức tổng hợp, lồng ghép các kế hoạch thích ứng và giảm nhẹ NBD. 
Bước 3: Đánh giá triển khai các giải pháp đối với từng ngành, lĩnh vực 
Bao gồm các bước sau: 
- Xác định các ưu tiên những trọng tâm, các hệ thống cần tập trung ưu tiên. 
- Lựa chọn và phát triển các phương pháp đánh gía theo các chỉ tiêu, tiêu 
chuẩn qui tắc cụ thể, hoặc theo tình hình của từng khu vực cụ thể. 
- Thực hiện các đánh giá kỹ thuật. 
- Đánh giá các giải pháp ở các cấp, ngành, lĩnh vực. 
- Tiến hành phân tích so sánh giữa các ngành và các giải pháp. 
- Lựa chọn giải pháp mang tính khả thi để kiến nghị cho các cơ quan, tổ 
chức, các chuyên viên chủ chốt. 
- Trình bày kết quả đối với các cơ quan, tổ chức và các ban ngành liên quan. 
Bước 4: Chuẩn bị các chiến lược thực hiện các giải pháp 
Bao gồm các bước sau: 
- Xác định các cơ quan, tổ chức, chủ trì thức hiện giải pháp. 
- Phân chia các bước thực hiện và nhiệm vụ cụ thể. 
- Xác định nguồn tài chính và nhân lực thực hiện. 
- Xác định các mối nguy và rủi ro trong quá trình thực hiện các giải pháp. 
Bước 5: Thực hiện giải pháp 
Bao gồm các bước sau: 
- Tiến hành từng bước nhỏ, từ thấp đến cao. 
- Phối hợp đồng bộ toàn hệ thống khi thực hiện. 
- Xây dựng và thực hiện nhanh chóng kịp thời các bước đã đề ra. 
HU
TE
CH
88 
“Caùc tænh ven bieån Ñoàng Baèng Soâng Cöûu Long phaûi laøm gì ñeå öùng phoù vôùi nöôùc bieån daâng” 
- Phân chia trách nhiệm rõ ràng khi thực hiện và tuân thủ theo đúng trình tự 
đã được đề ra. 
Bước 6: Đánh giá quá trình thực hiện giải pháp 
 Đây là bước hết sức quan trọng, việc đánh giá cần được tiến hành trong 
suốt quá trình làm dự án và các giải pháp đề ra phải mang tính hiệu quả. 
- Cơ quan, đơn vị , chịu trách nhiệm thực hiện giải pháp pháp cần đánh 
giá sơ bộ sau khi thực hiện xong. 
- Mời đơn vị thứ 3 có thẩm quyền đánh giá lại quá trình thực hiện. 
- Rút ra bài học kinh nghiệm, và sửa chữa các thiếu sót nếu có. 
HU
TE
CH
89 
“Caùc tænh ven bieån Ñoàng Baèng Soâng Cöûu Long phaûi laøm gì ñeå öùng phoù vôùi nöôùc bieån daâng” 
CHƯƠNG 5: 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1 KẾT LUẬN 
Nghiên cứu về BĐKH và NBD là một phần không thể thiếu trong sự phát 
triển của các tỉnh ven biển ĐBSCL, là cơ sở quan trọng trong nền kinh tế xã hội, là 
cơ sở quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của vùng, cũng như sự phát tiển 
của đất nước. Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường và tìm ra hướng 
đi mới trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay. Ứng phó kịp thời với tình trạng 
BĐKH và NBD và phát triển kinh tế bền vững đang là mục tiêu hàng đầu của vùng 
ven biển ĐBSCL. Đây cũng là việc làm lâu dài, thường xuyên. Kết hợp chặt chẽ 
giữa việc xây dựng bảo vệ tài nguyên và tìm ra những mô hình kinh tế mới phù hợp 
với tương lai. 
 Các tỉnh ven biển ĐBSCL sẽ dựa vào tình hình thực tế của từng địa phương, 
để tìm ra cách ứng phó thích hợp cho từng tỉnh và phù hợp với xu hướng chung của 
toàn vùng cũng như trong công tác chống BĐKH và NBD của cả nước hiện nay. 
Nếu các biện pháp ứng phó được thực hiện một cách nhanh chóng, triệt để và 
hiệu quả sẽ mang lại lợi ích kinh tế, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ sức 
khỏe dân cư cải thiện cuộc sống. Các vấn đề môi trường sẽ được giải quyết tốt hơn 
và môi trường ngày càng được bảo vệ bền vững. 
Khó khăn hiện nay là tình trạng NBD mới đang được quan tâm trong những 
năm trở lại nay, vấn đề NBD đang tác động rõ ràng đến tình trạng môi trường và 
đời sống của người dân trong vùng một cách rõ rệt. Việc tìm ra các giải pháp ứng 
phó với tình trạng này đang còn nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học và đang còn 
được nghiên cứu trong tương lai. Mặt khác chưa có những quy hoạch rõ ràng cho 
từng tỉnh về ứng phó với tình trạng NBD do vấn đề kinh tế đang còn chi phối hầu 
hết các công việc xây dựng và giải pháp. Chưa có quy hoạch cụ thể rõ ràng. Do vậy 
HU
TE
CH
90 
“Caùc tænh ven bieån Ñoàng Baèng Soâng Cöûu Long phaûi laøm gì ñeå öùng phoù vôùi nöôùc bieån daâng” 
người dân tự lo là chính. Sự phối hợp giữa các ban ngành và các tỉnh chưa chặt chẽ. 
Người dân còn thiếu kiến thức về tình hình cấp bách NBD và hoạt động của các 
nước thượng nguồn sông Mekong. Không những thế, lực lượng quản lý còn mỏng, 
chưa được trang bị tốt về trình độ và chưa huy động được các nguồn lực khác cùng 
tham gia quản lý và bảo vệ môi trường dẫn đến chất lượng môi trường ngày càng 
giảm sút, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. 
5.2. KIẾN NGHỊ 
Với mục tiêu xây dựng vùng ven biển ĐBSCL trở thành trung tâm phát triển 
kinh tế của vùng, là vùng trọng điểm phát triển ngành thủy sản và dịch vụ nghỉ 
dưỡng và có nhiều đóng góp quan trọng cung cấp các đầu mối thủy hải sản cho toàn 
vùng ĐBSCL, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa. 
Vì vậy, cần tìm ra các giải pháp phù hợp để ứng phó với tình trạng NBD và 
hoạt động của các nước thượng nguồn sông Mekong là nhiệm vụ cần thiết và hết 
sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay của vùng đảm bảo mục tiêu phát triển bền 
vững, hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá đất nước. 
* Kiến nghị với các Sở, Ban, Ngành của các tỉnh có liên quan: 
Sở Tài Nguyên và Môi Trường của các tỉnh nên lập ban phòng chống thiên 
tai và có các kế hoạch cụ thể để có những nghiên cứu về BĐKH và NBD để đề ra 
những định hướng phát triển cho các huyện và xã thực hiện. Cần có các dự báo về 
nguy cơ sạt lở đê, bờ biển, tình trạng xâm nhập mặn và những hiểm họa do các tác 
động của NBD. 
Sở Giáo Dục kết hợp với các ban ngành tuyên truyền giáo dục cho người dân 
hiểu rõ tác hại của NBD và hiểm họa do các nước thượng nguồn sông Mekong gây 
ra để người dân hiểu rõ và có cách thức phòng chống với tình trạng báo động trên, 
HU
TE
CH
91 
“Caùc tænh ven bieån Ñoàng Baèng Soâng Cöûu Long phaûi laøm gì ñeå öùng phoù vôùi nöôùc bieån daâng” 
ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và bảo vệ môi trường sống bền vững. 
Chủ động nắm bắt những cơ hội trong việc hợp tác quốc tế, sử dụng các 
nguồn vốn từ các quỹ đầu tư có hiệu quả cho phép người dân thích nghi với các mô 
hình sản xuất mới phù hợp với từng tỉnh. 
Các ban ngành đoàn thể tạo điều kiện đến từng hộ dân trong vùng thực hiện 
tốt các biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả của NBD và khuyến khích từng 
vùng chuyển đổi ngành nghề, cơ cấu cây trồng cho phù hợp. 
Các tỉnh cần mở rộng hơn nữa trong chính sách hỗ trợ khuyến khích phát 
triển thủy sản và nông nghiệp theo hướng bền vững. Cụ thể như mô hình trồng rừng 
ngập mặn kết hợp nuôi tôm cần được nhân rộng và phát huy, để người dân mạnh 
dạn tham gia sản xuất và bảo vệ môi trường. 
* Kiến nghị với từng ban ngành của tỉnh: 
Mỗi tỉnh cần thực hiện nghiên cứu về tình trạng NBD và nguy cơ ảnh hưởng 
đến từng xã, huyện của từng vùng. Và các yêu cầu cấp thiết đặt ra về sản xuất và 
nuôi trồng thủy hải sản của mỗi khu vực cụ thể. 
Cần huy động các nguồn kinh phí từ xã hội đóng góp cho việc thực thi bảo 
vệ tốt đê bao, bờ biển và tình hình xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và 
nuôi trồng thủy hải sản. 
Cần giám sát các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến đê bao để kịp thời xử lý 
và báo cáo cho các cấp lãnh đạo để biện pháp xử lý và hạn chế các sự cố. 
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện các giải pháp 
ứng phó với tình trạng NBD được nhà nước ưu tiên đầu tư, tránh tình trạng thất 
thoát, xây dựng các giải pháp bất hợp lý gây ảnh hưởng lãng phí của công. 
Cần có những chủ trương thống nhất giữa các cấp từ trung ương đến địa 
HU
TE
CH
92 
“Caùc tænh ven bieån Ñoàng Baèng Soâng Cöûu Long phaûi laøm gì ñeå öùng phoù vôùi nöôùc bieån daâng” 
phương để xây dựng các giải pháp đúng đắn, có khả năng ứng dụng trong thực tế 
cao, được sự đồng thuận của người dân. 
Phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ trong công tác 
dự báo tình trạng NBD và các ảnh hưởng tác động của tình trạng này đến các hoạt 
động của con cũng như cán bộ am hiểu về kỹ thuật sản xuất để đưa ra các giải pháp 
xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp ứng phó vơi tình trạng NBD và hoạt động 
của các nước thượng nguồn để các hoạt động kinh tế và bảo vệ môi trường sống của 
con người ở khu vực ven biển ĐBSCL được bảo đảm và phát triển bền vững. 
HU
TE
CH
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 
[1] Bộ Tài nguyên & Môi trường, Tóm tắt chính sách xây dựng khả năng phục hồi “ 
Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động 
của BĐKH ở miền Trung Việt Nam”, Hà Nội, 2009. 
[2] Bộ Tài nguyên & Môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, T6-
2009 
[3] PGS.TS. Hoàng Hưng, Đề tài khoa học cấp bộ “Lũ lụt ĐBSCL và những tác 
động đến môi trường trong 50 năm qua”, Trường ĐHKHXH&NV, Tháng 3-2002 
[4] PGS.TS Hoàng Hưng, Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, NXB 
ĐHQGTPHCM, 2005. 
[5] Hoàng Hưng. Báo cáo ảnh hưởng của nước biển dâng lên môi trường vật lý bờ 
biển, các cửa sông Tiền, sông Hậu, 2010. 
[6] TS. Nguyễn Thọ Nhân, Biến đổi Khí hậu và Năng lượng, NXB Tri Thức, 2009 
[7] ThS. Nguyễn Văn Lân – Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, Báo cáo tổng hợp 
chương trình KC.08-21/06-10, Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình 
chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản ở các huyện ven biển ĐBSCL 
và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất, tháng 10-2010. 
[8] Phân viện Khí tượng Thủy văn & Môi trường phía Nam, Tuyển tập báo cáo Hội 
thảo khoa học thường niên 2009, 12-2009. 
[9] Tạp chí Khí tượng Thủy văn , Tháng 6/2008. 
[10] GS.TS Trần Như Hối, Đê biển Nam Bộ, NXB Nông nghiệp, Tp.HCM, 2003 
[11] TS. Tôn Thất Lãng, Bài giảng về Biến đổi khí hậu, Trường CĐ Tài nguyên & 
Môi trường TP.HCM, tháng 11/2009. 
[12] Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Kỷ yếu hội thảo “ Khoa học xã hội & 
Phát triển bền vững vùng ĐBSCL – tập 2, TP. Cần Thơ, 2010. 
[13] Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, Tạp san KH&CN quy hoạch thủy lợi. 
HU
TE
CH
[14] PGS.TS Võ Khắc Trí -Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Nghiên cứu xây 
dựng HT thông tin liên quan tới nước để phát triển bền vững ĐBSCL giai đoạn 1, 
Tp.HCM, T06-2010. 
TÀI LIỆU TIẾNG ANH 
[15] Chaudhry, P. and R.Greet (2007), Biến đổi khí hậu và phát triển con người ở 
Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_cac_tinh_ven_bien_dong_bang_song_cuu_long_phai_lam.pdf