Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của cốt liệu thô tạo khung đến sự phát triển biến dạng không hồi phục của bê tông nhựa nóng trong điều kiện Việt Nam
1. Đặt vấn đề
Bê tông nhựa là loại vật liệu được sử dụng phổ biến để làm mặt đường ô tô cấp cao,
đường đô thị và đường cao tốc ở Việt Nam cũng như trên thế giới do có nhiều ưu
điểm như như tuổi thọ khá cao, chịu được lưu lượng và tải trọng xe lớn, có thể thông
xe ngay sau khi thi công, êm thuận và độ ồn nhỏ khi xe chạy. Tuy nhiên loại mặt
đường này cũng có nhược điểm là nhạy cảm với nhiệt độ, khi nhiệt độ thấp thì giòn
dễ bị nứt, khi nhiệt độ cao thì cường độ giảm dễ bị biến dạng không hồi phục. Thời
gian gần đây ở Việt Nam, do sự gia tăng của lưu lượng và tải trọng xe biến dạng
không hồi phục dạng lún vệt bánh xe đã trở thành một trong những hư hỏng phổ biến
trên mặt đường. Theo các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam hư hỏng lún
vệt bánh xe chủ yếu do lớp bê tông nhựa kém ổn định trong điều kiện khai thác, không
đủ cường độ kháng cắt làm cấu trúc vật liệu bị phá hoại.
Bê tông nhựa gồm cốt liệu thô (đá dăm), cốt liệu mịn (cát), bột khoáng, nhựa đường
và phụ gia (nếu có) phối hợp với nhau theo tỉ lệ hợp lý. Mỗi thành phần vật liệu đóng
một vai trò nhất định và có liên quan chặt chẽ với nhau trong việc tạo nên một khối
liên kết có đủ cường độ và các tính chất cần thiết trong quá trình sử dụng. Bên cạnh
các yếu tố về chất lượng vật liệu thì cấp phối cốt liệu hay tỉ lệ phối trộn giữa các nhóm
cỡ hạt cốt liệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hầu hết các
tính chất quan trọng của hỗn hợp bê tông nhựa trong đó có khả năng chống biến dạng
không hồi phục cũng như cường độ chống cắt. Một hỗn hợp BTN có tỉ lệ phối trộn
cốt liệu hợp lý cho phép các hạt cốt liệu thô tiếp xúc với nhau và các hạt cốt liệu mịn
nêm chèn vừa đủ mà không đẩy các hạt cốt liệu thô ra xa. Hỗn hợp như vậy sẽ có
khung cốt liệu thô chịu lực tốt từ đó tăng cường độ kháng cắt cũng như tăng khả năng
chống biến dạng không hồi phục của hỗn hợp do tăng ma sát giữa các hạt cốt liệu.
Trên thế giới, ảnh hưởng của cấp phối cốt liệu và khung cốt liệu thô đến khả năng
kháng lún của hỗn hợp bê tông nhựa đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Do
nguồn gốc vật liệu, phương pháp nghiên cứu, thiết bị nghiên cứu khác nhau nên kết
quả thu được cũng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản các tác giả đều thống nhất cho
rằng cấp phối cốt liệu ảnh hưởng lớn đến khả năng kháng lún của bê tông nhựa và
cường độ chống cắt tăng khi có sự tiếp xúc và chèn móc giữa các hạt cốt liệu thô
trong hỗn hợp. Nhận thấy vai trò của khung cốt liệu thô trong việc hình thành khả
năng kháng lún cho hỗn hợp bê tông nhựa, Robert Bailey đã nghiên cứu phát triển
một phương pháp thiết kế cấp phối cốt liệu cho bê tông nhựa có xét đến hình thành2
khung cốt liệu thô như một giải pháp chống hằn lún vệt bánh xe ở bang Illinois, Hoa
Kỳ. Thêm vào đó, nhằm làm rõ hơn vai trò của khung cốt liệu thô trong khả năng
chống biến dạng không hồi phục của hỗn hợp BTN, một số nhà khoa học đã nghiên
cứu phát triển các công cụ xác định cấu trúc khung cốt liệu hỗn hợp bê tông nhựa sử
dụng dụng phương pháp phân tích ảnh.
Ở Việt Nam gần đây cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ
thô của cấp phối cốt liệu đến khả năng kháng lún và mỏi của hỗn hợp bê tông nhựa.
Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá ảnh hưởng của hàm
lượng cốt liệu thô mà chưa xem xét đến việc tạo ra khung cốt liệu thô và vai trò của
khung cốt liệu thô trong khả năng kháng lún của hỗn hợp bê tông nhựa. Chính vì vậy
đề tài luận án “Nghiên cứu ảnh hưởng của cốt liệu thô tạo khung đến sự phát triển
biến dạng không hồi phục của bê tông nhựa nóng trong điều kiện Việt Nam” là cần
thiết và có ý nghĩa khoa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất phương pháp thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa chặt có xét đến việc
hình thành khung cốt liệu thô, khảo sát ảnh hưởng của cấp phối cốt liệu và hàm lượng
cốt liêu thô tạo khung đến khả năng chống biến dạng không hồi phục của bê tông
nhựa nóng. Nghiên cứu cũng đề xuất và xác định các thông số cấu trúc của hỗn hợp
bê tông nhựa có liên quan đến khả năng chống biến dạng không hồi phục bằng phương
pháp phân tích ảnh. Từ đó làm rõ vai trò của khung cốt liệu thô trong việc hình thành
khả năng chống biến dạng không hồi phục của hỗn hợp bê tông nhựa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của cốt liệu thô tạo khung đến sự phát triển biến dạng không hồi phục của bê tông nhựa nóng trong điều kiện Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỖ VƯƠNG VINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CỐT LIỆU THÔ TẠO KHUNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BIẾN DẠNG KHÔNG HỒI PHỤC CỦA BÊ TÔNG NHỰA NÓNG TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Hà Nội - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỖ VƯƠNG VINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CỐT LIỆU THÔ TẠO KHUNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BIẾN DẠNG KHÔNG HỒI PHỤC CỦA BÊ TÔNG NHỰA NÓNG TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM Ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông Mã số : 9.58.02.05 Chuyên ngành : Xây dựng đường ôtô và đường thành phố LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Thị Kim Đăng 2. PGS. TS. Nguyễn Hữu Trí Hà Nội - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đỗ Vương Vinh ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, tôi trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ: Trường Đại học Giao thông vận Tải; Phòng Đào tạo Sau đại học; Trung tâm Khoa học công nghệ GTVT; Phòng Thí nghiệm trọng điểm LasXD 1256, Phòng Thí nghiệm công trình Vilas 047; Khoa Công trình; Bộ môn Đường bộ; Bộ môn Vật liệu xây dựng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô hướng dẫn khoa học là PGS.TS Trần Thị Kim Đăng và PGS.TS Nguyễn Hữu Trí. Các Thầy, Cô đã định hướng, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS Bùi Xuân Cậy, PGS. TS Lã Văn Chăm, PGS. TS Nguyễn Quang Phúc, các thầy cô trong bộ môn Đường bộ, các đồng nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài Trường đã quan tâm, giúp đỡ, nhận xét, góp ý về mặt chuyên môn cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên Phòng thí nghiệm trọng điểm LasXD1256, Phòng thí nghiệm Công trình Vilas 047, Phòng thí nghiệm Bộ môn Vật liệu Xây dựng, các em sinh viên lớp Đường bộ K55, Đường bộ K56, Kỹ thuật Giao thông Đường bộ K56 đã giúp đỡ tôi thực hiện các thí nghiệm của luận án. Cảm ơn gia đình và bạn bè, những người thân luôn ở bên tôi, ủng hộ và khích lệ tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, tháng năm 2021 Tác giả luận án Đỗ Vương Vinh iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤP PHỐI CỐT LIỆU VÀ KHUNG CỐT LIỆU THÔ ĐẾN BIẾN DẠNG KHÔNG HỒI PHỤC CỦA BÊ TÔNG NHỰA 4 1.1. Thành phần vật liệu và cấu trúc của bê tông nhựa 4 1.1.1. Thành phần vật liệu của bê tông nhựa 4 1.1.2. Cấu trúc của hỗn hợp bê tông nhựa 4 1.2. Biến dạng không hồi phục và các hư hỏng có liên quan đến biến dạng không hồi phục của mặt đường bê tông nhựa 10 1.2.1. Lún vệt bánh xe do BTN bị chảy dẻo (Instability Rutting) 10 1.2.2. Lún vệt bánh xe do kết cấu ( Strutural Rutting) 11 1.2.3. Lún vệt bánh xe lớp mặt BTN (Surface/Wear Rutting) 12 1.3. Các phương pháp đánh giá đặc tính biến dạng không hồi phục của hỗn hợp bê tông nhựa 15 1.3.1. Thí nghiệm từ biến 15 1.3.2. Thí nghiệm biến dạng không hồi phục tải trọng lặp tải trọng lặp 16 1.3.3. Các thí nghiệm mô phỏng 18 1.4. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của cấp phối cốt liệu và khung cốt liệu thô đến khả năng chống biến dạng không hồi phục của hỗn hợp BTN 23 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 23 1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 26 1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về phương pháp phân tích ảnh xác định cấu trúc hỗn hợp bê tông nhựa 27 1.6. Xác định vấn đề nghiên cứu của luận án 30 1.7. Mục tiêu và nội dung của đề tài nghiên cứu 32 iv 1.7.1. Mục tiêu nghiên cứu 32 1.7.2. Nội dung của đề tài nghiên cứu 32 1.8. Phương pháp nghiên cứu 32 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CẤP PHỐI CỐT LIỆU HỖN HỢP BÊ TÔNG NHỰA CÓ XÉT ĐẾN HÌNH THÀNH KHUNG CỐT LIỆU THÔ 34 2.1. Nguyên lý hình thành cường độ của hỗn hợp bê tông nhựa và vai trò của khung cốt liệu thô trong việc hình thành cường độ của hỗn hợp bê tông nhựa 34 2.1.1. Nguyên lý hình thành cường độ của hỗn hợp bê tông nhựa 34 2.1.2. Vai trò của cốt liệu thô và khung cốt liệu thô trong việc hình thành cường độ và chống biến dạng không hồi phục của hỗn hợp BTN 37 2.2. Lý thuyết về cấp phối cốt liệu và các phương pháp thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa 39 2.2.1. Khái niệm về cấp phối cốt liệu 39 2.2.2. Phân loại hỗn hợp bê tông nhựa theo thành phần cấp phối 41 2.2.3. Các phương pháp thiết kễ hỗn hợp bê tông nhựa 41 2.3. Hướng dẫn lựa chọn cấp phối thô theo các quy trình 44 2.4. Cơ sở thiết kế cấp phối cốt liệu hỗn hợp bê tông nhựa chặt có xét đến việc tạo khung cốt liệu thô 46 2.5. Phương pháp thiết kế cấp phối cốt liệu hỗn hợp BTN có xét đến việc hình thành khung cốt liệu thô - Phương pháp Bailey 50 2.5.1. Cỡ sàng phân định cốt liệu thô và cốt liệu mịn 51 2.5.2. Phối hợp cốt liệu theo thể tích 52 2.5.3. Các tỉ số đánh giá cấp phối cốt liệu 55 2.5.4. Trình tự thiết kế cấp phối cốt liệu hỗn hợp BTN có xét đến việc hình thành khung cốt liệu thô – phương pháp Bailey 57 v 2.6. Kết quả thiết kế cấp phối cốt liệu hỗn hợp BTN có xét đến việc hình thành khung cốt liệu thô - phương pháp Bailey 60 2.6.1. Xác định các thông số vật liệu đầu vào phục vụ công tác thiết kế cấp phối cho BTNC theo phương pháp Bailey 60 2.6.2. Kết quả thiết kế thành phần cấp phối cốt liệu theo phương pháp Bailey cho BTNC 12,5 nguồn cốt liệu mỏ Thống Nhất – Hải Dương 60 2.6.2. Kết quả thiết kế thành phần cấp phối cốt liệu theo phương pháp Bailey cho BTNC 12,5 nguồn cốt liệu mỏ Sunway – Hà Nội 62 2.7. Kết luận chương 2 67 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤP PHỐI CỐT LIỆU VÀ KHUNG CỐT LIỆU THÔ ĐẾN BIẾN DẠNG KHÔNG HỒI PHỤC CỦA HỖN HỢP BÊ TÔNG NHỰA 68 3.1. Kế hoạch thực nghiệm 68 3.1.1. Vật liệu thí nghiệm 68 3.1.2. Lựa chọn hỗn hợp BTN có đặc điểm khung cốt liệu thô điển hình 68 3.1.3. Thí nghiệm đánh giá đặc tính biến dạng không hồi phục của hỗn hợp bê tông nhựa 70 3.1.3.1. Thí nghiệm vệt hằn bánh xe 70 3.1.3.2. Thí nghiệm từ biến 71 3.1.4. Kế hoạch thí nghiệm 72 3.2. Thiết kế thành phần và chế tạo mẫu thí nghiệm 72 3.2.1. Thí nghiệm đánh giá vật liệu thành phần 72 3.2.2. Thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông nhựa 74 3.2.3. Đúc mẫu thí nghiệm làm thí nghiệm hằn lún vệt bánh xe và thí nghiệm từ biến 76 3.3. Kết quả thí nghiệm – phân tích và đánh giá kết quả thí nghiệm 77 3.3.1. Kết quả và phân tích kết quả thí nghiệm hằn lún vệt bánh xe 77 vi 3.3.1.1. Kết quả thí nghiệm hằn lún vệt bánh xe 77 3.3.1.2. Phân tích đánh giá kết quả chiều sâu LVBX sau 20.000 lượt gia tải 79 3.3.1.3. Phân tích quá trình hình thành vệt lún bánh xe 83 3.3.2. Kết quả và phân tích kết quả thí nghiệm từ biến 86 3.3.2.1. Kết quả thí nghiệm từ biến 86 3.3.2.2. Phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm từ biến 90 3.4. Kết luận Chương 3 103 CHƯƠNG 4: CẤU TRÚC CỦA HỖN HỢP BÊ TÔNG NHỰA VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG BIẾN DẠNG KHÔNG HỒI PHỤC 105 4.1. Phương pháp phân tích ảnh xác định cấu trúc hỗn hợp bê tông nhựa 105 4.1.1. Các chỉ số đặc trưng cho cấu trúc của hỗn hợp bê tông nhựa 105 4.1.2. Nguyên lý phương pháp phân tích ảnh xác định cấu trúc hỗn hợp bê tông nhựa 107 4.2. Phần mềm IPAS-2 – phần mềm phân tích ảnh xác định cấu trúc hỗn hợp bê tông nhựa 108 4.2.1. Giới thiệu về phần mềm IPAS-2 108 4.2.2. Nguyên lý phương pháp phân tích cấu trúc hỗn hợp bê tông nhựa của phần mềm IPAS-2 109 4.2.3. Phân tích cấu trúc hỗn hợp bê tông nhựa bằng phần mềm IPAS 2 111 4.2.4. Các thông số cấu trúc cốt liệu trong bê tông nhựa xác định bởi phần mềm IPAS-2 112 4.3. Áp dụng phần mềm IPAS-2 phân tích cấu trúc của hỗn hợp bê tông nhựa 117 4.3.1. Chế bị mẫu phục vụ phân tích cấu trúc BTN bằng phần mềm IPAS- 2 117 4.3.2. Kết quả xác định cấu trúc hỗn hợp BTN sử dụng phần mềm IPAS-2 118 vii 4.4. Phân tích đánh giá kết quả cấu trúc của hỗn hợp BTN xác định bằng phần mềm IPAS-2 119 4.4.1. Chỉ tiêu Chỉ số cấu trúc ISI 119 4.4.2. Chỉ tiêu số tiếp xúc 123 4.4.3. Chỉ tiêu chiều dài tiếp xúc 126 4.5. Quan hệ giữa các chỉ tiêu cấu trúc với các thông số đặc trưng cho khả năng chống biến dạng không hồi phục của hỗn hợp BTN 128 4.5.1. Quan hệ giữa Chỉ số cấu trúc ISI với chiều sâu lún vệt bánh xe 128 4.5.2. Quan hệ giữa chỉ số cấu trúc cốt liệu với đặc tính từ biến của hỗn hợp bê tông nhựa ở 60 oC 129 4.5.2.1. Quan hệ giữa các chỉ tiêu cấu trúc với độ cứng từ biến ở 60 oC 130 4.5.2.2. Quan hệ giữa các chỉ tiêu cấu trúc với biến dạng tổng ở 60 oC 131 4.5.2.3. Quan hệ giữa các chỉ tiêu cấu trúc với biến dạng không hồi phục ở 60 oC 132 4.6. Kết luận Chương 4 133 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO 138 viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình cấu trúc bê tông nhựa ở các cấp độ nghiên cứu 5 Hình 1.2. Cấu trúc của hỗn hợp bitum và bột khoáng với tỉ lệ bitum tăng dần 6 Hình 1.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ [bitum/bột khoáng] đến cường độ nén của bê tông nhựa 7 Hình 1.4. Thành phần vữa nhựa và cốt liệu thô trong hỗn hợp bê tông nhựa 8 Hình 1.5. Cấu trúc vĩ mô của bê tông nhựa 9 Hình 1.6. Ảnh hưởng của hàm lượng đá dăm đến cường độ nén của bê tông nhựa 9 Hình 1.7. Lún vệt bánh xe do bê tông nhựa bị chảy dẻo 10 Hình 1.8. Hằn lún vệt bánh xe do kết cấu 11 Hình 1.9. Lún vệt bánh xe lớp mặt bê tông nhựa 12 Hình 1.10. Ảnh hưởng của số lần tác dụng đến sự hình thành hằn lún vệt bánh xe 13 Hình 1.11. Tỉ lệ các dạng hư hỏng quan sát ở các nước Châu Âu 14 Hình 1.12. Mối quan hệ giữa biến dạng và ứng suất trong thí nghiệm từ biến 15 Hình 1.13. Thí nghiệm từ biến không hạn chế nở hông 16 Hình 1.14. Mô hình thí nghiệm 3 trục tải trọng lặp 17 Hình 1.15. Đường cong từ biến điển hình 17 Hình 1.16. Thiết bị hằn lún vệt bánh xe Hamburg 19 Hình 1.17. Máy phân tích mặt đường asphalt - APA 21 Hình 1.18. Thiết bị French Rutting Tester 22 Hình 1.19. Thiết bị thí nghiệm hằn lún vệt bánh xe của Đại học Purdue 23 Hình 2.1. Ảnh hưởng của nhựa đường và cốt liệu đến cường độ chống cắt của hỗn hợp BTN 36 Hình 2.2. Sự truyền ứng suất trong khung cốt liệu 37 ix Hình 2.3. Đường cấp phối cốt liệu mũ 0,45 40 Hình 2.4. Tỉ lệ đường kính hạt nêm chèn và hạt thô tạo khung – trường hợp các mặt cốt liệu thô đều hình tròn 48 Hình 2.5. Tỉ lệ đường kính hạt nêm chèn và hạt thô tạo khung – trường hợp cốt liệu thô có 2 mặt tròn, một mặt phẳng 48 Hình 2.6. Tỉ lệ đường kính hạt nêm chèn và hạt thô tạo khung – trường hợp cốt liệu thô có 1 mặt tròn, 2 mặt phẳng 49 Hình 2.7. Tỉ lệ đường kính hạt nêm chèn và hạt thô tạo khung – trường hợp cốt liệu thô các mặt đều phẳng 49 Hình 2.8a: Cốt liệu thô ở trạng thái rời 52 Hình 2.8b: Thí nghiệm xác định khối lượng thể tích ở trạng thái rời của cốt liệu thô 52 Hình 2.9a: Cốt liệu t ... n Thị Kim Đăng (2010), Độ bền khai thác và tuổi thọ kết cấu mặt đường bê tông nhựa, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. [8]. Trần Thị Cẩm Hà (2019), Nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học và khả năng sử dụng bitum epoxy làm chất kết dính cho hỗn hợp asphalt tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội. [9]. Trần Danh Hợi (2018), Nghiên cứu hỗn hợp đá – nhựa nóng cường độ caodùng trong kết cấu mặt đường ô tô cấp cao ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội [10]. Bùi Ngọc Hưng (2016), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến biến dạng lún vệt bánh xe có xét đến đặc tính mỏi của bê tông nhựa chặt làm lớp mặt đường ô tô, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải, Hà Nội. [11]. Phạm Duy Hữu và các cộng sự (2010), Bê tông asphalt và hỗn hợp asphalt, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. [12]. Vũ Phương Thảo (2015), Nghiên cứu ảnh hưởng cốt sợi thủy tinh phân tán đến khả năng chống mỏi và chống lún vệt bánh xe của bê tông asphalt trong điều kiện Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội. 139 Tiếng Anh [13]. AASHTO T 19M/T 19. Standard Method of Test for Bulk Density (“Unit Weight”) and Voids in Aggregate. American Association of State Highway and Transportation Officials, Washington, DC. [14]. Ahlrich, R. C. (1996). Influence of aggregate gradation and particle shape/texture on permanent deformation of hot mix asphalt pavements (No. WES/TR/GL-96-1). ARMY ENGINEER WATERWAYS EXPERIMENT STATION VICKSBURG MS GEOTECHNICAL LAB. [15]. Anderson, D. A. and Kennedy, T. W., (1993). Development of SHRP Specification, J. Assoc. Asphalt Paving Technol., Vol. 62, pp. 481–507. [16]. Barksdale, R. D. (1972). Laboratory evaluation of rutting in base course materials. Third International Conference on the Structural Design of Asphalt Pavements, London, England, (Vol. 1, No. Proceeding). [17]. Blazejowski, K. (2011). Stone matrix asphalt: Theory and practice. CRC Press. [18]. Brown, E. R., & Bassett, C. E. (1990). Effects of maximum aggregate size on rutting potential and other properties of asphalt-aggregate mixtures. Transportation Research Record, 1259, 107-119. [19]. Brown, E. R., Kandhal, P. S., & Zhang, J. (2001). Performance testing for hot mix asphalt. National Center for Asphalt Technology Report, (01-05). [20]. Button, J. W., Perdomo, D., & Lytton, R. L. (1990). Influence of aggregate on rutting in asphalt concrete pavements. Transportation Research Record, (1259). [21]. Carpenter, S. H., & Enockson, L. (1987). Field analysis of rutting in overlays of concrete interstate pavements in Illinois (No. 1136). [22]. Chen, J. S., & Liao, M. C. (2002). Evaluation of internal resistance in hot-mix asphalt (HMA) concrete. Construction and Building Materials, 16(6), 313-319. [23]. Coenen A. (2011), Image Analysis of Aggregate Structure Parameters as Performance Indicators of Rutting Resistance, PhD thesis. [24]. Coenen, A. R., Kutay, M. E., Sefidmazgi, N. R., & Bahia, H. U. (2012), “Aggregate structure characterisation of asphalt mixtures using two- dimensional image analysis”, Road Materials and Pavement Design, 13(3), 433-454. [25]. Elliott, R. P., Ford Jr, M. C., Ghanim, M., & Tu, Y. F. (1991). Effect of aggregate gradation variation on asphalt concrete mix properties. Transportation Research Record, (1317). 140 [26]. European Commission (1999), COST 333 Development of new pavement design method - final report of the action, Brussels, Belgium. [27]. Foo, K. Y. (1994). Predicting rutting in hot mix asphalt. Ph.D. Dissertation, Auburn University. [28]. Garba, R. (2002). Permanent deformation properties of asphalt concrete mixtures. Phd Dissertation, Norwegian University of Science and Technology. [29]. I. Abdallah and S. Nazarian (2011), Strategies to Improve and Preserve Flexible Pavement at Intersections, Texas Department of Transportation. [30]. Jiang, J., Ni, F., Gao, L., & Yao, L. (2017), “Effect of the contact structure characteristics on rutting performance in asphalt mixtures using 2D imaging analysis”, Construction and Building Materials, 136, 426-435. [31]. Jorge B. Sousa Joseph Craus Carl L. Monismith, Summary Report on Permanent Deformation in Asphalt Concrete, SHRP-A/IR-91-104, National Research Council Washington, D.C. 1991. [32]. Jung, D. H., & Young, K. N. (1998). Relationship between Asphalt Binder Viscosity and Pavement Rutting. Transportation Research Board, ID: 00-0112. [33]. Kandhal, P. S., & Cooley Jr, L. A. (2002). Investigation of the restricted zone in the superpave aggregate gradation specification (with discussion). Journal of the Association of Asphalt Paving Technologists, 71. [34]. Krutz, N. C., & Sebaaly, P. E. (1993). The effects of aggregate gradation on permanent deformation of asphalt concrete. Journal of the Association of Asphalt Paving Technologists, 62. [35]. Lackner, R., Spiegl, M., Blab, R., & Eberhardsteiner, J. (2005). Is low- temperature creep of asphalt mastic independent of filler shape and mineralogy?—arguments from multiscale analysis. Journal of Materials in Civil Engineering, 17(5), 485-491. [36]. Liu, Z. L., Tian, W., and Shi, J. F., (2002). New Technology of Asphalt Concrete in Highway, People’s Communications Press, Beijing, p. 135. [37]. Majmudar, T. S., & Behringer, R. P. (2005), “Contact force measurements and stress-induced anisotropy in granular materials”, Nature, 435(7045), 1079-1082 [38]. Mallick, R. B., Ahlrich, R., & Brown, E. R. (1995). Potential of dynamic creep to predict rutting. In Engineering properties of asphalt mixtures and the relationship to their performance. ASTM International. 141 [39]. Masad, E., Muhunthan, B., Shashidhar, N., & Harman, T. (1998), “Aggregate orientation and segregation in asphalt concrete”, In Application of Geotechnical Principles in Pavement Engineering, Proceedings of Sessions of Geo-Congress 98 American Society of Civil Engineers. [40]. Masad, E., Muhunthan, B., Shashidhar, N., & Harman, T. (1999), “Internal structure characterization of asphalt concrete using image analysis”, Journal of computing in civil engineering, 13(2), 88-95. [41]. National Asphalt Pavement Association (NAPA). (1995). Thin Hot Mix Asphalt Surfacings. National Asphalt Pavement Association. [42]. Oliver, J. W. (1995). Results of the laboratory program associated with the ALF asphalt deformation trial, APRG report No. 12- ARR 272, Austroads Pavement Research Group, Australia. [43]. Rothenburg, L., Bogobowicz, A., Haas, R., Jung, F. W., & Kennepohl, G. (1992), “Micromechanical modelling of asphalt concrete in connection with pavement rutting problems”, In International Conference on Asphalt Pavements, 7th, 1992, Nottingham, United Kingdom (Vol. 1). [44]. Sefidmazgi, N. R. (2011). Defining effective aggregate skeleton in asphalt mixture using digital imaging. Master dissertation, University of Wisconsin - Madison. [45]. Sefidmazgi, N. R., Tashman, L., & Bahia, H. (2012), “Internal structure characterization of asphalt mixtures for rutting performance using imaging analysis”, Road materials and pavement design, 13(sup1), 21-37. [46]. Shaheen, M. (2013), Evaluating the Potential for Hot Mix Asphalt Rutting Performance Using Laboratory and Digital Imaging Technique, Doctoral dissertation, Department of Civil and Environmental Engineering Faculty of Engineering, University of Waterloo. [47]. Shashidhar, N., Zhong, X., Shenoy, A. V., & Bastian, E. (2000), “Investigating the role of aggregate structure in asphalt pavements”, In International Center for Aggregates Research 8th Annual Symposium: Aggregates-Asphalt Concrete, Bases and Fines. [48]. Stakston, A. D., & Bahia, H. U. (2003). The effect of fine aggregate angularity, asphalt content and performance graded asphalts on hot mix asphalt performance (Vol. 92, No. 45-98). Wisconsin Highway Research Program. [49]. Tashman, L. S., Masad, E., Peterson, B., & Saleh, H. (2001), “Internal structure analysis of asphalt mixes to improve the simulation of superpave gyratory 142 compaction to field conditions”, journal of the association of asphalt paving technologists, 70, 605-645. [50]. Tashman, L., Masad, E., Little, D., & Zbib, H. (2005), “A microstructure-based viscoplastic model for asphalt concrete”, International Journal of Plasticity, 21(9), 1659-1685. [51]. TEX-231-F (2012), Test Procedure for Static Creep Test, Texas Department of Transportation, Texas, USA. [52]. Uge, P., & Van de Loo, P. J. (1974). Permanent deformation of asphalt mixes. Shell Research Laboratories. [53]. Underwood, B. S. (2015). Multiscale modeling approach for asphalt concrete and its implications on oxidative aging. Advances in Asphalt Materials: Road and Pavement Construction. (pp. 273-302). Elsevier Inc.. DOI: 10.1016/B978- 0-08-100269-8.00009-X [54]. U.S. Department of Transportation, Superpave Fundamentals Reference Manual, Federal Highway Administration, NHI Course #131053. [55]. Vavrik, W.R., 2000. Asphalt Mixture Design Concepts to Develop Aggregate Interlock. Doctor of Philosophy, University of Illinois. [56]. Vavrik, W.R. et al, 2002. Bailey Method for Gradation Selection in Hot-Mix Asphalt Mixture Design. Transportation Research Circular No. E-C044, Transportation Research Board, Washington, D.C., USA. [57]. Wang, L., Hoyos, L. R., Wang, J., Voyiadjis, G., & Abadie, C. (2005), “Anisotropic properties of asphalt concrete: characterization and implications for pavement design and analysis”, Journal of materials in civil engineering, 17(5), 535-543. [58]. Yue, Z. Q., Bekking, W., & Morin, I. (1995), “Application of digital image processing to quantitative study of asphalt concrete microstructure”, Transportation Research Record, 1492, 53-60. [59]. Zelelew, H. M., Papagiannakis, A. T., & Masad, E. (2008), “Application of digital image processing techniques for asphalt concrete mixture images”. In The 12th International Conference of International Association for Computer Methods and Advances in Geomechanics (IACMAG) (pp. 119-124). [60]. Zelelew, H., Papagiannakis, A.T. (2009), “Digital Image Processing Techniques for Capturing and Characterizing the Microstructure of Asphalt Concretes”, In the Transportation Research Board 88th Annual Meeting, Washington, D.C., 11-15 Jan 2009 143 [61]. Zhu, H., & Dass, W. C. (1996), “Modeling of asphalt concrete”, Applied Research Associates, 193-202. [62]. Zhu, H. (1998, May), “Contact mechanism based asphalt concrete modeling”, In 12th ASCE Engineering Mechanics Conference in San Diego, California. [63]. Zhu, H., & Nodes, J. E. (2000), “Contact based analysis of asphalt pavement with the effect of aggregate angularity”, Mechanics of Materials, 32(3), 193- 202.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_cot_lieu_tho_tao_khung_den.pdf
- Thong tin luan an_Tieng Anh.docx
- Thong tin luan an_Tieng Viet.docx
- Tom tat_Tieng Anh.pdf
- Tom tat_Tieng Viet.pdf