Tiểu luận Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000-2011

1.1 Đất NN

1.1.1 Khái quát về lịch sử đất NN ở VN

Các quá trình chính trong đất của VN bao gồm: quá trình phong hoá, trong đó phonghoá

hoá học và sinh học xảy ra mạnh hơn so với phong hoá lý học; quá trình mùn hoá; quá

trình bồi tụ hình thành đất đồng bằng và đất bằng ở miền núi; quá trình glây hoá; quá

trình mặn hoá; quá trình phèn hoá; quá trình feralít hoá; quá trình alít; quá trình tích tụ

sialít; quá trình thục hoá và thoái hoá đất. Tuỳ theo điều kiện địa hình, điều kiện môi

trường và phương thức sử dụng mà quá trình này hay khác chiếm ưu thế, quyết định đến

hình thành nhóm, loại đất với các tính chất đặc trưng.

VN có diện tích tự nhiên khoảng 33 triệu ha, trong đó, diện tích sông suối và núi đá

khoảng 1.370.100ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng

31,2 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), xếp hàng thứ 58 trong tổng số

200 nước trên thế giới, nhưng vì dân số đông (khoảng 90 triệu người) nên diện tích đất

bình quân đầu người thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159 và bằng 1/6 bình quân của thế giới.

Tiềm năng đất có khả năng canh tác NN của cả nước khỏang từ 10-11 triệu ha trong đó

mới chỉ sử dụng được 6, 9 triệu ha đất NN (chiếm 21 % diện tích đất tự nhiên) gồm 5, 6

triệu ha là đất trồng cây hàng năm và 1, 3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm

khác và phân bố không đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau. Diện tích đất canh tác

vốn đã thấp nhưng lại giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp

hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng.

Nhìn chung, đất của VN đa dạng về loại, phong phú về khả năng sử dụng. Căn cứvào

nguồn gốc hình thành có thể phân thành hai nhóm lớn: Nhóm đất được hình thành dobồi

tụ (đất thuỷ thành) có diện tích khoảng 8 triệu ha, chiếm 28,27% tổng diện tích đất

tựnhiên, trong đó đất đồng bằng 7 triệu ha.Nhóm đất được hình thành tại chỗ (đất địa

thành) có khoảng 25 triệu ha.

pdf 21 trang chauphong 20/08/2022 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000-2011", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000-2011

Tiểu luận Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000-2011
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011  Page 1 
TIỂU LUẬN 
VẤN ĐỂ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG 
NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 
2000-2011 
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011  Page 2 
Chương I: Khái quát về đất NN 
1.1 Đất NN 
1.1.1 Khái quát về lịch sử đất NN ở VN 
Các quá trình chính trong đất của VN bao gồm: quá trình phong hoá, trong đó phonghoá 
hoá học và sinh học xảy ra mạnh hơn so với phong hoá lý học; quá trình mùn hoá; quá 
trình bồi tụ hình thành đất đồng bằng và đất bằng ở miền núi; quá trình glây hoá; quá 
trình mặn hoá; quá trình phèn hoá; quá trình feralít hoá; quá trình alít; quá trình tích tụ 
sialít; quá trình thục hoá và thoái hoá đất. Tuỳ theo điều kiện địa hình, điều kiện môi 
trường và phương thức sử dụng mà quá trình này hay khác chiếm ưu thế, quyết định đến 
hình thành nhóm, loại đất với các tính chất đặc trưng. 
VN có diện tích tự nhiên khoảng 33 triệu ha, trong đó, diện tích sông suối và núi đá 
khoảng 1.370.100ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 
31,2 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), xếp hàng thứ 58 trong tổng số 
200 nước trên thế giới, nhưng vì dân số đông (khoảng 90 triệu người) nên diện tích đất 
bình quân đầu người thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159 và bằng 1/6 bình quân của thế giới. 
Tiềm năng đất có khả năng canh tác NN của cả nước khỏang từ 10-11 triệu ha trong đó 
mới chỉ sử dụng được 6, 9 triệu ha đất NN (chiếm 21 % diện tích đất tự nhiên) gồm 5, 6 
triệu ha là đất trồng cây hàng năm và 1, 3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm 
khác và phân bố không đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau. Diện tích đất canh tác 
vốn đã thấp nhưng lại giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp 
hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng. 
Nhìn chung, đất của VN đa dạng về loại, phong phú về khả năng sử dụng. Căn cứvào 
nguồn gốc hình thành có thể phân thành hai nhóm lớn: Nhóm đất được hình thành dobồi 
tụ (đất thuỷ thành) có diện tích khoảng 8 triệu ha, chiếm 28,27% tổng diện tích đất 
tựnhiên, trong đó đất đồng bằng 7 triệu ha.Nhóm đất được hình thành tại chỗ (đất địa 
thành) có khoảng 25 triệu ha. 
1.1.2 Khái niệm đất NN. 
Đất NN là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về NN, lâm 
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất 
sản xuất NN, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất NN khác 
1.1.3 Đặc điểm chung của đất NN 
Thứ 1:Đất NN là một tư liệu sản xuất đặc biệt 
Đất NN mang cả tính chất của đối tượng lao động và tư liệu lao động nên là một loại tư 
liệu sản xuất đặc biệt của NN. Trong NN, nếu sử dụng hợp lý đất đai thì sức sản xuất của 
nó không ngừng được nâng lên, khác vớicác tư liệu sản xuất khác khi sử dụng, theo thời 
gian sẽ bị hao mòn và hỏng đi. Sức sản xuất của đất đai tăng lên gắn liền với sự phát triển 
của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc thực hiện phương thức 
thâm canh và chế độ canh tác hợp lý. 
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011  Page 3 
Đặc điểm này có được là do đất đai có nhiều độ phì. Độ phì của đất là khả năng đất cung 
cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác (nhiệt độ, không khí) 
để thực vật sinh trưởng và phát triển. 
¾ Độ phì tự nhiên: Kết quả có được hình thành bởi quá trình tự nhiên do tác động 
bởi các yếu tố lý, hóa, sinh của đất và môi trường xung quanh. 
¾ Độ phì nhiêu nhân tạo: Kết quả có được là do tác động có ý thức của con người, 
bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý. 
¾ Độ phì nhiêu tiềm tàng: Tổng hợp của độ phì tự nhiên và độ phì nhân tạo có trong 
đất ở một thời điểm nào đó. 
¾ Độ phì nhiêu kinh tế: Là độ phì mà con người đã khai thác sử dụng cho mục đích 
kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyển hóa của cây trồng sau một quá trình sản 
xuất. Biểu hiện qua số sản phẩm thu hoạch được trên một đơn vị diện tích. 
Sức sản xuất của đất đai biểu hiện tập trung ở độ phì nhiêu của đất đai. Vì vậy cần phải 
thực hiện các biện pháp hữu hiệu để nâng cao độ phì nhiêu của đất đai, cho phép năng 
suất đất đai tăng lên. 
Thứ 2: Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ học, vật lý, hóa học và sinh học trong đất 
cũng không đồng nhất. 
Đất đai được phân bổ trên một diện rộng và cố định ở từng nơi nhất định. Do vị trí cố 
định và gắn liền với các điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế nên tính chất và độ 
màu mỡ của đất ở mỗi vùng khác nhau là khác nhau. Đây cũng là một trong những yếu tố 
qui định tính khu vực của sản xuất NN. Vì vậy việc sử dụng đất đai vào các quá trình sản 
xuất của mỗi ngành kinh tế cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng tính chất của đất cho phù hợp. 
Trong sản xuất NN, việc sử dụng đất đai phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế 
và chất lượng ruộng đất của từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
Thứ 3:Đất đai có giới hạn cả về số lượng tuyệt đối lẫn tương đối. 
Sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích bề mặt của trái đất cũng như diện tích đất đai của 
mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới hạn. “ Chúng ta không thể thêm gì vào không gian vốn 
có của đất đai”. Sự giới hạn đó còn thể hiện ở chổ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành 
kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng. Đặc điểm này 
đặt ra yêu cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ, quản lý về số lượng, chất lượng đất, cơ cấu 
đất đai theo mục đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng đất đai theo các thành phần kinh 
tế,...và xu hướng biến động của chúng để có kế hoạch phân bố và sử dụng đất đai có cơ 
sở khoa học. Đối với nước ta diện tích bình quân đầu người vào loại thấp so với các 
quốc gia trên thế giới. Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững 
lại càng đặc biệt quan trọng. 
1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng: 
- Khí hậu và nguồn nước: Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để sử dụng đất NN, ảnh 
hưởng lớn đền năng suất cây trồng, vật nuôi.Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh 
mẽ tới việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ. Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm 
hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi, các sâu bệnh có hại 
cho cây trồng. 
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011  Page 4 
- Môi trường xung quanh: Khu vực lân cận nơi có đất sản xuất, dân cư và nguồn lao động 
ảnh hưởng ở tới đất đai bởi dân cư vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu 
thụ các nông sản. 
1.1.4 Vai trò của đất NN 
Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành 
NN. Đặc điểm đất đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân phối cuả ngành NN. 
Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư 
trú, làm tư liệu sản xuất ngày càng tăng và NN phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ 
đạo. 
9 Đất NN là một điều kiện tối cần thiết cho hoạt động kinh tế nông thôn 
Đất đai là tặng vật của tự nhiên cho con người. Nhờ có đất mà nông dân đã sản xuất 
ra lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của họ, gia đình và của cải xã hội. Trong 
điều kiện kinh tế NN, đất đai đã trở thành tư liệu sản xuất quan trọng nhất và là điều 
kiện sống còn đối với hoạt động sản xuất NN của người nông dân. Người nông dân 
không thể tiến hành sản xuất NN nếu như không có đất. Đất NN là điều kiện tối cần 
thiết để người nông dân đem kết hợp nó với sức lao động sẵn có của mình để tạo ra 
sản phẩm nông sản. Vì vậy, đất NN là một tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với 
bất kỳ người nông dân nào. 
9 Đất NN là một nguồn lực đầu vào đặc biệt quan trọng của sản xuất NN 
Khi nói đến vai trò của đất đai, C.Mác viết: "đất là không gian, yếu tố cần thiết của tất 
thảy mọi sự sản xuất và mọi hoạt động của loài người". Cũng như đối với sản xuất nói 
chung, sản xuất NN tất yếu cần đến sự tham gia của đất đai. 
Do đó, để có được nông sản, cần phải kết hợp hai yếu tố sức lao động với tư liệu sản 
xuất, trong đó quan trọng nhất và cũng là nhân tố không thể thiếu được của tư liệu sản 
xuất là đất NN. Đất NN không chỉ thuần tuý là tư liệu sản xuất, mà là một loại tư liệu sản 
xuất đặc biệt. Nó là một trong những nhân tố quyết định đến giá trị của nông phẩm hàng 
hoá sản xuất ra. 
Hơn nữa, sản xuất NN có tính đặc thù cao so với các ngành sản xuất khác. Đó là ngành 
sản xuất dựa trên mối quan hệ của các cơ thể sinh vật sống với môi trường, tuân theo các 
quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện ngoại cảnh. 
Như vậy, đất NN là một trong những nguồn lực đầu vào quan trọng không thể thiếu được 
của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực NN. 
9 Đất NN là một nhân tố tự nhiên đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng cơ cấu 
kinh tế NN. 
Việc phát hiện ra đặc tính của từng loại đất có ý nghĩa quan trọng trong phân bổ đất đai 
giữa các ngành NN, qua đó xây dựng cơ cấu NN hợp lý. 
Các loại đất khác nhau có độ phì khác nhau, thành phần trong đất cũng khác nhau cho 
nên, từng loại đất chỉ phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi nhất định. Chỉ trong 
điều kiện được canh tác trên loại đất phù hợp với đặc tính sinh lý, sinh hoá của cây 
trồng, vật nuôi thì chúng mới có thể cho thu hoạch sản phẩm năng suất cao, chất 
lượng tốt.Do vậy, việc phát hiện ra đặc tính của các loại đất khác nhau có một ý nghĩa 
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011  Page 5 
vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn và phân bổ đất đai trong quá trình canh tác. Từ 
đó, mới có thể xây dựng một cơ cấu kinh tế NN hợp lý, tận dụng có hiệu quả các tiềm 
năng sẵn có của đất đai nhằm phát triển một nền NN hàng hoá có sức cạnh tranh trên 
thị trường thế giới. 
1.2 Quỹ đất NNVN 
Đối với một nước mà dân số chủ yếu sống bằng nghề nông thì thông tin về quy mô đất 
NN của từng khu vực giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong lập kế hoạch.Vùng ĐBSH và 
ĐBSCLcó tỷ lệ đất NN caoso với hai vùng đồng bằng này thì các vùng ven biển có ít đất 
NN hơn nhưng thấp nhất là các xã miền núi của vùng Đông Bắc, Tây Bắc, và Tây 
Nguyên. Vùng này đất lâm nghiệp và đồi núi chiếm phần lớn diện tích. 
1.2.1 Đất dành cho trồng trọt( đất canh tác) 
Bảng 1.1:Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây(nghìn ha): 
 Trong đó 
 Cây hàng năm Cây lâu năm 
 Trong đó Trong đó 
Năm 
Tổng số 
Tổng số 
Cây 
lương 
thực có 
hạt 
Cây CN 
hàng năm 
Tổng số Cây CN 
lâu năm 
Cây ăn 
quả 
2000 12644,3 10540,3 8399,1 778,1 2104,0 1451,3 565,0 
2001 12507,0 10352,2 8224,7 786,0 2154,8 1475,8 609,6 
2002 12831,4 10595,9 8322,5 845,8 2235,5 1491,5 677,5 
2003 12983,3 10680,1 8366,7 835,0 2303,2 1510,8 724,5 
2004 13184,5 10817,8 8437,8 857,1 2366,7 1554,3 746,8 
2005 13287,0 10818,8 8383,4 861,5 2468,2 1633,6 767,4 
2006 13409,8 10868,2 8359,7 841,7 2541,6 1708,6 771,4 
2007 13555,6 10894,9 8304,7 846,0 2660,7 1821,7 778,5 
2008 13872,9 11156,7 8542,2 806,1 2716,2 1885,8 775,5 
2009 13807,6 11047,1 8527,4 753,6 2760,5 1936,0 774,0 
Sơ bộ 2010 139 ...  nói 
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011  Page 18 
Do sự thiếu minh bạch trong đền bù, bồi thường thu hồi đất và giao đất, những rào cản và 
những điều khoản mập mờ trong việc tiếp cận với quyền sử dụng đất của các doanh 
nghiệp và cá nhân ,Nhà nước đã tạo cơ hội cho những ai nắm quyền chi phối đất đai 
tham nhũng ,giao đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng với qui hoạch 
phát triển (chương trình phát triển rừng, xây dựng nhà phát triển khu dân cư nông thôn, 
dự án nhà ở tái định cư cho người bị thu hồi đất) 
2.3.Phân tích các biện pháp của chính phủ trong giai đoạn này: 
 - Chế độ sở hữu đất NN 
 Chế độ sở hữu đất NN ở VN được phân chia thành hai quyền: quyền sở hữu và quyền sử 
dụng. Hai quyền ấy được phân cho hai chủ thể khác nhau là Nhà nước (đại diện cho chủ sở 
hữu toàn dân) và người sử dụng, chủ yếu là nông dân. 
 - Chính sách giá đất NN 
 Chính sách giá đất NN được quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 1993, năm 2003 và mới 
nhất là Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 của Chính phủ. Theo đó, có hai 
phương pháp xác định giá đất: Theo giá thị trường và theo thu nhập từ đất. Quyền xác định giá 
đất được phân cấp rộng rãi cho chính quyền cấp tỉnh. Chế độ điều chỉnh giá cũng linh hoạt hơn 
trước và bám sát giá thị trường. 
 Với việc chính thức công nhận giá đất thị trường và điều chỉnh giá nhà nước theo giá thị 
trường, Nhà nước VN đã gián tiếp thừa nhận quyền sử dụng đất có giá cả, tồn tại thị trường 
quyền sử dụng đất và là một trong những cơ sở để Nhà nước xác định giá giao dịch đất giữa 
Nhà nước và người dân. 
 - Chính sách khuyến khích tích tụ và tập trung đất 
Để khuyến khích nông dân tập trung đất NN phục vụ sản xuất quy mô lớn, Nhà nước sau đó có 
chính sách khuyến khích nông dân dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng đất cho 
nhau. 
 - Chính sách thu hồi và đền bù đất NN 
 Từ thập niên 90 của thế kỷ thứ XX đến nay, Nhà nước tiến hành thu hồi nhiều diện tích đất 
NN để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị tập trung. Chính vì thế, chính sách thu hồi, đền 
bù đất NN tác động lớn đến nông dân 
 - Chính sách thuế đất NN 
 Nhà nước thu từ nông dân sử dụng đất NN các khoản: tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và một 
số lệ phí quản lý đất đai. Nhìn chung, tổng thuế sử dụng đất NN không lớn. Từ năm 2003 đến 
năm 2010, Chính phủ đã quyết định miễn thuế sử dụng đất NN trong hạn điền cho tất cả hộ 
nông dân và miễn hoàn toàn thuế sử dụng đất cho hộ nông dân nghèo, giảm 50% cho diện tích 
vượt hạn điền. 
 2.3.1.Thành tựu đạt được 
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011  Page 19 
 Đảng và Nhà nước VN đã đề ra nhiều chủ trương chính sách và liên tục đổi mới, làm 
cho hiệu quả sử dụng đất đai ngày càng tăng: 
- Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về đất đai từng bước được hoàn thiện, tăng cường 
phân cấp cho địa phương, 
 -Chính sách đất đai đã tạo điều kiện cho nông dân chủ động lao động, sản xuất, kinh doanh 
nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập. 
 -Chính sách đất NN tạo điều kiện để nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu 
quả sử dụng đất. Trong cả nước, số hộ độc canh lúa giảm đi. Đã xuất hiện nhiều trang trại 
chuyên canh nông sản hàng hóa. 
-Chính sách đất NN hỗ trợ nông dân tiếp cận tín dụng ngân hàng đã hỗ trợ họ không chỉ 
trong thực hành giao dịch quyền sử dụng đất an toàn, nhất là cho thuê, góp vốn sản xuất, mà 
còn giúp họ thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng. 
-Chính sách đất NN đã bước đầu khuyến khích nông dân tích tụ, tập trung đất để kinh doanh 
hiệu quả hơn, nông dân có thể chuyển đổi, chuyển nhượng đất cho nhau hoặc thuê mướn để 
có diện tích đất NN liền khoảnh, quy mô lớn thích hợp với cơ giới hóa, từ đó thuận lợi cho 
việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật và thâm canh. 
-Chính sách đất NN kích hoạt thị trường bất động sản ở nông thôn, tạo điều kiện phân bổ 
đất NN hiệu quả, hình thành nhiều ngành nghề mới ở nông thôn. 
- Giá trị sản xuất NN tăng, giá nông sản thấp, phần thu nhập dành cho mua thực phẩm giảm, 
lương thực tế của công nhân và người đi làm tăng, giúp cải thiện đời sống, tăng đầu tư vào 
những lĩnh vực khác 
- Công nghiệp phát triển được như hiện nay là một phần nhờ chính sách điều tiết của chính 
phủ từ NN sang công nghiệp, giúp tạo nguồn lực ban đầu cho công nghiệp. 
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu 
kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
2.3.2 Những hạn chế 
 - Mặc dù quá trình giao đất nông, lâm trường cho hộ nông, lâm trường viên có tạo được 
động lực sử dụng đất hiệu quả hơn, sản xuất phát triển hơn, nhưng gây khó khăn cho việc quản 
lý đất công thuộc quyền sử dụng của nông, lâm trường, trong một số trường hợp còn gây ra sự 
bất bình đẳng về quy mô đất được giao giữa gia đình nông, lâm trường viên và gia đình nông 
dân canh tác ở cùng một khu vực. Một số hộ nông dân thậm chí lấn chiếm đất nông, lâm 
trường để sử dụng một cách bất hợp pháp. 
 - Quy hoạch đất đai còn thiếu, chưa đồng bộ. Quy hoạch đất đai chưa được đặt trong mối 
quan hệ chặt chẽ, khoa học với các loại quy hoạch phát triển khác có liên quan. 
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011  Page 20 
- Cơ chế thuê đất để thực hiện dự án đầu tư giữa tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân với tổ 
chức, cá nhân nước ngoài vẫn còn tạo ra sự bất bình đẳng không chỉ về kinh tế mà cả trong 
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quản lý và sử dụng đất đai chưa tương xứng. Các 
vi phạm, tranh chấp về đất đai tuy có giảm nhưng lại diễn biến phức tạp. 
- Sử dụng đất còn nhiều lãng phí. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Đất NN mới quan tâm 
về mặt số lượng, chưa chú trọng đúng mức đến việc giữ gìn, nâng cao độ phì nhiêu của đất đai; 
-Đất đai bị phân chia quá nhỏ lẻ, phân tán, manh mún gây cản trở khó khăn cho các hộ kinh 
doanh NN. Bình quân đất canh tác/người thấp. 
- Hạn điền làm hạn chế sản xuất của nông dân và mô hình phát triển trang trại. Quy định mức 
hạn điền còn cứng nhắc, rất thấp không phù hợp với yêu cầu để phát triển nền NN hàng hóa 
lớn. 
- Cách phân loại đất hiện nay gây ra những bất cập cho Nhà nước khi thực hiện đăng ký, thống 
kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vừa khó khăn trong quản lý, vừa làm cho người sử 
dụng đất không xác định được quyền và nghĩa vụ của mình trong sử dụng đất. 
-Nông dân chưa được lợi nhiều từ quyền sử dụng đất NN.Do nông dân không được tự ý 
chuyển đất NN sang các loại đất khác, đồng thời do đất NN sinh lợi thấp nên giá quyền sử 
dụng đất NN thấp hơn giá quyền sử dụng các loại đất khác rất nhiều. 
-Chính sách đất NN chưa khuyến khích nông dân bảo vệ đất và đầu tư dài hạn vào đất.Nhà 
nước không giao quyền sử dụng đất dài hạn, ổn định cho hộ gia đình nông dân, nên không 
khuyến khích họ đầu tư lâu dài nhằm bảo tồn đất NN. Cộng với xu hướng chạy theo sản lượng, 
đã xuất hiện tình trạng nông dân lạm dụng hóa chất để thâm canh, không chú trọng đầu tư cải 
tạo đất lâu dài, làm thoái hóa đất NN, thậm chí gây ô nhiễm đất. 
-Tác động hỗ trợ nông dân tích tụ, tập trung đất chưa đạt yêu cầu.Chính sách giao đất bình 
quân khiến đất NN trở nên manh mún. 
-Chính sách thu hồi đất và giá đất NN khiến nông dân thiệt thòi.Thiệt thòi thứ nhất là Nhà 
nước không đủ quỹ đất NN để đền bù cho nông dân nên họ trở nên không còn phương tiện để 
sinh sống. Thiệt thòi thứ hai là các vùng đất dành để đền bù cho nông dân thường không thuận 
lợi bằng đất bị thu hồi, nên đời sống của họ trở nên khó khăn hơn. Thiệt thòi thứ ba là nông 
dân không được quyền thỏa thuận khi đền bù. Những chính sách như đào tạo nghề cho nông 
dân thuộc diện thu hồi đất, khuyến khích người nhận quyền sử dụng đất thu hồi từ nông dân 
chia sẻ lợi ích với nông dân, chính sách tái định cư... thường đem lại hiệu quả thấp. 
-Chưa tạo điều kiện khuyến khích nông dân tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại. 
- Hạn mức sử dụng đất NN giao cho nông dân quá thấp khiến hầu hết các hộ NN đều canh tác 
bằng lao động thủ công của gia đình, không có nhu cầu mua máy móc và hợp tác với nhau 
trong hoạt động sản xuất NN, trong giao dịch tư liệu sản xuất và tiêu thụ nông sản, trong áp 
dụng đồng bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất NN. 
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011  Page 21 
Chương 3: Một số kết luận và giải pháp 
 3.1. Kết luận 
Thông qua quá trình nghiên cứu, chúng em đã có thêm kiến thức đất NN, quá trình hình 
thành và sự phân bố của đất trong sản xuất NN, việc sử dụng không hiệu quả và chưa khai 
thác hết tiềm năng của đất . Qua sự so sánh Luật đất đai trước và sau 2003 cho ta thấy Luật 
đất đai của VN còn nhiều bất cập và hạn chế. Mong Luật đất đai sửa đổi và bổ sung sắp tới 
sẽ khắc phục những hạn chế đó. 
 3.2. Giải pháp 
 -Các quyền sử dụng đất cũng nên được áp dụng trong một thời gian dài hơn và có thể thực 
hiện với ít hơn các luật lệ và ràng buộc. 
 -Việc giao đất với thời hạn dài hơn chắc chắn sẽ đem lại một số lợi ích, đặc biệt là sử dụng và 
đầu tư hiệu quả hơn 
 -Đổi mới chính sách đất NN theo hướng tăng quy mô đất canh tác của hộ gia đình và hạn 
điền:Chính sách đất NN cần đáp ứng các yêu cầu của NN hiện đại và cải thiện điều kiện sản 
xuất cho nông dân. Mở rộng quy mô hạn điền tương đương với các trang trại hoạt động hiệu 
quả của các nước trong khu vực.Không nên giới hạn thời gian sử dụng đất, chỉ nên quản lý 
bằng quy hoạch không gian tổng thể và trách nhiệm giao đất của nông dân khi nhu cầu quốc 
gia đòi hỏi. 
-Đổi mới chính sách đất NN theo hướng tăng vị thế của nông dân trong giao dịch đất: chính 
sách giá quyền sử dụng đất NN khi Nhà nước thu hồi theo hướng coi trọng hơn lợi ích của 
người dân thuộc diện thu hồi đất, tạo điều kiện để nông dân tham gia thỏa thuận giá đất đền 
bù, phân bổ lợi ích hợp lý giữa đơn vị nhận đất và nông dân thuộc diện thu hồi đất. Việc sửa 
đổi Luật Đất đai nên xác định cơ chế pháp lý cho phép nông dân có vị thế bình đẳng, có lợi 
trong giao dịch đất với các chủ thể kinh tế khác, nhất là quyền chấp thuận hay không chấp 
thuận việc thu hồi đất NN chuyển sang kinh doanh phi NN. 
Về lâu dài, cần có chính sách bảo vệ quỹ đất NN, hạn chế chuyển đất NN sang xây dựng đô 
thị, nhà ở, công sở. Hạn chế xây dựng các khu công nghiệp xen kẽ với các diện tích canh tác 
NN để giảm thiểu tác động ô nhiễm không mong muốn, cũng như không được phá vỡ hệ thống 
thủy lợi đã xây dựng. Để tránh được tình trạng cấp phép tràn lan, sử dụng đất kém hiệu quả, 
cần có chế tài đủ mạnh để thúc đẩy các dự án nhanh đưa vào sử dụng, khắc phục tình trạng dự 
án bỏ hoang gây lãng phí như hiện nay. 
-Cải cách thủ tục hành chính quản lý đất nhằm kích hoạt thị trường đất NN:Công khai hóa và 
tinh giản thủ tục quản lý đất để quyền sử dụng đất NN trở thành hàng hóa và có thể lưu thông 
dễ dàng, nhất là ổn định và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_van_de_su_dung_dat_nong_nghiep_o_viet_nam_giai_doa.pdf