Tiểu luận Tập đoàn kinh tế trong trường hợp Việt Nam - Hàn Quốc

Với lịch sử hình thành trên 300 năm trên thị trường hiện đại, mô hình TĐKT ( TĐKT)

đã và đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước

phát triển. Sự hùng mạnh về tài chính, lớn rộng về quy mô, đa dạng trong các lĩnh vực

của các TĐKT đã thể hiện vai trò quan trọng và cần thiết của chúng trong sự phát triển

của nền kinh tế.

Để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, việc hội nhập vào kinh tế toàn cầu

đòi hỏi chúng ta không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng cao, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại,

mà còn phải phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của các ngành kinh tế mũi nhọn. Muốn

vậy, từng bước hình thành và phát triển TĐKT có tầm vóc quốc tế, tạo thế và lực để cạnh

tranh trên toàn cầu.

Vấn đề thành lập TĐKT được đề cập vào Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng

lần thứ ba, khóa IX (tháng 9-2001) và bắt đầu từ đó phát triển cho đến ngày hôm nay với

sự ra đời của nhiều TĐKT lớn mạnh như Tập đoàn Chế Tạo Cơ Khí Nặng, Tập đoàn Tài

chính – Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VIỆT

NAMPT), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam .

Thế nhưng lịch sử phát triển còn ngắn,chưa nhiều kinh nghiệm trong phát triển, xây

dựng chiến lược nên các TĐKT Việt Nam không tránh được nhiều khó khăn, bất cập .

Chính vì thế học tập kinh nghiệm từ các nước bạn là điều cần thiết.

Trước vai trò quan trọng và thực trạng của TĐKT Việt Nam , chúng tôi muốn tìm

hiểu sâu và hệ thống hơn về mô hình TĐKT thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng , từ

đó hiểu và ứng dụng vào mô hình TĐKT Việt Nam . Đặc biệt là sự so sánh giữa mô hình

TĐKT Việt Nam và Hàn Quốc nhằm rút ra những bài học quý giá cho sự phát triển mô

hình TĐKT Việt Nam.

pdf 49 trang chauphong 20/08/2022 6640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Tập đoàn kinh tế trong trường hợp Việt Nam - Hàn Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Tập đoàn kinh tế trong trường hợp Việt Nam - Hàn Quốc

Tiểu luận Tập đoàn kinh tế trong trường hợp Việt Nam - Hàn Quốc
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
TIỂU LUẬN 
TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRONG TRƯỜNG 
HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
A.CƠ SỞ LÝ LUẬN: ................................................................................ 1 
I.  Lý do chọn đề tài: ............................................................................................................................1 
II.  Mục tiêu đề tài: .................................................................................................................................2 
III.  Đối tượng nghiên cứu: .....................................................................................................................2 
B.MÔ HÌNH TĐKT : ............................................................................... 3 
I.  Định nghĩa TĐKT : ..........................................................................................................................3 
II.  Lịch sử hình thành TĐKT và đặc điểm của nó: .............................................................................4 
III.  Cấu trúc của các TĐKT ...................................................................................................................6 
IV.  Những đặc trưng cơ bản của TĐKT :..............................................................................................8 
V.  Môi trường và các điều kiện để hình thành, phát triển TĐKT :.................................................11 
1.  Môi trường cạnh tranh kinh tế: ........................................................................................................11 
2.  Vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển TĐKT ..............................................12 
C.TRƯỜNG HỢP GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC: ............................... 13 
I.  Về đặc điểm : ..................................................................................................................................13 
1.  Các TĐKT Hàn Quốc (Cheabol):......................................................................................................13 
1.1.Quá trình phát triển kinh tế trong giai đoạn cất cánh của nền kinh tế Hàn Quốc giai đoạn 1960‐
1980. ......................................................................................................................................................14 
1.2.Chiến lược phát triển của các TĐKT Hàn Quốc giai đoạn 1960-1980. ............................................15 
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
1.3.Phương thức hình thành các Chaebol:............................................................................................17 
1.4.Lĩnh vực hoạt động thị trường kinh doanh và quy mô hoạt động......................................................18 
1.5.Cơ cấu chủ sở hữu và cách thức đầu tư vốn của Chaebol: ...............................................................19 
1.6.Cơ cấu tổ chức quản lý. ...................................................................................................................21 
2.Các TĐKT tại Việt Nam: ....................................................................................................................22 
2.1Quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001‐2006: .........................................22 
2.2Chiến lược phát triển của các TĐKT Việt Nam giai đoạn 2001-2006 : ..........................................23 
2.3Phương thức hình thành TĐKT Việt Nam 2001‐2006:...............................................................25 
2.4Lĩnh vực hoạt động: ........................................................................................................................26 
2.5Cơ cấu chủ sở hữu và cách thức đầu tư vốn của TĐKT Việt Nam:................................................28 
II.SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TĐKT : ..............................................................................................31 
1.Đối với Hàn Quốc (1961-1980):..........................................................................................................31 
1.1.Tác động vào kinh tế: ........................................................................................................................31 
1.2.Chính trị‐ luật pháp. .....................................................................................................................32 
1.3.Sự  phát triển của xã hội. ..............................................................................................................32 
2.  Đối với Việt Nam (2001­2006):.......................................................................................................33 
2.1Tác động vào nền kinh tế: .................................................................................................................33 
2.2Tác động chính trị‐ luật pháp: .....................................................................................................36 
2.3Tác động của về mặt xã hội: ..........................................................................................................36 
III.  BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM: .........................................................36 
1.  Bài học từ trường hợp Hàn Quốc: ....................................................................................................36 
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
2.  Đánh giá mô hình TĐKT tại Việt Nam:............................................................................................39 
2.1.Ưu điểm: ......................................................................................................................................... 39 
2.2.Nhược điểm:....................................................................................................................................40 
3.  Bài học cho Việt Nam:.......................................................................................................................41 
3.1.Chính sách cải tổ của Hàn Quốc:.....................................................................................................41 
3.2.Bài học cho Việt Nam: ......................................................................................................................42 
D.NGU•N TÀI LI•U THAM KH•O: ..................................................... 44 
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
Page | 1  
A. CƠ SỞ LÝ LU•N: 
I. Lý do chọn đề tài: 
Với lịch sử hình thành trên 300 năm trên thị trường hiện đại, mô hình TĐKT ( TĐKT) 
đã và đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước 
phát triển. Sự hùng mạnh về tài chính, lớn rộng về quy mô, đa dạng trong các lĩnh vực 
của các TĐKT đã thể hiện vai trò quan trọng và cần thiết của chúng trong sự phát triển 
của nền kinh tế. 
Để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, việc hội nhập vào kinh tế toàn cầu 
đòi hỏi chúng ta không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng cao, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, 
mà còn phải phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của các ngành kinh tế mũi nhọn. Muốn 
vậy, từng bước hình thành và phát triển TĐKT có tầm vóc quốc tế, tạo thế và lực để cạnh 
tranh trên toàn cầu. 
Vấn đề thành lập TĐKT được đề cập vào Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 
lần thứ ba, khóa IX (tháng 9-2001) và bắt đầu từ đó phát triển cho đến ngày hôm nay với 
sự ra đời của nhiều TĐKT lớn mạnh như Tập đoàn Chế Tạo Cơ Khí Nặng, Tập đoàn Tài 
chính – Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VIỆT 
NAMPT), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 
Thế nhưng lịch sử phát triển còn ngắn,chưa nhiều kinh nghiệm trong phát triển, xây 
dựng chiến lược nên các TĐKT Việt Nam không tránh được nhiều khó khăn, bất cập . 
Chính vì thế học tập kinh nghiệm từ các nước bạn là điều cần thiết. 
Trước vai trò quan trọng và thực trạng của TĐKT Việt Nam , chúng tôi muốn tìm 
hiểu sâu và hệ thống hơn về mô hình TĐKT thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng , từ 
đó hiểu và ứng dụng vào mô hình TĐKT Việt Nam . Đặc biệt là sự so sánh giữa mô hình 
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
Page | 2  
TĐKT Việt Nam và Hàn Quốc nhằm rút ra những bài học quý giá cho sự phát triển mô 
hình TĐKT Việt Nam. 
II. Mục tiêu đề tài: 
- Hiểu và nắm rõ những khái niệm, đặc điểm của mô hình 
TĐKT trên thế giới và Việt Nam nhằm có cái nhìn tổng quan và chính xác. 
- Đánh giá được thực tế , đặc điểm ,vai trò của các TĐKT 
đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kì chuyển mình phát triển. 
- Đánh giá vai trò của chính phủ trong sự phát triển của các 
TĐKT hiện nay. 
- So sánh được những điểm khác biệt và giống nhau của mh 
TĐKT Việt Nam và Hàn Quốc trong sự khác biệt về thể chế chính trị , lịch sử kinh tế 
giữa hai nước nhằm rút ra bài học cho Việt Nam. 
III. Đối tượng nghiên cứu: 
Đối tượng: các TĐKT của Việt Nam và Hàn Quốc. 
Phạm vi nghiên cứu: Do lịch sử phát triển và thể chế chính trị khác biệt giữa các TĐKT 
Việt Nam và Hàn Quốc nên để có cái nhìn chuẩn xác và phù hợp , chúng tôi sẽ xem xét 
TĐKT Việt Nam trong giai đoạn 2001-2006 và Hàn Quốc trong giai đoạn 1961-1980 
tương ứng với giai đoạn mà mô hình TĐKT ở cả hai quốc gia đều trong giai đoạn cất 
cánh. 
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
Page | 3  
B. MÔ HÌNH TĐKT : 
I. Định nghĩa TĐKT : 
Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “TĐKT ” nhưng chưa có một định nghĩa 
nào được xem là chuẩn mực. Cho đến nay đã có nhiều quan điểm khác nhau về TĐKT : 
Quan điểm thứ nhất: TĐKT là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều 
DN thành viên có quan hệ với nhau về sản xuất, kinh doanh (SXKD), dịch vụ và tài 
chính. Quan điểm này cho thấy được chức năng liên kết kinh tế của TĐKT . Tập đoàn 
kinh tế ra đời trên cơ sở liên kết nhiều DN, những DN này trở thành thành viên 
của tập đoàn, hoạt động vì mục tiêu chung của tập đoàn và phát triển theo chiến lược 
của tập đoàn. Theo quan điểm này, TĐKT là loại hình DN có quy mô lớn. 
Quan điểm thứ hai: Theo một số nhà nghiên cứu thì: "TĐKT là một tổ hợp các công 
ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo thành một tập đoàn gồm một công ty mẹ và một hay 
nhiều công ty con hoặc chi nhánh góp vốn cổ phần, chịu sự kiểm soát của công ty mẹ vì 
công ty mẹ chiếm 1/2 vốn cổ phần. 
Quan điểm thứ ba: Một số nhà nghiên cứu nước ta cho rằng: Tập đoàn các DN 
- thường gọi là TĐKT - là một loại hình tổ chức kinh tế chỉ hình thành và tồn tại 
trong các nền kinh tế thị trường. Đó là một loại hình tổ chức kinh tế được hình thành 
trong quá trình tự liên kết, liên hợp hoá của nhiều công ty, xí nghiệp của nhiều chủ sở 
hữu khác nhau, hoạt động kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành, thực hiện tập 
trung tư bản, đẩy mạnh phân công chuyên môn hoá và đầu tư theo chiều sâu, nhanh 
chóng đổi mới công nghệ, nhằm đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao 
năng lực cạnh tranh để giành lợi nhuận siêu ngạch từ lợi thế hoặc độc quyền. 
TẬP ĐOÀN ... u nhà nước không tiếp tục rót tiền nuôi chaebol thì nó sẽ chết thật. 
Và cũng vì cần vốn lưu động để nuôi bộ máy, các chaebol sẽ ngày càng liều lĩnh đầu 
tư vào các ngành nhiều rủi ro hơn hầu mong lợi tức cao. Sự rủi ro kinh tế sẽ càng lớn. 
Khi thấy trước viễn cảnh khó khăn về vốn, các tập đoàn sẽ đầu tư vào ngân hàng, công ty 
chứng khoán, công ty tài chính phi ngân hàng, công ty bảo hiểm... để huy động vốn trong 
xã hội. Và điều gì đến đã đến. 
Khi cuộc khủng hoảng châu Á 1997 ập đến, các ngân hàng nước ngoài đồng loạt 
không chịu cho các chaebol đảo nợ. Một nửa trong số 30 chaebol hàng đầu (trong đó có 
Kia, SSangyong, Sammi, Jinro, Hanbo...) đã phá sản hoặc phải sáp nhập với các chaebol 
khác. 
Vì chính phủ đứng ra bảo lãnh nợ cho các chaebol vay của nước ngoài, chính quyền 
tổng thống Kim Young Sam đối mặt với khoản nợ khổng lồ hàng chục tỉ USD không có 
khả năng thanh toán, dù rằng nợ nước ngoài chỉ chiếm 30% GDP và tổ công tác Quỹ 
Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Hàn Quốc nhận định nước này không thể nào trở thành nạn nhân 
của khủng hoảng tài chính. Tháng 12 -1997, Hàn Quốc phải cam kết thi hành cải tổ để 
đổi lại món vay 58 tỉ USD cứu trợ từ IMF. 
Ngoài những cải tổ mà IMF buộc Hàn Quốc phải thi hành, chính quyền tổng thống 
Kim Dae Jung lên thay năm 1997 đã họp các gia đình chaebol để thông báo chính sách và 
luật pháp sẽ ban hành để cải tổ cơ chế quản lý các chaebol này với sự cứng rắn, chẳng 
hạn “sẽ điều tra và xử lý hình sự những chaebol nào đã thiếu trách nhiệm gây ra khủng 
khoảng kinh tế”. 
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
Page | 39  
Dưới áp lực đó, các chaebol buộc phải “trao đổi” (bán) những công ty thành viên cho 
nhau để giảm bớt đầu tư ngoài ngành trái luật. 
Việc áp đặt phải có thành viên độc lập, không phải là cổ đông nhưng vẫn có quyền 
bầu bán, quyết định trong HĐQT là một cải tổ sâu sắc. Bài học kinh nghiệm lớn về giám 
sát tập đoàn là vận dụng linh hoạt khái niệm “dân chủ” trong nghị trường chính trị. Việc 
luật hoá quy định sử dụng các thành viên độc lập trong HĐQT các tập đoàn nhà nước và 
các công ty quy mô lớn sẽ giúp có thêm những con mắt giám sát và kiểm soát hữu hiệu 
các tập đoàn. 
Thực tế văn hoá kinh doanh châu Á muốn tập trung quyền lực ra quyết định kinh 
doanh, nên rất khó chấp nhận điều này. Người ta sẽ cố gắng lách luật đưa vào những 
người dễ bảo, dễ nghe hoặc có khuynh hướng tương đồng với chủ tịch công ty. 
Với các chaebol, dù muốn hay không, xu hướng tất yếu là như vậy. Họ có thể chống 
lại trong vài chục năm hoặc lâu hơn nhưng chỉ cần một cuộc khủng hoảng là họ phải tự 
biến đổi. Nếu họ không tự làm được thì áp lực cơ chế thị trường hoặc là cơ quan IMF sẽ 
làm giúp. 
2. Đánh giá mô hình TĐKT tại Việt Nam: 
Sau khi nhìn vào các TĐKT Hàn Quốc và trước khi rút ra bài học cho các TĐKT Việt 
Nam thì nhận thấy rõ những điểm mạnh và những điểm yếu của chính các TĐKT trong 
nước sẽ giúp Việt Nam vận dụng các bài học ấy một cách hiệu quả hơn: 
2.1. .............................................................................................................Ư
u điểm: 
- TĐKT giữ vững vai trò trụ cột trong nền kinh tế, công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước 
- Quy mô và khả năng tích tụ vốn của các TĐKT ngày càng tăng 
- Là đầu tàu đi trước, mở đầu, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc tất 
cả các thành phần kinh tế phát triển 
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
Page | 40  
- Thực hiện sự gắn kết giữa nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học – công nghệ, đào 
tạo và sản xuất, kinh doanh. 
- Là lực lượng quan trọng của Nhà nước trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ 
Tổ quốc và khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương 
thực, bảo vệ môi trường. 
- Nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở huy động, tập 
trung các nguồn lực, tăng nhanh năng lực sản xuất, đầu tư trong các ngành đòi hỏi công 
nghệ cao và nhu cầu vốn lớn, lĩnh vực then chốt 
- Cùng với việc tập trung mở rộng phát triển ở trong nước, các TĐKT đã vươn ra đầu tư 
mạnh ở nước ngoài, thương hiệu ngày càng được khẳng định, góp phần tạo dựng được 
hình ảnh và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới 
2.2. .............................................................................................................N
hược điểm: 
- Một số TĐKT và TCT nhà nước sử dụng nhiều nguồn lực nhưng kinh doanh chưa hiệu 
quả 
- Chế, chính sách pháp luật về TĐKT chưa hoàn thiện 
- Được bảo hộ, độc quyền nên một số tập đoàn đã đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, 
"lấn sân" sang các lĩnh vực kinh doanh khác 
- Được thành lập, liên kết bằng quyết định hành chính, một số tập đoàn là biến thể của 
mô hình tổng công ty cũ, nên chưa thực hiện được mục tiêu đề ra là trở thành TĐKT 
mạnh. 
- Quy mô và nguồn vốn quá nhỏ so với các TĐKT trong khu vực và trên thế giới; tổ 
chức và hoạt động chưa có đổi mới nhiều so với tổng công ty nhà nước trước đây, chưa 
tạo được sự đột phá mạnh mẽ cho mô hình TĐKT . 
- Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của các TĐKT chưa được 
hoàn thiện, chưa tách bạch rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng của 
chủ sở hữu nhà nước đối với các TĐKT ; cơ chế quản lý tập đoàn còn nhiều bất cập. 
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
Page | 41  
- Kết quả sản xuất, kinh doanh của một số tập đoàn chưa tương xứng với đầu tư của Nhà 
nước, hiệu quả hoạt động chưa cao, năng suất lao động còn thấp, sức cạnh tranh chưa đáp 
ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. 
- Việc thực hiện huy động vốn, nguồn lực của các thành phần kinh tế khác vào sản xuất, 
kinh doanh thông qua cổ phần hóa, tiếp nhận doanh nghiệp thành viên, cùng các thành 
phần kinh tế khác thành lập các công ty cổ phần mới tạo ra cơ cấu đa sở hữu ở một số tập 
đoàn triển khai còn chậm; dẫn tới hạn chế về thu hút thêm vốn, kinh nghiệm quản lý, điều 
hành và sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của TĐKT . 
- Một số tập đoàn có tỷ lệ nợ trên vốn còn quá cao, dẫn đến độ rủi ro lớn, khả năng 
thanh toán nợ thấp. Việc xử lý các tồn tại về tài chính còn chậm do nhiều nguyên nhân 
nhưng chưa được khắc phục. 
- Một số tập đoàn chưa phát huy được vai trò chi phối trong lĩnh vực hoạt động. Các mô 
hình tổ chức quản lý mới triển khai còn chậm; ở một số tập đoàn vẫn duy trì biện pháp 
quản lý hành chính đối với các công ty con. 
- Công tác dự báo, giám sát, đánh giá đối với hoạt động của các TĐKT chưa đáp ứng 
được yêu cầu phát triển của mô hình này. 
- Phương thức lãnh đạo của Đảng, hoạt động của tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên 
trong các tập đoàn cần phải được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. 
3. Bài học cho Việt Nam: 
3.1. Chính sách cải tổ của Hàn Quốc: 
- Minh bạch hoá quản lý bằng cách công bố các báo cáo tài chính, thông tin tài chính và 
thông tin kinh doanh, điều hành chaebol. 
- Không cho phép công ty mẹ bảo lãnh nợ cho công ty con thuộc tập đoàn. 
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
Page | 42  
- Xác lập và khống chế các tỉ lệ tài chính nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho tập đoàn. 
Trong đó tỉ lệ nợ vay trên vốn sở hữu không quá 200%. 
- Tập trung vào ngành nghề chuyên môn nhằm gia tăng tính cạnh tranh ở mức độ toàn 
cầu. 
- Quy trách nhiệm cá nhân các lãnh đạo gia đình chaebol trong việc điều hành và lãnh 
đạo tập đoàn. Huỷ bỏ hội đồng các tổng giám đốc, các công ty mẹ cũng như cơ quan điều 
hành các hoạt động ngoài ngành. Gia tăng quyền hạn cho cổ đông thiểu số. Đánh thuế lên 
giá trị quà tặng nhằm công khai và tránh hối lộ. 
- Cấm các chaebol sở hữu các công ty tài chính phi ngân hàng. 
- Khống chế đầu tư lòng vòng vào các công ty thành viên và cấm một số giao dịch giữa 
các công ty thành viên với nhau. 
- Nghiêm cấm lễ lộc, quà cáp, hình thức tác động không hợp lệ đối với những người 
thừa kế chaebol. 
3.2. Bài học cho Việt Nam: 
- Việt Nam không thể áp dụng mô hình chaebolầmn Quốc bởi vì các DNNN lớn của 
Việt Nam cũng chỉ là một trong những động lực cho kinh tế. Việt Nam không nên trao cơ 
chế độc quyền hay những ưu đãi đặc biệt của Chính phủ cho các DNNN. 
- Chính phủ nên cho họ cơ hội phát triển và cạnh tranh như các DN dân doanh hoặc DN 
FDI khác, để họ thành công. Một số DNNN đã phát triển theo hướng xuất khẩu tương đối 
hiệu quả, có thể tồn tại trên thị trường quốc tế. Số khác có thể tái cơ cấu để mạnh hơn 
trên thị trường. 
- Không phủ nhận vai trò DN quốc gia, nhưng Việt Nam đã quá ưu tiên các DNNN mà 
quên đi việc hỗ trợ cho các DN dân doanh. Trong WTO, tất cả các DN, dù nhà nước hay 
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
Page | 43  
dân doanh, FDI đều không được nhận trợ cấp Chính phủ, phải cạnh tranh trên một sân 
chơi chung, không phân biệt sở hữu. 
- Thay vì chuyển tất cả các nguồn lực cho DNNN, hãy ðể họ cạnh tranh trong một môi 
trường mới, không để các DN này ngoái lại đằng sau, xin sự giúp đỡ của Nhà nước 
thường xuyên như hiện nay. 
- Loại hình DN nào sẽ là đầu tầu phụ thuộc vào chiến lược phát triển, năng lực của DN, 
đặc biệt là người lãnh đạo DN. 
- Điều duy nhất cần quan ngại về các DNNN là một số DN hoạt động trong những lĩnh 
vực có tác động xã hội lớn một khi DN sụp đổ hoặc phá sản. Chính phủ cần phải lưu tâm 
đến vấn đề đó: những người lao động mất việc làm, những gia đình không còn chỗ dựa 
tài chính. 
- Ở góc độ này, việc xem xét mở rộng hay đóng cửa DNNN cần tính đến hiệu ứng xã 
hội, đóng cửa từng bước để giảm tác hại. Những DN "sống mòn" này cũng không nên 
duy trì quá 10 năm và cũng không nên để sụp đổ quá nhanh. 
- Nhà nước cần đối xử công bằng như DN dân doanh, khi DNNN thất bại, sẵn sàng chấp 
nhận thất bại đó. Tất nhiên, cũng cần tính tới nhân tố lao động. 
- Việt Nam chỉ mới trở thành một quốc gia bình thường chưa lâu. Trước đó, Việt Nam là 
một nền kinh tế tương đối cô lập, chỉ cần quan tâm tới một số ít vấn đề. Hiện nay, Việt 
Nam phải quan tâm tới nhiều vấn đề hơn, phức tạp: lạm phát, điều hành vĩ mô, bong 
bóng bất động sản... Xây dựng chính sách ở Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp và khó 
khăn hơn. 
- Các nhà hoạch định chính sách cần học hỏi nhiều hơn, hành động nhanh, không đợi vài 
năm nữa mới hành động. Lúc đó sẽ là quá muộn để giải quyết các vấn đề xã hôi, thiếu 
năng lượng... Tất cả những cái này đều có thể là rào cản cho sự phát triển cao hơn của 
Việt Nam. 
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
Page | 44  
D. NGU•N TÀI LI•U THAM KH•O: 
- Luận án tiến sĩ của NCS Lê Hồng Tình 
- Tổng cục thống kê – www.gso.gov.vn 
- Báo Tuần Việt Nam – www.tuanVietNam.net 
- Thời báo kinh tế Sài Gòn – www.saigontimes.vn 
- Diễn đàn doanh nghiệp – www.diendandoanhnghiep.com.vn 
- Viện nghiên cứu kinh tế Trung Ương – www.ciem.org.vn 
- Viện nghiên cứu Đông Bắc Á - www.inas.gov.vn 
- Tạp chí bưu chính viễn thông -www.tapchibcvt.gov.vn 
- Báo điện tử kinh tế hợp tác -baokinhteht.com.vn 
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM- HÀN QUỐC 
Page | 45  

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_tap_doan_kinh_te_trong_truong_hop_viet_nam_han_quo.pdf