Luận án Nghiên cứu tác động của tham số hóa đối lưu đối với dự báo mưa bằng mô hình HRM ở Việt Nam
Đặt vấn đề
Mưa là một yếu tố thời tiết quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh
tế xã hội. Mưa là kết cục của sự hòa hợp nhiệt động giữa ba yếu tố quan trọng nhất
là gió, nhiệt và ẩm nên biến động rất mạnh theo không gian và thời gian. Như vậy,
một mô hình muốn dự báo tốt mưa cần đồng thời dự báo tốt cả ba yếu tố này và
ngược lại nếu mô hình dự báo mưa tốt đồng nghĩa với mô hình đã dự báo tốt gió
nhiệt và ẩm. Hiện nay, trên thế giới mô hình dự báo thời tiết khu vực phân giải cao
có thể nói đã phát triển khá hoàn thiện cho vùng ngoại nhiệt đới, tuy vậy dự báo
mưa mô hình ở đây vẫn còn nhiều hạn chế bởi lẽ một biến đổi nhỏ của một trong ba
yếu tố trên cũng có thể dẫn đến biến đổi mạnh của mưa cả về không gian và thời
gian.
Đối với vùng nhiệt đới-xích đạo, vấn đề dự báo thời tiết nói chung và dự báo
mưa nói riêng bằng mô hình số càng phức tạp hơn so với ngoại nhiệt đới. Sự phức
tạp trước hết vì chưa có lý thuyết cho một quan hệ giữa trường khối lượng và
trường gió ở những vĩ độ rất thấp (kiểu như quan hệ địa chuyển cho vĩ độ cao) nên
không tạo ra được sự cân bằng tốt trong trạng thái ban đầu và do đó sự điều chỉnh
thường chỉ theo chiều thẳng đứng, trong khi gió vùng nhiệt đới rất yếu nên một sai
số tuyệt đối nhỏ trong tính toán trường gió sẽ tác động đến sự phân bố đốt nóng đối
lưu và do đó có thể dẫn tới sai số tương đối kết cục lớn trong dự báo mưa Khó
khăn thứ hai không kém phần quan trọng là mưa nhiệt đới sinh ra chủ yếu bởi đối
lưu sâu mà trong một mô hình số thuỷ tĩnh với độ phân giải còn rất hạn chế thì đối
lưu lại được tham số hóa trong khi hiện nay con người hiểu biết còn chưa đầy đủ về
quá trình hình thành và phát triển của nó. Ở vùng nhiệt đới, việc xác định đúng phân
bố ẩm là nguồn gốc của mưa còn vô cùng phức tạp do thám sát quá nghèo nàn sẽ
tác động rất lớn đến chất lượng mưa mô hình. Từ những đặc điểm trên ta thấy, trước
khi muốn áp dụng một mô hình số có nguồn gốc từ vùng vĩ độ cao vào vùng nhiệt
đới trước hết cần cải tiến mô hình, còn gọi là khu vực hóa mô hình về động lực để16
có thể tương thích hơn với động lực học nhiệt đới và khu vực hóa mô hình về vật lý
để mô tả tốt hơn các quá trình ở nhiệt đới. Đây là những bài toán lớn và phức tạp
trên tầm quốc tế.
Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi chỉ có thể quan tâm đến một trong
những vấn đề của nhiệt đới hóa vật lý mô hình là tham số hóa đối lưu (TSHĐL)
được coi là đặc biệt quan trọng đối với mô phỏng mưa nhiệt đới bằng mô hình dự
báo thời tiết khu vực, khu vực hạn chế.
Tính cấp thiết của đề tài
Ở các nước phát triển, dự báo thời tiết - khí hậu hiện nay bằng phương pháp
số là thống trị nên đã đáp ứng cao những yêu cầu của xã hội, trong khi ở Việt Nam
mãi đến năm 2000 mới bắt đầu tiếp thu mô hình dự báo thời tiết khu vực phân giải
cao đầu tiên là HRM để nghiên cứu áp dụng vào khu vực ta. Tuy vậy, chỉ sau 2 năm
mô hình này đã được áp dụng thử vào nghiệp vụ và đến nay đã góp phần nâng cao
chất lượng dự báo bão nói riêng, dự báo thời tiết nói chung. Song, chất lượng dự
báo mưa của mô hình HRM nguyên bản còn nhiều hạn chế do sự chưa thích hợp
của nó đối với khu vực Việt Nam - Đông Nam Á, trong khi đòi hỏi rất cao của xã
hội về dự báo kịp thời và chính xác hơn lượng mưa và vùng có mưa để đáp ứng yêu
cầu của dự báo lũ, lụt và phòng tránh thiên tai. Trước yêu cầu cấp thiết đó, chúng tôi
đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác động của tham số hóa đối lưu đối
với dự báo mưa bằng mô hình HRM ở Việt Nam” nhằm góp phần nào đó vào việc
giải quyết nhiệm vụ quan trọng trên.
Mục đích của luận án
Nghiên cứu một số sơ đồ TSHĐL và áp dụng cho mô hình dự báo thời tiết
khu vực phân giải cao HRM để lựa chọn một sơ đồ thích hợp nhất phục vụ dự báo
mưa ở Việt Nam, thông qua đó hiểu rõ hơn về đối lưu và tác động của TSHĐL đối
với mưa mô hình khu vực nhiệt đới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tác động của tham số hóa đối lưu đối với dự báo mưa bằng mô hình HRM ở Việt Nam
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -----***----- VŨ THANH HẰNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THAM SỐ HÓA ĐỐI LƯU ĐỐI VỚI DỰ BÁO MƯA BẰNG MÔ HÌNH HRM Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KHÍ TƯỢNG Hà Nội – 2008 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -----***----- Vũ Thanh Hằng NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THAM SỐ HÓA ĐỐI LƯU ĐỐI VỚI DỰ BÁO MƯA BẰNG MÔ HÌNH HRM Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Khí tượng học Mã số: 62.44.87.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KHÍ TƯỢNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TSKH Kiều Thị Xin Hà Nội - 2008 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Vũ Thanh Hằng 4 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TSKH Kiều Thị Xin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, người hướng dẫn khoa học đồng thời là chủ nhiệm Đề tài Khoa học ĐTĐL 2002/02 đã giúp đỡ tôi rất nhiều cả về mặt khoa học cũng như tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, hợp tác quốc tế trong thời gian tôi thực hiện luận án. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, nơi tôi học tập, giảng dạy và nghiên cứu, đã tạo điều kiện về thời gian cũng như tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học để giúp đỡ tôi hoàn thiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các nhà khoa học của Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học cũng như các nhà khoa học thuộc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường, Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn, Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn & Môi trường ... và đặc biệt là các nhà khoa học nước ngoài của Tổng cục Thời tiết CHLB Đức và Đại học Tổng hợp Munich đã có những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn tận tình để tôi hoàn thành nghiên cứu của mình. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới bộ phận đào tạo Sau đại học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức mọi hoạt động liên quan đến việc học tập và nghiên cứu của tôi một cách tận tình, chu đáo. Trong suốt thời gian thực hiện luận án, tôi luôn nhận được sự động viên giúp đỡ chân thành của các đồng nghiệp, các bạn bè thân thiết. Tôi luôn ghi nhớ và biết ơn sự động viên, giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, những người thân yêu trong gia đình tôi, đặc biệt là chồng và con tôi là những nguồn động viên tinh thần quý giá để tôi hoàn thành luận án. 5 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ....................................................................................... 1 Lời cam đoan ....................................................................................... 2 Lời cảm ơn ........................................................................................... 3 Mục lục ................................................................................................ 4 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .................................................. 6 Danh mục các bảng .............................................................................. 8 Danh mục các hình vẽ và đồ thị ........................................................... 10 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 14 CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ THAM SỐ HÓA ĐỐI LƯU TRONG MÔ HÌNH VÀ DỰ BÁO MƯA BẰNG MÔ HÌNH SỐ ... 18 1.1 Tổng quan về vấn đề tham số hóa đối lưu trong mô hình dự báo số ............................................................ 16 1.2 Về các sơ đồ tham số hóa đối lưu áp dụng trong mô hình HRM .................................................................. 30 1.3 Về dự báo mưa bằng mô hình dự báo số trên thế giới và ở Việt Nam ............................................... 54 CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT KHU VỰC PHÂN GIẢI CAO HRM VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO MƯA CỦA MÔ HÌNH ......................................................................... 64 2.1 Mô hình dự báo thời tiết khu vực phân giải cao ........ 62 2.2 Về đánh giá dự báo mưa mô hình và xử lý số liệu mưa ............................................................................ 76 2.3 Một số điểm số thường sử dụng để đánh giá dự báo mưa trong nghiệp vụ .................................................. 79 2.4 Phương pháp đánh giá dự báo mưa trong nghiên cứu 81 6 - thẩm định CRA ........................................................ 2.5 Kiểm nghiệm độ ổn định thống kê của kết quả đánh giá - phương pháp bootstrap ...................................... 85 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ DỰ BÁO MƯA CỦA MÔ HÌNH HRM VỚI CÁC SƠ ĐỒ THAM SỐ HÓA ĐỐI LƯU VÀ ĐÁNH GIÁ ................................................................ 91 3.1 Kết quả dự báo mưa của một số trường hợp điển hình ............................................................................ 91 3.2 Kết quả đánh giá thống kê trên các đợt mưa lớn từ năm 2003 đến năm 2005 ............................................ 102 3.3 Kết quả đánh giá thống kê cho các tháng từ năm 2003 đến năm 2005 .................................................... 112 3.4 Kết quả đánh giá sử dụng phương pháp CRA (thẩm định CRA) .................................................................. 127 3.5 Kiểm nghiệm độ ổn định thống kê của các kết quả đánh giá bằng sử dụng phương pháp bootstrap ......... 134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 141 7 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ATNĐ Áp thấp nhiệt đới BMJ sơ đồ Betts-Miller-Janjic CAPE Thế năng đối lưu khả năng Convective Available Potential Energy CS Cộng sự DFI Ban đầu hóa lọc số Digital Filter Initialization DWD Tổng cục Thời tiết CHLB Đức Deutscher WetterDienst ECMWF Trung tâm Dự báo thời tiết hạn vừa Châu Âu European Center for Medium-range Weather Forecast EF Dự báo tổ hợp Ensemble Forecast ET sơ đồ Tiedtke cải tiến GATE Thực nghiệm nhiệt đới toàn cầu Đại Tây Dương Global Atlantic Tropical Experiments GME Mô hình toàn cầu của CHLB Đức Global Model for Europe HRM Mô hình dự báo thời tiết khu vực phân giải cao High resolution Regional Model HS sơ đồ Heise HSTQ Hệ số tương quan INMI Ban đầu hóa mode chuẩn ẩn phi tuyến Implicit Nonlinear Mode Initialization ITCZ Dải hội tụ nhiệt đới Inter-Tropical Convergence Zone KKL Không khí lạnh KHCN Khoa học Công nghệ 8 KHTN Khoa học Tự nhiên LFS Mực giáng tự do Level of Free Sinking MAE Sai số tuyệt đối trung bình Mean Absolute Error ME Sai số trung bình Mean Error MSE Sai số bình phương trung bình Mean Square Error NCEP Trung tâm nghiên cứu dự báo môi trường Mỹ National Center for Environmental Prediction QPF Dự báo mưa định lượng Quantitative Precipitation Forecast RMSE Sai số bình phương trung bình quân phương Root Mean Square Error RUBC Điều kiện biên trên bức xạ Radiative Upper Boundary Condition SW Gió mùa tây nam South-West monsoon TK sơ đồ Tiedtke TSHĐL Tham số hóa đối lưu TTDBKTTVTW Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới World Meteorological Organization XTNĐ Xoáy thuận nhiệt đới 9 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 Mô tả các cách tiếp cận TSHĐL trong các mô hình qui mô vừa (Molinari và Dudek, 1992) 20 Bảng 3.1 Sai số ME, MAE, RMSE (mm/ngày) của đợt mưa 25- 27/8/2003 93 Bảng 3.2 Tổng lượng mưa đo 24h (mm/ngày) tại một số trạm điển hình và lượng mưa dự báo tương ứng bằng các sơ đồ TSHĐL của đợt mưa 25-27/08/2003 94 Bảng 3.3 Sai số ME, MAE, RMSE (mm/ngày) của đợt mưa 24- 25/9/2003 96 Bảng 3.4 Tổng lượng mưa đo 24h (mm/ngày) tại một số trạm điển hình và lượng mưa dự báo tương ứng bằng các sơ đồ TSHĐL, đợt mưa 24-25/09/2003 97 Bảng 3.5 Bảng tổng hợp các hình thế gây mưa lớn từ năm 2003 đến năm 2005 103 Bảng 3.6 Điểm số ME, MAE, và RMSE (mm/ngày) của H14-31 với bốn sơ đồ TSHĐL trong các hình thế gây mưa lớn 109 Bảng 3.7 Điểm số ME, MAE, RMSE (mm/ngày) của H14-31 với bốn sơ đồ TSHĐL tương ứng với các khu vực và toàn Việt Nam 125 Bảng 3.8 Điểm số trung bình của thẩm định CRA đối với mưa lớn khu vực Đông Bắc của ba tháng 6, 7, 8 năm 2004 với bốn sơ đồ TSHĐL. Giá trị trong Bảng là giá trị trung bình theo số lượng CRA (trong ngoặc đơn của cột thứ hai) 130 Bảng 3.9 Điểm số trung bình của thẩm định CRA đối với mưa lớn khu vực Đông Bắc của các tháng từ năm 2003 đến năm 2005 với ba sơ đồ TSHĐL. Giá trị trong Bảng là giá trị 132 10 trung bình theo số lượng CRA (trong ngoặc đơn của cột thứ hai) Bảng 3.10 Trung bình của sai số phần trăm từ thẩm định CRA và độ biến động của dự báo từ mô hình LAPS cho bốn vùng mưa của Úc (Ebert, 2000) 134 11 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1 Các dạng hàm được đề xuất để TSHĐL trong các mô hình qui mô vừa khu vực là một hàm của khoảng cách lưới. Qui mô dưới 10km có dạng loga và trên 10km có dạng tuyến tính. Dấu “?” cho thấy sự thiếu hụt nghiệm một cách rõ ràng và các dấu “...” biểu diễn khu vực chuyển tiếp giữa các cách tiếp cận. Giả thiết rằng mô hình bao phủ một diện tích đủ lớn để cách tiếp cận phải mô phỏng được các hiệu ứng đối lưu trên một khoảng các chế độ nhiệt động lực và ổn định quán tính (Molinari và Dudek, 1992) 22 Hình 1.2 Mô hình mây đối lưu nông (Tiedtke, 1989) 35 Hình 1.3 Mô hình mây đối lưu sâu (Tiedtke, 1989) 35 Hình 2.1 Miền dự báo lớn (L) và độ cao địa hình (m) bao giữa 5oS-35oN, 80oE-130oE của H28-20/L (K. T. Xin, 2005) 73 Hình 2.2 Miền dự báo nhỏ (S) và độ cao địa hình (m) bao giữa 7oN-27oN, 97oE-117oE của H28-20/S (K. T. Xin, 2005) 74 Hình 2.3 Miền dự báo nhỏ (S) và độ cao địa hình (m) bao giữa 7,125oN-27,125oN, 97,25oE-117,25oE của H14-31/S (K. T. Xin, 2005) 76 Hình 2.4 Sơ đồ biểu diễn qui trình đánh giá (Damrath, 2002) 77 Hình 2.5 Phân bố trạm đo mưa. a) năm 2003 (296 trạm); b) năm 2004 (314 trạm); c) năm 2005 (344 trạm) 77 Hình 2.6 Phân bố trạm đo mưa tại các khu vực năm 2005. a) Bắc Bộ (192 trạm); b) Trung Bộ (96 trạm); c) Nam Bộ (56 trạm) 78 Hình 2.7 Sơ đồ quy trình bootstrap ước lượng sai số chuẩn của một đại lượng thống kê s(x) (Efron B. & Tibshirani J. 88 12 R., 1993) Hình 3.1 Trường đường dòng và trường mưa dự báo 24h, bắt đầu 00Z25082003, của bốn phiên bản: a) H14-31/TK; b) H14-31/ET; c) H14-31/HS; d) H14-31/BMJ; e) Mưa phân tích; g) Ảnh mây vệ tinh lúc 12Z25082003 92 Hình 3.2 Trường đường dòng và trường mưa dự báo 24h, bắt đầu 00Z24092003. a) H1 ... ns of convecting atmospheres”, Quart. J. Roy. Meteor. Soc. Vol.(120), pp. 1111-1143. 37. Frank W.M. (1980), “Modulation of the net tropospheric temperature during GATE”, J. Atmos. Sci. Vol.(37), pp. 1056-1064. 38. Frank W.M. (1983), “The cumulus parameterization problem”, Monthly Weather Review Vol.(111), pp. 1859-1871. 39. Frank W.M., Cohen C. (1987), “Simulation of tropical convective systems. Part I: A cumulus parameterization”, J. Atmos. Sci. No.(44), pp. 3787-3799. 40. Fritsch J.M., Chappell C.F., Hoxit L.R. (1976), “The use of large-scale budgets for convective parameterization”, Mon. Wea. Rev. Vol.(104), pp. 1408-1418. 41. Fritsch J.M., Chappell C.F. (1980a), “Numerical prediction of convectively driven mesoscale pressure systems. Part I: Convective parameterization”, J. Atmos. Sci. Vol.(37), pp. 1722-1733. 146 42. Fritsch J.M., Chappell C.F. (1980b), “Numerical prediction of convectively driven mesoscale pressure systems. Part II: Mesoscale model”, J. Atmos. Sci. Vol.(37), pp. 1734-1762. 43. Geleyn J.-F., Girard C., Louis J.-F. (1982), “A simple parameterization of moist convection for large-scale atmospheric models”, Beitr. Phys. Atmos. Vol.(55), pp. 325-334. 44. Geleyn J.-F. (1985), “On a simple parameter-free partition between moistening and precipitation in the Kuo scheme”, Mon. Wea. Rev. Vol.(113), pp. 405-407. 45. Gray W.M. (1973), “Cumulus convection and larger scale circulations, I, Broadscale and mesoscale considerations”, Mon. Wea. Rev. Vol.(101), pp. 839-855. 46. Gregory D., Miller M.J. (1989), “A numerical study of the parametrisation of deep tropical convection”, Quart. J. Roy. Meteor. Soc. Vol.(115), pp. 1209- 1242. 47. Gregory D., Rowntree P.R. (1990), “A Mass Flux Convection Scheme with Representation of Cloud Ensemble Characteristics and Stability-Dependent Closure”, Mon. Weather Rev. Vol.(118), pp. 1483-1506. 48. Grell G.A. (1993), “Prognostic evalation of assumptions used by cumulus parameterizations”, Mon. Wea. Rev. Vol.(121), pp. 764-787. 49. Hong S.-Y, Pan H.-L. (1998), “Convective trigger function for a mass-flux cumulus parameterization scheme”, Mon. Wea. Rev. Vol.(126), pp. 2599- 2620. 50. Houze R.A.Jr., Betts A.K. (1981), “Convection in GATE”, Rev. Geophys. Space Phys. Vol.(19), pp. 541-576. 51. Jacobson I., Heise E. (1982), “A new economic method for the computation of the surface temperature in numerical models”, Beitr. Phys. Atm. Vol.(55), pp. 128-141. 147 52. Johnson R.H. (1980), “Diagnosis of convective and mesoscale motions during phase III of GATE, J. Atmos. Sci. Vol.(37), pp. 733-753. 53. Kain J.S., Fritsch J.M. (1989), “A one-dimensional entraining/detraining plume model and its application in convective parameterization”, J. Atmos. Sci. Vol.(47), pp. 2784-2802. 54. Kitade T. (1980), “Numerical experiments of tropical cyclones on a plane with variable Coriolis parameter”, J. Meteor. Soc. Japan Vol.(58), pp. 471- 488. 55. Kreitzberg C.W., Perkey D.J. (1976), “Release of potential instability. Part I: A sequential plume model within a hydrostatic primitive equation model”, J. Atmos. Sci. Vol.(33), pp. 456-475. 56. Kreitzberg C.W., Perkey D.J. (1977), “The mechanism of convective/mesoscale interaction”, J. Atmos. Sci. Vol.(34), pp. 1569-1595. 57. Krishnamurti T.N. (1968), “A calculation of percent area covered by convective clouds from moisture convergence”, J. Appl. Meteor. Vol(7), pp. 184-195. 58. Krishnamurti T.N., Moxim W.J. (1971), “On parameterization of convective and nonconvective latent heat release”, J. Appl. Meteor. Vol.(10), pp. 3-13. 59. Krishnamurti T.N., Ramanathan Y., Pan H.-L., Pasch R.J., Molinari J. (1980), “Cumulus parameterization and rainfall rates I”, Mon. Weather Rev. Vol.(108), pp. 465-472. 60. Kuo H.L. (1965), “On formation and intensification of tropical cyclones through latent heat release by cumulus convection”, J. Atmos. Sci. Vol.(22), pp. 40-63. 61. Kuo H.L. (1974), “Further studies of the parameterization of the influence of cumulus convection on large-scale flow”, J. Atmos. Sci. Vol.(31), pp. 1232- 1240. 62. Kuo Y.-H., Bresch J. F., Cheng M.-D., Kain J., Parsons D. B., Tao W.-K., Zhang D.-L. (1997), “Summary of a miniworkshop on cumulus 148 parameterization for mesoscale models”, Bull. Am. Meteorol. Soc. Vol.(78), pp. 475-491. 63. Kurihara Y. (1973), “A scheme of moist convective adjustment”, Mon. Wea. Rev. Vol.(101), pp. 547-553. 64. Lilly D.K. (1990), “Numerical prediction of thunderstorm-has its time come?”, Quart. J. Roy. Meteor. Soc. Vol.(116), pp. 779-798. 65. Lorenz E.N. (1963), “Deterministic nonperiodic flow”, J. Atmos. Sci. Vol.(20), pp. 130-141. 66. Louis J.-F. (1979), “A parametric model of vertical eddy fluxes in the atmosphere”, Boundary layer Meteorology, Vol.(17), pp. 187-202. 67. Manabe S., Smagorinski J., Strickler R. F. (1965), “Simulated climatology of a general circulation model with a hydrological cycle”, Mon. Weather Rev. Vol.(93), pp. 769-798. 68. Majewski D. (2006), HRM – User’s guide, Deutscher Wetterdienst, Offenbach, Germany, 107pp. 69. McBride J.L., Ebert E. E. (2000), “Verification of quantitative precipitation forecasts from operational numerical weather prediction models over Australia”, Weather and Forecasting Vol.(15), pp. 103-121. 70. Mellor G.L., Yamada T. (1974), “A hierarchy of turbulent closure models for planetary boundary layers”, J. Atmos. Sci. Vol.(31), pp. 1791-1806. 71. Mesinger F. (1998), “Comparision of quantitative precipitation forecasts by the 48- and by the 29-km Eta model: An update and possible implication”, Preprints, 12th Conf. on Numerical Weather Prediction, Phoenix, AZ, Amer. Meteor. Soc., J22-J23. 72. Miyakoda K., Smagorinsky J., Strickler R.F., Hembree G.D. (1969), “Experimental extended predictions with a nine-level hemispheric model”, Mon. Wea. Rev. Vol.(97), pp. 1-76. 73. Molinari J. (1982), “A method for calculating the effects of deep cumulus convection in numerical models”, Mon. Wea. Rev. Vol.(110), pp. 1527-1534. 149 74. Molinari J., Dudek M. (1986), “Implicit versus explicit convective heating in numerical weather prediction models”, Mon. Wea. Rev. Vol.(114), pp. 1822- 1831. 75. Molinari J., Dudek M. (1992), “Parameterization of convective precipitation in mesoscale numerical models: A critical review”, Mon. Weather Rev. Vol.(120), pp. 326-344. 76. Mueller E., Fruehwald D., Jacobson I., Link A., Majewski D., Schwirner J.- U., Wacker U. (1987), “Results and prospects of mesoscale modelling at the Deutscher Wetterdienst”, Short- and Medium-Range Numerical Weather Prediction, SYMP., Tokyo, WMO/IUGG NWP, pp. 533-546. 77. Nicolini M., Waldron K. M., Paegle J. (1993), “Dirnual oscillations of low- level jets, vertical motion and precipitation: A model case study”, Mon. Wea. Rev. Vol.(121), pp. 2588-2610. 78. Nitta T. (1978), “A diagnostic study of the interaction of cumulus updrafts and downdrafts with large-scale motions in GATE”, J. Meteor. Soc. Japan Vol.(56), pp. 232-241. 79. Nordeng T.E. (1994), “Extended versions of the convective parameterization scheme at ECMWF and their impact on the mean and transient activity of the model in the tropics”, Submitted for publication in Quart. J. Roy. Meteor. Soc. 80. Ooyama K. (1971), “A theory on parameterization of cumulus convection”, J. Meteor. Soc. Japan Vol.(44), pp. 744-756. 81. Ooyama K. (1982), “Conceptual evolution of the theory and modeling of the tropical cyclone”, J. Meteor. Soc. Japan Vol.(60), pp. 369-379. 82. Puri K., Miller M.J. (1990), “Sensitivity of ECMWF analyses - forecasts of tropical cyclones to cumulus parameterization”, Mon. Wea. Rev. Vol.(118), pp. 1709-1741. 83. Rielh H., Malkus J.S. (1958), “On the heat balance of the equatorial trough zone”, Geophysica Vol.(6), pp. 503-538. 150 84. Ritter B., Geleyn J.F. (1992), “A comprehensive radiation scheme for numerical weather prediction models with potential applications in climate simulations”, Mon. Wea. Rev. Vol.(120), pp. 303-325. 85. Rogers E., Coauthors (1998), “Changes to the NCEP Operational “Early” Eta Analysis/Forecast system. NWS Tech. Procedures Bull. Vol.(447), National Oceanic and Atmospheric Administration/National Weather Service, 14 pp. 86. Rosenthal S.L. (1970), “A circularly symmetric primitive equation model of tropical cyclone development containing an explicit water vapor cycle”, Mon. Wea. Rev. Vol.(98), pp. 643-663. 87. Rosenthal S.L. (1978), “Numerical simulation of tropical cyclone development with latent heat release by the resolvable scales. I: Model description and preliminary results”, J. Atmos. Sci. Vol.(35), pp. 258-271. 88. Sanders F. (1986), “Trends in skill of Boston forecasts made at MIT 1966- 84, Bull. Amer. Meteor. Soc. Vol.(67), pp. 170-176. 89. Smith R.K. (1997a), The physics and Parameterization of Moist Atmospheric Convection, 498pp., Kluwer Acad., Norwell, Mass. 90. Smith R.K. (2000), “The role of cumulus convection in hurricanes and its representation in hurricane models”, Reviews of Geophysics Vol.(38), pp. 465-489. 91. Song J.L (1982), Relationships between precipitation and large scale winds, temperature and moisture during GATE, M. S. thesis, University of Virginia, Dept. of Environmental Sciences, Charlottesville, 86pp. 92. Sundqvist H. (1970), “Numerical simulations of the development of tropical cyclones with a ten-level model, part I”, Tellus Vol.(22), pp. 359-390. 93. Tiedtke M. (1988), “Parameterization of cumulus convection in large-scale models”, Physically Based Modelling and Simulation of Climate and Climate change, M. Schlesinger, Ed., Reidel, pp. 375-431. 151 94. Tiedtke M. (1989), “A Comprehensive Mass flux scheme for Cumulus parameterization in large-scale models”, Mon. Wea. Rev. Vol.(117), pp. 1779-1800. 95. Weisman M.L., Skamarock W.C., Klemp J.B. (1997), “The resolution dependence of explicitly modeled convective systems”, Mon. Wea. Rev. Vol.(125), pp. 527-548. 96. Yamasaki M. (1977), “A preliminary experiment of the tropical cyclone without parameterizing the effects of cumulus convection”, J. Meteor. Soc. Japan Vol.(55), pp. 11-31. 97. Yanai M., Esbensen S., Chu J.-H. (1973), “Determination of bulk properties of tropical cloud clusters from large-scale heat and moisture budgets”, J. Atmos. Sci. Vol.(30), pp. 611-627. 98. Zhang D.-L., Fritsch J.M. (1988), “Numerical sensitivity experiments of varying model physics on the structure, evolution, and dynamics of two mesoscale convective systems”, J. Atmos. Sci. Vol.(45), pp. 261-293. 99. Zhang D.-L., Kain J.S., Fritsch J.M., Gao K. (1994), “Comments on ‘Parameterization of convective precipitation in mesoscale numerical models. A critical review’ ”, Mon. Wea. Rev. Vol.(122), pp. 2222-2231.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_tac_dong_cua_tham_so_hoa_doi_luu_doi_voi.pdf