Đề tài Nghiên cứu FDI vào các khu công nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng, những bất cập và giải pháp
Hiện nay xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, quá trình này diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục…Trong đó, sự thay đổi rõ rệt nhất là trong đời sống kinh tế nước ta. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi nước ta gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO thì nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến, cụ thể là trong hoạt động thu hút vốn FDI từ nước ngoài đã tăng trưởng một cách rõ rệt. Để có những kết quả đó là do những nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt Nam trong xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa đổi hệ thống chính sách phù hợp với thực tế, tạo môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc thu hút vốn vào nước ta được thực hiện thông qua quá trình tiến hành đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất chế biến tại các KCN, KCX. Từ năm 1991 đến nay chúng ta đã tiến hành đầu tư phát triển các KCN, tạo điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào nước ta. Đến nay tính chung cả nước có tổng cộng 289 KCN trên cả nước, tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Sự thu hút FDI vào các KCN đã mang lại những kết quả đáng kể cho việc phát triển kinh tế nước ta, song bên cạnh đó còn có những vấn đề tồn tại…Làm sao để thu hút vốn FDI hiệu quả vào KCN luôn là câu hỏi được đặt ra cho không chỉ những nhà hoạch định chính sách mà còn là dấu chấm hỏi cho những nhà nghiên cứu kinh tế và những người học như chúng ta. Việc nghiên cứu “FDI vào các khu công nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng, những bất cập và giải pháp” được lựa chọn chính từ những yêu cầu, đòi hỏi đó... Bên cạnh đó, do hạn chế về thời gian, kiến thức chuyên môn và trình độ lý luận nên trong quá trình nghiên cứu, bài viết không tránh khỏi những sai sót nhất định. Chúng em rất mong nhận được sự hướng dẫn đóng góp của các thầy cô, bạn bè để hoàn thiện
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Nghiên cứu FDI vào các khu công nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng, những bất cập và giải pháp

NHÓM 13 – BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 2 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP .................................. 1 1.1 KHU CÔNG NGHIỆP .1 1.1.1 Khái niệm về khu công nghiệp ........................................................................ 1 1.1.2 Đặc trưng của KCN .......................................................................................... 1 1.2.3 Sự cần thiết phải thu hút FDI vào KCN ........................................................... 2 1.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP .3 1.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật...................................................................... 3 1.3.2 Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của địa phương và trung ương ................. 4 1.3.3. Năng lực người lao động ................................................................................. 5 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY ............................................................................... 6 2.1 TÌNH HÌNH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TÍNH ĐẾN NĂM 2013 .6 2.1.1 Tình hình thành lập các khu công nghiệp ........................................................ 6 2.1.2 Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp từ 2007 -2013 ................................. 7 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG FDI VÀO KCN VIỆT NAM ..9 NHÓM 13 – BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 2 2.2.1 Tình hình thu hút qua các năm ......................................................................... 9 2.2.1.1 Về quy mô và tốc độ thu hút FDI ............................................................. 9 2.2.1.2 Cơ cấu FDI vào KCN theo khu vực ....................................................... 10 2.2.1.3 Cơ cấu FDI vào KCN theo ngành kinh tế ............................................. 12 2.2.1.4 Cơ cấu FDI vào KCN theo địa phương ................................................. 14 2.2.2 Quản lý nhà nước về thu hút FDI vào KCN hiện nay ................................... 16 2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG FDI VÀO KCN VIỆT NAM ...16 2.3.1 Thành tựu ....................................................................................................... 16 2.3.1.1 Về mặt kinh tế ......................................................................................... 17 2.3.1.3 Về mặt xã hội ........................................................................................... 19 2.3.2 Những tồn tại .................................................................................................. 20 2.3.2.1 Thu hút vốn FDI còn gặp nhiều rào cản bởi luật ................................. 20 2.3.2.2 Công tác quản lý dự án đầu tư FDI còn nhiều bất cập ........................ 20 2.3.2.4 Vấn đề môi trường .................................................................................. 21 2.3.3 Nguyên nhân của những bất cập .................................................................... 24 2.3.3.1 Hạn chế từ nền kinh tế nói chung: ........................................................ 24 2.3.3.2 Hạn chế từ hoạt động của các KCN- KCX ............................................ 25 CHƢƠNG III GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TỪ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN ................................................................. 27 3.1 ĐỊNH HƢỚNG ĐỂ TĂNG CƢỜNG THU HÚT FDI VÀO KCN ĐẾN NĂM 2025 .27 3.1.1 Bối cảnh quốc tế mới và ảnh hưởng của nó đến thu hút FDI vào KCN ........ 27 3.1.2 Phương hướng và mục tiêu tăng cường thu hút FDI vào KCN ..................... 29 3.2 GIẢI PHÁP 32 NHÓM 13 – BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 2 3.3.1 Phát triển các khu công nghiệp theo quy hoạch............................................. 32 3.3.2 Nhóm giải pháp về chính sách thu hút đầu tư ................................................ 32 3.3.3 Cải thiện cơ sở hạ tầng trong nước và các KCN ............................................ 33 3.3.4 Phát triển nguồn nhân lực .............................................................................. 34 3.3.5 Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường .......................................................... 34 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO NHÓM 13 – BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 2 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, quá trình này diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục Trong đó, sự thay đổi rõ rệt nhất là trong đời sống kinh tế nước ta. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi nước ta gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO thì nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến, cụ thể là trong hoạt động thu hút vốn FDI từ nước ngoài đã tăng trưởng một cách rõ rệt. Để có những kết quả đó là do những nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt Nam trong xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa đổi hệ thống chính sách phù hợp với thực tế, tạo môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc thu hút vốn vào nước ta được thực hiện thông qua quá trình tiến hành đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất chế biến tại các KCN, KCX. Từ năm 1991 đến nay chúng ta đã tiến hành đầu tư phát triển các KCN, tạo điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào nước ta. Đến nay tính chung cả nước có tổng cộng 289 KCN trên cả nước, tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Sự thu hút FDI vào các KCN đã mang lại những kết quả đáng kể cho việc phát triển kinh tế nước ta, song bên cạnh đó còn có những vấn đề tồn tại Làm sao để thu hút vốn FDI hiệu quả vào KCN luôn là câu hỏi được đặt ra cho không chỉ những nhà hoạch định chính sách mà còn là dấu chấm hỏi cho những nhà nghiên cứu kinh tế và những người học như chúng ta. Việc nghiên cứu “FDI vào các khu công nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng, những bất cập và giải pháp” được lựa chọn chính từ những yêu cầu, đòi hỏi đó... Bên cạnh đó, do hạn chế về thời gian, kiến thức chuyên môn và trình độ lý luận nên trong quá trình nghiên cứu, bài viết không tránh khỏi những sai sót nhất định. Chúng em rất mong nhận được sự hướng dẫn đóng góp của các thầy cô, bạn bè để hoàn thiện NHÓM 13 – BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 2 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP 1.1 KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm về khu công nghiệp Theo Quy chế KHC, KCX, KCNC – ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997, KCN là “khu tập trung doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất”. Đây là khái niệm về KCN được xây dựng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. - Khu công nghiệp hoạt động với mục đích sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường trong nước là chính(tất nhiên cả xuất khẩu) hàng hoá của các Doanh nghiệp trong KCN được bán tự do tại thị trường trong nước. KCX hoạt động với mục đích sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩ9u là chính. Hàng hoá do các doanh nghiệp trong KCX sản xuất bán vào thị trường nội địa coi như hàng Doanh nghiệp Việt nam nhập khẩu từ nước ngoài,Hàng hoá mà DN trong KCX mua từ thị trường nội địa được coi là hàng việt nam xuất khẩu ra nước ngoài và chịu sự điểu chỉnh bởi chính sách xuất nhập khẩu và thuế đối với hàng xuất nhập khẩu. 1.1.2 Đặc trƣng của KCN Thứ nhất, về không gian, khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lí xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và thường không có dân cư sinh sống. Về mặt địa lí, các khu công nghiệp đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng 1 NHÓM 13 – BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 2 rào khu công nghiệp, phân biệt với các vùng còn lại của lãnh thổ quốc gia. Mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bên trong hàng rào đó không chỉ được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật hiện hành mà còn tuân thủ quy chế pháp lí riêng và được hưởng các ưu đãi. Thứ hai, KCN là nơi tiếp nhận, chuyển giao và áp dụng có hiệu quả nhất những thành tựu của khoa học công nghệ, áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh và dịch vụ bởi một địa bàn tương đối rộng, được quy hoạch theo một kế hoạch chiến lược phát triển lâu dài của nkkkàền kinh tế, với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại, đồng bộ, cùng với những chính sách ưu đãi mà nhà nước dành cho các KCN (đặc biệt về thuế quan), tạo điều kiện thuận lợi cho các KCN có thể tiếp nhận các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, tận dụng được lợi thế của nước đi sau để rút ngắn dần khoảng cách về khoa học công nghệ với các nước khác. Thứ ba, về thành lập, khu công nghiệp không phải là khu vực được thành lập tự phát mà thành lập theo quy định của Chính phủ, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt. 1.2.3 Sự cần thiết phải thu hút FDI vào KCN Để đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước và thực hiện thành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định không thể chỉ dựa vào nguồn lực trong nước mà còn phải biết khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn đóng vai trò trực tiếp và chủ yếu trong việc thực hiện các mục tiêu quan trọng. Bằng việc thu hút FDI vào phát triển KCN, Việt Nam có thể rút ngắn và đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH. Đồng thời, KCN đã và đang khẳng định vai trò không thể thay thế của nó trong tiến trình CNH, HĐH đất nước thể hiện qua các mặt sau: - Thu hút FDI vào các KCN sẽ tạo ra sức hấp dẫn hơn với các công ty có tiềm lực tài chính lớn, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia (TNCs). Việt Nam đang trong 2 NHÓM 13 – BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 2 giai đoạn CNH, HĐH đất nước, bản thân cụm từ “khu công nghiệp” đã có nghĩa là vùng đất được hưởng những ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ. Một khi chúng ta chưa đủ lực để nhanh chóng phát triển đồng bộ và hoàn hảo môi trường đầu tư trong cả nước thì buộc lòng chúng ta phải thực hiện trong một phạm vi hẹp – đó là các KCN. Vì vậy, môi trường đầu tư trong các KCN tương đối hiện đại và thuận lợi hơn so với khu vực ngoài KCN, sẽ hấp dẫn hơn với các công ty TNCs nổi tiếng, đầy tiềm lực. - Nhờ các dự án FDI đầu tư vào KCN, các KCN sẽ trở thành nơi tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến trên thế giới, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào quá trình phát triển kinh tế đất nước. Một trong những mục tiêu 1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP 1.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định. Khu công nghiệp có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường bộ cũng như đường thủy, gần khu nguyên liệu cũng như dễ dàng xuất khẩu thành phẩm đầu ra; điều kiện địa hình, địa chất phù hợp với việc xây dựng nhà máy, xí nghiệp; hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, năng lượng, hệ thống cấp thoát nước,... tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư FDI phát triển thuận lợi. Trong quá trình thực hiện kinh doanh, các nhà đầu tư chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, hoặc có thể tu sửa nhưng với chi phí thấp, thời gian thực hiện các dự án được rút ngắn, bên cạnh đó việc giảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin...sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư. 3 NHÓM 13 – BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 2 1.3.2 Chính sách ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ của địa phƣơng và trung ƣơng Môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI vào Việt Nam nói chung và khu công nghiệp nói riêng. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm là: - Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được pháp luật bảo đảm. - Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài. - Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất...Bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận. Nếu các quy định pháp lý bảo đảm an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tư không phương hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao. Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương nơi có khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI. Chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư từ việc tìm hiểu thông tin, cấp giấy phép hoạt động đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động. Chính quyền địa phương luôn là cầu nối của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nhằm gắn kết doanh 4 NHÓM 13 – BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 2 nghiệp với môi trường đầu tư, với sự giúp đỡ tận tình của chính quyền giúp doanh nghiệp an tâm như khi đầu tư tại chính địa phương của họ; luôn xem mọi khó khăn của nhà đầu tư như là khó khăn của chính mình. Điều này có tác động rất lớn tới việc thu hút FDI vào khu công nghiệp 1.3.3. Năng lực ngƣời lao động Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu quả FDI. Bởi con người có khả năng hợp tác kinh doanh cao, trình độ lao động phù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý cao thì sẽ tạo ra năng xuất cao. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư sẽ giảm một phần chi phí đào tạo và bớt được thời gian đào tạo nên tiến độ và hiệu quả của các dự án sẽ đạt đúng theo mục tiêu đề ra. Trình độ thấp kém sẽ làm cho nước chủ nhà thua thiệt, đặc biệt là ở các khâu của quá trình quản lý hoạt động FDI. Sai lầm của các cán bộ quản lý nhà nước có thể làm thiệt hại về thời gian, tài chính cho nhà đầu tư nước ngoài và cho nước chủ nhà. Vì vậy, nước chủ nhà phải tích cực nâng cao trình độ dân trí của người lao động để không chỉ có nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến mà còn nâng cao kỹ thuật quản lý kinh tế. 5 NHÓM 13 – BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 2 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY 2.1 TÌNH HÌNH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TÍNH ĐẾN NĂM 2013 2.1.1 Tình hình thành lập các khu công nghiệp Năm 1991, khu chế xuất Tân Thuận được thành lập “khai sinh” ra mô hình các khu KCN trong chiến lược xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Từ đó đến nay với nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến việc thành lập, hoạt động của KCN được ban hành, điều chỉnh tạo ra hành lang pháp lý cho sự ra đời và phát triển các KCN trên địa bàn cả nước. Tính đến cuối năm 2013, cả nước đã có tổng số 289 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên là 80.809 ha, diện tích đất công nghiệp là 53.981 ha, trong đó có 190 KCN đã đi vào hoạt động có tổng diện tích đất tự nhiên là 54.093 ha và 98 khu có tổng diện dich đất tự nhiên là 26.716 ha đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Biểu đồ 2.1: Số lƣợng và diện tích KCN theo vùng kinh tế tính đến hết tháng 12/2013 6
File đính kèm:
de_tai_nghien_cuu_fdi_vao_cac_khu_cong_nghiep_tai_viet_nam_t.pdf