Đề tài Quá trình hình thành và phương pháp sử dụng tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

I, Bản chất và chức năng của quan hệ tín dụng:

1,Bản chất của quan hệ tín dụng:

Tín dụng là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá và lu

thông hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hoá không có ai chỉ mua hàng hoá

hoặc ngợc lại. Các doanh nghiệp khi thì họ đóng vai trò ngời mua mua các

yếu tố đầu vào từ các hộ gia đình và khi thì họ lại đóng vai trò ngời bán bán

hàng hoá, dịch vụ trên thị trờng hàng hoá và dịch vụ. Hộ gia đình thì mua

hàng hoá, dịch vụ từ các doanh nghiệp và bán các yếu tố sản xuất nh sức lao

động cho các doanh nghiệp trên thị trờng các yếu tố sản xuất. Còn ở địa vị

của chính phủ thì khi họ đóng vai trò ngời mua hàng hoá, khi thì họ là ngời

đầu t hay ngời bán. Nh vậy sẽ nảy sinh tình huống sự vận động của tiền tệ

trong quá trình sản xuất không ăn khớp với nhau về thời gian và không gian

nảy sinh ra tình hình sau: Có những doanh nghiệp đã tiêu thụ đợc hàng hoá

nhng cha đến kỳ trả công cho ngời lao động, cha phải mua nguyên vật

liệu, hoặc các khoản chi cha phải thanh toán.v.v.tức là doanh nghiệp có tồn

tại khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, không sinh lời. Ngợc lại, có doanh ngiệp

cha tiêu thụ đợc hàng hoá,nhng lại có nhu cầu tiền mua sắm trang thiết

bị.v.v.Mặt khác, trong các tầng lớp dân c có bộ phận không tiêu hết ngay

số tiền họ kiếm đợc mà để giành sử dụng vào các mục đích khác nhau của

đời sống, tức là có khoản tiền nhàn rỗi nhng bộ phận dân c khác lại đang

cần tiền cho các nhu cầu chi phí cho các khoản lớn hơn. Tình hình này cũng

tơng tự với các tổ chức kinh tế, và ngay cả Nhà Nớc cũng cần tiền để bù đắp

những thiếu hụt ngân sách.

Nh vậy, xét trên phạm vi toàn xã hội, các tổ chức kinh doanh, bộ phận dân

c có số tiền nhàn rỗi trong lu thông, với t cách là những ngời chủ sở hữu

tiền tệ ai cũng muốn sao cho đồng tiền cua mình sinh lời. Ngợc lại, có bộphận doanh ngiệp, bộ phận dân c cần sử dụng số tiền đó trong thời gian nhất

định và họ chấp nhận trả một khoản tiền lời nhất định. Mâu thuẫn này đợc

giải quyết thông qua hình thức tín dụng.

Vậy tín dụng là quan hệ kinh tế dới hình thức quan hệ tiền tệ mà ngời chủ

sở hữu tiền tệ cho ngời khác vay trong thời gian nhất định để thu món tiền

lời gọi là lợi tức.

Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, là hình thức vận động của

vốn cho vay. Sự cần thiết của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế hàng hoá

đợc quyết định bởi đặc điểm sản xuất hàng hoá, bởi sự phát triển của chức

năng tiền tệ làm phơng tiện thanh toán. Nh vậy sự ra đời của quan hệ tín

dụng là một tất yếu khách quan trong một nền kinh tế phát triển

 

pdf 51 trang chauphong 14060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Quá trình hình thành và phương pháp sử dụng tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Quá trình hình thành và phương pháp sử dụng tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đề tài Quá trình hình thành và phương pháp sử dụng tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đề tài: 
Quỏ trỡnh hỡnh thành và phương 
phỏp sử dụng tớn dụng trong nền 
kinh tế thị trường định hướng xó 
hội chủ nghĩa 
 1 
Lời nói đầu 
 -Tín dụng được hiểu theo nghĩa đơn giản đó là mối quan hệ vay mượn, 
nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung 
và trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói 
riêng. 
 - Mục đích của bài viết là mong một phần làm sáng tỏ, nêu bật nên được 
tầm quan trọng của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường nói chung 
và đặc biệt là quan hệ tín dụng trong nền kinh thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng thông qua việc phân tích bản chất , chức năng, 
vai trò cũng như các hình thức tồn tại của quan hệ tín dụng , đồng thời có đặt 
nó trong điều kiện cụ thể của nước ta -một nước đang ở trong thời kỳ quá độ 
lên chủ nghĩa xã hội. Đề tài: Tín dụng trong nền kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 
 Nội dung chính 
 I, Bản chất và chức năng của quan hệ tín dụng: 
 1,Bản chất của quan hệ tín dụng: 
 Tín dụng là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá và lưu 
thông hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hoá không có ai chỉ mua hàng hoá 
hoặc ngược lại. Các doanh nghiệp khi thì họ đóng vai trò người mua mua các 
yếu tố đầu vào từ các hộ gia đình và khi thì họ lại đóng vai trò người bán bán 
hàng hoá, dịch vụ trên thị trường hàng hoá và dịch vụ. Hộ gia đình thì mua 
hàng hoá, dịch vụ từ các doanh nghiệp và bán các yếu tố sản xuất như sức lao 
động cho các doanh nghiệp trên thị trường các yếu tố sản xuất. Còn ở địa vị 
của chính phủ thì khi họ đóng vai trò người mua hàng hoá, khi thì họ là người 
đầu tư hay người bán. Như vậy sẽ nảy sinh tình huống sự vận động của tiền tệ 
trong quá trình sản xuất không ăn khớp với nhau về thời gian và không gian 
nảy sinh ra tình hình sau: Có những doanh nghiệp đã tiêu thụ được hàng hoá 
nhưng chưa đến kỳ trả công cho người lao động, chưa phải mua nguyên vật 
liệu, hoặc các khoản chi chưa phải thanh toán..v.v..tức là doanh nghiệp có tồn 
tại khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, không sinh lời. Ngược lại, có doanh ngiệp 
chưa tiêu thụ được hàng hoá,nhưng lại có nhu cầu tiền mua sắm trang thiết 
bị..v.v..Mặt khác, trong các tầng lớp dân cư có bộ phận không tiêu hết ngay 
số tiền họ kiếm được mà để giành sử dụng vào các mục đích khác nhau của 
đời sống, tức là có khoản tiền nhàn rỗi nhưng bộ phận dân cư khác lại đang 
cần tiền cho các nhu cầu chi phí cho các khoản lớn hơn. Tình hình này cũng 
tương tự với các tổ chức kinh tế, và ngay cả Nhà Nước cũng cần tiền để bù đắp 
những thiếu hụt ngân sách. 
 Như vậy, xét trên phạm vi toàn xã hội, các tổ chức kinh doanh, bộ phận dân 
cư có số tiền nhàn rỗi trong lưu thông, với tư cách là những người chủ sở hữu 
tiền tệ ai cũng muốn sao cho đồng tiền cua mình sinh lời. Ngược lại, có bộ 
 phận doanh ngiệp, bộ phận dân cư cần sử dụng số tiền đó trong thời gian nhất 
định và họ chấp nhận trả một khoản tiền lời nhất định. Mâu thuẫn này được 
giải quyết thông qua hình thức tín dụng. 
 Vậy tín dụng là quan hệ kinh tế dưới hình thức quan hệ tiền tệ mà người chủ 
sở hữu tiền tệ cho người khác vay trong thời gian nhất định để thu món tiền 
lời gọi là lợi tức. 
 Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, là hình thức vận động của 
vốn cho vay. Sự cần thiết của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế hàng hoá 
được quyết định bởi đặc điểm sản xuất hàng hoá, bởi sự phát triển của chức 
năng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Như vậy sự ra đời của quan hệ tín 
dụng là một tất yếu khách quan trong một nền kinh tế phát triển. 
 2,Các chức năng của tín dụng: 
 Là một bộ phận của hệ thống tài chính, quan hệ tín dụng cũng có chức 
năng phân phối và giám đốc. 
 Chức năng phân phối của tín dụng được thực hiện thông qua phân phối lại 
vốn.Phân phối của tín dụng dựa trên cơ sở tự nguyện theo nguyên tắc hoàn trả 
và có hiệu quả. Nội dung của chức năng này biểu hiện ở cơ chế "hút"(hay huy 
động) các nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi, phân tán trong xã hội để "đẩy" ( hay 
cho vay) nó vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, "thu hồi" vốn 
cho vay theo kỳ hạn và "tham dự phân phối" ở các cơ sở đi vay theo số lượng 
cho vay với tỷ suất lợi tức đã ghi trong hợp đồng. 
 Chức năng giám đốc, thực hiện chức năng giám đốc tức là thông qua 
nghiệp vụ nhận gửi và cho vay được phản ánh trên sổ sách kế toán để kiểm tra, 
giám sát các hoạt động của các tổ chức tín dụng, kiểm tra việc chấp hành 
chính sách tài chính nói chung. 
 Người có vốn cho vay luôn quan tâm đến sự an toàn của vốn; không những 
thế , họ còn mong muốn vốn của họ khi sử dụng có khả năng sinh lợi để họ có 
thể thu về thêm một khoản lợi tức. Muốn vậy, người cho vay phải am hiểu và 
kiểm soát hoạt động của người đi vay, từ khâu xem xét tư cách pháp nhân của 
người đi vay, tình hình vốn liếng, mặt hàng sản xuất kinh doanh về cả số 
lượng và chất lượng, khả năng trả nợ nói riêng và tình hình tài chính nói 
chung,quan hệ với các chủ nợ khác..v.v.. Sau khi xem xét tư cách pháp nhân 
để cho vay, người cho vay còn phải kiểm soát việc sử dụng vốn cho vay có 
đúng mục đích không, có hiệu quả không để điều chỉnh liều lượng vốn vay và 
để thu hồi vốn đúng hạn, có kèm lợi tức. 
 II,Vai trò và các hình thức của tín dụng trong nền kinh tế thị 
trường địng hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 
 1,Vai trò của tín dụng: 
 Thực hiện tốt hai chức năng trên, tín dụng có vai trò sau đây: 
 _ Với tư cách là công cụ tập trung vốn và tích luỹ ,tín dụng góp phần giảm 
hệ số tiền nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng vòng quay 
của vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông và góp phần khắc phục lạm phát 
tiền tệ. 
 _Tín dụng góp phần cung cấp khối lượng vốn cho các doanh nghiệp, từ đó 
tăng qui mô sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học-
kỹ thuật và công nghệ mới, nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản 
xuất, tạo khả năng và khuyến khích đầu tư vào các công trình lớn, các ngành, 
lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với quốc kế dân sinh, thúc đẩy lực lượng 
sản xuất phát triển. 
 _Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu tiền 
tệ giữa nước ta và các nước khác trong khu vực và trên thế giới. 
 _Tín dụng góp phần vào việc hình thành, điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu 
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ 
nghĩa. 
 _Tín dụng tạm thời hỗ trợ vốn tiêu dùng cho cư dân cải thiện đời sống. 
 2, Các hình thức của tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa: 
 ở nước ta việc chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước, 
các hoạt động tín dụng cũng phải được đổi mới cả về nội dung, hình thức lẫn 
phạm vi tính chất của nó. Kinh tế thị trường tạo ra khả năng mở rộng phạm vi 
hoạt động của tín dụng; đến lượt mình, tín dụng lại thúc đẩy mạnh mẽ quá 
trình tích tụ và tập trung sản xuất. Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng đưa 
đến việc thu hút và huy động một lượng vốn trong thời gian nhanh nhất và với 
lãi suất thấp nhất, kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp. Thừa nhận 
hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh tiền tệ thì lợi tức phải được xem 
như là giá cả của loại hàng hoá-tiền tệ và nó thay đổi theo quan hệ cung cầu 
trên thị trường tiền tệ. Chính sự thay đổi của lợi tức trong từng thời kỳ góp 
phần vào việc điều hoà cung cầu về vốn tiền tệ trong toàn nền kinh tế. Với tác 
dụng đó, quan hệ tín dụng được sử dụng như là một công cụ kinh tế vĩ mô, 
cùng với quan hệ tài chính, để điều tiết nền kinh tế. 
 Do đó khi chuyển sang cơ chế thị trường thì quan hệ tín dụng ở Việt Nam 
tồn tại dưới các hình thức sau: 
 _Tín dụng ngân hàng 
 Đây là hình thức tín dụng rất quan trọng và là quan hệ tín dụng chủ yếu 
giữa ngân hàng và các doanh nghiệp. Nó là hình thức mà các quan hệ tín 
dụng được thực hiện thông qua vai trò trung tâm của ngân hàng. Nó đáp ứng 
phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân. Theo đà phát 
 triển của nền kinh tế, hình thức tín dụng ngân hàng ngày càng trở thành hình 
thức chủ yếu không chỉ ở trong nước mà còn trên trường quốc tế. 
 Tuỳ theo cách phân chia khác nhau, tín dụng ngân hàng có các loại khác 
nhau. 
 Nếu phân chia theo thời gian: 
 +Tín dụng ngắn hạn 
 + Tín dụng trung hạn ( trên 1 năm và dưới 5 năm) 
 + Tín dụng dài hạn (trên 5 năm). 
 Nếu phân chia theo đối tượng đầu tư của tín dụng: 
 + Tín dụng vốn lưu động 
 + Tín dụng vốn cố định... 
 _Tín dụng Nhà Nước 
 Tín dụng nhà nước là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và lãi sau một thời 
gian nhất định giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế trong nước, giữa Nhà 
nước với các tầng lớp dân cư, giữa Nhà nước với chính phủ các nước khác... 
 Hình thức này được thực hiện thông qua việc Nhà nước phát hành công trái 
bằng thóc, bằng vàng, bằng tiền để vay dân khi ngân sách Nhà nước thiếu hụt. 
 Tính hiệu quả của hình thức tín dụng Nhà nước phụ thuộc vào việc thực 
hiện đúng đắn nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi giữa Nhà nước và người 
đi mua công trái. Muốn vậy phải đảm bảo lãi suất tín dụng Nhà nước phù hợp 
với lãi suất tín dụng ngân hàng, thời gian trả phải đảm bảo đúng thời gian ghi 
 trên công trái, phương thức thanh toán đơn giản, thuận tiện cho người mua 
công trái. 
 _Tín dụng tập thể (hay tín dụng nhân dân): 
 Tín dụng tập thể là hình thức tự nguyện góp vốn của các thành viên cho 
nhau vay hoặc để cùng nhau kinh doanh tín dụng. Nó tồn tại dưới hình thức tổ 
chức như các hiệp hội tín dụng, hợp tác xã tín dụng... Tín dụng tập thể là hình 
thức có vai trò bổ sung cho tín dụng ngân hàng về huy động và cho vay chủ 
yếu ở nông thôn. 
 ở nước ta, hợp tác xã tín dụng được thành lập từ năm 1956 và trở thành 
phổ biến vào những năm 1960, có tác dụng một thời trong phong trào hợp tác 
hoá. Song, do hoạt động theo cơ chế hành chính bao cấp, nó chỉ là "chân rết" 
của ngân hàng, nên đã bị hạn chế tác dụng và tan rã. Từ khi có chỉ thị 100 của 
Ban Bí thư trung ương về khoán sản phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp, 
trong nông thôn đã xuất hiện mạnh mẽ nhu cầu tín dụng. Năm 1982, các hợp 
tác xã tín dụng được khôi phục lại. Các quỹ tín dụng nhân dân và các hình 
thức tín dụng khác, kể cả tín dụng nặng lãi xuất hiện ngoài ngân hàng, mà 
đỉnh cao là năm 1988 và đầu năm 1989. Chẳng bao lâu, hàng loạt những tổ 
chức tín dụng đó bị đổ vỡ, mất khả năng thanh toán và chi trả, đã gây rối loạn 
về kinh tế- xã hội, nhất là trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Hậu quả trên do 
nhiều nguyên nhân, song trước hết phải kể đến sự thiếu thể chế pháp lý hoàn 
chỉnh, thiếu hệ thống kiểm tra, thanh toán có hiệu lực để hoạt động tín dụng 
được an toàn và nằm trong khuôn khổ của luật pháp thống nhất. 
 Tín dụng tập thể là hình thức tồn tại tất yếu trong nền kinh tế thị trường, 
có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, 
nông thôn khi hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ và khi ngân hàng chưa vươn 
tới từng hộ n ... riển thị trường tín dụng trên cơ sở tuân thủ pháp luật; thông qua pháp 
luật, Nhà Nước thực hiện quyền quản lý nhà nước một cách hiệu quả. 
 _Phát triển thị trường tín dụng phải hướng tới mục tiêu kép : hiệu quả kinh 
tế đi đôi với hiệu quả xã hội. 
 _Phát triển thị trường tín dụng phải đảm bảo yêu cầu hội nhập khu vực và 
quốc tế một cách chủ động, hiệu quả. Đối với một nền kinh tế chuyển đổi như 
Việt Nam phải quán triệt tốt quan điểm này.Trên thực tế xuất phát điểm trong 
thị trường vốn nói chung và thị trường tín dụng nói riêng ở nước ta rất thấp, 
chỉ là bước khởi đầu (cả về công nghệ, tổ chức, quản lý, dịch vụ tín dụng) 
.Trong khi đó, xu thế toàn cầu hoá kinh tế, nhất là trong lĩnh vực tài chính- 
tiền tệ diễn ra nhanh chóng, buộc các quốc gia trên thế giới phải phụ thuộc 
nhau , chấp nhận nhau, cạnh tranh nhau để cùng tồn tại và phát triển. Muốn 
thắng thế mỗi quốc gia phải tạo độ mở trong cách thức tiến hành cũng như 
tính độc lập trong phát triển thị trường vốn nói chung, thị trường tín dụng nói 
riêng. 
 2, Một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển thị trường tín dụng: 
 _Một là : khai thác và huy động tổng lực các nguồn tín dụng trên thị trường 
tín dụng để hình thành lượng vốn lớn, tập trung, góp phần đáp ứng yêu cầu 
cao về vốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trước hết cần 
 huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân cư ( dưới dạng vàn bạc, 
đá quí, bất động sản...). Để thực hiện đươc mục tiêu đó trước hết phải đa dạng 
hoá các hình thức huy động vốn: 
 Huy động vốn thông qua hình thức tiết kiệm truyền thống, loại không kỳ 
hạn, có kỳ hạn 3,6,9,12 tháng, tăng cường huy động tiết kiệm trung và dài 
hạn. Chủ động phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng với lãi xuất và hình 
thức thích hợp, hấp dẫn được bảo đảm bằng vàng hoặc ngoại tệ, có xác định 
thời hạn nhất định từ 1, 3,5 ,10 năm. Người mua kỳ phiếu ,trái phiếu ngân 
hàng có thể dễ dàng chuyển đổi quyền sở hữu một cách hợp pháp. Khi thanh 
toán kỳ phiếu, trái phiếu nếu gặp rủi ro về tỷ giá phải có nguồn tài chính cấp 
bù lỗ. Cần phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng vàng song hành với phát hành 
kỳ phiếu, trái phiếu bằng tiền mặt (nội tệ và ngoại tệ ),.. 
 Thu hút vốn ( trong thời kỳ nhàn rỗi) từ nguồn thu của các doanh nghiệp 
vào hệ thống ngân hàng để tạo nên tính năng động, hiệu quả trong huy dộng 
vốn. 
 Tạo nguồn vốn tín dụng thông qua việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ : 
dich vụ uỷ thác , dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ bảo đảm an toàn các vật có 
gía... 
 Khuyến khích các chủ thể sản xuất- kinh doanh thanh toán không dùng 
tiền mặt mà qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, vừa giảm khối lượng tiền 
mặt trong lưu thông,tiết kiệm được chi phí trong kiểm đếm, bảo quản, vừa 
làm tăng tính hiệu quả của đồng vốn ngân hàng. 
 Bên cạnh đó phải xây dựng chiến lược khách hàng, xây dựng cơ chế chính 
sách thu hút khách hàng có số dư tiền gửi lớn, thường xuyên tại ngân hàng 
bằng lợi ích vật chất; áp dụng lãi suất hợp lý khuyến khích khách hàng gửi 
vốn trung và dài hạn. Có thể áp dụng lãi suất cao đối với những khoản tiền gửi 
lớn, dài hạn tại ngân hàng để khuyến khích người gửi tiền. 
 _Hai là: Mở rộng mạng lưới giao dịch của các tổ chức tín dụng thông qua 
việc củng cố, kiện toàn hoạt động của các chi nhánh ngân hàng, đầu tư xây 
dựng các trụ sở giao dịch với khách hàng. Bên cạnh việc xây dựng các trụ sở 
cố định, cũng cần hình thành những ngân hàng di động, đa năng thông qua 
việc trang bị ô tô, xe máy chuyên dùng, bảo đảm cho nguồn tín dụng có mặt 
ở khắp các vùng, các miền kể cả những vùng xa xôi, hẻo lánh, có điều kiện, 
tiềm năng phát triển kinh tế hàng hoá; phấn đấu đạt mục tiêu mọi hộ dân đều 
có thể tiếp cận với các dịch vụ tín dụng chính thức. 
 _Ba là: Nâng cao năng lực của các thành viên tham gia thị trường tín dụng. 
 Đối với các tổ chức tín dụng: cần nghiên cứu kỹ thị trường để xác định được 
nhu cầu vốn tín dụng, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược khách hàng 
để đầu tư vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh 
tranh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Để nâng cao năng lực 
cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải đổi mới hoạt 
động tín dụng đồng bộ từ việc hợp lý hoá qui trình, thủ tục huy động và cho 
vay; đa dạng hoá hình thức tín dụng và phương thức cho vay; tuyển chọn cán 
bộ có đủ năng lực , phẩm chất; có chế độ đãi ngộ thoả đáng bằng lợi ích vật 
chất đối với những cán bộ làm tốt công tác được giao cũng như xử lý nghiêm 
minh đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật 
trong hoạt động tín dụng; đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng đi thẳng 
và công nghệ hiện đại, góp phần đắc lực cho chiến lược hội nhập quốc tế. 
 Đối với khách hàng : cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền , phổ biến 
các nghiệp vụ tín dụng có liên quan đến khách hàng vay vốn, tạo điều kiện 
cho họ nắm bắt và thực hiện tốt các nguyên tẵc, qui trình, thủ tục vay vốn và 
sử dụng vốn có hiệu quả; khuyến khích khách hàng mua ảo hiểm rủi ro trong 
sản xuất kinh doanh nhằm phân tán rủi ro, giảm tối đa những thiệt hại rủi ro 
cho khách hàng khi sử dụng vốn tín dụng; khuyến cáo họ thông tin kịp thời về 
tình hình sản xuất kinh doanh , thực trạng tài chính và những rủi ro ( nếu có) 
 để các tổ chức tín dụng có điều kiện giúp đỡ, xử lý kịp thời. Nếu khách hàng 
là những hộ sản xuất cá thể thì khuyến khích họ tham gia vào các tổ chức 
quần chúng, hiệp hội ngành nghề.... nhằm tăng cường mối liên kết kinh tế,bảo 
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi vay vốn tín dụng. 
 _Bốn là : hoàn thiện khuôn khổ pháp luật đồng bộ theo hướng minh bạch, 
rõ ràng, tác động thuận chiều với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà 
Nước trong vấn đề tăng cường đầu tư tín dụng, tạo ra một sân chơi bình đẳng, 
cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể tham gia cung cầu tín dụng trên thị 
trường tín dụng; phát huy cao độ quyền tự chủ kinh doanh của các chủ thể đó; 
giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp mang tính " hành chính hoá" cũng như "hình 
sự hoá" các quan hệ tín dụng của chính quyền các cấp trong hoạt động huy 
động- cho vay vốn tín dụng, nhằm tháo gỡ những rào cản không cần thiết vừa 
để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng, vừa bảo đảm độ an toàn khi phát 
triển thị trường tín dụng. 
 _Năm là: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công 
nghiệp và dịch vụ ; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; phát triển mạnh 
kinh tế hàng hoá; nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. 
 Kết luận: 
 _ Qua những phân tích trên, có thể thấy quan hệ tín dụng có vai trò rất 
quan trọng trong nền kinh tế nói chung và nền kinh tế thị trường định hướng 
xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng. Nó như một loại dầu nhớt bôi trơn giúp 
cho cỗ máy nền kinh tế vận hành một cách hiệu quả. Nhìn từ khía cạnh kinh tế 
thì quan hệ tín dụng góp phần tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội do nó làm 
tăng vòng chu chuyển của tiền tệ, giảm thiểu lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội. 
Còn nhìn từ khía cạnh xã hội thì quan hệ tín dụng cũng có nhiều ưu điểm 
mang tính tích cực. Tuy nó không phải là nhân tố trực tiếp tác động nâng cao 
đời sống của dân cư nhưng nhờ có nó mà của cải xã hội được tạo ra nhiều hơn 
,như vậy một cách gián tiếp quan hệ tín dụng đã tạo ra tiền đề vật chất để nâng 
cao đời sống nhân dân, giúp chất lượng cuộc sống được cải thiện. Và đó cũng 
chính là mục tiêu mà toàn Đảng toàn dân ta đang phấn đấu thực hiện, mang lại 
một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. 
 _ Trong thời gian qua, tuy đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ 
nhưng quan hệ tín dụng ở Việt Nam cũng đã bộc lộ những điểm hạn chế 
nghiêm trọng. Tình trạng đó do nhiều nguyên nhân, chủ quan có, khách quan 
có. Nhưng để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá 
đất nước thì ta cần tiếp tục tích cực tiến hành đổi mới, hoàn thiện quan hệ tín 
dụng, để phát huy hơn nữa những thành tựu và hạn chế tới mức thấp nhất 
những điểm yếu trong quan hệ tín dụng ở Việt Nam. 
 _ Hiện nay, xu hướng thế giới là toàn cầu hoá, nền kinh tế thế giới là một 
nền kinh tế mở, việc thông thương ngày càng trở nên không có biên giới. Tình 
hình trên đặt ra cho nước ta nhiều thời cơ cũng như thách thức. Chúng ta cùng 
hy vọng rằng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước nước ta sẽ tận 
 dụng được những thời cơ, đẩy lùi những thách thức, làm cho nền kinh tế ngày 
càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhanh chóng đưa 
nước ta vững bước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa. 
Tài liệu tham khảo 
 1, Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin 
 ( Trường đại học kinh tế quốc dân) 
 2, Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin 
 ( Nhà suất bản chính trị quốc gia) 
 3, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 290, 302 
 4, Tạp chí thị trường tài chính 5 tháng 5/2003 
 5, Tạp chí tài chính tháng 5/2003 
 6, Tạp chí thông tin tài chính số 3 tháng 2/2004 
 Mục lục: 
 Phần1: Lời nói đầu ......................................................... 1 
 Phần 2: Nội dung chính.................................................. 2 
 I, Bản chất của quan hệ tín dụng: .............................................................. 2 
 1, Bản chất và chức năng của quan hệ tín dụng ...................................... 2 
 2,Các chức năng của tín dụng ................................................................ 2 
 II,Vai trò và các hình thức của tín dụng trong nền kinh tế thị trường 
địnhhướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam ........................................................... 3 
 1,Vai trò của tín dụng ............................................................................ 3 
 2 , Các hình thức của tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng 
xã hội chủ nghĩa ............................................................................................. 3 
 III, Thực trạng ,quan điểm và những giải pháp đổi mới quan hệ tín dụng ở 
Việt Nam........................................................................................................ 5 
 1,Tín dụng ngân hàng ........................................................................... 5 
 2, Tín dụng Nhà Nước ........................................................................ 12 
 3, Tín dụng tập thể ............................................................................. 17 
 IV, Quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường tín 
dụng ............................................................................................................. 25 
 1, Về quan điểm.................................................................................. 25 
 2, Một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển thị 
 trường tín dụng ............................................................................... 25 
 Phần 3: Kết luận...........................................................28 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_qua_trinh_hinh_thanh_va_phuong_phap_su_dung_tin_dung.pdf