Đề tài Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý kinh tế

Phần 1 Phần mở đầu

Lý do chọn đề tài

Trong thời kì hội nhập hiện nay Việt Nam cần đối mặt với nhiều thử thách để phát

triển nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Một trong những yếu tố quan

trọng để chúng ta đạt được sự phát triển đó chính là nguồn vốn nhân lực, đặc biệt

là vai trò quan trọng của Cán bộ quản lý kinh tế. Đây cũng chính là vấn đề nan giải

mà nước ta đang gặp phải, các chính sách kinh tế là do các nhà Quản lý kinh tế

đưa ra, nó quyết định đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước, thế

nhưng chất lượng cán bộ quản lý kinh tế chưa được chú trọng. Nhận thấy được

tính cấp thiết của vấn đề, em chọn đề tài “Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý

kinh tế tại Việt Nam”.

Đối tượng của đề tài

Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam

Mục tiêu của đề tài

Tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý kinh tế tại

Việt Nam như thế nào để phù hợp với thời kỳ hội nhập của đất nước.

Phương pháp làm đề tài

- Phương pháp chuyên khảo: tham khảo các lý thuyết, các bài viết, sách vở

có liên quan về ngoại tác tiêu cực, sự can thiệp của Nhà Nước, cũng như

các vấn đề liên quan đến ô nhiễm nguồn nước.

- Phương pháp chuẩn tắc: phân tích vấn đề dựa trên chính kiến và đưa ra

những giải pháp mang tính chủ quan.

pdf 20 trang chauphong 13360
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý kinh tế

Đề tài Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý kinh tế
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM 
Đề tài: 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ 
Môn: Kinh tế Vĩ mô 2 
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 2 
Phần 1 Phần mở đầu 
Lý do chọn đề tài 
Trong thời kì hội nhập hiện nay Việt Nam cần đối mặt với nhiều thử thách để phát 
triển nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Một trong những yếu tố quan 
trọng để chúng ta đạt được sự phát triển đó chính là nguồn vốn nhân lực, đặc biệt 
là vai trò quan trọng của Cán bộ quản lý kinh tế. Đây cũng chính là vấn đề nan giải 
mà nước ta đang gặp phải, các chính sách kinh tế là do các nhà Quản lý kinh tế 
đưa ra, nó quyết định đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước, thế 
nhưng chất lượng cán bộ quản lý kinh tế chưa được chú trọng. Nhận thấy được 
tính cấp thiết của vấn đề, em chọn đề tài “Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý 
kinh tế tại Việt Nam”. 
Đối tượng của đề tài 
Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
Mục tiêu của đề tài 
Tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý kinh tế tại 
Việt Nam như thế nào để phù hợp với thời kỳ hội nhập của đất nước. 
Phương pháp làm đề tài 
- Phương pháp chuyên khảo: tham khảo các lý thuyết, các bài viết, sách vở 
có liên quan về ngoại tác tiêu cực, sự can thiệp của Nhà Nước, cũng như 
các vấn đề liên quan đến ô nhiễm nguồn nước. 
- Phương pháp chuẩn tắc: phân tích vấn đề dựa trên chính kiến và đưa ra 
những giải pháp mang tính chủ quan. 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 3 
Phần 2 Nội dung 
Chương 1 
CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ 
1.1 Cán bộ quản lý kinh tế 
Cán bộ quản lý kinh tế là tất cả các cá nhân thực hiện những chức năng quản lý 
nhất định trong bộ máy quản lý kinh tế. 
Phân loại cán bộ quản lý kinh tế: 
- Cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế: là những người làm việc trong bộ máy quản 
lý nhà nước về kinh tế hoặc có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Trong 
đội ngũ công chức nhà nước về kinh tế lại phân thành 3 nhóm cơ bản: 
+ Nhóm 1: các nhà hoạch định chính sách kinh tế 
+ Nhóm 2: các chuyên gia phân tích kinh tế 
+ Nhóm 3: các nhân viên nghiệp vụ kỹ thuật 
- Cán bộ quản lý sản xuất- kinh doanh: là những người trực tiếp điều hành hoạt 
động của doanh nghiệp với chế độ tự chủ hạch toán kinh doanh nhằm mục tiêu 
hiệu quả kinh tế- xã hội cao nhất. 
1.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế 
Để tìm hiểu một cách tổng quát về vai trò của cán bộ quản lý trong nền kinh tế 
nước ta hiện nay, chúng ta sẽ xem xét vị trí của cán bộ quản lý trong hệ thống kinh 
tế và hệ thống quản lý kinh tế: 
Nền kinh tế quốc dân Việt Nam với tư cách là một hệ thống có: 
Đối tượng quản lý là các quá trình kinh tế đang diễn ra với cơ cấu kinh tế tương 
ứng bao gồm các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 4 
Các chủ thể quản lý là các hệ thống, các cơ quan quản lý từ Trung ương đến cơ sở 
gắn với cơ chế quản lý tương ứng, thực hiện chức năng quản lý các quá trình kinh 
tế xã hội ở các cấp khác nhau. 
Giữa đối tượng quản lý và chủ thể quản lý có sự gắn bó với nhau trong một hệ 
thống, trong đó cơ cấu kinh tế với tư cách là đối tượng quản lý là mặt quyết định 
mà chủ thể quản lý phải phù hợp. Mặt khác, chủ thể quản lý có tác động tích cực 
ngược trở lại, có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của cơ cấu kinh tế. Không 
có phân hệ quản lý phù hợp, có hiệu lực, tích cực thì nền kinh tế sẽ rơi vào tình 
trạng tự phát, vô tổ chức, không thể phát triển có hiệu quả. Ngược lại không xuất 
phát thực trạng và xu hướng tất yếu phát triển cơ cấu kinh tế, tức là từ sự phát triển 
tất yếu của nền sản xuất xã hội, quản lý sẽ rơi vào chủ trương, duy ý chí, kìm hãm 
sức sản xuất xã hội. 
 Cơ cấu kinh tế 
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành cùng với vị trí, tỷ trọng của mỗi 
bộ phận và quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó trong quá trình tái sản xuất xã 
hội. 
 Cơ chế quản lý kinh tế 
Bản thân phân hệ quản lý nếu xét một cách độc lập cũng là một hệ thống với các 
hệ thống con, bao gồm 2 phân hệ chính: 
- Hệ thống bộ máy quản lý kinh tế với tư cách là chủ thể quản lý, bao gồm những 
cơ quan và cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn nhất định, có mối quan hệ phụ 
thuộc theo chiều dọc và chiều ngang để thực hiện chức năng quản lý quản lý trong 
nền kinh tế. 
- Cơ chế quản lý kinh tế là phương thức mà qua đó bộ máy quản lý tác động vào 
nền kinh tế để kích thích, định hướng, hương dẫn, tổ chức, điều tiết nền kinh tế 
vận động đến các mục tiêu đã định. Cơ chế quản lý kinh tế do chủ thể quản lý 
hoạch định thông qua các quan hệ pháp luật, tổ chức theo luật định. 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 5 
Î Như trên, chúng ta thấy rằng Cán bộ quản lý kinh tế thuộc Hệ thống bộ máy 
quản lý kinh tế (chủ thể quản lý) nên cán bộ quản lý kinh tế giữ vai trò hết sức 
quan trọng trong nền kinh tế nước ta. 
Và cụ thể vai trò cụ thể của Cán bộ quản lý kinh tế bao gồm: 
9 Cán bộ quản lý kinh tế trực tiếp tham gia xây dựng đường lối đổi mới kinh tế 
của đất nước, mọi thể chế, kế hoạch, chính sách. 
9 Cán bộ quản lý kinh tế trực tiếp thực hiện đường lối đổi mới trong lĩnh vực kinh 
tế, biến đổi đường lối trở thành hiện thực trong hiện thực, và góp phần hoàn thiện 
đường lối đó. 
9 Cán bộ quản lý kinh tế trực tiếp tạo môi trường, điều kiện và sử dụng công cụ, 
thực lực kinh tế để tác động quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường. 
9 Cán bộ quản lý sản xuất-kinh doanh trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất để làm 
giàu cho từng doanh nghiệp nói riêng và cho đất nước nói chung. 
1.3 Yêu cầu đối với cán bộ quản lý kinh tế hiện nay 
Vì vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nước ta hiện nay nên yêu cầu đối 
với một cán bộ quản lý kinh tế không thể coi nhẹ. Họ cần phải là một người có 
đức có tài, và thực sự phải coi trọng sự sống còn của nền kinh tế nước nhà. Họ 
phải có phẩm chất về chính trị, đạo đức và năng lực 
a/ Phẩm chất về chính trị: 
- Có quan điểm lập trường chính trị vững vàng, có bản lĩnh và kiên định trong 
công việc được giao. 
- Có khả năng tự hoàn thiện, tự quản lý, tự đánh giá kết quả công việc của bản 
thân, đánh giá con người mà mình quản lý theo tiêu chuẩn chính trị. 
- Biết nhận thức chính trị của mình thành nhận thức chính trị của mọi người, tạo 
được lòng tin đối với mọi người. 
b/ Phẩm chất đạo đức 
- Sống và làm việc theo tiêu chuẩn đạo đức công dân 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 6 
- Công bằng, công tâm, khách quan, có văn hóa, tôn trọng con người 
- Là tấm gương tốt cho người dưới quyền 
c/ Yêu cầu về năng lực 
• Năng lực chuyên môn: 
- Có kiến thức chuyên môn về vấn đề được giao trách nhiệm quản lý, biết tập hợp 
và sử dụng các chuyên gia giỏi, giao đúng việc cho người dưới quyền và tạo điều 
kiện cho họ phát huy khả năng chuyên môn. 
- Hiểu được bản chất thị trường, cơ chế vận động và công cụ điều tiết thị trường. 
- Có kiến thức về khoa học quản lý hiện đại. 
- Hiểu được thực trạng của từng địa phương cũng như nền kinh tế cả nước để quản 
lý một cách có hiệu quả. 
• Năng lực tổ chức quản lý: 
Có bản lĩnh và khả năng quan sát được từ tổng thể đến chi tiết các nhiệm vụ. 
Bình tĩnh, tự chủ nhưng quyết đoán dứt khoát trong công việc, có kế hoạch làm 
việc rõ ràng và tiến hành công việc nhất quán theo kế hoạch. 
Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, biết xử lý và lường trước mọi tình 
huống. 
Biết sử dụng đúng tài năng của từng người, đánh giá đúng con người, xử lý tốt đẹp 
các mối quan hệ trong và ngoài hệ thống, quan hệ dưới quyền và trên quyền. 
Ngoài ra còn các yêu cầu khác mà trong mỗi ngành cụ thể sẽ yêu cầu như ngoại 
ngữ, tin học, 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 7 
Chương 2 
TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ 
QUẢN LÝ KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 
2.1 Thực trạng cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
2.2.1 Điểm mạnh: 
Đến nay các kiến thức, kinh nghiệm, trình độ và năng lực thực tiễn của người cán 
bộ quản lý kinh tế đã được nâng cao hơn trước rất nhiều; tỷ lệ cán bộ quản lý kinh 
tế có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học đã tăng lên rõ rệt. Ở trung ương, 
số cán bộ quản lý kinh tế có trình độ chuyên môn sơ cấp chiếm 6.08%, trung cấp 
là 10.06%, đại học là 73.39% và trên đại học là 7.79%. Còn ở các tỉnh, thành phố 
trực thuộc trung ương thì số cán bộ quản lý kinh tế có trình độ sơ cấp là 11.18%, 
trung cấp là 18.52%, đại học là 67.6% và trên đại học là 2.7%. Số cán bộ quản lý ở 
trong các bộ ngành Kinh tế tổng hợp ( Văn phòng Chính Phủ, các bộ: Tài Chính, 
Thương Mại, Công Nghiệp, Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Kế hoạch và 
đầu tư, Lao động-thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống 
kê...) có tới 55% được đào tạo quản lý kinh tế. ở các tỉnh, thành phố trực thuộc 
trung ương có 53% số cán bộ quản lý được đào tạo quản lý kinh tế. Điều đó cho ta 
thấy về số lượng tỷ lệ cán bộ quản lý được đào tạo về quản lý kinh tế trong đội 
ngũ cán bộ, công chức nói chung là khá cao, về chất lượng cũng đã phần nào đáp 
ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế hiện 
nay. Cùng với đó thì trình độ sử dụng máy vi tính và khả năng ngoại ngữ của cán 
bộ quản lý kinh tế cũng ngày được nâng cao. Tỷ lệ cán bộ biết sử dụng máy tính là 
khá cao(tỷ lệ chung ở các đơn vị này là 64%), đặc biệt 100% các cán bộ trẻ( dưới 
35 tuổi đều biết sử dụng máy tính phục vụ cho công tác của mình. Hầu hết các cán 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 8 
bộ quản lý kinh tế hiện nay đều biết ngoại ngữ, có một số cán bộ có thể làm việc 
trực tiếp với người nước ngoài mà không phải qua phiên dịch. 
Bên cạnh đó, trình độ lý luận chính trị của các cán bộ quản lý kinh tế cũng được 
nâng lên, tất cả các cán bộ quản lý kinh tế đều đã được trải qua các lớp tập huấn, 
bồi dưỡng về lý luận chính trị. 
2.2.2 Hạn chế: 
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế chưa được phủ đều trên tất cả các khối. 
Số cán bộ quản lý kinh tế có trình độ tập trung chủ yếu ở các cơ quan trung ương, 
sau đó đến tỉnh và huyện, càng xuống cấp dưới thì trình độ của các cán bộ quản lý 
kinh tế càng giảm xuống. Thậm chí ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn tình trạng cán 
bộ quản lý kinh tế bị mù chữ. Có một bộ phận không nhỏ cán bộ ở các cơ quan 
thực hiện quản lý Nhà nước về kinh tế không được đào tạo và bồi dưỡng những 
kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế hoặc nếu có được đào tạo thì chỉ trong một 
thời gian rất ngắn. Hiện tại, tỷ lệ cán bộ quản lý kinh tế được đào tạo trong thời kỳ ... n bộ nâng cao năng lực của bản thân bằng các chính sách ưu 
đãi đối với cán bộ có trình độ cao bằng các hình thức khác nhau về mức lương, 
thăng chức, tuyên dương 
Thực trạng: 
- Chưa hiểu được tầm quan trọng của cán bộ quản lý kinh tế trong nền kinh tế dẫn 
đến chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc nâng cao chất lượng cán bộ quản lý. 
- Chưa nhìn nhận được xu thế phát triển kinh tế, sự cần thiết trong việc nối tiếp, 
chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
- Còn tình trạng coi trọng người thân trong các cơ quan hơn là người tài, có đủ 
năng lực nên vẫn còn bất cập trong việc chọn lựa cán đưa đi đào tạo, nâng cao chất 
lượng. 
- Các cơ quan nhiều khi cử cán bộ đi đào tạo là chỉ lấy lệ nhằm nâng tỷ lệ cán bộ 
của mình đã qua đào tạo lên để chạy theo số lượng, chạy theo thành tích chứ 
không có sự kiểm tra, giám sát và quản lý đối với các cán bộ quản lý kinh tế được 
cử đi học nên việc đào tạo và bồi dưỡng gần như được thả nổi và không được coi 
trọng 
 Từ phía các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế: 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 12 
• Nhận diện được nhu cầu đào tạo ai, đào tạo như như thế nào của những 
tổ chức cần sử dụng cán bộ quản lý kinh tế từ đó đưa ra nội dung, 
phương pháp, hình thức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ 
quản lý của cán bộ. 
• Cung cấp môi trường học tập, nâng cao kiến thức cho cán bộ. 
Như chúng ta biết, nếu cơ sở đào tạo không đưa ra được nội dung, hình thức, 
phương pháp và tạo môi trường đào tạo tốt và phù hợp với nhu cầu thì việc đào 
tạo cũng chỉ la lãng phí tiền bạc và công sức mà thôi. Còn ngược lại, chúng ta sẽ 
có những cán bộ giỏi, đáp ứng được nhu cầu nền kinh tế trong hiện tại và trong 
tương lai. 
Thực trạng: 
- Chưa có sự phối hợp giữa cơ sở sử dụng và cơ sở đào tạo cán bộ 
- Thiếu tính hệ thống trong việc đào tạo về kiến thức cần nâng cao, cũng như thiếu 
đồng bộ cơ sở hạ tầng. 
- Còn sự bất cập trong chất lượng giảng dạy của người huấn luyện và chịu trách 
nhiệm đào tạo. 
- Chưa gắn được lý thuyết vào thực tiễn để vận dụng vào nền kinh tế Việt Nam. 
 Từ phía nhà nước: 
Phân tích nhu cầu đào tạo và nâng cao một cách tổng thể để đưa ra một hệ thống 
đào tạo toàn diện, phù hợp với tổng thể nền kinh tế đang trong thời kì phát triển. 
Sự đầu tư và quan tâm đúng mức của Nhà nước sẽ đảm bảo cho các cơ quan sử 
dụng cũng như cơ quan đào tạo cán bộ quản lý kinh tế có thể tạo điều kiện thuận 
lợi để nâng cao chất lượng đào tạo. 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 13 
Đưa ra các chính sách, cơ chế tiêu chuẩn đánh giá cán bộ. Nếu làm tốt khâu này, 
thiết nghĩ, việc đào tạo và chắt lọc những cán bộ giỏi phục vụ cho nền kinh tế là 
không khó. 
Thực trạng: 
- Công việc giám sát, đánh giá công tác đào tạo chưa được khắt khe. 
- Trong việc định hướng, xác định mục tiêu tổng thể, xây dựng quy hoạch đào tạo 
và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế của Nhà nước vẫn chưa thực sự khoa học và 
hợp lý. Trong đó chưa đảm bảo được tính kế thừa và liên tục; chưa có sự hợp lý về 
cơ cấu giới tính, độ tuổi... giữa các thế hệ cán bộ quản lý kinh tế trong bộ máy Nhà 
nước. Việc phát triển đồng bộ và toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế trên tất 
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên tất cả các vùng miền của đất nước chưa 
thực sự được quan tâm đúng mức trong quy hoạch nói trên. Nhà nước còn thiếu sự 
chú ý tới việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa, 
các vùng, lĩnh vực kinh tế đặc biệt khó khăn của đất nước. 
- Mức đầu tư của Nhà nước cho việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế 
tuy đã được nâng cao hơn trước nhưng so với các nước khác trên thế giới là vẫn 
còn ở mức thấp. Với mức đầu tư thấp như vậy thì các cơ sở chỉ đủ chi cho việc trả 
lương cho đội ngũ giảng viên, chuyên gia, đội ngũ nhân viên phục vụ trong 
trường; chi cho một số hoạt động hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập trong 
trường và cho việc sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên một số trang thiết bị 
giảng dạy chưa không có điều kiện để hiện đại hoá và mở rộng quy mô nhằm nâng 
cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng. 
- Các cơ chế, chính sách và hệ thống pháp lụât của nhà nước quy định về việc đào 
tạo và bồi dưỡng cán bộ tuy đã được bổ sung hoàn thiên rất nhiều nhưng vẫn còn 
nhiều thiếu sót và chưa chặt chẽ. 
Î Với thực trạng chất lượng cán bộ quản lý kinh tế và yêu cầu của nền kinh tế 
Việt Nam thời kì hội nhập, việc đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ quản lý 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 14 
kinh tế là điều cần thiết và cần được thực hiện ngay vì yêu cầu của thời kì hội nhập 
kinh tế ngày càng cao còn trình độ chuyên môn về quản lý kinh tế còn chưa phù 
hợp với sự thay đổi này. Hiện nay, nguồn nhân lực có thể nói là giữ vai trò hết sức 
quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, đầu tư cho nhân lực là đầu cho 
cho một tương lai bền vững. 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 15 
Chương 3 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 
3.1 Các nhân tố cần được quan tâm trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng 
Việc nâng cao chất lượng đào tạo là điều cần thiết, và việc nâng cao phải dựa vào 
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo: từ phía cơ quan sử dụng cán bộ 
quản lý kinh tế, cơ quan đào tạo và nhà nước. 
Một điều quan trọng là phải xác định được mục tiêu đào tạo, đưa ra được chính 
sách, phương pháp. Điều này nhất thiết cần sự phối hợp chặt chẽ từ cả 3 nhân tố kể 
trên. 
Chúng ta có thể xem xét mô hình sự tác động của 3 nhân tố để đưa ra định hướng 
tốt nhất cho sự đào tạo và nâng cao. 
Cơ quan sử 
dụng cán 
bộ quản lý 
kinh tế 
Nhà nước 
Cơ quan 
đào tạo 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 16 
Cơ quan sử dụng cán bộ quản lý kinh tế đưa ra những điểm cần đào tạo thêm của 
cán bộ quản lý cho Nhà nước và Cơ quan đào tạo. 
Chúng ta cần chú ý, vấn đề đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý 
kinh tế thường do Nhà nước bỏ tiền ra, các doanh nghiệp tư nhân coi đây là một 
đầu tư mạo hiểm nên họ không tham gia. Vì vậy, Nhà nước đóng vai trò quan 
trọng trọng vấn đề này. 
Nhà nước tổng hợp những yêu cầu đối với cán bộ quản lý kinh tế từ phía Các cơ 
quan sử dụng cán bộ cũng như nhu cầu thực tế của nền kinh tế hiện nay. Sau đó 
triển khai thành hệ thống đào tạo xuống các cơ quan đào tạo cán bộ và đặt ra các 
yêu cầu đối với cán bộ quản lý kinh tế. Cơ quan đào tạo cán bộ phải xem xét kỹ 
càng việc đào tạo như thế nào sao cho phù hợp với yêu cầu do nền kinh tế đặt ra 
sao cho không tốn kém khi đầu tư sai người, sai việc. Chính vì cần sự kết hợp hài 
hòa giữa cả 3 nhân tố, thế nên chương trình đào tạo phải phù hợp và đồng nhất với 
nhau. 
3.2 Phương pháp đào tạo 
Chúng ta có thể xem xét một số phương pháp đào tạo nhưng quan trọng là cần 
phải gắn với thực tế. 
- Nghiên cứu tình huống: 
Phương pháp này thường áp dụng để đào tạo và nâng cao năng lực quản trị. Học 
viên phải nhận các tình huống về vấn đề kinh tế hiện nay rồi đứng trên cương vị 
nhà lãnh đạo, đưa ra cách giải quyết đối với các doanh nghiệp như thế nào, đối với 
nền kinh tế cả nước ra sao. 
Yêu cầu của các tình huống: 
+ Mang tính thực tiễn 
+ Học viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thảo luận 
- Phương pháp hội thảo 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 17 
Các cuộc hội thảo thường được tổ chức nhằm nâng cao khả năng thủ lĩnh, khả 
năng giao tiếp, khả năng xếp đặt mục tiêu, khả năng kích thích, khả năng ra quyết 
định,... 
Các đề tài cần phải liên quan đến vấn đề kinh tế thời sự, các vấn đề quản trị doanh 
nghiệp, quản lý nền kinh tế. 
- Phương pháp nhập vai 
Nếu trong tình huống đó, học viên cần phải làm gì? Giải quyết vấn đề đó ra sao? 
Ngoài ra, chúng ta cần tìm hiểu thêm nhiều phương pháp khác phù hợp với từng 
đối tượng và đặc biệt phù hợp với mục tiêu đào tạo mà đã xác định ban đầu. 
3.3 Đánh giá chất lượng đào tạo và nâng cao trình độ 
Việc đào tạo cần phải được đánh giá chất lượng một cách chính xác, xác định 
được ưu điểm và nhược điểm của công tác đào tạo. Lọc ra được những cán bộ đạt 
tiêu chuẩn đào tạo và nâng cao. 
Hiệu quả của chương trình đào tạo thường được đánh giá qua 2 giai đoạn: 
Giai đoạn 1: Cán bộ đã tiếp thu được gì sau khóa đào tạo? 
Giai đoạn 2: Cán bộ áp dụng những kiến thức đã được nâng cao vào việc quản lý 
kinh tế như thế nào? Hiệu quả ra sao? 
Chúng ta có thể sử dụng 1 số phương pháp để đánh giá chất lượng đào tạo cho cán 
bộ quản lý như sau: 
- Phân tích thực nghiệm: 
Chọn hai nhóm, một nhóm không được đi đào tạo nâng cao, một nhóm được đi 
đào tạo nâng cao. 
Chúng ta sẽ so sánh chất lượng làm việc và quản lý của cán bộ quản lý kinh tế như 
thế nào giữa 2 nhóm đối tượng lựa chọn trên rồi đưa ra kết luận. 
- Đánh giá những thay đổi của cán bộ: 
Phản ứng của cán bộ được đào tạo với chương trình (dùng bảng khảo sát cán bộ) 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 18 
Kiểm tra chất lượng tiếp thu kiến thức như thế nào 
-Hành vi thay đổi: hành vi của cán bộ có thay đổi gì do kết quả tham dự khóa đào 
tạo nâng cao chất lượng đó không? ở đây chúng ta sử dụng các tiêu chí về yêu cầu 
của cán bộ quản lý kinh tế như đã nêu trên. 
Mục tiêu: chất lượng công việc tại nơi làm việc của cán bộ đã được đào tạo có 
được tăng lên không. 
- Đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo 
Đào tạo cũng là một hình thức đầu tư. Do đó, khi thực hiện các chương trình đào 
tạo người ta phải tính toán chi phí bỏ ra và lợi ích thu được sau khi học viên được 
hoàn thành khóa đào tạo. 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 19 
Phần 3 Kết luận 
Cán bộ quản lý kinh tế giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, nâng 
cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý kinh tế là việc cần được chú trọng. Đây là 
vấn đề mà cần được sự chú ý của các Cơ quan chính quyền nhà nước để tìm ra 
những phương pháp đào tạo nâng cao có hiệu quả. Việc đào tạo nâng cao chất 
lượng cán bộ quản lý kinh tế có hiệu quả, tương lai nền kinh tế nước nhà sẽ phát 
triển một cách vững mạnh hơn. 
Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân   Page 20 
Tài liệu tham khảo 
PGS. TS. Nguyễn Văn Luân, bài giảng Kinh tế vĩ mô 2 
TS. Nguyễn Văn Sáu, Giáo trình quản lý kinh tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 
Hà Nội-2003 
Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Giáo Dục 
Phan Đình Quyền & Cung Thị Tuyết Mai, Phát huy tiềm lực của đội ngũ viên 
chức quản lý kinh tế vĩ mô ở nước ta. 
Cong-san-Viet-Nam/20111/164964.vov 
boi-duong-can-bo-quan-ly-kinh-te-o-nuoc-ta-hien-n.185658.html 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_nang_cao_chat_luong_can_bo_quan_ly_kinh_te.pdf